Mới đây, có bạn đọc phát hiện cuốn sách bìa cứng khổ 19 x 27 rất đẹp có
tên Di sản văn hóa Lạng Sơn Tập I Văn hóa vật thể do Nhà xuất bản Văn
hóa Thông tin và Công ty văn hóa trí tuệ Việt ấn hành năm 2006 có sự lạ
là nội dung Kiến trúc nhà cửa và làng bản truyền thống ở Lạng Sơn từ
trang 196 đến trang 200 trong phần Tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ
thuật truyền thống (Không sắp xếp thành chương mục gì cả) bê nội dung
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Đặng Ân hiện đang được lưu giữ tại Thư viện
của Viện nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam có cắt
đi một số đoạn rồi xào xáo lại, 3 tấm ảnh cùng chú thích trong luận văn
cũng thấy xuất hiện trong sách.
Mặc dù lấy tiêu đề là Kiến trúc nhà
cửa và làng bản truyền thống ở Lạng Sơn nhưng chỉ có phần kiến trúc nhà
đất trình tường và nói rõ ;là ở bản Khuyên Hin trong khi Lạng Sơn còn
kiến trúc nhà sàn nổi tiếng. Tên của luận văn của Nguyễn Đặng Ân là
"Truyền thống xây dựng nhà cửa và làng bản ở bản Khuyên Hin" (Xã Xuất
Lễ, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Luận văn thuộc chuyên ngành văn hóa
dân gian mã số 8.02.02 bảo vệ ngày 07/3/2001. Ngay trang 3 luận văn (Bìa
cứng, đánh máy vi tính một mặt khổ A4) có lời cam đoan trịnh trọng của
tác giả rằng
"công trình nghiên cứu là của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu của công trình này chưa được công bố ở bất kỳ nơi nào khác".Còn "công trình" Di sản văn hóa Lạng Sơn thì được xuất bản năm 2006, sau nửa thập kỷ.
Trong
sách không ghi trích dẫn hay tham khảo từ nguồn nào và tác giả sách
cũng không ai có tên là Nguyễn Đặng Ân. Người ta cũng nói rằng không có
sự hiệp thông nào giữa ông Nguyễn Đặng Ân với những người làm sách.
Sao lại có sự giống nhau kỳ lạ như vậy nhỉ?
Xem thêm:
Xài chùaBìa luận văn
Mục lục luận văn
Ảnh trong phần phụ lục của luận văn (Đều xuất hiện ở đại công trình Di sản văn hóa Lạng Sơn)
Và đây là nội dung đại công trình có sự giống nhau kỳ lạ
Bổ sung: bài trên blog Giao
Đăng ngày: 17:04 09-07-2011
Lời dẫn: Bác Ân là bạn blog của tôi (bác này cũng mới gia nhập làng blog). Bài dưới đây mới xuất hiện trên
blog bác ấy, tôi copy về và có biên tập thuần túy kĩ thuật đôi chút.
Trên giá sách của tôi, cũng đã có cuốn Di sản văn hóa Lạng Sơn, tập 1.
Nếu bác Ân có qua, thì mời bác đọc chơi lại entry mà tôi đã đi từ mấy năm trước rồi, nó đây:
Và nếu có thời gian một chút, mời bác đọc cả cái thư mục "Đạo đức nghề nghiệp" trên blog tôi.
Từ đây trở xuống là entry của bác Ân.
---
Sự giống nhau kỳ lạ
Đăng ngày: 15:16 23-06-2011
Mới đây, có bạn đọc phát hiện cuốn sách bìa cứng khổ 19 x 27 rất đẹp có tên Di sản văn hóa Lạng Sơn
,Tập I, Văn hóa vật thể, do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin và Công ty
văn hóa trí tuệ Việt ấn hành năm 2006 có sự lạ là nội dung Kiến trúc nhà cửa và làng bản truyền thống ở Lạng Sơn từ trang 196 đến trang 200 trong phần Tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật truyền thống (Không sắp xếp thành chương mục gì cả) bê nội dung Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Đặng Ân hiện đang được lưu giữ tại Thư viện của Viện nghiên cứu Văn hóa
thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam có cắt đi một số đoạn rồi xào xáo
lại, 3 tấm ảnh cùng chú thích trong luận văn cũng thấy xuất hiện trong
sách.
Mặc dù lấy tiêu đề là Kiến trúc nhà cửa và làng bản truyền thống ở Lạng Sơn
nhưng chỉ có phần kiến trúc nhà đất trình tường và nói rõ là ở bản
Khuyên Hin, trong khi Lạng Sơn còn kiến trúc nhà sàn nổi tiếng.
Tên của luận văn của Nguyễn Đặng Ân là "Truyền thống xây dựng nhà cửa và làng bản ở bản Khuyên Hin" (Xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Luận văn thuộc chuyên ngành văn hóa dân gian mã số 8.02.02 bảo vệ ngày 07/3/2001.
Ngay trang 3 luận văn (Bìa cứng, đánh máy vi tính một mặt khổ A4) có lời cam đoan trịnh trọng của tác giả rằng
"công trình nghiên cứu là của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu của công trình này chưa được công bố ở bất kỳ nơi nào khác".
Còn "công trình"
Di sản văn hóa Lạng Sơn thì được xuất bản năm 2006, sau nửa thập kỷ.
Trong sách không ghi trích dẫn hay tham khảo từ nguồn nào và tác giả sách cũng không ai có tên là Nguyễn Đặng Ân. Người ta cũng nói rằng không có sự hiệp thông nào giữa ông Nguyễn Đặng Ân với những người làm sách.
Sao lại có sự giống nhau kỳ lạ như vậy nhỉ ?
Xem thêm:
Xài chùaBìa luận văn
Mục lục luận văn
Ảnh trong phần phụ lục của luận văn
(Đều xuất hiện ở đại công trình Di sản văn hóa Lạng Sơn)
Và đây là nội dung đại công trình có sự giống nhau kỳ lạ