Người theo dõi

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Bữa cơm thường trong bản nhỏ

Một ngày sau bão Rammasun, y cùng ông bạn đi về nới bản xa hẻo lánh điền dã. Lâu rồi không về bản, sau bão đường khá lầy lội khó đi, chân tay, xe máy dính đầy bùn đất. Lại nhớ lời ông thầy định nghĩa vui đi điền dã nghĩa là đi...giã đất. Cảm thấy có phần nào đúng, he he
Bản này có tên Bản Cạm chia thành 2 thôn, nơi y đến và ăn cơm là thôn bản Cắm.
Ngôi nhà của đôi vợ chồng trẻ nằm ngay dưới khe núi, lãng mạn thơ mộng nhưng bùn đất lấy lội và khi mưa to thì nước trên hai triền núi đổ xuống tràn cả qua nhà.
Về quê thấy không khí thanh bình, cửa nhà không khóa, xe máy để ngoài đường thôn cả đêm không khóa cổ cũng không mất. Thóc lúa đầy nhà, vịt gà đầy sân, rau sạch, rượu ngon, giữa rừng già, suối chảy róc rách, quên hết sự đời, những âu lo, muộn phiền, những toan tính bon chen, chỉ muốn hét to lên bài "Cuộc đời vẫn đẹp sao"
Lại nhớ về cái thời
" Cơm hai bữa cá kho, rau muống
Quà mỗi chiều khoai lang, lúa ngô"

Bên bờ ao nhà mình


Khách đến nhà không gà thì vịt


Tự tay hái rau lang về chén, bữa cơm thường trong bản nhỏ mới thích thú làm sao!



Mắm môi mắm lợi vào số


Xe máy để cả đêm ngày ngoài đường



Cõng "quan coi rừng" qua suối cho khỏi ướt giày (Ở Trung Quốc có ông Phó Chánh Văn phòng bắt dân cõng qua suối là mất chức rồi đấy)


Chiến lợi phẩm! Giống khơi Lạng Sơn pây tái rằm tháng 7


Một ông Thạch khuyển giữ nhà


Còn đây là ông Ngưu, kiếp sau làm mẹ ông Người cho nó đỡ khổ




Đồng ruộng thanh bình



Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Một mình chèo lái

Lên làng Chiềng cái gì cũng lạ, lạ nước, lạ cái, lạ phong tục đến lời ăn tiếng nói, rừng thiêng nước độc, vất vả khôn xiết. May thay có tình yêu của cha tôi khiến Mẹ vững lòng> Mọi chuyện cũng không đẹp như một cuốn phim màu mà cuộc sống bình thường nơi rừng xanh núi đỏ đã khó lại càng khó khăn với Mẹ. Đó là cả một thời kỳ khó khăn gian khổ, y còn nhớ trong nhà trống hoác chẳng có cái gì đáng giá ngoại trừ cái xe đạp Thống Nhất cà tàng và cái đài PHILIP xài đến 6 cái pin nên thi thoảng mới có pin để thay. Sau này bác Khúc cho cái máy khâu SINGER nên việc khâu và cũng đỡ vất vả cho mẹ. Nhà có 5, 6 cái đèn dầu cho mấy anh em học bài, còn gọi là đèn Hoa Kỳ le lói, thỉnh thoảng lại vứt bóng vào bếp để nó cháy hết muội, khỏi phải lau, dù vậy hay khêu bấc, lấy giấy trắng làm chụp đèn cũng chẳng sáng được mấy. May hơn bây giờ là sách rẻ và nhiều tuy giấy hơi đen. Hiệu sách nhân dân Đình Cả đã bao lần y trốn lên xem và cũng có lúc có tiền mua vài cuốn bây giờ vẫn còn giữ như Không Gia đình, Hiệp đầu 0-1, Xóm đê ngày ấy, Quê nội, Lũ trẻ Ngã Ba Bùng, Có một mùa hè...Năm lớp 8 y vẫn còn đi chân đất đi học và đi chơi tết vì nhà nghèo quá! Hơn ba mẫu ruộng, có lúc mình mẹ cấy hái, cày bừa phân gio..hổi đó làm thủ công 100% chứ chẳng co máy móc gì. Hạt thóc mặn mòi một nắng hai sương! Cũng may mẹ chẳng dám đau ốm gì, mà có đau ốm thì cũng tự khỏi hoặc có cây lá quanh nhà chứ làm gì có thuốc men. Đau bụng thì nung viên gạch cho nóng rồi chườm, đau đầu thì ngải cứu....mà hồi đó đâu có ăn chín uống sôi, nước thì ra vại uống hoặc nước giêngs, đi trâu khát thì lấy là khoai múc ruộng lên mà uống, ăn thì sống đủ thể loại từ khoai, ngô, lạc, sắn...mà cấm có đau bụng gì. Nhiều loại rau lạ mà giờ kiếm không ra như rau bao, rau rớn, lá thồm lồm, lá méo...Ghẻ lở đã có lá và vỏ cây xà cừ, chấy rận có cây ruốc chấy ngoài đồng, bọn trẻ cứ ăn cứ kham khổ mà lớn, chứ như bây giờ thì chắc Mẹ không chịu nổi. Cuộc sống chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho giời chứ phần hưởng thụ thì như chẳng có gì về cả nghĩa đen, nghĩa bóng, về cả vật chất lẫn tinh thần...đã thế chiến tranh liên miên..
Các con chưa trưởng thành hết thì cha tôi đã ra đi vì bạo bệnh, khi ấy chỉ có anh Cả lấy vợi và sinh một cháu đích tôn cho cha tôi.
Từ những năm chuẩn bị nghỉ hưu thì căn bệnh dạ dày đã hành hạ cha tôi và sau hai lần nhập viện thì sức khỏe suy kiệt và Người đã trút hơi thở cuối cùng khi chưa đầy 55 tuổi, với thời điểm hiện nay thì tuổi ấy còn đang là độ tuổi "vàng" sung sức cống hiến và lao động. Cũng chỉ vì nghèo và khoa học kỹ thuật chưa phát triển chứ căn bệnh đó hiện nay thì xử lý quá dễ dàng.  Nhưng do gánh nặng giang sơn lẫn mưu sinh cơm áo nên sức khỏe cha tôi yếu nhiều. 33 năm công tác cũng đủ để cha tôi nghỉ hưu theo đúng chế độ nhà nước với tấm huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất được Nhà nước trao tặng. Còn nhớ cha đi viện Thái Nguyên một lần và đi viện Võ Nhai 2 lần, và lần thứ hai bà nội tôi cũng phải ra động viên thì cha mới đi, nằm viện chưa đầy tháng thì trút hơi thở cuối cùng, Khi đó y đang ôn thi tốt nghiệp cấp 3, đó là ngày 21/5/1987. Khi thấy chị gái vừa đi vừa khóc qua cửa lớp thì tôi đoán phần nào điều gì đã xảy ra!
Khi đó mình mẹ tôi chèo lái nuôi các con ăn học, dựng vợ gả chồng cho 4 anh em
Những đồng tiền lẻ ít ỏi đẫm mồ hôi cả nghĩa đen, nghĩa bóng sau mỗi chuyến gạo lên chợ Đình Cả dành cho anh em tôi đứa thì ra tỉnh, đứa ra kinh thành đèn sách. Có những lúc anh trai y ra đến bến xe Hà Nội thì bị móc túi hết sạch, trách bọn bất lương 1 thì tự trách mình 10 vì đã làm mẹ thêm phần vất vả. Có những lúc cả hai ba gánh gạo trên vai mẹ ra chợ mới đủ tiền cho cả hai anh em cùng về một dịp. Việc vay mượn là thường xuyên, thiếu trước hụt sau, cũng vì thế mà anh em y không dám ăn tiêu vung phí những đồng bạc lẻ thấm đẫm mồ hôi.
Có lần bí quá, Mẹ đã phải bán cả chiếc vòng bạc là đồ kỷ niệm cho con đi học! Mẹ khổ có lẽ từ lúc lên Thái Nguyên. Không có lương hưu, mẹ tần tảo đến khi tuổi cao, con cái trưởng thành, cuộc sống khá hơn mới đỡ vất vả, khi ấy lưng Mẹ cũng đã rất còng, dấu ấn của thời gian và nhưng vất vả lam lũ quá nửa đời người.
Hôm qua y đọc báo Thời Nay lại có bài của nhà báo Trần Mai Hạnh viết về nhà thơ Nguyễn Trọng Định mà y đã nói ở entry trước kèm ảnh với câu chuyện tình và bước đường kháng chiến của nhà thơ


Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Tây du ký

Lần này thì y Tây (Bắc) du ký tốc hành thật, Hai ngày nghỉ y dong duổi qua Phú Thọ lên Trung Hà, Tân Sơn, Thanh Sơn rồi Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn rồi ra thành phố Sơn La xuôi về đường 6. Đi dọc vùng trung du với những địa danh quen thuộc dẫu chưa một lần đặt chân đến nhưng cảm giác thân quen như trở về. Lại bất giác nhớ bài thơ Ta đi tới của cụ Lành:
"Ai qua Phú Thọ
Ai xuôi Trung Hà
Ai về Hưng Hóa
..."
Thì đây qua Ba Vì rồi đất Phú Thọ, qua  cầu Trung Hà rồi Hưng Hóa, Thu Cúc, rồi đường rẽ thị xã Nghĩa Lộ...Đại lộ Thăng Long Hà Nội - Hòa Lạc khoảng 30 km nhưng đi rất nhanh chưa đầy 30' chả bù cho đường xá tỉnh y đang ở, y đi từ nhà từ sáng đến trưa đã có mặt ở Phú Thọ với cảnh sắc quen thuộc của rừng cọ, đồi chè...


Qua đất Phú Thọ là huyện Phù Yên anh hùng,đây là huyện duy nhất của Sơn La còn rất nhiều cây Pơ Mu, một loại gỗ quý



Qua Phù Yên đến huyện Bắc Yên một huyện vùng cao của Sơn La, cách thành phố khoảng 90km. Điều thú vị là huyện này có hang mà Bác Tô Hoài đã ở và sáng tác tuyệt phẩm Vợ chồng A Phủ, bây giờ người Bắc Yên coi là di tích và gọi giản dị là hang A Phủ, mà hôm nay 14/7 cũng là ngay an táng nhà văn Tô Hoài tại Hà Nội, giáo làng Chiềng xin thắp một nén nhang thơm cho "Ông Dế Mèn", câu chuyện đi theo y suốt thời thơ ấu cho đến tận bây giờ. Sau này phim Vợ chồng A Phủ cũng được quay ở Bắc Yên, bây giờ hai bên đường toàn núi đá xen lẫn núi đất và bạt ngàn là ngô.
Lại nhớ trong hồi ký Chiều chiều của cụ Tô Hoài có nói cụ đã từng ở hang Phai Vệ, thị xã Lạng Sơn viết truyện Mai An Tiêm và cái hang trên đảo hoang đó được lấy nguyên mẫu ở hang Phai Vệ. Những chi tiết tưởng rất bình thường đã làm nên nhà văn lớn Tô Hoài những năm kháng chiến. Qua Bắc Yên là Yên Châu lại nhớ bài hát đi cũng năm tháng một thời hào hùng "Người Châu Yên ta bắn máy bay":

Nghe con suối róc rách đang reo vui đón mừng thắng lợi này,
Bản làng em vừa rồi lập công bắn rơi máy bay Mỹ. A-ha!
Dân quân Châu Yên ta với súng trường
Nhằm thẳng vào mặt kẻ thù bắn "thần sấm" phải rơi


Ảnh này là đường từ Bắc Yên ra Mai Sơn rồi TP Sơn La, hai bên đồi núi bạt ngàn nương ngô, đường dây trong ảnh hình như là tải điện từ Thủy điện Sơn La về xuôi thì phải.


Phố núi Bắc Yên rất vắng vẻ trải dài chừng hơn 1 km trên núi cao rất đặc trưng


Tắc đường trên đường từ Bắc Yên ra thành phố Sơn La do chiếc xe tải chở kính nặng quá bị sa lầy, cũng may là chỉ mất 20' thì thông đường, chỗ ấy người ta đang làm cống



Tỏi Mộc Châu có giá 300k/kg, hơi đắt thì phải


Theo người Sơn La thì đây là nhà của trùm "Tàng Kengnam" bí ẩn đang xây dang dở ở thị trấn cao nguyên Mộc Châu, hình như vẫn đang tiếp tục hoàn thiện