Người theo dõi

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Không phải cháu!

Có một chuyện dân gian ở làng tôi thế này, một đám đông trẻ con đang chơi cạnh sân nhà một lão nông dân, bỗng chủ nhà từ đâu đến đến hỏi đứa nào làm vỡ cái vại ở sân nhà ông ta thì tất cả lũ trẻ con đều đồng thanh trả lời:
- Không phải cháu!
Rõ ràng là khi chúng chưa chơi ở cạnh sân nhà ông ta thì vại chưa vỡ, cớ sao vại lại vỡ, vết tích còn mới hẳn hoi.
Đem chuyện này hỏi ông giáo già ở làng, ông ấy bảo đó là bệnh cố hữu của dân quê chúng mình. Cứ chối bay cái đã, không được thì đổ cho đứa khác, nếu không thể đổ thừa hay chối được thì mới nhận lỗi về mình. Rồi ông bảo căn nguyên của nó là từ người lớn, từ nền giáo dục, từ thói quen cố hữu. Trẻ con khi lẫm chẫm biết đi khi nếu chúng bị vấp, ngã thì câu đầu tiên người lớn nói với nó rằng: "A! con chuột, con chuột làm ngã em phải không, này thì con chuột này, chừa này, không được làm ngã em này..." kèm theo động tác nhẹ thì đánh vào không khí, quyết liệt hơn thì lấy que đánh vào cái cột hay dậm chân xuống đất bồ bồ. Mỗ đây cam đoan rằng đứa trẻ nào cũng nín và có khi cười khanh khách và ăn sâu trong tiềm thức rằng một con chuột nào đó đã làm ngã nó. Cái đó nó ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy và nhân cách chúng sau này lớn lên. Thói quen chối bỏ trách nhiệm, phải chăng cũng bắt nguồn từ đó? Các bạn thấy thế nào? Xin hãy comment!

2 nhận xét:

  1. Em nhất trí hai tay cái kiểu đổ thừa cho cái cột hay con chuột là sai vì như thế tr3 không hiểu được rằng tại vì trẻ đi đứng không cẩn thận nên mới ngã, kỹ năng sống là đây chứ đâu. Từ đó, mỗi khi làm gì sai thì chả chịu xem xét mình có lỗi hay không, dần dần rồi trở thành kẻ hèn nhát là đổ lỗi cho người khác. Trẻ con ở nước ngoài có bị ngã thì tự đứng lên đâu có xót xa như người lớn mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tập quán rồi, mình cũng nghĩ được thế nhưng rồi cũng không cưỡng lại được vì " ở đảo người gù thì ai thẳng lưng là dị tật"

      Xóa