Tân Thanh - Pò Chài chỉ là một cặp chợ đường biên giới Việt Nam - Trung
Quốc. Chợ Tân Thanh thuộc xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng Tỉnh Lạng Sơn.
Vậy mà đã có nhiều cơ quan, nhà báo, tổ chức, cá nhân nhầm nó là thị
trấn biên giới, cửa khẩu quốc gia... với bao nhiêu là hệ lụy vì Tân
Thanh không phải là...như vậy. Nhầm lẫn là bởi đây là cửa khẩu nhộn nhịp
giao thương có ngày hàng ngàn lượt xe qua lại xuất nhập khẩu hàng hóa.
Tuy
vậy Tân Thanh vẫn có chỗ cho nhưng lao động mưu sinh bình thường, lam
lũ vất vả kiếm từng đồng bạc lẻ. Đó là loại xe đạp ba bánh lốp bơm hơi
chở hàng có thùng phía sau cơ chế truyền động bằng xích do người đạp
bằng chân.
Xe đạp lôi có thể chở hàng đến trên 1 tạ (1000kg) của cư dân biên giới.
Xe
này có nguồn gốc sản xuất từ Trung Quốc thường do cư dân biên giới có
giấy thông hành chở hàng (có khi là hàng lậu) tạp hóa sang ta hoặc chở
bia, xì dầu (nước tương), bia Hà Nội, thuốc lá, bánh kẹo Việt Nam sang
phía đối diện). Mỗi ngày cửu vạn có giấy thông hành qua lại biên giới
chở hàng cũng có thể kiếm hai đến ba trăm ngàn đồng nếu như hàng hóa về
nhiều (Bằng lương của chuyên viên chính hoặc quan chức hàng tỉnh nhưng
cũng vất vả lắm lắm, bon chen "đổ mồ hôi, sôi nước mắt") Xem:Đìu hiu chợ cửa khẩu Tân Thanh
Trong ảnh là một thằng cửu vạn xe ba bánh quê Thái Nguyên đang mưu sinh giữa trưa hè nắng gắt ở chợ Tân Thanh 27/5/2011 (Lạng Sơn)
Gã cửu vạn này có vẻ đang học việc vì trông ..lớ ngớ lắm, ế khách vì chưa thấy có hàng phía sau.
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011
Trò chuyện với ĐBQH tỉnh Lạng Sơn
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết là ĐBQH ứng cử ở đơn vị tỉnh Lạng Sơn hai khóa
liền, khóa XI 2002-2007 và khóa XII 20007-2011. ĐB Nguyễn Minh Thuyết đã
để lại nhiều ấn tượng với cử tri và giới truyền thông. Năm nay 63 tuổi,
trong danh sách những người ứng cử ĐBQH khóa XIII người ta không thấy
có tên ông.
Mời bà con xem bài phỏng vấn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết trên Bee.net.vn
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Dạy thụ động, HS làm sao sáng tạo?
"Trong gia đình, người lớn áp đặt trẻ con. Ngoài xã hội, cấp trên bao giờ cũng áp đặt cấp dưới, không thích cấp dưới cãi mình. Cái đó đã tạo thành một sức ì của cả xã hội và trong nhà trường của chúng ta" - GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội trao đổi.
Cả xã hội chạy đua
Ông suy nghĩ thế nào về nền giáo dục Việt Nam hiện nay?
Hiện nay, đang có tình trạng ganh đua của phụ huynh rất ghê gớm buộc các cháu phải học quá nhiều. Học chính khóa, bán trú không đủ còn học thêm rất tràn lan. Ở đây, có tác động xấu của cơ chế thì trường vào trong trường học. Các thầy các cô kêu lương thấp, muốn có thu nhập cao hơn. Nhưng lương các thầy cô bậc tiểu học là 2 - 3 triệu đồng, chưa kể thu nhập khác ở trường, thì mức lương đó cũng không phải là thấp so với mức chung của xã hội. Bây giờ dường như trong cuộc sống mới ai cũng chạy đua với nhau.
Nhưng tôi nghĩ nếu chỉ là chạy đua hay đua tranh nhau thì ít nhiều nó cũng có ý nghĩa tích cực. Nhưng đằng này lại là nạn "chạy điểm", "chạy chỗ", "chạy trường"!.
Chuyện này do nhiều nguyên nhân nhưng không phải chỉ do ngành giáo dục. Bởi khi đời sống khá hơn, bố mẹ có điều kiện quan tâm đến con nhiều hơn.
Vậy ông có thấy nền giáo dục đang có quá nhiều bức xúc: Đầu năm học là nạn chạy trường, chạy lớp, đóng góp quá nhiều; Cuối năm là chuyện thi cử...?
Thực ra ngành giáo dục cũng không đến mức tệ như thế đâu. Nhưng phải nói những năm qua ngành này như là một chỗ để xả, để xì hơi của những những bức xúc. Bây giờ có tâm lý học xong cứ có tiền là được bố trí công tác, người học giỏi lại rất khó xin việc. Tâm lý đó làm hỏng cả một nền giáo dục và đó cũng là cái khổ của ngành giáo dục.
Tôi được biết, có địa phương, để được về dạy tại một trường cấp huyện thôi anh phải bỏ ra tám chục triệu. Hay ở một thành phố miền Trung chẳng phải ghê gớm gì cũng phải mất một trăm, trăm rưỡi mới vào được. Chuyện này đều là thực tế và nguy hiểm hơn, nó tạo ra tiêu cực. Bởi những thầy cô giáo bỏ ra mấy chục triệu hay cả trăm triệu đồng để về dạy ở thành phố anh sẽ phải tìm cách "bóp", "nặn" học sinh, phụ huynh để bù lại khoản đã "đầu tư".
Chậm đổi mới
Việc tạo kỹ năng cho các em chưa tốt có một phần lỗi rất lớn ở phía các thầy cô. Vừa qua, có cô giáo tiếng Anh còn mắng chửi học sinh khi học sinh này góp ý về cách phát âm của cô?
Đúng thế, ngay trong chương trình đại học, nhiều thầy nói tiếng Anh sai bét. Nhưng nguyên nhân của tất cả những vấn đề đó ở đâu? Tôi cho rằng, có nguyên nhân đó là do đổi mới chậm. Chính thầy cô vẫn phải tuyệt đối trung thành với giáo trình, phải theo đúng chương trình sách giáo khoa. Thầy vẫn đóng vai giảng bài cho học sinh, không thoát được ra khỏi giáo án, thì sao học sinh có thể sáng tạo.
Theo dõi tất các cấp học, tôi thấy càng lên cấp cao đổi mới càng mờ nhạt. Giáo viên dạy văn ở phổ thông hiện nay dạy chẳng khác gì mấy chục năm trước. May ra thì có thêm vài cái máy chiếu, có thêm hình ảnh thôi, nhưng cái đó không phải là bản chất của đổi mới.
Nhưng rõ ràng tôi thấy ngành giáo dục của ta kêu gào "thảm thiết" nhiều năm nay rằng: phải đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm?
Sức ì quá lớn của một đội ngũ quá lớn. Tôi vẫn nói, dạy theo kiểu thầy chủ động trò thụ động thì dễ hơn. Còn nếu trò chủ động, thầy thụ động thì khó hơn. Ở đại học có thầy cô nào dám để cho trò chủ động đâu. Nếu để trò chủ động, trên mạng có chuyện gì đó trò đọc được đưa ra hỏi mà thầy không biết là thầy chịu "chết".
Bản thân Bộ Giáo dục & Đào tạo khi đặt ra yêu cầu đổi mới thì nhiều khi cũng lúng túng, chưa biết đổi mới là đổi mới ở khâu nào, đổi mới thế nào. Mở sách giáo viên ra sẽ thấy là chúng ta chưa hướng dẫn được gì nhiều để đổi mới, mà chỉ mới là hướng dẫn nội dung, cách đặt câu hỏi để học sinh trả lời theo hướng này hay hướng kia. Hỏi đáp chưa phải là đổi mới, hỏi đáp thì từ thời tôi đi học đã có rồi. Hơn nữa hỏi đáp và hướng dẫn học sinh phải trả lời theo hướng này, hướng kia chính là một thứ áp đặt.
Chính các cơ quan chịu trách nhiệm hướng dẫn các thầy cô đổi mới cũng đang băn khoăn, chưa biết đổi mới thế nào. Mới chỉ là hô hào đổi mới chung chung chứ chưa đưa ra được những cái cụ thể.
Làm dự án giáo dục
Dư luận cho rằng, bây giờ
những người làm giáo dục không còn tâm huyết như trước. Sách giáo khoa
thì năm nào cũng phải thay đổi, nhưng vẫn có nhiều sai sót, rồi có những
người chuyên làm dự án về giáo dục?
Thực ra thì nói như vậy cũng chưa đúng. Bởi khi có biến đổi về mặt xã hội thì phải chỉnh lý sách giáo khoa, như chỗ này ngày xưa là Hà Tây giờ là Hà Nội thì phải thay đổi chứ. Hay những sai sót phụ huynh, dư luận phát hiện thì phải điều chỉnh. Tôi nghĩ sách giáo khoa thì không đến mức là làm tiền học sinh đâu vì giá rẻ lắm.
Còn câu chuyện về dự án giáo dục thì có đấy. Đó là đưa vào học đường các dự án về phòng chống HIV, về giao thông, kỹ năng sống... Những dự án này làm chương trình nặng lên. Nhưng muốn gì cũng phải có thời gian cho học sinh thở chứ. Bây giờ xã hội có quá nhiều đơn đặt hàng với ngành giáo dục. Tôi cũng có lần nói: sao các vị nhồi nhét học sinh nhiều thế, thì họ nói đấy là dự án. Mà dự án thì có tài trợ.
Xã hội hóa giáo dục thời gian qua đã đem lại một số kết quả đáng khích lệ, bản thân ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Ở nước ta có một nghịch lý, cái đáng xã hội hóa nhanh nhất là kinh tế - tức là sản xuất thì lại rất chậm. Chúng ta đã vào WTO rồi nhưng vẫn ôm ấp, nâng đỡ các tập đoàn sử dụng vốn Nhà nước, bất chấp cả lỗ lãi và nguyên tắc cạnh tranh. Những lĩnh vực Nhà nước phải chịu trách nhiệm bao cấp là chính như giáo dục, văn hóa, y tế... thì mình lại chưa được quan tâm đúng mức. Giáo dục mà làm theo kiểu buông cho thị trường sẽ sinh ra những trường kém chất lượng.
Tất nhiên, chúng ta không ngăn cản người dân bỏ tiền mở mang giáo dục, nhưng không nên buông hẳn ra. Phải đầu tư trường công thật tốt. Ngay Hà Nội có 6 phường ở khu vực phố cổ không có trường tiểu học, có trường mấy chục năm phải học nhờ trong đình làng... Bởi hình như tất cả những địa điểm đẹp nhất của thành phố là nhà hàng khách sạn, những chỗ thu được nhiều tiền...
Vâng. Đúng là như vậy nhưng như ông đã nói ở trên thì để thay đổi được điều đó còn rất khó. Xin cảm ơn ông đã trò chuyện.
Bảo Ngân (Thực hiện)
Mời bà con xem bài phỏng vấn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết trên Bee.net.vn
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Dạy thụ động, HS làm sao sáng tạo?
"Trong gia đình, người lớn áp đặt trẻ con. Ngoài xã hội, cấp trên bao giờ cũng áp đặt cấp dưới, không thích cấp dưới cãi mình. Cái đó đã tạo thành một sức ì của cả xã hội và trong nhà trường của chúng ta" - GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội trao đổi.
Cả xã hội chạy đua
Ông suy nghĩ thế nào về nền giáo dục Việt Nam hiện nay?
Hiện nay, đang có tình trạng ganh đua của phụ huynh rất ghê gớm buộc các cháu phải học quá nhiều. Học chính khóa, bán trú không đủ còn học thêm rất tràn lan. Ở đây, có tác động xấu của cơ chế thì trường vào trong trường học. Các thầy các cô kêu lương thấp, muốn có thu nhập cao hơn. Nhưng lương các thầy cô bậc tiểu học là 2 - 3 triệu đồng, chưa kể thu nhập khác ở trường, thì mức lương đó cũng không phải là thấp so với mức chung của xã hội. Bây giờ dường như trong cuộc sống mới ai cũng chạy đua với nhau.
Nhưng tôi nghĩ nếu chỉ là chạy đua hay đua tranh nhau thì ít nhiều nó cũng có ý nghĩa tích cực. Nhưng đằng này lại là nạn "chạy điểm", "chạy chỗ", "chạy trường"!.
Chuyện này do nhiều nguyên nhân nhưng không phải chỉ do ngành giáo dục. Bởi khi đời sống khá hơn, bố mẹ có điều kiện quan tâm đến con nhiều hơn.
Vậy ông có thấy nền giáo dục đang có quá nhiều bức xúc: Đầu năm học là nạn chạy trường, chạy lớp, đóng góp quá nhiều; Cuối năm là chuyện thi cử...?
Thực ra ngành giáo dục cũng không đến mức tệ như thế đâu. Nhưng phải nói những năm qua ngành này như là một chỗ để xả, để xì hơi của những những bức xúc. Bây giờ có tâm lý học xong cứ có tiền là được bố trí công tác, người học giỏi lại rất khó xin việc. Tâm lý đó làm hỏng cả một nền giáo dục và đó cũng là cái khổ của ngành giáo dục.
Tôi được biết, có địa phương, để được về dạy tại một trường cấp huyện thôi anh phải bỏ ra tám chục triệu. Hay ở một thành phố miền Trung chẳng phải ghê gớm gì cũng phải mất một trăm, trăm rưỡi mới vào được. Chuyện này đều là thực tế và nguy hiểm hơn, nó tạo ra tiêu cực. Bởi những thầy cô giáo bỏ ra mấy chục triệu hay cả trăm triệu đồng để về dạy ở thành phố anh sẽ phải tìm cách "bóp", "nặn" học sinh, phụ huynh để bù lại khoản đã "đầu tư".
Chậm đổi mới
Việc tạo kỹ năng cho các em chưa tốt có một phần lỗi rất lớn ở phía các thầy cô. Vừa qua, có cô giáo tiếng Anh còn mắng chửi học sinh khi học sinh này góp ý về cách phát âm của cô?
Đúng thế, ngay trong chương trình đại học, nhiều thầy nói tiếng Anh sai bét. Nhưng nguyên nhân của tất cả những vấn đề đó ở đâu? Tôi cho rằng, có nguyên nhân đó là do đổi mới chậm. Chính thầy cô vẫn phải tuyệt đối trung thành với giáo trình, phải theo đúng chương trình sách giáo khoa. Thầy vẫn đóng vai giảng bài cho học sinh, không thoát được ra khỏi giáo án, thì sao học sinh có thể sáng tạo.
Theo dõi tất các cấp học, tôi thấy càng lên cấp cao đổi mới càng mờ nhạt. Giáo viên dạy văn ở phổ thông hiện nay dạy chẳng khác gì mấy chục năm trước. May ra thì có thêm vài cái máy chiếu, có thêm hình ảnh thôi, nhưng cái đó không phải là bản chất của đổi mới.
Nhưng rõ ràng tôi thấy ngành giáo dục của ta kêu gào "thảm thiết" nhiều năm nay rằng: phải đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm?
Sức ì quá lớn của một đội ngũ quá lớn. Tôi vẫn nói, dạy theo kiểu thầy chủ động trò thụ động thì dễ hơn. Còn nếu trò chủ động, thầy thụ động thì khó hơn. Ở đại học có thầy cô nào dám để cho trò chủ động đâu. Nếu để trò chủ động, trên mạng có chuyện gì đó trò đọc được đưa ra hỏi mà thầy không biết là thầy chịu "chết".
Bản thân Bộ Giáo dục & Đào tạo khi đặt ra yêu cầu đổi mới thì nhiều khi cũng lúng túng, chưa biết đổi mới là đổi mới ở khâu nào, đổi mới thế nào. Mở sách giáo viên ra sẽ thấy là chúng ta chưa hướng dẫn được gì nhiều để đổi mới, mà chỉ mới là hướng dẫn nội dung, cách đặt câu hỏi để học sinh trả lời theo hướng này hay hướng kia. Hỏi đáp chưa phải là đổi mới, hỏi đáp thì từ thời tôi đi học đã có rồi. Hơn nữa hỏi đáp và hướng dẫn học sinh phải trả lời theo hướng này, hướng kia chính là một thứ áp đặt.
Chính các cơ quan chịu trách nhiệm hướng dẫn các thầy cô đổi mới cũng đang băn khoăn, chưa biết đổi mới thế nào. Mới chỉ là hô hào đổi mới chung chung chứ chưa đưa ra được những cái cụ thể.
Làm dự án giáo dục
Có thể thấy rất rõ, kỹ năng thực hành của học sinh cả phổ thông lẫn đại học còn yếu. Các em học giỏi toán nhưng bảo đo diện tích cái bàn chưa chắc đã làm được, vì không có kỹ năng khái quát hóa để tính. Hay nhiều em học xong không viết nổi một cái đơn. Đấy là do kỹ năng thực tế, thực hành yếu. Có rất nhiều kỹ năng sống các em đã không được dạy, hoặc dạy không đến nơi đến chốn. |
Thực ra thì nói như vậy cũng chưa đúng. Bởi khi có biến đổi về mặt xã hội thì phải chỉnh lý sách giáo khoa, như chỗ này ngày xưa là Hà Tây giờ là Hà Nội thì phải thay đổi chứ. Hay những sai sót phụ huynh, dư luận phát hiện thì phải điều chỉnh. Tôi nghĩ sách giáo khoa thì không đến mức là làm tiền học sinh đâu vì giá rẻ lắm.
Còn câu chuyện về dự án giáo dục thì có đấy. Đó là đưa vào học đường các dự án về phòng chống HIV, về giao thông, kỹ năng sống... Những dự án này làm chương trình nặng lên. Nhưng muốn gì cũng phải có thời gian cho học sinh thở chứ. Bây giờ xã hội có quá nhiều đơn đặt hàng với ngành giáo dục. Tôi cũng có lần nói: sao các vị nhồi nhét học sinh nhiều thế, thì họ nói đấy là dự án. Mà dự án thì có tài trợ.
Xã hội hóa giáo dục thời gian qua đã đem lại một số kết quả đáng khích lệ, bản thân ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Ở nước ta có một nghịch lý, cái đáng xã hội hóa nhanh nhất là kinh tế - tức là sản xuất thì lại rất chậm. Chúng ta đã vào WTO rồi nhưng vẫn ôm ấp, nâng đỡ các tập đoàn sử dụng vốn Nhà nước, bất chấp cả lỗ lãi và nguyên tắc cạnh tranh. Những lĩnh vực Nhà nước phải chịu trách nhiệm bao cấp là chính như giáo dục, văn hóa, y tế... thì mình lại chưa được quan tâm đúng mức. Giáo dục mà làm theo kiểu buông cho thị trường sẽ sinh ra những trường kém chất lượng.
Tất nhiên, chúng ta không ngăn cản người dân bỏ tiền mở mang giáo dục, nhưng không nên buông hẳn ra. Phải đầu tư trường công thật tốt. Ngay Hà Nội có 6 phường ở khu vực phố cổ không có trường tiểu học, có trường mấy chục năm phải học nhờ trong đình làng... Bởi hình như tất cả những địa điểm đẹp nhất của thành phố là nhà hàng khách sạn, những chỗ thu được nhiều tiền...
Vâng. Đúng là như vậy nhưng như ông đã nói ở trên thì để thay đổi được điều đó còn rất khó. Xin cảm ơn ông đã trò chuyện.
Bảo Ngân (Thực hiện)
Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011
GS.TSKH Đặng Vũ Khúc đến Làng Chiềng
GS.TSKH Đặng Vũ Khúc là nhà khoa học địa chất
đầu ngành, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin tư liệu địa chất, Giám đốc
Bảo tàng Địa chất. (Xin xem Chị thấy con cúc đá này có đẹp không?)
Ngày 26/5/2011, GS Khúc đã đến Làng Chiềng dự lễ giỗ lần thứ 24 của người em rể là nhà giáo Nguyễn Vỵ, Huân chương kháng chiến Hạng Nhất, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. GS.TSKH Đặng Hùng Võ cũng có trong chương trình đi nhưng đến phút chót lại bận nên không lên dự giỗ ông chú được.
Dangan BLOG xin giới thiệu một số hình ảnh về GS.TSKH Đặng Vũ Khúc ở Làng Chiềng (xem thêm bài
GS Khúc mời rượu các lão nông làng Chiềng...
GS Khúc chụp ảnh với 3 người em ruột (Từ trái sang: Đặng Đồng Tài, Đặng Thị Nhàn, Đặng Thị Đắc và GS)
Với cháu nhỏ...
Phút chia tay trở về Hà Nội ...
Với chủ blog...
Trước mộ phần nhà giáo Nguyễn Vỵ...
Hỏi han các cháu...
Ông Đặng Đồng Tài tại danh thắng hang Phượng Hoàng (Phú Thượng, Võ Nhai)
Ngày 26/5/2011, GS Khúc đã đến Làng Chiềng dự lễ giỗ lần thứ 24 của người em rể là nhà giáo Nguyễn Vỵ, Huân chương kháng chiến Hạng Nhất, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. GS.TSKH Đặng Hùng Võ cũng có trong chương trình đi nhưng đến phút chót lại bận nên không lên dự giỗ ông chú được.
Dangan BLOG xin giới thiệu một số hình ảnh về GS.TSKH Đặng Vũ Khúc ở Làng Chiềng (xem thêm bài
Đánh sảng ở làng Chiềng ( List of villages in Chiang)
trên Blog này ngày 19/4/2011).GS Khúc mời rượu các lão nông làng Chiềng...
GS Khúc chụp ảnh với 3 người em ruột (Từ trái sang: Đặng Đồng Tài, Đặng Thị Nhàn, Đặng Thị Đắc và GS)
Với cháu nhỏ...
Phút chia tay trở về Hà Nội ...
Với chủ blog...
Trước mộ phần nhà giáo Nguyễn Vỵ...
Hỏi han các cháu...
Ông Đặng Đồng Tài tại danh thắng hang Phượng Hoàng (Phú Thượng, Võ Nhai)
Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011
No dồn đói góp
Xưa. Cái thưở đất nước loạn lạc, mất mùa đói kém "gạo châu, củi quế"
nên người ta chỉ lo đút cái ăn vào dạ dày cho đủ không nghĩ đến lễ
nghĩa, tết nhất. Những ngày tết may lắm thì được mấy cái kẹo cháy nấu
bằng bột mì và đường phên, gói bằng thứ giấy xanh, đỏ người ta vẫn dùng
trong đám ma. Mấy năm gần đây, đất nước thanh bình, của cải dồi dào "phú quý sinh lễ nghĩa",
bọn trẻ mục đồng nhà quê cũng như chốn thị thành cũng được quan tâm,
chăm bẵm nhiều hơn. Tết thiếu nhi1/6, tết Trung thu không còn là của trẻ
con nữa mà là của người lớn để so bì, suy tỵ, tranh thủ hối lộ quan
trên... Ở thành thị, bọn choai choai cũng đi rước đèn, hò hét, uống ruơụ
chật cả phố. Mấy con nặc nô ngồi sau xe đi một bánh gầm rú điên loạn
đến tận nửa đêm.
Xưa chả có mà đút vào mồm, nay thì bánh kẹo cao cấp ê hề, nhà nào cũng đẻ ít con nên có đứa chia ngày ra đi liên hoan không hết nào là cơ quan bố, cơ quan mẹ, nhà trường, khối phố, rồi thì tổ liên gia, hội đồng hương vân vân và vân vân..đều tổ chức liên hoan, phát quà rồi thì bọn chưa chồng cũng đưa cháu, đưa em ...đến cơ quan góp vui. Cơ man nào là quà và phần thưởng....he he, giá mà mình bé lại để làm mục đồng, ôi! sướng!
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai...(16/02/2008)
Xưa chả có mà đút vào mồm, nay thì bánh kẹo cao cấp ê hề, nhà nào cũng đẻ ít con nên có đứa chia ngày ra đi liên hoan không hết nào là cơ quan bố, cơ quan mẹ, nhà trường, khối phố, rồi thì tổ liên gia, hội đồng hương vân vân và vân vân..đều tổ chức liên hoan, phát quà rồi thì bọn chưa chồng cũng đưa cháu, đưa em ...đến cơ quan góp vui. Cơ man nào là quà và phần thưởng....he he, giá mà mình bé lại để làm mục đồng, ôi! sướng!
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai...(16/02/2008)
Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 ra đời như thế nào?
Ngày
nay, cứ đến 1/6 hàng năm, chúng ta làm thật nhiều điều để được thấy các em
nhỏ nở những nụ cười rạng rỡ. Bởi vì vào ngày 1/6/1942, một tội ác
không thể dung thứ được đã giáng lên số phận của hàng trăm trẻ em. Nhân
loại tiến bộ rơi nước mắt. Nhân loại quyết định rằng: cần phải có một
ngày nhắc nhở Thế giới Hành động vì Trẻ em!
Vào
rạng sáng ngày 1-6-1942, bọn phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xe (Tiệp
Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại
đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại
tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi
làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xe không còn một bóng người.
Hai năm sau, ngày 10-6-1944, bọn phát xít Đức lại bao vây thị trấn
Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ
nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.
Căm
phẫn trước tội ác dã man của phát xít Đức, cả loài người tiến bộ trên
toàn thế giới đã kịch liệt lên án và đấu tranh để tiêu diệt chủ nghĩa
phát xít. Sau khi phát xít Đức bị đánh bại, Nhà nước Tiệp Khắc đã cho
xây dựng lại làng Li-đi-xe và Đài tưởng niệm để khắc sâu tội ác của bọn
phát xít. Tháng 12-1949, Liên hiệp Hội phụ nữ Á Phi họp ở Bắc Kinh
(Trung Quốc) đã đề nghị và được Liên đoàn phụ nữ Dân chủ thế giới nhất
trí chọn ngày 1-6 hàng năm làm ngày Quốc tế Thiếu nhi, nhằm nhắc
nhở nhân dân toàn thế giới nhớ đến vụ thảm sát Li-đi-xe và Ô-ra-đua của
bọn phát xít, và hành động để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Nào ta cùng bay lên...!
Tiếp theo, tháng 4 năm 1952 tại Viên ( thủ đô nước Áo) đã có cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Hội nghị này đã yêu cầu tất cả Chính phủ các nước đặt ra những Pháp luật cho nước mình nhằm đảm bảo hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em, đòi cấm dùng những phát minh khoa học vào mục đích chiến tranh.
Đến năm 1955, Đại hội các bà mẹ của hầu hết các nước trên thế giới họp tại Moskva đã tố cáo bọn đế quốc âm mưu gây lại chiến tranh và kêu gọi các bà mẹ khắp năm châu xiết chặt thêm hàng ngũ đấu tranh cho một nền hòa bình bền vững trên đất nước.
Từ đó đến nay, những tổ chức phụ nữ thanh niên ở các nước đã lấy ngày 1 - 6 làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới.
Ở nước ta, từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 1- 6 đã được tổ chức hàng năm và trở thành ngày hội chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ măng non cho Tổ Quốc. Nhà nước ta cũng ban hành Pháp lệnh về chăm sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng coi trách nhiệm vẻ vang ấy là của toàn dân.
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em- Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Từ 15/5 đến 30/6 được coi là Tháng Hành động vì trẻ em Việt Nam. Năm 2004, Quốc hội nước ta ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Gồm: những quy định chung, các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các điều khoản thi hành.)
Bể bơi dành cho thiếu nhi
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011
Đố ai bằng tớ!
He he, sắp bầu cử các kiểu rồi nhể, bởi nhà y sát với địa điểm bầu
cử (cách khoảng trên 10 mét) nên khỏi nói bà con cũng biết y sẽ đi
thực hiện cái quyền của y vào lúc nào. (Loa ầm ĩ từ hôm nay rồi)
Y rất tự hào vì còn giữ được tất cả các Thẻ cử tri từ khi đủ tuổi à mà quên, cái thẻ đầu tiên được cầm là vào năm 1989 khi còn là sinh viên đã bị thu lại rùi. Không phải cái đứa nào cũng chấp hành pháp luật tốt như Y đây đâu nhá! Nói cho mà biết!
Ke ke...sau này thể nào bọn Bảo tàng lại chả tìm y để xin mấy cái thẻ này làm sưu tập hiện vật.
Một số hình ảnh bầu cử sáng 22/5 ở khu của y.
Kiểm tra thùng phiếu trước khi bầu.
Chờ lấy phiếu bầu
Xem tiểu sử các ứng viên
Năm 1994
Năm 1997
Năm 2007
Năm 2011
Lại còn được mời khai mạc nữa nhá.
Y rất tự hào vì còn giữ được tất cả các Thẻ cử tri từ khi đủ tuổi à mà quên, cái thẻ đầu tiên được cầm là vào năm 1989 khi còn là sinh viên đã bị thu lại rùi. Không phải cái đứa nào cũng chấp hành pháp luật tốt như Y đây đâu nhá! Nói cho mà biết!
Ke ke...sau này thể nào bọn Bảo tàng lại chả tìm y để xin mấy cái thẻ này làm sưu tập hiện vật.
Một số hình ảnh bầu cử sáng 22/5 ở khu của y.
Kiểm tra thùng phiếu trước khi bầu.
Chờ lấy phiếu bầu
Xem tiểu sử các ứng viên
Năm 1994
Năm 1997
Năm 2007
Năm 2011
Lại còn được mời khai mạc nữa nhá.
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011
Hôm nay, kỷ niệm 24 năm ngày mất ông giáo Vỵ
Hôm nay, tròn 24 năm ngày mất của ông giáo Vỵ, làng
Chiềng, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (21/5/1987 -
21/5/2011).
Ông giáo Vỵ là tên mà dân làng thường gọi. Tên thật là Nguyễn Vỵ, sinh ngày 01/01/1934, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông cơ sở Lâu Thượng, từ trần ngày 21/5/1987 (nhằm ngày 24/4 âm lịch) do lâm trọng bệnh.
Ông giáo Vỵ là tên mà dân làng thường gọi. Tên thật là Nguyễn Vỵ, sinh ngày 01/01/1934, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông cơ sở Lâu Thượng, từ trần ngày 21/5/1987 (nhằm ngày 24/4 âm lịch) do lâm trọng bệnh.
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011
Đìu hiu chợ cửa khẩu Tân Thanh
Tân Thanh là chợ cửa khẩu lớn nhất tỉnh Lạng
Sơn, cách TP Lạng Sơn khoảng 30km, cách Hà Nội khoảng 180km, chừng hơn 3
giờ xe ô tô. Cách đây 20 năm thì Tân Thanh là bản Nà Lầu hoang vu với
toàn bãi sắn, nương ngô. Giờ đây thì đã khác, Tân Thanh từng được mệnh
danh là "thiên đường mua sắm" với
chợ cửa khẩu Tân Thanh, chợ Sài Gòn - Hữu Nghị, Trung tâm thương mại
Hồng Công, Trung tâm thương mại Việt - Trung với hàng ngàn quầy hàng.
Đông đúc nhất là vào khoảng tháng 9 ta trở đi đến khi vào hạ, khi đó
khách hàng chen lấn xô đẩy để mua hàng theo phong trào, theo tâm lý đám
đông mà có khi mua về không biết để làm gì. Người bán không kịp bán,
không kịp trả lời mặc dù nhiều mặt hàng nói thách đến 100% và hơn thế
nữa nhưng người ta vẫn chen lấn mua bằng được như có ma ám. Bãi xe rộng
mênh mông sức chứa hàng ngàn chiếc là vậy mà có khi không thể tìm được
một chỗ đỗ. Tân Thanh còn có Chùa Phật Quang Sơn mới khởi công với số
vốn đầu tư lên đến hơn nửa ngàn tỷ đồng. Tân Thanh hôm qua tôi lên đìu
hiu, các chủ hàng bắc quạt nằm ngủ hoặc đánh bài, nhiều quầy hàng trùm
bạt, hững hờ với việc bán mua, chắc họ đã kiếm đủ cho cả năm vào dịp vừa
rồi. Nhiều quầy hàng di động nghêng ngang bán hàng giữa đường phố.
Nhưng nói thách thì vẫn thế không hạ chút nào....
Đường xá trước cổng chợ vắng vẻ (19/5/2011)
Phía sau lại càng vắng hơn, người bán thì nhiều người mua thì ít
Đường xá trước cổng chợ vắng vẻ (19/5/2011)
Phía sau lại càng vắng hơn, người bán thì nhiều người mua thì ít
Đìu hiu chợ cửa khẩu Tân Thanh
Tân Thanh là chợ cửa khẩu lớn nhất tỉnh Lạng
Sơn, cách TP Lạng Sơn khoảng 30km, cách Hà Nội khoảng 180km, chừng hơn 3
giờ xe ô tô. Cách đây 20 năm thì Tân Thanh là bản Nà Lầu hoang vu với
toàn bãi sắn, nương ngô. Giờ đây thì đã khác, Tân Thanh từng được mệnh
danh là "thiên đường mua sắm" với
chợ cửa khẩu Tân Thanh, chợ Sài Gòn - Hữu Nghị, Trung tâm thương mại
Hồng Công, Trung tâm thương mại Việt - Trung với hàng ngàn quầy hàng.
Đông đúc nhất là vào khoảng tháng 9 ta trở đi đến khi vào hạ, khi đó
khách hàng chen lấn xô đẩy để mua hàng theo phong trào, theo tâm lý đám
đông mà có khi mua về không biết để làm gì. Người bán không kịp bán,
không kịp trả lời mặc dù nhiều mặt hàng nói thách đến 100% và hơn thế
nữa nhưng người ta vẫn chen lấn mua bằng được như có ma ám. Bãi xe rộng
mênh mông sức chứa hàng ngàn chiếc là vậy mà có khi không thể tìm được
một chỗ đỗ. Tân Thanh còn có Chùa Phật Quang Sơn mới khởi công với số
vốn đầu tư lên đến hơn nửa ngàn tỷ đồng. Tân Thanh hôm qua tôi lên đìu
hiu, các chủ hàng bắc quạt nằm ngủ hoặc đánh bài, nhiều quầy hàng trùm
bạt, hững hờ với việc bán mua, chắc họ đã kiếm đủ cho cả năm vào dịp vừa
rồi. Nhiều quầy hàng di động nghêng ngang bán hàng giữa đường phố.
Nhưng nói thách thì vẫn thế không hạ chút nào....
Đường xá trước cổng chợ vắng vẻ (19/5/2011)
Phía sau lại càng vắng hơn, người bán thì nhiều người mua thì ít
Đường xá trước cổng chợ vắng vẻ (19/5/2011)
Phía sau lại càng vắng hơn, người bán thì nhiều người mua thì ít
Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011
Thích Ca cũng đội mũ bảo hiểm
Trong ảnh là một bức tượng tôi chụp được ở phố cổ Hội An chiều ngày 04/5/2011, có cả địa chỉ hẳn hoi.
Tôi không có bình luận gì cả, bà con thấy thế nào?
Tôi không có bình luận gì cả, bà con thấy thế nào?
Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011
...du hý tiếp tục
Lâu lâu cũng muốn viết tý chút nhưng ba hoa xích tốc thì không có thời
gian, còn viết bài nghiên cứu chuyên môn thì lười đánh máy quá, thôi
...tiếp tục du hý ...lúc nào hứng chí lên thì ngồi gõ vậy. Nhiều vấn đề
hay như phết, tỷ như hát quan làng trong đám cưới người Tày, tục làm ma
khô của người Dao...
Hẹn khi khác!
Cầu vào bản nhỏ
Phút tự do cuối cùng...
Thâm sơn cùng cốc
Ánh mắt trẻ thơ
Không ai muốn thế...
Lớp học vùng cao vắng quá
Một cô, hai lớp với 05 học trò
Xưa...
...và nay
Hẹn khi khác!
Cầu vào bản nhỏ
Phút tự do cuối cùng...
Thâm sơn cùng cốc
Ánh mắt trẻ thơ
Không ai muốn thế...
Lớp học vùng cao vắng quá
Một cô, hai lớp với 05 học trò
Xưa...
...và nay
CHÀO MỪNG 34 NĂM NGÀY QUỐC TẾ BẢO TÀNG 18.5.1977 - 18.5.2011
Kể
từ năm 1977, Hội đồng Bảo tàng quốc tế (ICOM) tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc
tế Bảo tàng (International Museum Day - IMD), dịp đặc biệt dành cho
cộng đồng bảo tàng quốc tế. Trong dịp này, các bảo tàng tham gia giới
thiệu các hoạt động văn hóa của mình. Ngày Quốc tế bảo tàng cũng là cơ
hội để những người làm bảo tàng gặp gỡ với khách tham quan bảo tàng.
Theo
truyền thống, Ngày Quốc tế bảo tàng được tổ chức xung quanh ngày 18
tháng 5. Dịp kỷ niệm có thể kéo dài trong một ngày, hoặc một tuần với
mục tiêu tập trung vào phương châm : Bảo tàng là một phương tiện
quan trọng của giao lưu văn hóa, làm giàu nền văn hóa và phát triển hợp
tác lẫn nhau, hiểu biết và hòa bình giữa các dân tộc.
Hàng
năm, Ban tư vấn của Hiệp hội Bảo tàng quốc tế - ICOM đề xuất một chủ đề
cho các hoạt động chuyên môn nhằm tăng cường công tác nghiên cứu, sưu
tầm, trưng bày và giới thiệu để bảo tàng thực sự là một nhân tố nòng cốt
của xã hội. Chủ đề được đề xuất cho năm 2011 là “Bảo tàng và Ký ức – Museum & Memory”,
nhằm tạo điều kiện cho các bảo tàng giới thiệu cho khách tham quan khám
phá những câu chuyện ẩn chứa sau các sưu tập hiện vật của bảo tàng,
đồng thời, thông qua đó, khách tham quan có thể nhớ lại những ký ức của
bản thân và mối liên hệ với những hiện vật đó, những hiện vật biểu hiện
cho tự nhiên, con người và di sản văn hóa của nhân loại.
Như mỗ đây xin nhiệt liệt chúc mừng những người làm công tác bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam nhân ngày Quốc
tế bảo tàng!
Du khách chụp ảnh lưu niệm trước Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị (11/4/2011)
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011
Nữ du kích Bắc Sơn được gặp Bác Hồ
Vài
lời thưa trước: Nhân dịp kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
kính yêu 19/5/1890 - 19/5/2011, Dangan BLOG xin đăng lại bài viết nhân
kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Bác trên Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng tháng
5/2005.
MẨU CHUYỆN CẢM ĐỘNG CỦA NGƯỜI NỮ DU KÍCH BẮC SƠN NĂM XƯA VỚI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.
Trong chuyến đi điền dã để lấy tư liệu về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn tôi đã
có dịp được trò chuyện với các cụ lão thành cách mạng và nghe kể lại câu chuyện
cảm động của bà Hoàng Thị Từ, vợ của đồng chí Dương Văn Vân, du kích Bắc Sơn ở
Lân Pán, xã Hữu Vĩnh (nay thuộc xã Tân Lập, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) trong
lần bà vinh dự được về gặp Bác Hồ tại thủ đô Hà Nội.
Gia đình đồng chí Dương Văn Vân là cơ sở cách mạng, nơi đi về, che dấu
đồng chí Trường Chinh và các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng từ thời kỳ
trước khi xảy ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ngày 27 tháng 9 năm 1940. Vợ con đồng chí
đều giác ngộ và một lòng đi theo cách mạng. Sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra ít
lâu, thực dân Pháp và bọn tay sai phản động hoàn hồn, chúng bắt đầu tập trung
lực lượng khủng bố cách mạng quy mô lớn vào khu căn cứ du kích Bắc Sơn – Võ
Nhai, hòng tiêu diệt cứu quốc quân và phong trào cách mạng ở Bắc Sơn – Võ Nhai;
lùng bắt các cán bộ lãnh đạo, cơ quan đầu não của Đảng để làm tan rã phong trào
cộng sản ở Đông Dương. Đây cũng là thời kỳ khó khăn của phong trào cách mạng ở
Bắc Sơn. Địch thẳng tay khủng bố, một số gia đình cơ sở cách mạng và các gia
đình của cứu quốc quân đều bị bắt. Gia đình đồng chí Dương Văn Vân cũng bị địch
bắt lên đồn Mỏ Nhài tra tấn rất dã man. Kẻ thù vô cùng thâm độc và nham hiểm,
chúng đã treo ngược đồng chí Dương Văn Vân và hai con lên xà nhà đánh đập tra
khảo và bắt bà Hoàng Thị Từ chứng kiến nhằm đánh vào tình cảm của người phụ nữ,
hòng khai thác nơi ở cũng như cơ sở cách mạng ở Bắc Sơn, nhưng với lòng căm thù
giặc và bản lĩnh cách mạng cùng với tinh thần cảnh giác trước sự mua chuộc của
kẻ thù của người phụ nữ dân tộc Tày, bọn chúng đã không khai thác được gì hơn,
kể cả sau này khi chồng bị địch bắt đi Lạng Sơn rồi bị kết án tù hai mươi năm,
chống án giảm bảy năm, bị chúng đưa đi tù đày khắp Sơn La, Hà Nội, người phụ nữ
quả cảm ấy vẫn vượt qua mọi cam go, thử thách.
Năm 1963, khi nước nhà đã độc lập và Miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ
nghĩa, bà vinh dự được về Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, được chụp ảnh chung
với Người. Sau này bà kể lại rằng, lần ấy gặp Bác được Bác ân cần hỏi han cuộc
sống, sức khỏe của bà và của nhân dân Bắc Sơn.
Điều làm cho bà cảm động và nhớ nhất là Bác hỏi là nước nhà bây giờ đã
độc lập rồi, cô ước mong gì nhất? Rất mộc mạc bà trả lời rằng cháu chỉ muốn
được xem chiếc máy bay hình dáng ra sao mà kẻ thù lại đem đi càn quét, ném bom
giết hại đồng bào mình. Còn hơn cả mong đợi Bác đã cho bà đi máy bay từ sân bay
Bạch Mai, Hà Nội đến Hải Phòng và tham quan Bến Sáu Kho, cảng Hải Phòng để
chứng kiến sự đổi thay của đất nước mà nhân dân ta đã phải hy sinh biết bao
xương máu mới dành được độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội.Đã hơn ba mươi năm Bác của chúng ta đã đi xa, người nữ du kích ấy cũng đã trở thành người thiên cổ nhưng câu chuyện cảm động ấy như mới diễn ra ngày hôm qua. Tâm hồn và nhân cách vĩ đại của Hồ Chủ tịch luôn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.
Xứ Lạng, vào hạ 2005
Nguyễn Đặng Ân
Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2011
Bộ ảnh đám cưới GS Đặng Hùng Võ
Tôi nhận được "giấy mời tới dự tiệc chứng kiến tình yêu đã viên thành" của
GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường và
nghệ sỹ đàn dân tộc Nguyễn Hồng Ánh ngày 23/3/2011 (nhằm ngày 19 tháng 2
Tân Mão) tại khách sạn Daewoo. Đây là bộ ảnh do tôi chụp chủ yếu phản
ánh anh em, gia đình của chú rể. Một số ít ảnh có tôi trong đó do tôi
nhờ người khác chụp.
Mời các bạn cùng xem.
Dàn nhạc trước giờ khai tiệc
Cô dâu và ba ông chú ruột của GS.TSKH Đặng Hùng Võ (Từ trái sang: NGƯT Đặng Quế Phan, Nguyên GĐ xí nghiệp sứ Bát Tràng Đặng Đồng Tài, GS.TSKH Đặng Vũ Khúc)
Phút khai tiệc
Cùng bạn bè...
Anh em, họ hàng chia vui
Cùng các chú, cô, thím ruột của GS Võ
Cùng các anh em con cô, dì, chú, bác...
Quang cảnh bữa tiệc
Cùng bạn bè cô dâu, chú rể (Người có bộ râu trắng "dài đến rốn" đứng giữa là GS Văn Như Cương)
Mời các bạn cùng xem.
Dàn nhạc trước giờ khai tiệc
Cô dâu và ba ông chú ruột của GS.TSKH Đặng Hùng Võ (Từ trái sang: NGƯT Đặng Quế Phan, Nguyên GĐ xí nghiệp sứ Bát Tràng Đặng Đồng Tài, GS.TSKH Đặng Vũ Khúc)
Phút khai tiệc
Cùng bạn bè...
Anh em, họ hàng chia vui
Cùng các chú, cô, thím ruột của GS Võ
Cùng các anh em con cô, dì, chú, bác...
Quang cảnh bữa tiệc
Cùng bạn bè cô dâu, chú rể (Người có bộ râu trắng "dài đến rốn" đứng giữa là GS Văn Như Cương)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)