Trường học nằm trên đồi cao cùng với trụ sở UBND xã chật hẹp, cũ kỹ. Có một dãy nhà lớp học và một ngôi nhà nhỏ do Bưu điện tỉnh tặng hình như làm phòng thí nghiệm là kiên cố còn lại là nhà tranh tre nứa là và các dãy ký túc xá minimum có thể đổ bất cứ lúc nào khi mưa bão. Trong đó là các em học sinh tiểu học bán trú dân nuôi, ngây thơ và vô cùng đáng yêu. Hỏi ông Chủ tịch xã thì được tin vui là Tỉnh đoàn hỗ trợ 120 triệu xây nhà bán trú cho các cháu, gạch cát đã đổ vài xe ở sân trường làm ví dụ để các cháu vui nhưng chắc là thấy "khó gặm" nên cái thằng cai thầu khoán chạy mẹ nó đâu mất không thấy tiếp tục khởi công, thi công gì cả, đống cát cứ trôi dần theo mưa.
Cuối tuần cha mẹ chúng đưa đến cùng củi, gạo và rau, hết tuần chúng lại được cha mẹ đón về. Dân còn nghèo và cuộc sống cho dù vô cùng gian khó nhưng luôn thấy bọn trẻ cười, có lẽ trẻ con ai cũng thế, buồn chỉ là chuyện của người lớn. "Với trẻ con, khóc là xong mọi chuyện".
Bọn trẻ học THCS thì tự nấu ăn với nhau, bọn tiểu học lít nhít thì cô giáo nấu cho ăn, bữa cơm đạm bạc.
Có mỗi cái cổng trường là trông có vẻ chính quy
Đây là dãy lớp học của trường
Còn đây là khu Ký túc xá rất hiện đại và thân thiện môi trường của các sinh viên nhí
Lớp học chỉ có mấy em đang làm bài kiểm tra
HS vùng cao vất vả, thương quá!
Trả lờiXóaNhìn các trường điểm khang trang, hoành tráng ở thành phố và các trường học ở vùng núi còn sơ sài, thiếu thốn mọi bề thấy buồn quá! Biết bao giờ khoảng cách chênh lêch ấy được thu hẹp lại nhỉ?
Trả lờiXóaAnh có tin là ở TPHCM này trong này có trường tiểu học ( thuộc quận I ) mà mỗi lớp chỉ có 30 học sinh thôi lại được hưởng 2 cái quạt trần, 6 cái quạt treo tường, 2 cái quạt công nghiệp to đùng và 2 cái máy lạnh, không ? ( không phải trường em đâu )
Chắc là khí bạn ạ, chỉ thương bọn trẻ vùng cao, chúng rất hồn nhiên, vô tư
Xóakhó
Xóa