Người theo dõi

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Làm chùa, tạc tượng, đúc chuông

Làm chùa, tạc tượng, đúc chuông
Ba công đức ấy thập phương nên làm
Dân gian bảo vậy
Chiều ngày 20/9/2015 tức 08/8 Ất Mùi, năm 2559 Phật lịch, Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn đã làm lễ An vị Long cốt cất nóc và đúc chuông chùa Tân Thanh (500kg) tại xã Tân Thanh, Văn Lãng.
Thời tiết đẹp, nắng to, khi bắt đầu làm lễ thì trời bỗng râm mát có lắc rắc vài hạt mưa, quan khách, tăng ni phật tử bốn phương hoan hỷ về dự và cung tiến rất đông. Nghi lễ ngắn gọn, không có diễn văn rất dài dòng như thường thấy ngoài đời. Phận tụng kinh niệm phật cũng không dài, trước đó đã có làm lễ phía dưới chùa tạm.


Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Trưởng Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn và các vị quan khách của tỉnh làm lễ an vị Long cốt cất nóc chùa Tân Thanh hồi 15h06' 20/9/2015


Lễ đúc chuông


Quan khách và tăng ni phật tử dự lễ


Quang cảnh sau buổi lễ



Mỗi người góp một viên ngói xây chùa


Kinh nhà  Phật

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Một phần tư thế kỷ

Đời người tưởng dài nhưng hóa ra ngắn
 Chớp mắt đã 1/4 thế kỷ
Thời gian tưởng là ngắn nhưng so với đời người hóa ra dài lặc lè...

Gần 25 năm kể từ lần thứ hai trong đời đặt chân đến Bãi Cháy ngày 04/8/1982, khi bà con làng Chiềng vừa cấy xong vụ hè thu trên những khoảnh ruộng cuối cùng.
Tiếc là giáo làng Chiềng không giữ được cái ảnh năm đó
Nhưng 1990 thì y giữ được
Khi đó y là sinh viên năm thứ 2 giáo học, đầu bù răng bựa và đói thối mồm, bụng dính vào lưng, tay xương xảu như mô hình trong phòng thí nghiệm, dép lê tổ ong thần thánh, áo xanh trứng sáo và chiếc đồng hồ POLJOT, niềm mơ ước của nhiều giáo sinh khi lên bục giảng thỉnh thoảng giơ tay liếc đồng hồ tránh bị cháy giáo án, dù rằng vài hôm nó lại giở chứng nghỉ giải lao một lần. Đi du lịch theo Đoàn TNCSHCM của trường ĐHSP(Có tý chức sắc trong lớp, he he) chứ y làm chó gì có tiền, bọn nhà quê ra tỉnh đa phần là lũ bần nông chốc mép nhưng sáng lý lịch và tự hào .
Trong ảnh y đứng ở cầu tàu, sau lưng là phà Bãi Cháy, với những cánh buồm nâu xa xa (Mấy cái đã buông neo, hạ buồm chỉ còn thất các cột buồm. Chạy bằng sức gió chả tốn kém lại thân thiện môi trường sao giờ lại bỏ hết nhỉ?)


Và 25 năm sau thì nó như thế này đây, vật đổi sao rời, y vẫn đứng chỗ đó. Chỗ phà Bãi Cháy nay đã có cầu Bãi Cháy dây văng to đẹp cũng nhất nhì gì đó (Y nghe quá trình xây dựng và sử dụng cây cầu này kể lại cũng được vài entry nhẽ hay ho phết), cánh buồm nâu nay chỉ thấy trong thơ ca và ký ức của những người già. Trước kia dân thiếu ăn không vui chơi tắm táp, giờ sau lưng y đầy người dù rằng nước chỗ đó thì bẩn thôi rồi, xa xa phố xá dày đặc hơn xưa. Già và đậm đà, có vẻ không đói nữa, dáng đứng thẳng hơn, hai tay đút túi quần thong dong, không tạo dáng hình đất nước chữ S như trước nữa, tóc tai gọn ghẽ do thời gian, tuổi tác bào mòn, răng không bựa nhưng là đồ giả đến 1/10, túi áo ngực có thêm cây bút bi Thiên Long giá 3,5 ngàn Việt Nam đồng, y đã sắm được giầy tây để biện sau hơn hai mươi năm ra trường, hình như có tý sự tử tế hơn, ít nhất là dáng vẻ bề ngoài.