Người theo dõi

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Nào, cùng hành xác...

Mấy hôm rồi có dịp đi "phượt" ở vùng cao. Tâm trạng, cảm xúc nhiều chiều lẫn lộn như một nồi lẩu. Định bụng viết một bài dài dài hầu bà con nhưng nghĩ lại viết sao cho hết được những vui buồn, thú vị, sự vô tư, phóng khoáng cùng những nỗi nhọc nhằn gian khó của người dân vùng sơn cước nên post mấy tấm ảnh này lên thay cho những lời muốn nói.

Y chọn chỗ khô ráo nhất để cười gượng làm kiểu ảnh kỷ niệm




Trẻ em vẫn đi học, cô giáo vẫn đến trường dù mưa trơn...



Mặt đường đất đỏ nhuyễn như cháo, trơn và lầy



Vừa mưa, vừa trơn và ...tắc đường



Các xe máy phải nép vào để tránh



Xe lấm lem bùn đất



Lúa đương thì con gái...



Không còn có thể đọc được biển số phía trước của xe nữa




Đường hay ruộng?



Cô giáo này quê lúa Thái Bình, 31 tuổi đời nhưng đã có 8 năm gắn bó với các em nhỏ vùng cao biên giới, cách nhà cô khoảng 400 km. Lý do thật giản dị là cô giáo cũng sinh ra từ nông thôn (Theo lời cô) nên thương các em nhỏ...



Còn rất nhiều ảnh đẹp và thú vị nhưng do dung lượng > 2MB nên chưa nén để up lên được để sau vậy.

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Muốn làm người tốt mà khó thế sao...?

Cư dân mạng mới đây lại sửng sốt, phẫn nộ khi xem clip bé gái Yue Yue 2 tuổi bị xe cán tại thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. 18 người đã dửng dưng đi qua nơi em bé nằm nguy kịch, chỉ khi bà nhặt rác Chen Xianmei là người thứ 19 mới dừng lại để cứu giúp. Tuy nhiên một tờ báo cho hay bà  Chen Xianmei đã phải bỏ về quê vì dư luận và những lời thị phi về hành động đáng quí của bà. Hai ngày sau đó, em bé đáng thương đã qua đời.
Ở Việt Nam, bức xúc vì người tham gia giao thông không chịu nhường đường cho các xe ngược chiều, một thanh niên đã dùng điếu cày đập vào người đi đường để … phân làn. Kết quả là tình trạng lộn xộn đã được vãn hồi. Một người dân gần nơi anh ta làm việc cho biết sau khi clip được người dân tung lên mạng và có cán bộ công an hỏi thăm anh cũng phải về quê vì sợ mất việc.
Căn nguyên của nó là từ sự vô cảm của xã hội, là sự định chế của pháp luật, xã hội. Cứu giúp một người "phúc đẳng hà sa" nhưng cứu giúp người nhất là người bị tai nạn giao thông có khi lại là "làm ơn nên oán" nên dần dần người ta sợ liên lụy chứ cũng không hẳn là vô cảm. Khi tai nạn xảy ra thay vì bảo vệ và cứu giúp tài sản người bị nạn một số người lại rất nhiệt tình thu dọn chiến trường và mang về nhà mình cất giữ, bảo quản và...sử dụng.
Ở Thủ đô, nếu đường vắng mà bạn dừng xe khi đèn đỏ dễ bị chửi là hâm, điên và bị xe sau thúc còi giục đi.
Hình như người ta đang lạnh lùng vô cảm hơn với đồng loại trong cuộc sống bon chen, toan tính?
Hình như những việc làm tốt rất bình thường đang dần trở nên hiếm hoi và bị người đời nhìn với ánh mắt xa lạ?
Ý của bạn thế nào???

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Thư phương xa

Tôi mới nhận được thư phương xa nên xin đăng lại bài này đã đăng từ 22/4/2011 (Có sửa đổi, bổ sung..hix hix)

Đây là bức thư của bạn tran tien dat


chai bia

FROM:
TO:
Thursday, October 13, 2011 10:31 AM
tôi tình cờ đọc được cái này http://vn.360plus.yahoo.com/anvpqh/article?mid=194&fid=-1
bạn có thể share cho tôi cái vỏ chai bia trên để cho vào bộ sưu tập được không? 
tôi ở miền nam bạn cần gì thì tôi có thể giúp

Và đây là bài viết đã đăng:

Hiện vật quý - chai bia BGI cổ niên đại 1875

Đăng ngày: 16:05 22-04-2011
Thư mục: Lịch sử
Hôm rồi dọn nhà mới thấy cái chai bia lăn lóc góc nhà, nhặt lên xem thì thấy là lạ không biết được sản xuất năm nào, có ghi Sài Gòn 1875, Đây là chai bia của hãng B.G.I có biểu tượng con cọp, lô gô, chữ trên thân chai đều in bằng sơn nổi nhưng rất chắc vì không thấy bị bong tróc. Các thông số trên thân chai bằng tiếng Pháp. Các vỏ chai bia hiện nay đều dán nhãn bằng giấy. Chai bằng thủy tinh màu hồng đỏ rất đẹp. Loại bia này hình như mới tái xuất tại Việt Nam mới đây mà hiện nay chỉ thấy dân miền Trung sử dụng.

Mặt có hình vẽ (Ảnh trên) có ghi:


MARQUE  DÉPOSSEE

BIERE DE LUXE

"33"

EXPORT

BRASSERIES  & GLACIERES

, DE  L' INDOCHINE

BGI

Mặt có chữ (Ảnh dưới) ghi:

BIÈRE
FABRIQUÉE AVEC DES MALTS
D'ORGES SÉLECTIONNÉES ET DES
HOUBLONS DES CRUS LES PLUS
RENOMMÉS
*
BRASSERIES ET GLACIÈRES
DE L' INDOCHINE
SAIGON
ANCIENS E TS V.LARUE
ETABLIS AU VIET - NAM DEPUIS
1875
Ai quan tâm xin mời liên hệ với chủ nhân (anvpqh@yahoo.com).




Vỏ chai bia 33ml



Thời buổi công nghệ mà cán bộ Bảo tàng vẫn xử lý hiện vật như mẹ đĩ nhà cháu đang tẽ ngô ở nhà quê ý.


Xài chùa...

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Góp bàn xung quanh một số bào ca dao nói về Xứ Lạng

Lạng Sơn, một vùng văn hóa truyền thống từ lâu đời với cái tên thường gọi thân quen: Xứ Lạng. Xứ Lạng được nhắc đến nhiều trong thư tịch cổ với tư cách là tâm phên dậu của đất nước, nơi diễn ra nhiều cuộc bang giao, nhiều chiến trận lịch sử nổi tiếng. Xứ Lạng còn là nơi hấp dẫn du khách. Ca dao về Xứ Lạng chủ yếu nói về cảnh đẹp, sự trù phú của một vùng biên cương.

Bài này của giáo làng Chiềng được đăng trên tạp chí văn nghệ Xứ Lạng số 72, tháng 10 -1999






Theo văn bản đầy đủ nhất cho đến nay là cuốn Tục ngữ ca dao Việt  Nam của Vũ Ngọc Phan[r bản in năm 1998 (Lần in thứ 11) 832 trang của Nhà Xuất bản Khoa học xã hội thì Xứ Lạng được xuất hiện trong ca dao đến 12 lần trong đó co một số lần lặp lại và một số bản khác (Dị bản). Với nhiều nét phản ánh đa dang, phong phú, trong đó có hai ca dao tiêu biểu được nhắc lại nhiều lần đó là:

Đường lên Xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng
Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờ
Bụng anh vẫn thẳng như tờ giấy phong

Cặp lục bát cuối có khi lại chép là:

Anh chớ thấy em lắm bạn mà ngờ
Bụng em vẫn thẳng như tờ giấy phong
(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam - Vũ Ngọc Phan trang 272)

Bài ca dao cũng được nhắc đến nhiều và được yêu thích hơn cả đó là:

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên Xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò

Riêng bài ca dao này đã được nhiều người biết đến vì nó là ca dao mang tính phổ biến rộng rãi không cục bộ như dân ca. Và cũng nhiều nhà nghiên cứu tốn giấy mực về nó. Đây là một bài ca dao tiêu biểu và nó có sự phát triển vận động dích dắc, phức tạp luôn được chắp nối. Đây cũng là một đặc điểm của thi pháp ca dao nhưng với bài này nó đặc sắc hơn cả.
Tiến sỹ Phan Đăng Nhật (Viện nghiên cứu văn hóa dân gian) đã sưu tầm được 26 lần xuất hiện của 2 câu ca dao: "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa- Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh" với một cấu trúc ổn định trong các trường hợp khác nhau. Và ông xếp cái trường hợp đó vào 7 loại cấu trúc.
Trong những dị bản đó thì có bản dài nhất gần 8 cặp lục bát (từ 16 câu) xuất hiện lần đầu vào 1910 trong sách Quốc phong thi tập hợp thái. Lúc đầu trong ca dao cơ sở có lẽ chỉ có một hoặc ba cặp lục bát như kể trên sau đó được bổ sung và chắp nối liên tục, vận động và trở thành một bài ca dao hoàn chỉnh gồm 16 câu như sau:

Thứ nhất thì bầu Chi Lăng
Thứ nhì cây khế, Đồng Đăng Kỳ Lừa
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Em lên Xứ Lạng cùng Anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò
Gánh vàng đi đổ sông Ngô
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương
Lên chùa thắp một nén hương
Khấn trời cúng bụt bốn phương chùa này
Tôi đi tìm bạn tôi đây
Bạn tôi thấy khó, bạn nay không chào
Chắp tay vái lạy con sào
Nông sâu đã biết, thấp cao đã từng.

Xâu chuỗi lại chúng ta có thể thấy đây là bài ca dao tả cảnh và cũng là câu chuyện tình của cặp trai gái mà cô gái ở miền xuôi lên theo "Anh" sinh sống. Cảnh đẹp, người đẹp thơ mộng, phố Kỳ Lừa lại là chốn phồn hoa đô hội. Anh con trai đã mải chơi bời vui vẻ quên hết lời thề ước hẹn ngày xưa. Cuộc đời từ chỗ êm đẹp nay đã rơi vào bế tắc, khiến cho người vợ đau khổ ngày đêm tơ tưởng người trong mộng:

Gánh vàng đi đổ sông Ngô
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương

Chưa hết, cô còn đi lễ chùa, khấn Phật cho cô tìm thấy chồng và kéo lại phía mình, nhưng sự giàu sang đã làm cho người chồng quên hết tình nghĩa vợ chồng ngày xưa
Chỉ một bài ca dao thôi đã cho chúng ta thấy sự sầm uất của phố xá miện sơn cước, với những danh lam thắng cảnh, sản vật và cả một câu chuyện tình lý thú.
Trong số các bài ca dao nói về Xứ Lạng thì cặp lục bát:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanhxuất hiện với tần suất dày đặc trong các bài ca dao. Kể cả ca dao mới danh từ Xứ Lạng cũng xuất hiện không ít lần ví dụ như:

Đường về Xứ Lạng mù xa
Có về Hà Nội với ta thì về
Hay là
Em lên Xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Ai lên Xứ Lạng cùng anh
Thăm quân du kích thăm thành Bắc Sơn
Đường lên Xứ Lạng bao xa
Cách một trái núi với ba quãng đồng

Nhiều bài ca dao ngoài cái hay cái đẹp về mặt văn học và ngôn từ còn ẩn chứa nhiều câu hỏi về lịch sử, văn hóa chẳng hạn câu "kìa núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ" Vậy sao có tên Thành Lạng, Núi Thành Lạng ở đâu, sông Tam Cờ là sông nào mà nay không còn gọi nữa? Thật là một điều thú vị với các nhà nghiên cứu.
Trong ca dao kháng chiến chống Pháp cũng ít nhất có ba lần nhắc đến các địa danh ở Lạng Sơn (Tất nhiên là trừ Xứ Lạng ) đó là Bắc Sơn, Đèo Khách, Lũng Vài, những nơi đã làm cho kẻ thù khiếp sợ.
Những bài ca dao về Xứ Lạng hình như nó có một phong vị riêng có đại từ danh xưng rõ ràng, những đại từ, danh từ phiếm chỉ rất ít. Thường là cụm đại từ anh và em. Xin lưu ý rằng ngày xưa danh xưng như vậy không hề phổ biến mà thường là ai, mình, ta, người ta, người ấy, chàng, nàng hay các đại từ phiếm định khác chẳng hạn:

- Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trảy nước non Cao Bằng

- Khăn đào vắt ngọn cành mơ
Mình xuôi đằng ấy bao giờ mình lên

Hoặc là:

- Mấy khi rồng gặp mây đây
Để rồng than thở với mây vài lời
Nữa mai rồng ngược mây xuôi
Biết bao giờ lại nối lời rồng mây.

Ca dao về Xứ Lạng còn rất nhiều chưa thể sưu tầm và nghiên cứu được hết. Mới đi vào đã thấy mênh mông, chỉ xin góp bàn một đôi lời rất mong có nhiều ý kiến khác nữa.

                                                                                        Xứ Lạng đầu đông 1999

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Lỡ hẹn mất rồi!

Lại lỡ hẹn mất rồi, nào có dễ gặp! 23 năm ngày nhập trường. 45 năm ngày thành lập Trường Đại học Sư phạm  Việt  Bắc!
Đấy là mình còn đi học muộn một năm.
Cũng muốn gặp lắm nhưng mình không vượt qua được chính mình!
Đã lỗi hẹn với lớp 23K2, những giáo viên Lịch sử, mà mới đây các học sinh (Không phải của mình) toàn điểm 0 (Không) môn Sử khi lai kinh ứng thí
Lý do cũng dễ hiểu nhưng không dễ nói ra. Nói thật thì không ai thông cảm, nói dối thì mình không thông cảm cho chính mình. Thôi thì lại đành lỡ hẹn với các bạn lớp Sử 23K2 thân yêu và các bạn blogger khi nói rằng gặp nhau về thì up ảnh lên cùng xem.
Bảo thằng Trường kều làm "quan" ở Bộ  Giáo dục và Đào tạo có chụp ảnh họp lớp thì gửi chưa thấy nó hồi âm. Lại nhớ nó gọi điện giữa đám bạn bè cười nói ông ổng, bảo mày làm Lớp trưởng hô hào mọi người rồi không đi; đem con bỏ chợ thì giải thể mẹ cái lớp này đi, hèn lắm, cũng tức. Mà xin lỗi thầy Trường kều quê Hà Bắc nhá, giải thể thế léo nào được, có phải tao thành lập ra cái lớp này đâu, mà mày cũng là Lớp trưởng năm thứ hai đấy nhá.
Lại nhớ thằng Hùng "ngạnh" (vì nó ngang ngạnh") Yên Bái làm thơ Bút tre đểu:

"Khi tàu đến ga Trung Gia (Trung Giã)
Anh Trường quần chổng rất là khó đi"

Hỏi cái "Hà Gia" quê Hoàng  Liên Sơn (giờ giang hồ đất Cảng, í quên giáo viên đất Cảng) rằng có mấy đứa đi họp lớp thì nó bảo hỏi làm léo gì, chúng nó đang rủa mày. Ừ thì đứa nào chửi đưa máy đây tao nghe nốt! Cái Hà gọi điện thoại cho thằng Hùng "ngạnh" (Nay là giáo viên CĐSP Yên Bái - ghê chưa?) thằng  Hùng bảo gọi cho thằng  Ân bảo không đi nên nó cũng không đi thế là chúng nó càng tức.
Mới thế mà đã già nó hết mẹ cả rồi!, vào cơ quan đã lác đác có đứa gọi bằng chú, cải chính không được.
Xem: Họp lớp, Ai biết địa chỉ các bạn lớp mình thì bổ sung vào nhé!

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Sính chữ và loạn chữ

Ai cũng biết là Bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn có 29 chữ cái. Các chữ cái ấy kết hợp với các thanh được ghép với nhau (dĩ nhiên là phải theo quy tắc) tạo nên từ ngữ phong phú và vô cùng đẹp đẽ như bây giờ. Sơ sơ như cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (Chưa phải Đại từ điển Tiếng Việt ) do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 cũng có đến 39.924 mục từ.
Chưa kể hàng ngày có biết bao ngôn ngữ hay là từ ngữ không có trong từ điển vẫn được dùng và một phạm vi nhỏ có thể hiểu góp phần làm vẩn đục Tiếng Việt. Đó có thể kể là ngôn ngữ đường phố, ngôn ngữ nghề nghiệp, ngôn ngữ học đường, ngôn ngữ của tuổi teen, ngôn ngữ mạng hay đơn thuần chỉ là sự lai căng hay quy ước trong phạm vi một gia đình, một nhóm bạn.
Ấy cũng là một cái nạn nhưng cái nạn trầm kha hơn là tệ sính chữ hay sính từ. Có anh thì thích đao to, búa lớn nói toàn những từ hàn lâm, người khác khó hiểu thế là thích, có anh lại hay tầm chương trích cú lôi ông này ông nọ ra rồi cắm câu của mình vào mồm các đấng bậc tiền nhân. Có bác lại thích các điển cố thời Tào, Ngu, Xuân Thu, Chiến Quốc... họặc tự sáng tác ra những từ ngữ vô nghĩa, vô hồn...và chỗ nào cũng phải chèn vào như thể vậy mới sang. Một dạo người ta sính từ trung tâm, rồi thì quốc gia, chất lượng cao, quốc tế, phân khúc thị trường, phối kết hợp..v v và v v..nghe...thối không chịu được.
Có một chặp, Bộ Dê dưới cũng đã có sáng kiến bỏ chữ Y dài, hình như các bác í thấy thừa vì nó đồng âm với chữ i ngắn, vậy là có vài bác ba máu sáu cơn đòi đại diện cho một sắc tộc vùng cao phản ứng dữ dội rằng làm thay đổi tên của họ, rằng tên dân tộc họ không thể đồng danh với "cái đó" được...làm cho các bác í rụt vòi lại. Mới đây, nghe đâu lại có một số bác làm nghề dạy chữ kiếm được cái đại dự án đề xuất rằng thêm vào bảng chữ cái chuẩn các chữ J, F, Z...(mà thêm mấy chữ vào cũng là tiêu tiền cả đấy) ặc ặc ặc...loạn chữ mất rồi!

STT Chữ cái Phát âm trước 1945 Phát âm sau 1945
1 A/a a a
2 Ă/ă á á
3 Â/â
4 B/b bờ
5 C/c cờ
6 D/d dờ
7 Đ/đ đờ đê
8 E/e ơ e
9 Ê/ê
ê
10 G/g gờ giê
11 H/h hờ hát
12 I/i i i
13 K/k kờ ca
14 L/l lờ lờ/en-lờ
15 M/m mờ mờ/em-mờ
16 N/n nờ nờ/en-nờ
17 O/o o o
18 Ô/ô ô ô
19 Ơ/ơ ơ ơ
20 P/p pờ
21 Q/q quờ qui
22 R/r rờ rờ/e-rờ
23 S/s ết ét/ét-xì
24 T/t tờ
25 U/u u u
26 Ư/ư ư ư
27 V/v vờ
28 X/x ít ích-xì
29 Y/y i gờ-rếch i dài

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Gà phải gáy Ò ó o...

Thấy bố hát khe khẽ: "Con gà gáy le té le te sáng rồi ai ơi. Gà gáy té le té sáng rồi ai ơi" (Dân ca Cống Khao). Cu Tơn đang học lớp Chồi nhắc:
Gà phải gáy ò ó o... chứ bố!?
Bé chỉ biết gà gáy ò ó o như cô dạy, nên bé thấy bố hát thế là sai
Nghĩ cho cùng, có người (lớn) chỉ biết có một mà không biết có hai nhưng không thể vì thế mà đem chuyện người lớn ra so với trẻ con được.




Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

TẾT TRÔNG TRĂNG

Lại sắp đến Tết Trung thu! Bọn trẻ con rất háo hức. Người lớn cũng đang đánh đu với Têt Trung thu. Có cái bánh nghe đâu giá đã lên cả nửa ngàn Mỹ kim!  (Xem ở đây)
Tiện dân nghe thấy mà choáng, suýt ngã lăn ra đất, he he!
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của Trung Hoa. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Sau này người Việt tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc. Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.

Trung thu người ta thường làm gì?

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn Người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình". Nay thì hát bài "Chiếc đèn ông sao" của nhạc sỹ Phạm Tuyên cũng vui vẻ nhộn nhịp "kích động" như phết!
Điểm danh rồi ra rước đèn ông sao nào...

Thưởng Nguyệt

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Trung thu xưa chỉ có gần đến ngày mới nhớ đến, âu cũng bởi cuộc sống quá khó khăn. Nỗi lo cơm áo, gạo tiền làm cho người ta quay cuồng vất vả lo đủ đổ cái ăn vào mồm. Tết cũng chỉ có bánh quy làm bằng bột mì pha bột sắn với đường phên cứng quèo "ném chó, chó chết". Đèn ông sao, mặt nạ cũng hiếm và chủ yếu là tự làm. Nhớ những năm cuối thế kỷ trước, trẻ em khắp nơi rước đèn đón tết Trung thu bằng vỏ hộp xà phòng kem, vui thật!
Đánh sảng ở làng Chiềng ( List of villages in Chiang)