Người theo dõi

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

23k2, ngày ấy - bây giờ


Lãng tử "Alexăng Đờ rếch Tò Ca" Quách Tuấn Anh cũng từng là lớp phó năm thứ hai (Ảnh chụp ở nhà Thầy Hùng Tuyết khoa Lý - Lúc í thầy độc quyền cái món ảnh ở trường Đại học sư phạm)...


...xưa hắn gầy, giờ béo như ông nhợn (nguyên Hiệu trưởng THCS Thanh Định, Định Hóa, Thái Nguyên 2005 -2012)


 



Bạn Trần Thị Hải Yến, lớp phó học tập ngày ấy khi vừa đôi mươi...




...và bây giờ em lại như ngày xưa (Đương kim Phó Hiệu trưởng trường THCS Tân Long, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)


 



Cô giáo chủ nhiệm Hoàng Thị Điệp, người hướng dẫn tiểu luận Lịch sử thế giới cận đại về Nha phiến chiến tranh (Opium war) cho y chụp ảnh lưu niệm cùng chàng Quách, Hoàng tréc, Tiến vòng, Phú lỉnh và y (kẻ đói ăn, đứng xiêu vẹo trong ảnh) năm 1990 tại Bảo tàng Quân đội, nay là Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam...



Và cô Điệp bây giờ là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hôm nọ kiếm cái ảnh trên mạng về treo nhưng chắc do bản quyền nên bị gỡ xuống mất rồi, hôm nào gặp cô thì chụp lại vậy









Và đây là ảnh một gã sinh viên lớp Lịch Sử 23k2, dĩ nhiên là ảnh chụp khi gã còn học cấp II, là ai các bạn có đoán ra không???

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Mấy gã bạn lớp 12C

Lâu lâu giở đống tài liệu cũ ra xem mới thấy mấy cái ảnh từ thời 12c, Trường Phổ thông Trung học VN cách đây gần 30 năm thấy hồn nhiên vô tư thế. Cũng những con người ấy giờ đây gương mặt nhàu nhĩ qua thời gian vì gánh nặng cơm áo gạo tiền. Rất tiếc là vật đổi sao rời nên dù có gặp nhau nhưng bọn y không thể đạo diễn về đúng chỗ cũ để chụp ảnh theo thứ tự, kiểu dáng như trong bức ảnh ngày xưa nữa.Thôi thì post lên cho mấy ông bạn tha phương cầu thực phương xa xem để nhớ lại một thời trai trẻ (con) he he

Từ trái qua là Muộn Văn Toàn, Nguyễn Hồng Thắng, Đào Vi Sơn, Hà Văn Thiện (Khi tốt nghiệp thì xảy ra "Vụ án chiếc đồng hồ" loại Raketa của Liên Xô), Nguyễn Đặng Ân, Phạm Chí Linh


Từ trái qua: Trưởng thôn, Hùng, Linh, Cường, Thắng, Thống, Ân (Có 3 tay xuất hiện ở bức anh thứ nhất ...các bạn thử so sánh xem ngày ấy, bây giờ....)


 


Đây là lớp 12c năm 1986




Và đây là 25 năm sau (2011)




Linh "Xương" và Cường "Giót" (Mỏ đá Trúc Mai 1984)





Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Chợ quê làng Chiềng

Làng Chiềng không có chợ riêng cho đến tận bây giờ, dù rằng nếp sống hiện đại cũng đã len lỏi vào đến ngõ ngách với tất cả những thuận lợi của các dịch vụ thượng vàng hạ cám mang tên "thị trường"
Y muốn nói chợ quê khi xưa của cả vùng còn được gọi là chợ Đinh Cả thuở y còn bé tý. Lúc ấy cả huyện chắc chỉ có mỗi chợ Đình Cả, chợ nằm ở phố huyện Đình Cả, đi chợ hay là đi lên phố cũng chỉ là một khái niệm mà thôi.
Hồi đó chưa có thị trấn huyện lỵ Đình Cả mà chỉ là một khu phố rất nhỏ, gọi là phố cho oai nằm ở ngã tư gốc gạo cổ thụ giao cắt của đường Lạng Sơn Thái Nguyên và đường vào trụ sở huyện và đi Tràng Xá. Lên Phố hay lên Gốc Gạo cũng thế. Ngày nay Gốc Gạo đã không còn nên những người trẻ không biết nữa. Nhà cửa lúc ấy thưa thớt lắm, chỗ Gốc Gạo chỉ có một nhà chờ gọi là bến xe với mấy dãy nhà ngược xuôi cách ngã tư chỉ chừng vài trăm mét
Trong phố nhà có đông đúc hơn nhưng việc buôn bán cũng chỉ nhằm vào chợ phiên, vài nhà làm phở, kẹo bi và bán hàng tạp hóa, hai ba hiệu sửa xe đạp, 1 hiệu ảnh, 1 hiệu thuốc tây, một cửa hàng sửa chữa đồng hồ, một cửa hàng bách hóa và một cửa hàng ăn uống của Công ty cấp 3 hay nôm na là Mậu dịch quốc doanh. Đặc biệt là lại có một Hiệu sách nhân dân ngay đầu cổng chợ, những tác phẩm văn học đi vào lòng y cũng bắt đầu từ những đồng tiền lẻ bố mẹ cho ném vào hiệu sách ấy, tất nhiên là bây giờ thì không còn hiệu sách đó nữa. Bãi đất trống bên bờ sông Đào, có cầu treo sang Tràng Xá chính là chợ Đình Cả. Chỉ có hai dãy nhà cấp 4 trống hoác, thấp lè tè là chợ còn người dân tứ xứ đến bán nông sản tự sản xuất được thì bán ở xung quanh giữa trời, bởi thế chợ họp đến lúc mặt trời lên mấy con sào là tan. Chiều hôm trước các bà bán bóng đèn, bấc đèn, chun quần cho đến vải xô, móc câu, đá lửa, cá mắm, mắm tôm...từ dưới xuôi đã gánh kĩu kịt lên trọ ở phố huyện, các xã xung quanh thì sáng hôm sau mới đi, người gánh, kẻ gồng, các bà, các mế thì tay nải gió đưa (còn gọi là cái giảm) cùng nhau hướng Đình Cả thẳng tiến, ngôn ngữ bây giờ gọi là trực chỉ phố huyện, he he. Chợ quê họp vào ngày 1, ngày 6 âm lịch hàng tháng vị chi là có 6 phiên. Không có ngựa thồ chỉ có dăm chiếc xe bò, xe ngựa với các dãy hàng đậm chất quê. Cân điêu, đong thiếu vẫn có nhưng không nhiều không chụp giật chỉ có mấy bà rỗi thời gian xào xáo mua đầu chợ, bán cuối chợ. Tan chợ, các bà lại lếch thếch đi bộ về vài cây số, mấy đứa trẻ ra tận đầu ngõ mong quà, có lẽ câu "mong như mong mẹ về chợ" từ đó mà ra.
Các bà mẹ quê gánh gạo, khoai sắn hay có khi chỉ là con gà, cân chè bồm đi bán lấy tiền mua dầu, mỡ, muối hay sách vở cho con. Mùa nào thức nấy, gần tết thì bán lá dong, gạo nếp...Tang tảng sáng đường cái quan làm từ thời Pháp đã lao xao tiếng người đi chợ, con đường nhỏ hẹp ngoằn ngoèo ẩn mình dưới hàng xà cừ xanh tốt trồng từ thời đánh Mỹ. Thỉnh thoảng các bà đi chợ mỏi quá lại ghé gốc cây, kéo quần chân què lên đái đứng như đàn ông vậy, lâu lâu mới có một ông đi xe đạp chở đó, nơm úp cá đi chợ bán. Tầm giữa trưa là xe khách Lạng Sơn Thái Nguyên ầm ì bò qua, khói xịt ra đen sì, khét lẹt, mấy thằng mục đồng lại hè nhau vừa chạy theo vừa lấy đá ném rồi chạy dạt vào bụi cây lúp xúp ven đường để trốn...vui ra phết. Y cũng có lần bị chú lái xe bộ đội dừng lại nạt cho 1 trận dọa đưa lên xe chở đi.
Hồi đó chưa có thói quen bán cân mà toàn đong bằng bơ, đấu hoặc gói lá dong, lá chuối, xâu lạt
Chợ phố Đình cả lúc ấy cũng chưa có điện chưa có dịch vụ gì nhiều, tối đến cũng im lìm như bao làng quê yên bình khác, tuy vậy nghe nói đến trai trên phố là các thôn nữ cũng thấy ngưỡng mộ lắm lắm, ước gì có ngày được về làm dâu trên đó...

Hàng hóa chợ quê





Phố chợ Đình Cả ngày nay




Làng quê thanh bình...


...chuyển mình lên phố