Người theo dõi

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Ông chủ tịch Hội đồng dân biểu xứ Phù Tang lên Xứ Lạng

Ông Akira Higuchi người sinh năm 1970 Chủ tịch Hội đồng dân biểu tỉnh Fukuoka mới có chuyến viếng thăm Lạng Sơn vào ngày 30, 31/01/2018 đúng vào đợt rét đậm nhất ở Lạng Sơn, Mẫu Sơn xuống đến âm 4 độ. Ông sang Lạng Sơn là đáp lễ chuyến thăm của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn dịp tháng 9 năm 2017, trong đoàn có y - anh giáo làng Chiềng.

Chụp ảnh lưu niệm tại The Pride với người đồng niên ngoại quốc, ông Akira Higuchi




Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

Cái nắp cống

Chỉ là cái nắp công thoát nước đô thị thôi mà
Đây là cái nắm cống bằng gang ở thành phố Lạng Sơn, Việt Nam, chụp 2017


Và đây là cái nắp cống bằng gang ở thành phố Osaka, Japan, chụp năm 2017. Trong nắp là hình thành cổ Osaka, hoa anh đào đặc trưng.


Y vừa đi Trung Quốc về thàng 5/2018
Bổ sung thêm vài cái nắp cống ở Nanning, Guiilin, Kunming, Trung Quốc






Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Kể chuyện Phù Tang qua ảnh

Tokyo sạch đẹp



Nhà hàng Nhật Bản


Nơi diễn tập xử lý sự cố vỡ đường ống nước ở tỉnh Kanagawa


Tượng võ sỹ Samurai ở Công viên Hoàng cung Nhật Bản, thủ đô Tokyo

Đêm mưa Tokyo



Sefie


Làng cổ chân núi Phú Sỹ



Cây Tùng 300 năm tuổi


Trạm số 5, lưng chừng núi Phú Sỹ


Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Trở lại xứ Phù Tang

Hơn 1 năm sau, giáo làng Chiềng lại có dịp quay lại Tokyo, Osaka và thăm nhiều nơi khác của xứ sở hoa anh đào. Vẫn vậy, nhịp sống vội vã công nghiệp. Nhiều sự kỳ bí về phát trien thần tốc của họ mà chưa hiểu được.

Hoàng cung mùa thu 2017...


...và mùa đông 2016


 Cầu Mắt kính trong hoàng cung 2016



...và 2017




Làng cổ dưới chân núi Phú Sỹ 2016




Và cách đây một tuần





Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Núi làng Chiềng và núi Phú Sỹ

Núi làng Chiềng ở tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam còn núi Phú Sỹ (Fuji) ở tỉnh Hakone, Nhật Bản
Núi làng Chiềng dài, cây cối tốt tươi, nhiều sản vật chim thú, cây cối, thực phẩm, lương thực, dược phẩm...
Núi Phú Sỹ tròn chu vi chân khoảng 90 km trên núi mùa đông tuyết trắng, núi là niềm tự hào, là chốn tâm linh của người dân Nhật Bản
Núi làng Chiềng là nơi chắn gió, là chốn mưu sinh của dân làng Chiềng, nơi ẩn náu thời kỳ đánh tây, đuổi Nhật, nơi cung cấp thức ăn mỗi mùa giáp hạt, nơi có nhiều vị thuốc cứu người
Núi Phú Sỹ bao đời nay vẫn phủ trắng tuyết huyền diệu
Núi làng Chiềng bao đời nay vẫn lầm lụi cưu mang dân làng Chiềng đến xác xơ
Đi xa kiếm bát cơm manh áo, mỗi khi về đến đầu làng nhìn ngọn núi thấy nao nao. Không còn những cây nghiến cổ thụ, những mãnh thú thậm chí cả mãnh chúa rừng xanh như hồi đầu thế kỷ trước, vì thế mà chuyện cổ tích cho trẻ em cũng không còn hấp dẫn bởi sự liên tưởng nghèo nàn. Thấy núi làng Chiềng không còn cao và vĩ đại nữa
Người ta giết núi chết dần chết mòn...

Ngồi tựa cửa nhìn rặng núi làng Chiềng



Núi Phú Sỹ nhìn từ khung cửa ô tô


Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Từ cố đô Kyoto về Osaka

Người Nhật có niềm tin là bồn cầu cũng có thần thánh , nên tất cả các nhà vệ sinh đều vô cùng sạch sẽ có nhạc, có điều hoà, có sấy lavabo cho ấm, có xịt nước rửa tự động và có cả loại rô bốt thò thay ra để chùi, he he. Các nhà vệ sinh công cộng không thu tiền và rất rộng rãi và có chỗ cho trẻ em, phụ nữ có thai, con nhỏ và người khuyết tật. Nhà vệ sinh không chung nhà tắm vì họ tin là có vị thần ở trong bồn cầu, rửa bồn cầu là niềm vui, là đi tìm sự may mắn trong công việc đó.

Chùa Vàng Golden Pavillion Temple 


Đi chuyển đến cố đô Kyoto thăm chùa Vàng
Nhật Bản công việc là trên hết, con người làm như máy không có thời gian kể cả thời gian cho chuyện ấy, con cái có nhà trường và xã hội lo nhưng cũng mất rất nhiều tiền. Người Nhật rất sòng phẳng không ai cho ai hay lấy không của ai cái gì, họ được tặng quà thì sẽ tìm cách tặng lại.
Chùa Vàng là chùa nằm bên cạnh hồ nước nhỏ, 2 lầu còn gọi là Golden Pavillion , Bên ngoài dát vàng hoàn toàn trong có tượng nhưng du khách không được vào chỉ đứng xa ngắm và chụp ảnh. Sư ở Nhật rất giàu và vẫn được lấy vợ sinh con để nối nghiệp và cai quản chùa. Giàu vì không phải nộp thuế nên các cô gái rất thích lấy nhà sư. Vé vào cửa làm như chiếc bùa có ghi đại ý Phật sẽ ban phước, bảo bọc cho quý khách nên ai cũng giữ tấm vé đó.

Khu mua sắm Umeda Shisnai-Baishi dài 3km có mái che


Xe Nhật chở khách xuất sang ta thì các hàng ghế sít nhau nhưng ở bên họ thì rộng rãi, thoải mái có cả cửa thoát hiểm. Ghế có tay vin, điều chỉnh, dây bảo hiểm, bàn làm việc và uống nước như trên máy bay. Khi họ sửa đường thì được cảnh báo từ rất xa! có người canh! hàng rào phản quang. Nhà cửa xây đều chống động đất, chủ yếu bằng sắt thép, có khuỷu chống rung lắc. Đường từ Nagoya đến Osaka đi trên cao qua nhiều hầm.... Mặc dù tài nguyên của Nhật rất nghèo, cát cũng phải nhập từ nước ngoài nhưng nhìn các công trình xay dựng thì rất vĩ đại. Kyoto là có đô của Nhật nơi có rất nhiều chùa và nổi tiếng là chùa Vàng và chùa Thanh thủy, sau khi ghé qua Kyoto, giáo làng Chiềng cút về thăm thành cổ Osaka, 3 lớp thành hào vĩ đại mà y chưa nhìn thấy bao giờ với những phiến đá nặng hàng 40 tấn cho thấy sự kỳ vĩ và phi thường của con người. Thôi, chi bằng post cái ảnh lên đỡ phải nói nhiều.
Khu mua sắm    Lại càng Đông đúc dù giá cả không hề dễ chịu nhưng người đông như kiến, tuyệt không thấy trộm cắp, móc túi...hàng hiệu chỉ có xịn, không có fake


Ngoài sân Hoàng cung Nhật Bản, được rải sỏi, xưa kia làm như vậy để khi có ai đến gần sẽ gây tiếng động, các phiến đã tròn ngăn không cho xe vào sân vườn, khi xe nhà vua ra sẽ có người dịch các tảng đá sang bên cạnh


Tokyo Tower


Kiểu như bức thư ở Thủy điện Hòa Bình


Tokyo



Phía sau là Hoàng cung



Thành cổ Osaka 

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Đi Nagoya, thủ phủ của Toyota xem vườn hoa ở Công viên Nabana no Sato (tỉnhMie)

Sáng ra trời đẹp, nắng chứa chan, đi phía nào cung nhìn thấy núi Phú Sỹ vì hình bát úp thang cân, chu vi chan đến 90 Km, trên đỉnh lõm xuống hình cái bát quanh năm có tuyết băng hoặc nước. Trên đó không khí loãng vì cao trên 3000m và là nơi đầu tiên trên thế giới thấy mặt trời mọc, người Nhật cho là linh thiêng và ai cũng muốn một lân fb rong đời được lên đó ngủ để sáng hôm sau thấy mặt trời và cho rằng cuộc sống sẽ may mắn, hạnh phúc. Khu rừng xu g quanh chính là rừng được tả trong Rừng Na Uy. Ở đó do có nhiều nham thạch, quặng sắt nên phá hết sóng điện thoại, la bàn nhiều người vào đó lạc và chết và cũng có nhiều người vào đó tự sát vì sẽ không tìm thấy lối ra. 35000 người tự sát ở Nhật mỗi năm cung là một con số đáng sợ.
Chụp ảnh xong, y rời Hakone đi về cùng Nagoya trên tàu điện cao tốc trên 300km/h. Trải nghiệm xem có giống tàu cao tốc Bắc Kinh - Hàng. Châu không.  Người Nhật đã bắt tay nghiên cứu ngay sau khiển kết thúc chiến tranh 1945 và hoàn thành vào năm 1955, 10 thử nghiệm chạy đi chạy lại không người hàng ngày không xảy ra tai nạn rồi 1964 mới đưa vào chạy thương mại đủ thấy họ coi trọng tính mạng ra sao. Hàng ngày họ rất tiết kiệm, ăn uống đúng và đủ calo không phí phạm nhưng họ sẵn sàng bỏ tiền làm những điều như vậy để kết quả phương Tây cung phải bất ngơi và thốt lên "May mà Châu Á có người Nhật".

Lạnh giá nhưng hễ vào phòng kể cả nhà vệ sinh công cộng đều có lò sưởi, điều hoà ấm áp nên việc bỏ điện hạt nhân là chưa thể. Nhà vệ sinh hay bất cứ noi công cộng nào đều có chỗ cho người khuyết tật sử dụng thuận tiện. Ngoài đường hiếm khi thấy cảnh sát vì sự tự giác của họ cực kỳ cao
Tuyết bắt đầu tan vì trời đã nắng, đường bắt đầu nhớp nháp
Một điều dễ thấy là họ mặc toàn đồ tối màu, nhà cửa cũng vậy, vùng nông thon mái ngói xám xịt không thấy màu đỏ, cảm giác cái gì đó u ám, cam chịu, nhẫn nại ra đường vào quán ăn, nhà ga chỉ trao đổi đủ nghe, ít náo nhiệt không sôi động, kể cả khi đội bóng của họ thi đấu. Đồ đạc cũng đa phần gam màu tối, lạnh.
Các ký hiệu chỉ female bên này là màu đỏ và male là màu xanh, máy bán hàng và các dịch vụ tự động rất nhiều như gửi đồ tự động, mát xa tự động bán nước giải khát tự động...
Tàu đi êm hơn tàu Trung Quốc, trên toa không có tiếng ồn, cứ vài phút lại một có một chuyến nghe nói là của công ty tư nhân. Xe cộ đi lại rất trật tự, khi xe đỗ lại, nhất là xe tải, xe khách khi đỗ xuống là có 2 cục chèn bằng nhựa, có khi không phải  là chỗ dốc.



Tàu cao tốc Shinkansen


Vé tàu 


Nhà ga Kakegawa


 Trong toa tàu


Nhật thì thứ gì cũng tốt, cũng chẳng mang về được thì thôi, họ làm rất hợp lý từ các chi tiết nhỏ nhất giải quyết các nhu cầu tiện lợi của con người. Những nơi công cộng rất sạch sẽ không có rác ni lon, khạc nhổ hút thuốc bừa bãi. Con người lam việc cần cù, lầm lụi, cam chịu như số phận trời định vậy, làm rút hết sức lực nhưng chế độ môi trường tự nhiên xã hội rất tốt, không có đồ giả, làm ấn chụp giật. Mùa đông nhìn càng ảm đảm hơn vì cay cối không xanh tươi, cảnh vật đều xám xịt. Quần áo, ô to, nhà cửa ít có màu sặc sỡ.
Nagoya được biết đến như là quê hương của hãng xe ô tô Toyota, cảng ở đây rất nhiều xe xuất đi thế giới. Nhật bản có 62 nhà máy khắp thế giới, Nhật có 12 còn lại ở các nước trong đó có VN. Nhân công rất cần vì lương cao mà việc độc hại người Nhật không làm vì thế nhiều nhà máy phải đưa ra nước khác. Brazin có 126.000 người, Việt Nam có 26000 người.

Công viên Nabana no Sato


Nhiều kỳ hoa dị thảo

 Hoa anh đào


Rực rỡ


Nhà bếp di động, có cái này đi du lịch thì hay nhỉ


Ông già bên thiếu nữ, he he


Những chiếc xe lạ mắt


Phong cảnh Tokyo


Sân bay Narita


Tòa thị chính Tokyo


Hoa màu đen nữa chứ



Nhìn xuống chân tháp Tokyo

Nào thì quà


Đong xèng