Người theo dõi

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghề giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghề giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

Tháng 11 sôi động

 Tháng 11 có ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và ngày Đại đoàn kết các dân tộc ở các khu dân cư 18/11

Đó là một chuỗi các sự kiện mà y tham gia rất...nhiệt tình

Tặng hoa các thầy cô giáo


Chụp ảnh lưu niệm với BGH trường THPT Lộc Bình


Tặng hoa nhà trường


Trao Bằng khen của Bộ GD ĐT cho nhà trường


Dưới đây là một loạt ảnh dự ngày hội đại đoàn kết các dân tộc liên khu dân cư Trà Ký-Bó Pằm, xã Mẫu Sơn


Nhân dân trong thôn đón ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao


Sắc màu trang phục người Dao


Thăm gian hàng đặc sản Mẫu Sơn


Tặng quà cho nhân dân hai thôn


Chụp ảnh lưu niệm với bà con


Đặc sản quả chanh rừng Mẫu Sơn


Các bô lão được mời ngồi hàng ghế đầu


Áo rất đẹp đấy chứ


Không về được nên điện hoa vậy

Một chút tấm lòng
Giấy mời

Khu 8+10 thị trấn Na Dương


Cũng trong tháng 11


Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri


Trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 07/11



Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Ngày nhà giáo Việt Nam năm nay

 Dù không còn làm nghề nhưng mỗi năm đến ngày này y vẫn thấy xốn sang khó tả, như là nghiệp gia truyền đã ăn sâu vào y vậy. Năm nay y đi dự kỷ niệm 40 năm thành lập ngôi trường mà người bạn đời của y đã học, chỉ tiếc là y dự ngày chính lễ còn các trò cũ thì đã gặp gỡ, hội hè trước đó một ngày.

Sinh ra tận Thái Nguyên xa tít tắp thưở nhỏ chưa bao giờ nghĩ đi xa, xây dựng gia đình nơi đây và lại vào đây công tác dự những sự kiện trùng hợp rất hay ho như thế.

Y phát biểu tại Lễ kỷ niệm




Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Nghề giáo

 Đó là nghề gia truyền nhà y, từ cha đến anh y, chị y...đều làm nghề hay có ý định làm nghề giáo. Nó đến rất tự nhiên chứ cũng chẳng hẳn là say mê, đam mê gì cả, có khi cũng chỉ là bát cơm manh áo. Rồi thì y đi học Đại học sư phạm (chính quy và điểm cao hẳn hoi nhé) nhưng cũng có lẽ là lại vì bát cơm manh áo mà y lại làm cú bẻ lái xô đẩy tình cờ dẫu rằng vẫn ít nhiều liên quan. Dẫu vậy thi thoảng y vẫn được mời lên lớp hoặc tự bày ra lớp để lên.

Và hôm nay y lại được mời lên lớp, và y nhận lời cho đỡ ...ngứa nghề



Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

Khai trường

Ngày còn bé y rất háo hức mỗi dịp khai trường dù may lắm mới có "sách mới, áo hoa" như lời bài hát. Sách thì đương nhiên cũ có thể của các chị để lại, vở thì chỉ dăm cuốn giấy đen sì, cặp sách cũ sờn, ngoài ra là bút máy Trường Sơn hoặc Hồng Hà cũng là sang chảnh lắm. Chấm hết
Từ cuối tháng Tám đã y hẹn đến trường để lao động, dỡ rào tre, quét dọn dãy cỏ và có khi lê thê cả nửa tháng là chỉ lên rừng hái cỏ tranh, lấy tre nứa, cây que để làm lớp học tranh tre nứa lá. Đến tận sau khai giảng mới chính thức học, hồi đó cũng thường khai giảng vào ngày 5/9. Chỉ học buổi sáng, không hề có học thêm và nếu có thì chỉ vài buổi trước các kỳ thi lớn và là miễn phí.
Năm nay y cũng đi khai giảng và cũng có cảm giác như ngày xưa ùa về, tuy nhiên khai giảng cũng diệu vợi hơn dù rằng so với 2, 3 năm trước đã được giản tiện đi nhiều.

Văn nghệ trước giờ khai giảng


Tặng hoa


...và đánh trống



Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Nghề giáo gia truyền

Nghề giáo là nghề gia truyền của Y không dễ gì từ bỏ. Dẫu đã rẽ bước sang ngang nhưng hằng tháng y vẫn được mời

Ảnh này do học viên chụp lúc nào đó và gửi qua Zalo cho y




Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Nghiệp Giáo

Dù không còn theo nghiệp, nhưng y vẫn giữ nghề, đều đều vài tháng lại lên lớp vài buổi cho đỡ phí công 4 năm học nghề sư phạm và cũng là để giữ nghề gia truyền của bố y để lại. Nói cũng lại một nỗi đam mê chứ y chẳng giàu nghèo gì mỗi buổi lên lớp chỉ vài trăm bạc. Nói cái gì mà mình thấy có ích với đời, có vui thú cho mình là được. Cuộc đời không phải cái gì đâu đó mới cao sang?




Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Gặp lại

Ngót 25 năm ngày ra trường, đứa nào cũng già đi, con cái đã lớn nhưng đứa nào cũng như trẻ lại. Ôn lại kỷ niệm một thời, đói ăn, đói học. Những lỗi lầm cũng được bỏ qua, thể tất. Vẫn mày tao chi tớ như xưa

Vẫn cổng trường xưa nhưng tên ĐHSP Việt Bắc thân thương đã được đổi thành ĐHSP Thái Nguyên


Hơn 24 năm trước



50 năm thành lập khoa Lịch Sử


Về thăm mẹ


Rặng cau trên 40 tuổi



Cùng các thầy cô tại Văn phòng khoa



Vẫn còn tòa nhà hiệu bộ 3 tầng


Văn phòng các khoa bây giờ


Hải Yến, ngày ấy - bây giờ



Tuấn Anh: xưa và nay



Nhà thí nghiệm ngày xưa và bây giờ



Trước cửa Văn phòng Khoa




Tụ tập sân trường


"Y đứng giữa giảng đường hôm nay ..."




Đường tròn TN bây giờ

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Hơn 20 năm gặp lại

Ra trường 24 năm, hôm nay mới gặp lại "Dũng đen" khoa Sử sau y một khóa ngay trước thềm kỷ niệm 50 năm thành lập khoa.
Hắn cũng bỏ nghề và hiện là Phó Bí thư Huyện ủy Bắc Quang nơi hắn ở
Vẫn dáng vóc, hình ảnh như xưa

Tranh thủ làm kiểu ảnh kỷ niệm hơn 20 năm ra trường, khác khóa nhưng cùng phòng ký túc xá


Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Mới đó đã 30 năm

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới đó mà đã 30 năm ngày y từ làng Chiềng bỡ ngỡ lên tỉnh đèn sách theo nghề của cha. Lúc đó với tâm lý của một kẻ nhà quê ra tỉnh, y cảm thấy rất oai với cái mác SINH VIÊN, giờ đã thành cựu.
Có Giấy mời rồi đây, chuẩn bị mà đi thôi


Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Đón Trung thu bên bờ Cửa Lục

Đã nhiều Trung thu y đi công tác không đón Tết trung thu ở nhà
Lần này là đón Trung thu bên bờ Cửa Lục, nơi khi xưa là bến phà Bãi Cháy đã đi vào lịch sử và ký cứ của nhiều người dân Hồng Gai và kể cả y khi học lớp 6 đã được đến đó dự trại hè cháu ngoan Bác Hồ mùa hè năm 1983. Làm con cá Hói nướng cùng tôm phơi khô nướng cháy chấm tương ớt Mường Khương với bia Sài Gòn xanh cổ rụt, ngắm vịnh Hạ Long trong gió thu lồng lộng, phía trên đầu là cáp treo 2 cabin sức chứa trên 200 người chạy đi chạy lại qua vịnh lên khu vui chơi Sun Wheel do Sun group đầu tư mới thấy tầm nhìn của nhưng người có tiền và luôn bắt tiền đẻ ra tiền. Cầu Bãi Cháy được trang trí bởi dàn đèn trang trí cung của Sun group tài trợ đẹp có phần hơn cả cầu Sông Hàn Đà Nẵng mà nghe nói số tiền chỉ bằng nửa nếu nhà nước đầu tư. Cũng nghe khi thi công cầu bằng loại beton chết ngay lập tức có 1 kỹ sư Nhật Bản và  1 công nhân Việt Nam ngã vào trụ cầu phía Hồng Gai và hóa thân luôn vào cầu, R.I.P họ, cầu mong linh hồn họ siêu thoát và cây cầu trở thành đền và lăng mộ của họ. Chỗ đất đắc địa bến phà cũng sắp bị Vingroup thôn tính, nhiều dự án được triển khai hoành tráng nghe đâu cũng có công của ông Bí thư luân chuyển vừa về Trung ương. Họ còn đầu tư bãi biển nhân tạo, bệnh viện nghỉ dưỡng. Lại nghe ông chúa đảo nổi tiếng cũng sắp sửa đi làm thuê trên chính hòn đảo của ông khởi nghiệp, cuộc sống vốn vận động liên tục mà!
Y cung nghe đúng hôm ra Quảng Ninh thì cô giáo Phượng khoa Sinh thực tập đồng chủ nhiệm lớp 10a3 trường cấp 3 Lương Ngọc Quyến cùng y năm nào đang từ Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo được bổ nhiệm Hiệu trưởng trường cán bộ Nguyễn Văn Cừ, bèn bấm máy chúc thì cô bạn ngạc nhiên sao biết và đáp rằng, chúc mừng nhưng có người không thích, hoá ra y bị việt vị, he he. À mà tháng sau kỷ niệm 50 năm thành lập trường ĐHSP Việt Bắc không biết các bạn có về dự không nhỉ

Bạn Phượng nhận quyết định bổ nhiệm từ tay Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy




Tấm ảnh chụp y và Phượng đồng chủ nhiệm lớp 10A3 năm 1992, Phượng mặc áo đen còn y đứng khoanh tay hàng thứ 2






Cầu Bãi Cháy về đêm



Trẻ em Hòn Gai đón Trung thu



Vịnh Hạ Long nhìn từ cà phê tầng 21 



Nhậu đêm bên bến phà Bãi Cháy cũ phía Hồng Gai