y mời bà con đọc lại:
Bắc Sơn là một
huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp huyện Võ Nhai, Thái
Nguyên, phía Nam giáp Hữu Lũng, Bắc giáp Bình Gia và đông giáp Văn Quan. Bắc
Sơn có địa hình dốc nghiêng về phía Tây Nam và nằm trong vòng cung núi đá
vôi Bắc Sơn – Ngân Sơn chạy từ Cao Bằng qua Lạng Sơn. Lạng Sơn cùng với
Cao Bằng là hai tỉnh có nhiều núi đá vôi nhất trong khu vực Việt Bắc. Về
mặt hóa học thì thành phần chủ yếu của đá vôi là các bon nát can xi (CaCO2
). Các bon nát khi tác dụng với a xít thì bị a xít ăn mòn. Khi đá vôi gặp
nước mưa là nước có tính chất a xít nhẹ nên đá vôi bị hòa tan nhưng quá trình
này xảy ra rất chậm vì thế trải qua hàng chục triệu năm, nước mưa chảy thấm vào
các kẽ nứt của núi đá vôi đã tạo thành những hang động rộng và những đường hầm
ngoắt ngoéo có nước chảy trong đó. Chính vì nguyên nhân trên mà sơn khối đá vôi
Bắc Sơn – Ngân Sơn chạy qua tỉnh Lạng Sơn thuộc các huyện Bắc Sơn, Bình Gia,
Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng ước chừng 1500km2 có vô số các hang động, mái đá
tạo thành nhiều danh thắng tuyệt đẹp và là chỗ trú ngụ sinh sống rất tốt của
người tiền sử trên đất Lạng Sơn. Có những di chỉ như hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai
(xã Tân Văn, huyện Bình Gia) có niên đại cách ngày nay tới 475.000 năm.
"Nói có sách...
Văn hóa Bắc Sơn là nền văn hóa muộn hơn văn hóa Hòa Bình rất tiêu biểu và có vị trí quan trọng trong thời đại đồ đá ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này được các nhà khảo cổ học biết đến và đặt tên từ đầu thế kỷ XX – địa danh một huyện ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn: Bắc Sơn.
Văn hóa Bắc
Sơn được biết đến lần đầu tiên ở Lạng Sơn do nhà địa chất học người Pháp
H.Mansuy phát hiện và khai quật từ năm 1906 và công bố năm 1909 ở hang Thẩm
Khoách gần phố Bình Gia. Đến những năm 1922 – 1923 H.Mansuy lại tiếp tục khai
quật ở một số di chỉ khác như hang Kéo
Phầy, Đồng Thuộc và khai quật lại hang phố Bình Gia.
Sau đợt khai
quật này M. Colani lại tiếp tục có phát hiện và tiến hành khai quật lại nhiều
di chỉ khác ở Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng, Chi Lăng… Dựa vào các kết quả đã thu
được với những kết quả thám sát và nghiên cứu của cộng sự M.Colani, H. Mansuy
đã nghiên cứu và công bố một loạt các địa điểm phát hiện di tích văn hóa Bắc
Sơn năm 1925 và nhận định rằng văn hóa Bắc Sơn thuộc về sơ kỳ thời đại đồ đá
mới có niên đại cách ngày nay 8.000 đến 10.000 năm. Di chỉ văn hóa Bắc Sơn phân
bố ở khu vực Đông Bắc với mật độ khá dày tại các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái
Nguyên và cả Hà Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An v.v…Cuộc khai quật mới đây
của Viện Khảo cổ học (Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia) năm 1999
tại di chỉ Đán Cúm (Hà Giang) cũng đã tìm thấy những công cụ có dấu vết mài của
nền văn hóa Bắc Sơn đó là “Dấu Bắc Sơn”.
Những nghiên
cứu và công bố tư liệu của các nhà khảo cổ học “nghiệp dư” H.Mansuy và M.Colani
(Họ vốn là các nhà địa chất học) không tránh khỏi các sai lầm về học thuật, tuy
nhiên sau này đã được các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, bổ sung
hoàn chỉnh. Liên tục trong những năm 1961, 1963, 1967, 1968, 1984, 1996, 1997
Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, trường Đại học Tổng hợp, Viện Khảo cổ học, Bảo
tàng tổng hợp Lạng Sơn đã tiến hành nhiều đợt khảo sát quan trọng về văn hóa
Bắc Sơn đặc biệt là cuộc khai quật di chỉ Hang Dơi xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn năm
1984 đã thu được những kết quả quan trọng.
...mách có chứng"
H. Mansuy và
M.Colani đã phát hiện và công bố có đến 43 địa điểm của nền văn hóa Bắc Sơn
phân bố chủ yếu ở Lạng Sơn và một số di chỉ ở Thần Sa – Võ Nhai, Thái Nguyên.
Tại các địa điểm này các nhà khoa học đã thu được nhiều di vật có những di vật
giống như các di vật đã thu được từ các di tích của nền văn hóa Hòa Bình như
công cụ chặt thô, nạo chày nghiền, bàn nghiền, công cụ hình hạnh nhân…Có những
di vật được xem như những công cụ tiêu biểu của nền văn hóa Bắc Sơn là rìu Bắc
Sơn, dấu Bắc Sơn. Những chiếc rìu mài lưỡi này xuất hiện vào loại sớm nhất ở
châu Á và thế giới với số lượng rất lớn. Trình độ phát triển kỹ thuật chế tác
công cụ và đồ trang sức đã ở mức độ cao và tiêu biểu nền nông nghiệp trồng trọt
đã phát triển và manh nha sự thuần dưỡng động vật chuyển từ kinh tế “chiếm
đoạt” sang kinh tế sản xuất.
Xin trở lại
vấn đề di tích văn hóa Bắc Sơn ở Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung. Trên
địa bàn phân bố của các di chỉ văn hóa Bắc Sơn hồi đầu thế kỷ các nhà khảo cổ
Pháp phát hiện và thống kê được 43 địa điểm trong đó phần lớn phân bố ở Lạng
Sơn (ở các huyện Chi Lăng, Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng). Theo số liệu thống kê
của Bảo tàng tổng hợp Lạng Sơn năm 1996 thì tính đến thời điểm này có hơn 40
điểm ở các huyện Bình Gia 3 địa điểm, huyện Bắc Sơn 4 địa điểm, huyện Hữu Lũng
15 địa điểm, huyện Văn Quan 5 địa điểm, huyên Chi Lăng 4 địa điểm và 8 địa điểm
chưa xác định được ở đâu do tài liệu của H.Mansuy và M. Colani để lại không ghi
cụ thể và có phần thất lạc. Một số địa danh lại bị các nhà khoa học phiên âm từ
tiếng dân tộc và đọc chệch đi nên rất khó xác định vị trí và tiếp tục nghiên
cứu.
Năm 1996 các
nhà khảo cổ lại phát hiện thêm hai di tích văn hóa Bắc Sơn ở huyện Bắc Sơn là
Lân Xóm và Tin Vận nhưng mới là thám sát chứ chưa khai quật. Duy chỉ có Hang
Dơi ở thôn Kha Hạ, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn đã khai quật, nghiên cứu tỉ mỉ khoa
học và quy mô- các hiện vật thu được lưu giữ tại Viện Khảo cổ học, Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Bắc Sơn.
Hầu hết các di
tích văn hóa Bắc Sơn trên đất Lạng Sơn đều là các mái đá và hang đá thấp gần
nguồn nước như sông, suối, tầng văn hóa dày và đã được các nhà khoa học trước
kia và hiện nay thám sát và khai quật. Nhìn chung cửa hang cao, thoáng, tầng
văn hóa dầy, hầu như di chỉ nào cũng có vỏ ốc, xương động vật thải ra từ quá
trình ăn uống của người cổ. Tầng văn hóa dày, các di vật thu được khá phong phú
như rìu mài, dấu Bắc Sơn, nạo, công cụ chặt đập. Những công cụ, di vật này đã
được Tổng cục địa chất tiếp quản của thực dân Pháp và giao cho Bảo tàng Lịch
sử. Các di vật này đều được Bảo tàng tỉnh phối hợp với các huyện, thị đã kiểm
kê khoa học bước đầu, lập hồ sơ danh mục và quy hoạch hướng bảo vệ, tu bổ, tôn
tạo và đăng ký sếp hạng, quản lý bảo vệ cấp tỉnh, cấp Bộ. Trong những năm tới
sẽ tiếp tục tiến hành khai quật một số địa điểm có dấu hiệu giá trị khoa học
cao như ở Ngườm Sâu, Nà Ngụm (Chi Lăng). Lập Hồ sơ khao học trình Bộ Văn hóa
Thông tin xếp hạng di chỉ Hang Dơi xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn. Các di chỉ đã được
kiểm kê đều được các đại phương có kế hoạch bảo vệ và chưa có di tích văn hóa
Bắc Sơn nào bị xâm phạm hoặc sử dụng vào mục đích khác. Một số di tích đã được
cắm biển báo, biển bảo vệ và điền tên trên Bản đồ du lịch Lạng Sơn. Để phát huy
tốt tác dụng và giá trị của các di chỉ của nền văn hóa Bắc Sơn nổi tiếng, nền
văn hóa đã được mệnh danh là “cách mạng
đá mới” (Revolution Neolithique) cần phải đầu tư cho việc tiếp tục phát
hiện, nghiên cứu, tu bổ tôn tạo và xã hội hóa công tác bảo tồn di tích, nâng
cao trình độ cán bộ văn hóa ở các địa phương, lập bản đồ di tích khảo cổ nền
văn hóa Bắc Sơn trên đất Lạng Sơn có đối sánh trong khu vực. Làm được như vậy
là chúng ta đã thiết thực kỷ niệm một thế kỷ phát hiện nền văn hóa này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét