Người theo dõi

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Sính chữ và loạn chữ

Ai cũng biết là Bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn có 29 chữ cái. Các chữ cái ấy kết hợp với các thanh được ghép với nhau (dĩ nhiên là phải theo quy tắc) tạo nên từ ngữ phong phú và vô cùng đẹp đẽ như bây giờ. Sơ sơ như cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (Chưa phải Đại từ điển Tiếng Việt ) do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 cũng có đến 39.924 mục từ.
Chưa kể hàng ngày có biết bao ngôn ngữ hay là từ ngữ không có trong từ điển vẫn được dùng và một phạm vi nhỏ có thể hiểu góp phần làm vẩn đục Tiếng Việt. Đó có thể kể là ngôn ngữ đường phố, ngôn ngữ nghề nghiệp, ngôn ngữ học đường, ngôn ngữ của tuổi teen, ngôn ngữ mạng hay đơn thuần chỉ là sự lai căng hay quy ước trong phạm vi một gia đình, một nhóm bạn.
Ấy cũng là một cái nạn nhưng cái nạn trầm kha hơn là tệ sính chữ hay sính từ. Có anh thì thích đao to, búa lớn nói toàn những từ hàn lâm, người khác khó hiểu thế là thích, có anh lại hay tầm chương trích cú lôi ông này ông nọ ra rồi cắm câu của mình vào mồm các đấng bậc tiền nhân. Có bác lại thích các điển cố thời Tào, Ngu, Xuân Thu, Chiến Quốc... họặc tự sáng tác ra những từ ngữ vô nghĩa, vô hồn...và chỗ nào cũng phải chèn vào như thể vậy mới sang. Một dạo người ta sính từ trung tâm, rồi thì quốc gia, chất lượng cao, quốc tế, phân khúc thị trường, phối kết hợp..v v và v v..nghe...thối không chịu được.
Có một chặp, Bộ Dê dưới cũng đã có sáng kiến bỏ chữ Y dài, hình như các bác í thấy thừa vì nó đồng âm với chữ i ngắn, vậy là có vài bác ba máu sáu cơn đòi đại diện cho một sắc tộc vùng cao phản ứng dữ dội rằng làm thay đổi tên của họ, rằng tên dân tộc họ không thể đồng danh với "cái đó" được...làm cho các bác í rụt vòi lại. Mới đây, nghe đâu lại có một số bác làm nghề dạy chữ kiếm được cái đại dự án đề xuất rằng thêm vào bảng chữ cái chuẩn các chữ J, F, Z...(mà thêm mấy chữ vào cũng là tiêu tiền cả đấy) ặc ặc ặc...loạn chữ mất rồi!

STT Chữ cái Phát âm trước 1945 Phát âm sau 1945
1 A/a a a
2 Ă/ă á á
3 Â/â
4 B/b bờ
5 C/c cờ
6 D/d dờ
7 Đ/đ đờ đê
8 E/e ơ e
9 Ê/ê
ê
10 G/g gờ giê
11 H/h hờ hát
12 I/i i i
13 K/k kờ ca
14 L/l lờ lờ/en-lờ
15 M/m mờ mờ/em-mờ
16 N/n nờ nờ/en-nờ
17 O/o o o
18 Ô/ô ô ô
19 Ơ/ơ ơ ơ
20 P/p pờ
21 Q/q quờ qui
22 R/r rờ rờ/e-rờ
23 S/s ết ét/ét-xì
24 T/t tờ
25 U/u u u
26 Ư/ư ư ư
27 V/v vờ
28 X/x ít ích-xì
29 Y/y i gờ-rếch i dài

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Gà phải gáy Ò ó o...

Thấy bố hát khe khẽ: "Con gà gáy le té le te sáng rồi ai ơi. Gà gáy té le té sáng rồi ai ơi" (Dân ca Cống Khao). Cu Tơn đang học lớp Chồi nhắc:
Gà phải gáy ò ó o... chứ bố!?
Bé chỉ biết gà gáy ò ó o như cô dạy, nên bé thấy bố hát thế là sai
Nghĩ cho cùng, có người (lớn) chỉ biết có một mà không biết có hai nhưng không thể vì thế mà đem chuyện người lớn ra so với trẻ con được.




Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

TẾT TRÔNG TRĂNG

Lại sắp đến Tết Trung thu! Bọn trẻ con rất háo hức. Người lớn cũng đang đánh đu với Têt Trung thu. Có cái bánh nghe đâu giá đã lên cả nửa ngàn Mỹ kim!  (Xem ở đây)
Tiện dân nghe thấy mà choáng, suýt ngã lăn ra đất, he he!
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của Trung Hoa. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Sau này người Việt tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc. Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.

Trung thu người ta thường làm gì?

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn Người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình". Nay thì hát bài "Chiếc đèn ông sao" của nhạc sỹ Phạm Tuyên cũng vui vẻ nhộn nhịp "kích động" như phết!
Điểm danh rồi ra rước đèn ông sao nào...

Thưởng Nguyệt

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Trung thu xưa chỉ có gần đến ngày mới nhớ đến, âu cũng bởi cuộc sống quá khó khăn. Nỗi lo cơm áo, gạo tiền làm cho người ta quay cuồng vất vả lo đủ đổ cái ăn vào mồm. Tết cũng chỉ có bánh quy làm bằng bột mì pha bột sắn với đường phên cứng quèo "ném chó, chó chết". Đèn ông sao, mặt nạ cũng hiếm và chủ yếu là tự làm. Nhớ những năm cuối thế kỷ trước, trẻ em khắp nơi rước đèn đón tết Trung thu bằng vỏ hộp xà phòng kem, vui thật!
Đánh sảng ở làng Chiềng ( List of villages in Chiang)

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Quốc khánh và Khai trường

QUỐC KHÁNH
Nhà xa nên phải đi xe 3 bánh ra tỉnh lỵ chơi tết Quốc khánh 2/9




KHAI TRƯỜNG
Đón các "tân binh" vào lớp đầu cấp THCS. Nhớ ngày này cách đây 30 năm...



Múa hát chào mừng ngày khai trường



Vì sao chụp tấm ảnh này thì chỉ có y mới biết...

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Ai biết địa chỉ các bạn lớp mình thì bổ sung vào nhé!

Thân gửi các bạn lớp Sử 23K2!

Chuẩn bị cho kỷ niệm 45 năm thành lập Khoa Lịch sử Trường Đại học sư phạm Việt Bắc 1966 -2011, Khoa Lịch sử và Lớp 23K2 sẽ tổ chức Hội Khoa và Lớp (Lớp Sử 23K2 kỷ niệm 23 năm ngày nhập trường) tuy nhiên do có nhiều thay đổi, hiện nay  Ban liên lạc lớp chưa cập nhật được hết địa chỉ của các bạn để Khoa và Lớp có thể gửi Giấy mời đến từng bạn. Bạn nào biết thì bổ sung ngay nhé. Xin cảm ơn!

Sau đây là danh sách:


DANH SÁCH LỚP K 23 KHOA LỊCH SỬ (1988 - 1992)

STT
HỌ VÀ TÊN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
SỐ ĐIỆN THOẠI
1
Nguyễn Xuân Trường
Bộ Giáo dục và Đào tao
0904 692 668
2
Nguyễn Đặng Ân

anvpqh@yahoo.com
Đặng Ân Blog
3
Trần Thị Hải Yến
Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tân Long TP. Thái Nguyên

4
Hứa Khánh Vi
Khoa Xây dựng Đảng - Học viện Hành chính Quốc gia - Hà Nội

5
Trần Thị Thúy
 Hà Nội

6
Đặng Việt Hoàng
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
0912335056
7
Trần Thu
Trường THPT Kiến An - Hải Phòng
0902242709
8
Bùi Thị Tuyết
Trường THPT Gia Lộc – Hải Dương

9
Nguyễn Thị Son
Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, Thái Bình

10
Lương Thanh Tiến
UBND xã  Đồng Tâm, Bình Liêu – Quảng Ninh
0984008867
11
Nông Ngọc Trường
Trường THPT Quảng Uyên - Cao Bằng

12
Nông Tân Thơ
Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thông Nông - Cao Bằng

13
Nguyễn Thị Vân Anh
Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

14
Vũ Thị Phương Anh
Trường THPT Đồng Hỷ - Thái Nguyên

15
Dương Minh Hồng
Trường THPT chuyên Điện Biên

16
Đỗ Thị Hòa
Trường THPT Ỷ La – Tuyên Quang

17
Quách Tuấn Anh
Trường THCS Thanh Định, Định Hóa - Thái Nguyên
0988130774
18
Vi Hồng Phú
Phòng GD ĐT thị xã Cao Bằng
0915938146
19
Vy Huỳnh Thư
Trường THPT Nà Phặc, Bắc Kạn

20
Hứa Thành Trung
Đài Phát thanh - Truyền hình Lạng Sơn
0986547077
21
Nguyễn Thanh Thuyền
Ban Tuyên giáo Huyện ủy Chợ Mới - Bắc Kạn

22
Mã Thị Liên
Phú Lương, Thái Nguyên

23
Nguyễn Thị Hảo
Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cao Bằng

24
Trịnh Ánh Hoa
Trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh Cao Bằng

25
Tạ Hoàng Tám
Làng Lường, thị trấn Đình Cả, Võ Nhai, Thái Nguyên

26
Nguyễn Văn Hùng
Trường CĐSP tỉnh Yên Bái
0912510614
27
Đặng Văn Thanh
Phú Lương, Thái Nguyên

28
Trần Thị Tuyết
Định Hóa, Thái Nguyên

29
Bế Kim Xuyến
Tràng Định, Lạng Sơn

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

No dồn đói góp

Xưa. Cái thưở đất nước loạn lạc, mất mùa đói kém "gạo châu, củi quế" nên người ta chỉ lo đút cái ăn vào dạ dày cho đủ không nghĩ đến lễ nghĩa, tết nhất. Những ngày tết may lắm thì được mấy cái kẹo cháy nấu bằng bột mì và đường phên, gói bằng thứ giấy xanh, đỏ người ta vẫn dùng trong đám ma. Mấy năm gần đây, đất nước thanh bình, của cải dồi dào "phú quý sinh lễ nghĩa", bọn trẻ mục đồng nhà quê cũng như chốn thị thành cũng được quan tâm, chăm bẵm nhiều hơn. Tết thiếu nhi1/6, tết Trung thu không còn là của trẻ con nữa mà là của người lớn để so bì, suy tỵ, tranh thủ hối lộ quan trên... Ở thành thị, bọn choai choai cũng đi rước đèn, hò hét, uống ruơụ chật cả phố. Mấy con nặc nô ngồi sau xe đi một bánh gầm rú điên loạn đến tận nửa đêm.
Xưa chả có mà đút vào mồm, nay thì bánh kẹo cao cấp ê hề, nhà nào cũng đẻ ít con nên có đứa chia ngày ra đi liên hoan không hết nào là cơ quan bố, cơ quan mẹ, nhà trường, khối phố, rồi thì tổ liên gia, hội đồng hương vân vân và vân vân..đều tổ chức liên hoan, phát quà rồi thì bọn chưa chồng cũng đưa cháu, đưa em ...đến cơ quan góp vui. Cơ man nào là quà và phần thưởng....he he, giá mà mình bé lại để làm mục đồng, ôi! sướng!

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai...(16/02/2008)

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Chiến khu Bắc Sơn - Võ Nhai trong cao trào kháng Nhật cứu nước

Thưa trước: Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Quốc khánh 2/9, xin chép lại đôi dòng lịch sử về chiến khu Bắc Sơn - Võ Nhai trong cao trào kháng Nhật cứu nước; đây là hai địa danh đã đi vào lịch sử và ít nhiều gắn bó với chủ nhân blog này.

Đường vào làng Chiềng, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên


Sau khi Nhật đảo chính Pháp, căn cứ chỉ thị của Trung ương liên Tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng đã chủ trương phát động phong trào quần chúng nhân dân nổi dậy giành chính quyền từng phần ở những nơi có điều kiện.
Căn cứ diễn biến tình hình ở chiến khu Bắc Sơn – Võ Nhai, cuộc khởi nghĩa từng phần đã mở ra ở nhiều nơi: Ngày 21/3/1945 giải phóng châu lỵ La Hiên; ngày 24/3/1945, ta đánh chiếm đồn Tràng Xá; ngày 10/4/1945 Cứu quốc quân tấn công đồn Đình Cả giải phóng toàn châu Võ Nhai. Sau khi châu Võ Nhai (Thái Nguyên) hoàn toàn giải phóng, nhiều chiến sĩ Cứu quốc quân là người Bắc Sơn đã trở về giải phóng quê hương. Phong trào cách mạng Bắc Sơn lúc này phát triển mạnh, chính quyền cấp xã của địch đã tan rã không hoạt động. Ở các xã, các tổ chức Việt Minh phát triển rộng khắp, bọn tay sai phản động ở Bắc Sơn vô cùng hoang mang lo sợ. Tình hình ở Bắc Sơn cho thấy điều kiện giành chính quyền trong toàn châu đã chín muồi. Đảng bộ Bắc Sơn đã cử đồng chí Hoàng Quyết đi Đình Cả (Võ Nhai) gặp đồng chí Chu Quốc Hưng đang chỉ huy cứu quốc quân ở đây lên hỗ trợ phong trào cách mạng Bắc Sơn.

Ngày 16/4/1945, một bộ phận cứu quốc quân do các đồng chí Chu Quốc Hưng, Dương Quốc Vinh, Nông Cát Lợi chỉ huy, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng cách mạng địa phương do Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo tiến vào Vũ Lễ. Quân địch đóng ở đồn Quang Thái (Vũ Lễ) bỏ chạy không dám chống cự. Ngày 17/4/1945 ta vượt đèo Canh Tiếm tiến vào giải phóng Vũ Lăng. Tại đây Đảng bộ Bắc Sơn đã cùng với các đồng chí lãnh đạo Cứu quốc quân tổ chức một cuộc mít tinh lớn ở Nam Nhi xã Vũ Lăng, được đông đảo quần chúng ở xã Vũ Lăng và các xã lân cận đến dự rất đông. Tại cuộc mít tinh này, đồng chí Chu Quốc Hưng thay mặt Ban chỉ huy khởi nghĩa đã tuyên bố xoá bỏ chính quyền thực dân địa phương, thành lập Uỷ ban nhân dân lâm thời xã Vũ Lăng. Ngày 18/4/1945, sau khi giải phóng Vũ Lăng, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân ở các xã Hưng Vũ, Vũ Lăng, Bắc Sơn, Chiêu Vũ cùng với một nhóm Cứu quốc quân rầm rộ tiến lên chiếm đồn Mỏ Nhài thu được một số vũ khí của địch. Đồng chí Dương Quốc Vinh được phân công cắm lá cờ của Cách mạng lên nóc nhà cao nhất của đồn. Ngay trong ngày 18/4/1945, Đảng bộ Bắc Sơn đã nhanh chóng phân công từng bộ phận nhỏ về các xã để giải tán chính quyền địch ở cấp xã.

Với việc đánh chiếm châu lỵ Mỏ Nhài và phá bỏ nhà tù Đàng Lang, ngày 18/4/1945 đã đi vào lịch sử của huyện như một sự kiện trọng đại: ngày Bắc Sơn hoàn toàn giải phóng, lá cờ đỏ sao vàng cắm trên nóc nhà cao nhất đồn Mỏ Nhài tung bay trước gió như bài hát Bắc Sơn “Sao vương bóng cờ bay trên chiến khu”. Ngày 1/5/1945 ngày Quốc tế Lao động, Đảng bộ Bắc Sơn đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn với hàng ngàn người tham gia ở sân đình xã Quỳnh Sơn nhằm biểu dương lực lượng cách mạng. Nhân dân các dân tộc trong huyện tin tưởng, phấn khởi biểu lộ tinh thần quyết tâm ủng hộ cách mạng và bảo vệ vững chắc vùng giải phóng.

Vào tháng 5/1945 nhân dân các xã cử đại biểu tham dự hội nghị được tổ chức tại Làng Khau, xã Vũ Lễ để bầu ra Uỷ ban nhân dân lâm thời huyện Bắc Sơn, đồng chí Hoàng Quyết làm chủ tịch. Đó là một ngày hội lớn của nhân dân toàn huyện, lần đầu tiên trong lịch sử huyện Bắc Sơn, người dân bình thường đã có quyền nói lên tiếng nói, nguyện vọng của mình trong công việc của đất nước.

Khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra trước Cách mạng Tháng Tám 5 mùa thu, chiến khu căn cứ địa cách mạng của Đảng hình thành ở Bắc Sơn – Võ Nhai gần 5 mùa thu, bao lần bị dập đi lại nhóm lên vùng căn cứ địa cách mạng này đã giữ vững đến ngày tổng khởi nghĩa. Ngày 18/4/1945 đã bước vào lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Bắc Sơn như một mốc son.

Đầu tháng 8/1945 phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Tổng bộ Việt Minh ra Quân lệnh khởi nghĩa và lời hiệu triệu được phát đi. Ngày 19/8/1945 ta đã giành được chính quyền ở Thủ đô Hà Nội. Cuối tháng 8/1945 ta đã thu được thắng lợi trong toàn quốc, trong đó có sự đóng góp kinh nghiệm của chiến khu Bắc Sơn – Võ Nhai.


Bài viết có tham khảo "Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Sơn."
Xem thêm:

Đánh sảng ở làng Chiềng ( List of villages in Chiang)

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

THÔNG BÁO

Phóng sự ảnh "Nào, cùng du hý" mới được bổ sung thêm ảnh vì hành trình còn chưa kết thúc. Kính mời bà con xem tiếp. Trân trọng cảm ơn!

Nằm võng nhà sàn



"Chuối sau, cau trước"



"Vệt nắng cuối trời"



Rặng chuối bờ sông, nơi Chí - Thị tự tình, tiếc là chưa chụp được cái ảnh lò gạch cũ...



"Chó cắn gióng một là chó cắn ma, chó cắn gióng ba là chó cắn trộm, chó cắn lăn cắn lộn là chó cắn nhau..."



Đặc sản mít quê...



Cây mít trăm năm ấy đây...



Thác Dray Nur, Lâm Đồng



Vinpearn Land, Nha Trang



Sân bay Cỏ ống - Côn Đảo



Thị sát trên sông Sài Gòn



Hành trình vẫn đang tiếp tục....