Người theo dõi

Hiển thị các bài đăng có nhãn LỊCH SỬ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LỊCH SỬ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

Dinh tổng đốc Vi Văn Định

 Tổng đốc Vi Văn Định nổi tiếng ở Lạng Sơn sau này về làm Tổng đốc Thái Bình và Tổng đốc Hà Đông. Trong cuốn hồi ký Chiều Chiều của nhà văn Tô Hoài kể rất nhiều chuyện thú vị về Vi Văn Định khi ông đã về hưu ở Hà Nội.

Tháng 12 năm 1996 y đã từng đưa vợ chồng giáo sư Tasicono người Nhật Bản và GS Hảo ở Viện Khảo cổ học Việt Nam đi điền dã khu dinh thự của dòng dọ Vi ở Bản Chu xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình (nơi y công tác hiện nay) nghiên cứu về thất tộc thổ ty ở Lạng Sơn, khi ấy tỉnh lộ 237 còn rất khó đi và chưa có cầu Bản Chu ở đầu thôn, vẫn phải xắn quần lội qua sông.

Năm nay nhà báo Nguyễn Duy Chiến của Tiền Phong viết bài về di tích dinh thự của Tổng đốc Vi Văn Định trên số Xuân Nhâm Dần





Bìa số báo Tết



Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Thiên tai dịch họa

Đầu năm ngày 1 Tết đã mưa đá, mưa rào chưa từng có, điềm gì chăng?
Đúng thế sau đó là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid 19) lan ra khắp thế giới thành đại dịch. Lúc đầu mới chỉ ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc mỗi ngày hàng trăm ca tử vong đã thấy ghê, giờ trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ bị mắc, hàng ngày số ca tử vong lên đến 7-8 ngàn mà khiếp và không muốn theo dõi nữa.
Đất nước cách ly xã hội từ 1/4. Đường phố vắng hoe chưa từng có như thời chiến vậy, ai cũng sợ dù rằng Việt Nam chưa có ca nào tử vong. Nhưng dịch bệnh có chừa ai đâu, không phân biệt giàu nghèo, đảng phái, tôn giáo, đẳng cấp, chẳng phân biệt già trẻ gái trai, ai không đề phòng là bị cả.
Không biết bao giờ dịch mới kết thúc đây. Những chuyện chỉ có trong tưởng tượng và tiểu thuyết thì nay hiển hiện phơi bày

Phố xá vắng hoe chưa từng có



Hàng ngày phải đi kiểm tra nhắc nhở khắp nơi




Họp cũng đeo khẩu trang y tế



Con phố gần nhà mọi khi trang hoàng rực rỡ, người đai lại tấp nập bậc nhất thành phố thì nay vắng lặng



Vào CQ là đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn



 Nhà chức trách thì cấm quần tam tụ ngũ nhưng cần lao thì cứ tự nhiên như những đứa con hoang bướng bỉnh chẳng biết giời cao đất dày gì cứ vô tư đi ra ngoài không đeo khẩu trang và chả cần biết luật lệ gì cả làm cho nhà quản lý rất đau đầu.
  Các nhà mạng bằng mọi cách kêu gọi người dân hãy ở nhà




Bao giờ anh giáo mới được tháo rọ mõm đây?




Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

"Nét vàng son" và 25 năm Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lạng Sơn

Ngày mai 24/6/2018 là Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lạng Sơn đã kỷ niệm 25 năm thành lập
Triển lãm Nét vàng son và 25 năm thật ý nghĩa
Giáo làng Chiềng vinh dự cắt băng khai mạc triển lãm và tưng bừng sinh nhật Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn 25 tuổi

Lễ cắt băng khai mạc (Y đứng thứ hai bên trái ảnh)


Những người khai sơn, phá thạch



Bon chen


Thank Museum!





Ôn nghèo, kể khổ


Cảnh cũ, người xưa...và nay


Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Đá Chông

Đá Chông ở Ba Vì nơi có di tích K9, xưa thì người ta chỉ biết Đá Chông ở Ba Vì, nay thì nhiều người biết là nơi trước đây Bác Hồ đã từng ở và cũng là nơi lưu giữ bảo quản thi hài của Người những năm chiến tranh ác liệt.
Đã 10 năm giáo làng Chiềng mới quay lại K9. Vẫn thấy xao xuyến khó tả, mới thấy Bác thực sự là lãnh tụ vĩ đại.
Mà trùng hợp là vừa tháng trước vợ giáo thăm di tích, hôm kia y qua trồng cây và hôm nay con giai y cũng đi thăm K9 theo lớp.
Y là cháu ngoan bác Hồ thật rồi, y tin là như thế.

Trồng cây


...và phần thưởng xứng đáng

 

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Thăm thành nhà Hồ

Đây là lần thứ hai y trở lại thăm thành nhà Hồ bởi y có ông bác ruột bên mẹ vừa qua đời tại thôn Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Thôn Bèo ngay gần cửa đông của thành
Đây còn gọi là thành Tây Đô thời Hồ Quý Ly, xây dựng năm 1397 và sử chép rằng thành chỉ xây trong 3 tháng, và như gì chúng ta thấy phế tích trong ảnh thì quả là kỳ tích bởi thời đó làm gì có máy móc như bây giờ, và đó cũng là thành quách quy mô tầm cỡ trong khu vực Đông Nam Á.
So với năm 2006, lần này trở lại thành đã được xếp hạng di sản thế giới, con đường lên Cẩm Thủy đã được nắn đi qua thôn Bèo để nơi đây thành khu di tích thu vé tham quan 10k (10 thì làm được cái gì nhỉ? chắc chỉ đủ trả lương cho người thu vé)

Cận cảnh thành nhà Hồ hiện nay


Cổng thành


Phía trong thành



Với anh con nhà bác - chủ nhân thôn Bèo


Và anh chị trước tư gia cạnh Quốc lộ 45



Di tích


Sau lưng là lịch sử



Nén hương nhân tuần tứ cửu cho bác chiều muộn ngày đầu hạ 2016


Người đã an nghỉ dưới 3 tấc đất



Mộ con trai bác cùng ở nghĩa trang nhân dân thôn Bèo


 
Người ở lại...



Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Giáo làng Chiềng vừa được thượng thư Bộ Học tặng cuốn sách Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của tiến sỹ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã.
Ông sinh 14/3/1939 tại Ninh Bình đã từng tốt nghiệp Trường Quốc gia Sư phạm Sài Gòn 1962-1965. Trưởng nhóm nghiên cứu và phát huy truyền thống Việt Nam từ 1974 đến nay. Tổ trưởng Phương pháp dạy học lịch sử trường Cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 1981-2000.
Cuốn sách có rất nhiều sử liệu tin cậy, qua đây có thể hiểu rõ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đaor Trường Sa đã được xác lập từ lâu, đó là sự thật lịch sử, là chân lý và hoàn toàn phù hợp với luật pháp Quốc tế. Qua đây thấy thêm yêu đất nước, thêm yêu biển đảo quê hương.



Up vài cái ảnh thủ đô những ngày nắng nóng:
Lăng Bác


Dĩ vãng



Ông bình vôi niên đại thế kỷ XXI


Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

“Vàng Công, bạc Xâm, đồng Xá”

      Chả biết có phải gốc gác 7 đời nhà y ở đồng bằng sông Hồng hay không mà y có duyên  hay về chốn đó. Đầu năm y đi đền Trần Nam Định (những hai lần), cuối năm y lại đi đền Đồng Xâm, Thái Bình. Chợt nhớ câu "Vàng Công, bạc Xâm, đồng Xá" ấy là hai làng nghề nổi tiếng đất Thăng Long: Vàng Định Công, đồng Ngũ Xá và bạc thì dĩ nhiên là Đồng Xâm, Thái Bình.
Y thấy mê đất Thái Bình rồi đó...he he
Đền Đồng Xâm ở xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, thờ Triệu Đà tức Triệu Vũ Đế (207-136 trước Công Nguyên) 
 Đền Đồng Xâm được nhiều người biết đến trong hệ thống đền chùa nằm kề bên sông Vông với tục đua thuyền trong ngày hội và gắn với làng nghề chạm bạc nổi tiếng.

Hàng năm,  Làng Đồng Xâm vào đám vào những ngày cuối tháng 3 âm lịch và khai hội vào ngày 1- 4.

Trước kia, hội đền Đồng Xâm thường có nhiều lễ thức, nhiều trò chơi trò diễn trò đua tài, cuốn hút trai thanh, gái lịch trong vùng tham gia như: Đấu roi, đấu vật, hát chèo, hát ca trù. Sôi nổi hấp dẫn nhất là tục đua chải.
Đường làng Đồng Xâm


Đền Đồng Xâm

 

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Côn Đảo, ngày ấy - bây giờ

Ngày ấy - bây giờ là đối với y thôi chứ nội câu ấy có mà viết hàng ngàn trang sách cũng chưa hết quá khứ lịch sử bi hùng của dân tộc nói chung và Côn Đảo nói riêng.
Hầu hết du khách và cán bộ đi công tác ngoài Côn Đảo đều ra viếng mộ Cô Sáu vào lúc nửa đêm. Rất đông người lặng lẽ viếng. Lần trước y ra người ta chỉ viếng ban ngày nhưng nay thì viếng ban đêm vì họ truyền tai nhau rằng viếng Cô Sáu ban đếm rất linh. Đồ viếng không thể thiếu hoa huệ trắng và gương, lược, nón lá.
Lần này ra có thêm công trình mới là chùa Vân Sơn (Vân Sơn tự) trên đình núi nhìn ra eo biển rất thơ mộng và Bảo tàng Côn Đảo do Hà Nội  tặng, to hoành tráng và trưng bày rất hiện đại hấp dẫn nhìn ra biển và đối diện đền thờ Nữ Liệt sỹ anh hùng VÕ THỊ SÁU

Trong ảnh là cảnh người dân viếng mộ Cô Sáu lúc nửa đêm ngày 05/9/2014.
Nhiều người từ Hà Nội và khắp các tỉnh mua hoa từ đất liền chỉ một lòng ước vọng được đến và viếng Cô Sáu vào thời khắc rất linh thiêng. Ban Tổ chức phải kê hai cái bàn sắt bên cạnh mộ vào ban đêm để có chỗ cho người dân đặt lễ. Nghĩa trang được thắp sáng bằng đèn điện và các ngọn nến năng lượng mặt trời ở từng mộ và những nén hương thơm làm cho Nghĩa trang thêm linh thiêng huyền ảo, chắc các anh hùng liệt sỹ và nhân dân nằm dưới đó phần nào mát mẻ.


Di tích Cầu tàu nơi địch tra tấn và giết hại 914 người tù chiến sỹ cách mạng



Bảo tàng Côn Đảo




Ngày ấy-tháng 01/2009


Bây giờ, tháng 9/2014, vẫn nhà ga ấy nhưng tên Côn Sơn đã thay bằng Côn Đảo (Khởi thủy là sân bay Cỏ Ống ở làng chài Cỏ Ống) Nhìn qua thấy có thêm chữ GA ĐI và các chậu cây cau cảnh và bậc thềm óp gạch màu đỏ, ngaoì ra không có gì khác so với 5 năm trước đây)





Biển đảo quê hương dưới cánh máy bay