Người theo dõi

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Thời sinh viên, chuyện bây giờ mới kể (Phần II) Student, now a new story told (Part II)

Cái sự học ngày ấy cơ hồ là khổ nhưng mà đứa nào cũng chịu khó, trừ vài thằng mất nết; phòng ở đông đúc ồn ào như cái chợ vỡ sao mà học được. Đứa nào muốn học thì lên giảng đường mà lên giảng đường thì xa cỡ nửa cây số, đường qua bờ ao, bờ ruộng với những lò vôi, lò gạch... tối om. Thế là sau bữa cơm gạo mốc buổi chiều là từng nhóm nam nữ rủ nhau lên giảng đường cho đỡ sợ ma và sợ bọn trai làng hư hỏng trêu ghẹo.
Giảng đường là những dãy nhà cấp 4 san sát, mỗi dãy có hai nhà một nhà 4 lớp tức 12 gian và một nhà 2 lớp 6 gian tất cả có 6 dãy nhà như thế thì phải, lớp không có khóa cửa, không quạt trần, không bóng điện, chỉ có các dây điện chờ ở 2 đầu lớp, bọn sinh viên phải mang bóng điện, đui và dây có sẵn từ nhà lên đó ngoắc vào 2 đầu dây thế là điện sáng để học, lúc nào học xong thì giật lấy bóng mang về. Những lúc sắp thi giảng đường sáng rực, mùa nóng các đứa mang theo quạt con cóc lên để quạt cho đỡ nóng (Lúc ấy có quạt con cóc cũng là xa xỉ lắm lắm). Kỳ thi kết thúc giảng đường lưa thưa ánh sáng chỉ còn những con ong chăm chỉ và những đôi yêu nhau vừa học, vừa tâm sự lo cho đầu ra mờ mịt vì khi ấy giáo dục phổ thông "chạm đáy" về số lượng học sinh tuy rằng chất lượng vẫn không thể nói là tồi, tính tự giác của sinh viên còn cao và chưa có các mối "quan hệ" len lỏi vào bảng điểm hàng năm.
Còn nhớ thằng Hoàng tréc bé người, ít tuổi nhất lớp nhưng cũng lười học, hôm ấy giờ cô Lê Thị Lâm coi thi, nó cứ ngọ nguậy mà không làm ăn được gì vì không rõ vô tình hay cố ý trù ẻo gì nó không mà cô đứng gần nó quá, gần hết giờ cu cậu bèn viết vào giấy thi cố ý cho cô nhìn thấy "Thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi, đứa nào rình tớ đứa ăn bòi" thế là cô nổi cơn lôi đình lập biên bản và kiểm điểm lên xuống. Hồi ấy cô Lâm nổi tiếng là nghiêm khắc. Trong chuyện này không biết vì cô ghét thằng Hoàng hay vì cô chưa chồng nên khó tính. Sau này khi bọn mình ra trường thì cô cũng chuyển về tỉnh Hoàng Liên Sơn (Sau tách ra thành Yên Bái và Lào Cai) và nay thì hình như dạy Cao đẳng sư phạm chắc cũng sắp nghỉ hưu. Còn thằng trò mất nết đó giờ làm ở Viện Kiểm sát nhân dấn tối cao (cơ quan cầm cân nảy mực pháp luật mơid trớ trêu chứ) và không "tréc" chút nào: Gần 8 chục ký lô hơi! Giờ, nó đang đi thường trú ở Đà Nẵng, mấy năm chưa được ra.
Trường Đại học sư phạm Việt Bắc lúc đó rộng mênh mông, chẳng có tường rào gì cả vả lại cũng chưa xa chiến tranh là mấy nên bọn sinh viên thường bị khoa quân sự của thầy Cao Sỹ Nhân, bọn học sinh thường gọi là thầy Cao Sỹ Quân Nhân bắt đi gác đêm theo ca có cả súng CKC kèm theo đạn đàng hoàng. Hôm ấy đến ca gác Hùng "ngạnh", hắn đã uống rượu đâu đó nên mặt hơi đỏ lại kiếm được qủa đạn thối nên về lên đạn dọạ tay 8 tròn vì tính tay này rất nhát. Bọn mình biết nên cứ bịt miệng trùm chăn cười thầm, còn 8 ta thì cứ van xin lạy lục "Hùng ngạnh" chớ có làm liều, có lẽ khi ấy quần 8 ướt rồi cũng nên. Một lần cô Lâm đã kể ở trên hỏi vấn đáp Tám lúc thi học kỳ:  Vĩnh Thụy có phải Bảo Đại không, 8 thưa cô phải ạ, cô lại bảo đúng thế chứ: Tám vẫn bảo phải, cô lại hỏi lần nữa có chắc chắn không; 8 bí quá bảo thưa cô không phải ạ, he he. Mặt hổ nhưng gan thỏ chắc khó làm cách mạng được.
Năm thứ 2 (1989-1990) đi thăm quan Nhà sàn Bác Hồ. Y đứng thứ 4 hàng thứ hai từ phải sang (Áo trong quần màu trắng)

 

Lúc học năm thứ hai có một thằng bạn quê ở vùng chiến khu cách mạng ATK Định Hóa, tốt tính và cực kỳ chăm học. Năm đó có môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam thi hết môn bằng hình thức vấn đáp. Cậu ta học ngày, học đêm, mọi nơi, mọi lúc. Học trên giảng đường chưa đủ, hắn học ở ký túc xá, 3 giờ sáng hắn vẫn thắp điện để học mặc cho bạn bè nhắc nhở, khó chịu. Học nằm, học ngồi thì buồn ngủ, hắn ta có sáng kiến là đứng dưới bóng điện để học. Lợi dụng lúc gã ra ngoài rửa mặt cho tỉnh ngủ hay ...giải quyết nỗi buồn chi đó, một thằng trong phòng (Không phải Y) lấy cây chổi phang một nhát vào cái bóng đèn làm nó tắt ngủm buộc thằng kia phải làu bàu rồi đi ngủ để sáng hôm sau đi thi sớm. Nó (Thằng kia) tự tin lên bốc đề đầu tiên vì vần A mà. Trúng câu thứ 36, trớ trêu thay đó là câu suy luận mà 35 câu còn lại nó thuộc làu. Mà xin nói thêm là quy định lúc đó nếu bốc lại câu khác bị trừ đi 2 điểm. Nó quyết định không bốc lại và lên ba hoa chích chòe một hồi rồi về chỗ với điểm 2 vì thầy giáo cho rằng nó xuyên tạc lịch sử. Hẹn sau hè xuống thi lại cùng mấy đứa lớp khác! Còn cái bọn học hành láng tráng, ngủ sớm (Trong đó có Y) thì ơn giời, đều đạt 5 điểm trở lên không phải thi lại. Ấy mà bây hắn làm quan tô vật vã, trong tay mấy chục sinh mạng xinh như mộng, tươi như hoa ...đúng ý hắn! ke ke.
Không cắm quán không phải là sinh viên, câu này có lẽ đúng với thời của mình vì đói khổ quá mà cắm cũng chỉ đổ vào cái lỗ mồm thôi chứ không ăn chơi đàng điếm gì. cắm quán nước, quán chè và hai năm sau khi cơ chế thị trường bung ra, nhà bếp bao cấp dần tan rã thì chúng cắm quán cơm bà Dư, cô Sen...
Thoảng hoặc cũng bắt đầu có tình yêu ri-đô, tình yêu bếp dầu, vậy mà cái lớp 23k2 vẫn không bén duyên đôi nào, thế mới kỳ, và tình yêu của gái trai khoa Sử với các khoa khác cũng chỉ đếm đầu ngón tay 1 bên không hết trong hi tối nào bọn phòng nam cũng rủ nhau đi chim gái các khoa trường khác. Cuối cùng chỉ có đôi Trường kều với em Thúy học sau hai khóa là thành nhưng phòng em Thúy lại bên kia cánh đồng nơi trai khoa Sử vẫn sang đi "khách sạn Hilton", mỗi lần Trường ta đi tán gái cả khoa đều nhìn thấy vì nó vẫn đi qua con đường hàng ngày ai cũng phải đi.
Thời ấy vòi nước công cộng ở khu tập thể giáo viên bọn tôi dùng chung không bao giờ khóa nước chảy suốt ngày ra ruộng mà vòi thì rõ to rất lãng phí. Đã thấy đôi lần có lắp vòi khóa lại nhưng chỉ dăm hôm lại hỏng hoặc bị mất trộm nên từ đó nước chảy quanh năm. Bọn sinh viên nam mùa đông cũng như mùa hè thường ra đó tắm và chui vào bụi chuối thay xiêm y; hồi ấy gội đầu bằng xà phòng 72% của Liên Xô đã là sang trọng. Quần áo thì cứ hứng dưới vòi giặt chứ không có chậu gì cả, có khi cũng chẳng cần (hay có). Lúc ấy còn nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn nên bụi kinh khủng, quần áo phơi buổi chiều đã thấy một lớp bụi mỏng màu đen bám vào. Mốt lúc đó là quần pho, áo bay Liên Xô và dép tông Lào hay còn gọi tông lỳ vì nó bền kinh khủng. Ấy vậy mà có lần năm thứ hai lúc ngủ dậy thì đôi tông của Y cũng bay hơi đâu mất, thì ra bọn trộm vặt lấy gậy khều qua khe cửa lấy đi từ lúc nào...
(Còn nữa)

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Hóng chuyện Quốc hội

Sáng nay 21/5/2012 nhân có chuyến về thủ đô Hà Nội công chuyện, Y lợi dụng các mối quen biết sẵn có tìm cách chen chân vào chỗ các đại biểu Quốc hội chuẩn bị kỳ họp thứ ba, Quốc hội hóa XIII.
Như thường lệ, ngay từ đầu giờ sáng trước giờ khai mạc kỳ họp tại Hội trường Bộ Quốc phòng số 7 Nguyễn Tri Phương, Hà Nội, các vị đại biểu Quốc hội đã xếp hàng vào Lăng viếng Bác

Nữ CSGT xinh đẹp hướng dẫn xe đưa đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Bác



Các vị ĐBQH chờ đến giờ vào Lăng tranh thủ hàn huyên sau nửa năm gặp lạị, bọn đổng lý văn phòng cũng râm ran không kém



Các bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ra rồi...



Các ĐBQH nghiêm trang, im lặng vào viếng Người


Công trình Nhà Quốc hội khởi động từ khóa XI với mục tiêu bế mạc khóa XII tại nhà mới sau vài lần lỡ hẹn lại dự kiến khánh thành cuối năm 2013 liệu có giữ lời???


Xe chở các ĐBQH đi họp trước cửa hội trường Bộ Quốc phòng



Quốc hội đang họp (Nhìn từ vị trí chầu rìa...he he)


Vạ vật "chợ người" ...!


Bọn đổng lý Văn phòng họp đầu kỳ tại phòng họp báo của QH



Hóng chuyện Thủ tướng...(Y không đeo kính, đứng sau)

Xem khai mạc Quốc hội xong rồi, Y dông thẳng về Đa Tốn, Gia Lâm, quê ngoại thăm ông cậu của Y

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Những người hùng lớp Sử 23K2 (tạm gọi thế!)

Cả lớp 23k2 có 29 đứa, đã có 2 đứa đi theo các cụ Mác Lên Nin, 27 đứa còn lại thì 7 đứa bỏ nghề, đứa thì sang truyền hình, tuyên giáo, đứa thì viện kiểm sát tối cao, rồi thì đổng lý văn phòng Nhưng cũng có kiêm công việc nhà giáo ấy là giảng viên kiêm chức ở một trường chuyên nghiệp, chủ tịch xã.... 5 đứa làm na ná nghề giáo là dạy trường chính trị, chuyên viên Bộ GD và ĐT
...  chỉ có 2 đứa theo nghề là lên Hiệu trưởng, Hiệu phó, còn lại đứng lớp đúng nghĩa tạm kể ra đây thông báo cùng các bạn trong lớp biết
và nay thì tay Quách cũng từ giã sân cỏ cách đây mấy hôm để làm nghề cờ đèn, kèn hoa nhưng vẫn hơi hướng nghề cũ.







Chức vụ : Phó hiệu trưởng
Phòng ban : BGH
Điện thoại : 02803844571
Di động :
Fax :
Email :


 

 


Chức vụ : Hiệu trưởng
Phòng ban :
Điện thoại :
Di động :
Fax :
Email :

Hóng chuyện

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Không ngon cũng khen một câu

Tôi có ông bác đáng kính cũng làm đến chức quan to to trong triều, bà vợ giáo viên trường làng thì đã nghỉ việc nay ở nhà trông nom hậu trường cho đức ông chồng toàn tâm, toàn ý gánh vác giang san. Một hôm cao hứng ông bảo bà vợ mở tiệc chiêu đãi bề tôi và một số đồng nghiệp do bà nhà "đạo điễn kiêm sản xuất" các món nhậu. Bữa tiệc rôm rả vô cùng, chủ khách hoan hỷ, bà chủ nghe chừng hài lòng lắm lắm. Lúc tiễn khách ra cổng ông chủ tủm tỉm hỏi mấy ông khách rồi tự trả lời ngay:
- Bữa nay ngon chứ các anh? Không ngon cũng khen một câu lần sau đến bà ấy còn nấu cho mà ăn!
Thế mới biết "công tác thi đua khen thưởng" đối với các chị em quan trọng biết chừng nào!

Có ai biết những nhân vật nào trong ảnh này không?

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Chú cháu ông Đặng Vũ Khúc và Đặng Hùng Võ đến Làng Chiềng

Đến hẹn lại lên, cứ 24/4 âm hàng năm (Năm nay nhằm ngày 14/5/2012) anh em họ hàng lại quây quần nhớ ngày mất ông giáo Vỵ làng Chiềng. Năm nay cũng vậy từ sớm mọi người từ tứ phương đã về quây quần ra thắp hương thăm mộ ông cụ thân sinh ra Y ở làng Chiềng. Thấm thoắt từ ngày ông cụ đi đã 25 năm chẵn, 1/4 thế kỷ. Nhanh thật, chẳng thế mà từ lúc rời khỏi ghế nhà trường nay Y đã ngoại tứ tuần. Gần 20 năm tha phương cầu thực, nghĩ mà thấy cùng cực, âu cũng là vì mưu sinh bát cơm manh áo. Về lại làng Chiềng vẫn thấy như bao đời nay nó vẫn thế, rồi chẳng được mấy ngày lại lê bước ra đi. Chợt văng vẳng bên tai lời con trai lão Hạc: "Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm..." (Lời con trai Lão Hạc). Nhưng Y đã đi 20 năm mà cũng vẫn chưa có bạc trăm để về làng sinh sống, hu hu!

Cây đại thụ ngành địa chất GS.TSKH Đặng Vũ Khúc và tác giả Luật đất đai 2003 GS.TSKH Đặng Hùng Võ cùng họ hàng con cháu tưởng nhớ đến người đã khuất



 
 
Đại gia đình chụp ảnh lưu niệm (Y đứng thứ tư từ phải sang) 







Làng Chiềng bao đời nay vẫn thế!




Cu Tơn với ông Khúc



Đường vào nhà Y cũng khang trang như phết!




Nhìn cái này lại nhớ bài thơ của Trần Đăng Khoa:

"Mồm thở ra gió
Là cái QUẠT HÒM
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
..."




Lên xe ra về

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Tránh nóng (avoid hot)

Mấy ngày nóng như đổ lửa, Y rủ bạn bè đi lên đỉnh Mẫu Sơn cao ngàn rưởi mét để tránh nóng. Quả là lên đó tuyệt thậy, mát mẻ, gió hây hây, khác hẳn cái nóng hầm hập dưới thành phố mà lại được xơi các đặc sản Mẫu Sơn khó có thể làm giả đó là gà 6 ngón, ếch núi, trứng rán lá ngải và uống rượu Mẫu Sơn nổi tiếng trên tại đỉnh Mẫu Sơn; tắm thuốc lá cây rừng của người Dao với các em Kinh kỳ, hỳ hỳ!. Gà 6 ngón rất ngon, còn loại gà khác 10 ngón lượn quanh thì toàn loại hết date giống như hàng thải loại của của các nông trại Trung Quốc qua đường cánh gà, lối mở...sang bên ta xuống Hà Nội thành gà già đặc sản. Nhưng tắm thuốc chỉ thú vào mùa đông chứ mùa hè lên thì chỉ để hưởng không khí mát mẻ thôi. Thú vị làm sao!
Mẫu Sơn là điểm du lịch trên núi cao khoảng 1500m so với mặt biển thuộc tỉnh LS, nơi người Pháp đã tìm ra và lấy đó làm nơi nghỉ mát vì nhiệt độ thấp, mát mẻ hàng năm thường có băng, tuyết. Các dấu tích hoang phế của người Pháp vẫn còn. Gần đó có một ngôi đền cổ bằng đá đã phế tích với nhiều bí ẩn chưa có lời giải. Đền còn được gọi là linh địa cổ hay khu di tích cự thạch (đá lớn) vì còn nhiều dấu tích của Đền bằng đá.
Thử lên một lần xem sao hỡi các bạn!
Đặc sản gà 6 ngón ở Mẫu Sơn (Nhìn kỹ cái chân gà nhé - 6 ngón đấy)



Hấp dẫn và bí ẩn ở cái dấu ba chấm (...)


Tắm thuốc người Dao, bồn và phòng cáu ký, rất bẩn. Nhìn đã không muốn tắm. Nhớ có lần ông bạn già người Phố Hiến gọi điện lên rất dõng dạc: Ê, tên kia! trẫm mới làm nhà xong, lên Mẫu Sơn tìm đặt đóng cho trẫm một cái bồn gỗ tròn rồi chở về đây cho trẫm nhá. Y phải tìm đường thoái lui bằng cách Dạ! muôn tâu Hoàng Thượng, xứ Mẫu Sơn thâm sơn cùng cốc bọn dân Mán ở đây chỉ quen đóng cái bồn vuông và dài, không có bồn tròn đâu ạ!

Y đứng nghêng ngang giữa đất trời, sau lưng Y là thị trấn Ninh Minh (Ái Điểm) của Trung Quốc

Không phải cháu!

Có một chuyện dân gian ở làng tôi thế này, một đám đông trẻ con đang chơi cạnh sân nhà một lão nông dân, bỗng chủ nhà từ đâu đến đến hỏi đứa nào làm vỡ cái vại ở sân nhà ông ta thì tất cả lũ trẻ con đều đồng thanh trả lời:
- Không phải cháu!
Rõ ràng là khi chúng chưa chơi ở cạnh sân nhà ông ta thì vại chưa vỡ, cớ sao vại lại vỡ, vết tích còn mới hẳn hoi.
Đem chuyện này hỏi ông giáo già ở làng, ông ấy bảo đó là bệnh cố hữu của dân quê chúng mình. Cứ chối bay cái đã, không được thì đổ cho đứa khác, nếu không thể đổ thừa hay chối được thì mới nhận lỗi về mình. Rồi ông bảo căn nguyên của nó là từ người lớn, từ nền giáo dục, từ thói quen cố hữu. Trẻ con khi lẫm chẫm biết đi khi nếu chúng bị vấp, ngã thì câu đầu tiên người lớn nói với nó rằng: "A! con chuột, con chuột làm ngã em phải không, này thì con chuột này, chừa này, không được làm ngã em này..." kèm theo động tác nhẹ thì đánh vào không khí, quyết liệt hơn thì lấy que đánh vào cái cột hay dậm chân xuống đất bồ bồ. Mỗ đây cam đoan rằng đứa trẻ nào cũng nín và có khi cười khanh khách và ăn sâu trong tiềm thức rằng một con chuột nào đó đã làm ngã nó. Cái đó nó ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy và nhân cách chúng sau này lớn lên. Thói quen chối bỏ trách nhiệm, phải chăng cũng bắt nguồn từ đó? Các bạn thấy thế nào? Xin hãy comment!

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Nhọc nhằn con chữ trên non (Hardship letters on the mountain)

Mấy ngày sau nghỉ lễ Y có dịp lên trường vùng cao của tỉnh miền núi vùng Đông Bắc, đó là Trường Tiểu học, THCS xã Tân Yên ở thôn Pác Mười, xã Tân Yên, huyện TĐ. Trường đóng trên xã vùng 3 của huyện (xã đặc biệt khó khăn), dân số thưa thớt đa số là đồng bào dân tộc Dao. Từ thị trấn Thất Khê đi theo Quốc lộ 3B nối liền với tỉnh Bắc Kạn khoảng gần 40 km đường khó đi do chưa có mặt đường nhựa hoặc cấp phối và một số đoạn mới mở rộng nhưng bị đình, giãn, hoãn do suy giảm kinh tế. Nắng bụi mù mịt, mưa thì trơn lầy, ấy là nắng thì còn đi được chứ mưa thì chắc không thể vào được bằng ô tô. Tân Yên chỉ cách Cường Lợi, Na Rì, Bắc Kạn chừng hơn 10km, cách tỉnh lỵ 120 km và cách thủ đô chỉ chừng non 300km.
Trường học nằm trên đồi cao cùng với trụ sở UBND xã chật hẹp, cũ kỹ. Có một dãy nhà lớp học và một ngôi nhà nhỏ do Bưu điện tỉnh tặng hình như làm phòng thí nghiệm là kiên cố còn lại là nhà tranh tre nứa là và các dãy ký túc xá minimum có thể đổ bất cứ lúc nào khi mưa bão. Trong đó là các em học sinh tiểu học bán trú dân nuôi, ngây thơ và vô cùng đáng yêu. Hỏi ông Chủ tịch xã thì được tin vui là Tỉnh đoàn hỗ trợ 120 triệu xây nhà bán trú cho các cháu, gạch cát đã đổ vài xe ở sân trường làm ví dụ để các cháu vui nhưng chắc là thấy "khó gặm" nên cái thằng cai thầu khoán chạy mẹ nó đâu mất không thấy tiếp tục khởi công, thi công gì cả, đống cát cứ trôi dần theo mưa.
Cuối tuần cha mẹ chúng đưa đến cùng củi, gạo và rau, hết tuần chúng lại được cha mẹ đón về. Dân còn nghèo và cuộc sống cho dù vô cùng gian khó nhưng luôn thấy bọn trẻ cười, có lẽ trẻ con ai cũng thế, buồn chỉ là chuyện của người lớn. "Với trẻ con, khóc là xong mọi chuyện".
Bọn trẻ học THCS thì tự nấu ăn với nhau, bọn tiểu học lít nhít thì cô giáo nấu cho ăn, bữa cơm đạm bạc.
Có mỗi cái cổng trường là trông có vẻ chính quy


Đây là dãy lớp học của trường




Y tranh thủ "tạo dáng" trước cửa ký túc xá


Bọn trẻ nghỉ trưa, thấy khách lạ cười rất tươi dưới cái nắng đầu mùa 40 độ, có anh trong đoàn dùng ĐTDĐ ghi lại cảnh này



Còn đây là khu Ký túc xá rất  hiện đại và thân thiện môi trường của các sinh viên nhí

 Lớp học chỉ có mấy em đang làm bài kiểm tra

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Ghen tỵ với tiền nhân (jealous of your ancestors)

Đi thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam, nhìn bộ linga và yuni của tiền nhân "hoành tráng"  mà lại thấy tự ti vì của hậu thế khiêm tốn quá.

"Tổ hợp" Linga và yuni



Đơn chiếc ("Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không")





So sánh với tiền nhân...