Ngày thứ 4 đi về tỉnh Hakone có núi Phú Sỹ, trời lạnh âm 1 độ, tuyết bắt đầu rơi, trải nghiệm tuyết thì thích nhưng trời u ám không thấy núi Phú Sỹ, tiếc quá. Mùa Đông phải có đến 60% các tour không thấy núi. Đi trên tàu hải tặc được Nhật mua từ các nước phương Tây về cũng khá thú vị, con tàu này đi trên hồ trên níu nước rất trong chỗ sâu nhất 40m và trung bình là 20m. Lên boong tàu ngắm cảnh thì tuyệt nhưng lại hơi lạnh, mà y lại quên qủa mũ thần thánh ở vali to, tẩm thế không biết.
Rất giống quạt hòm ở làng Chiềng
Tàu hải tặc
Đã đi New Zealand rồi nhưng vẫn mang nhiều quần áo quá, đúng ra chỉ cần 3 bộ là tối đa, cơ mà những đồ underwear đều bỏ đi hết. Khách du lịch đông và hình như phần nhiều là người Trung Quốc. Lối sống Nhật bản ích kỷ và tự lập cao độ và được giáo dục từ lúc trẻ mới lên 3,4 không như ở Việt Nam. Đường phố rất sạch sẽ và người dân có sỹ thức bảo vệ môi trường rất tốt, kể cả tiếng ồn, ở ta thì cả vào Quốc hội cũng chen nhau chứ không nhường bao giờ. Buổi chiều đi thăm khu mua sắm bậc nhất Outlet với nhiều nhãn hàng hiệu nổi tiếng như samsonite, Nike, Addias, Lascotte...Giá cũng hạ bởi là đồ lỗi mốt hoặc lỗi một chi tiết nhỏ nào đấy. Y cũng làm 1 đôi Nike made in Việt Nam.
Núi Phú Sỹ
Sau đó đi thăm một ngôi làng cổ dưới chan núi Fuji, uống nước trào ra từ lòng núi Phú Sỹ để lấy may. Mua vài đồ lưu niệm. Đến khách sạn lại được tắm tiên nước khoáng nóng như hôm ở Odaiba. Công đoạn là vào tắm sạch trước sau đó xuống hồ nước nóng lấy từ lòng đất và dĩ nhiên là k mặc gì, ở đó có ngâm (tuyệt đối k được kỳ cọ) sục, và có cả dịch vụ cá massage chân.
Làng cổ dưới chân núi Phú Sỹ
Khách sạn ít sao và khó đọc hơn k
Keiko plazza. Thiết bị vệ sinh có sưởi ấm, rửa tự động, thích mê! Người Nhật ăn đũa nhưng mỗi người một suất riêng đảm bảo vệ sinh, họ ăn hết chứ k để thừa. Mua hàng dù nhỏ cũng được đóng gói nhưng chủ yếu bằng giấy, rất ít nilon. Gia đình ở Nhật chỉ có 2 thế hệ và nghe nói sau khi cưới rồi thì trung bình 3 tháng họ mới chiến đấu một lần...có ít không nhỉ?
Chân núi Phú Sỹ
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016
Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016
Thăm thú Tokyo
Nhật Bản là đất nước sống có trật tự, Văn minh, 4 quốc tịch hiện đang được Cảnh sát Nhật để ý là Brazin, Hàn Quốc, Trung Quốc và đáng buồn là Việt Nam tiếp sau luôn.
Người nhật làm việc bằng 3, 4 người nước mình và đang già hoá dân số, dễ thấy những người 70, 75 tuổi vẫn lái taxi. Hàng năm có khoảng 35.000 người tự tử vì nhiều lý do khác nhau, kể cả người trẻ do đó các khách sạn đều không được mở cửa sổ dẻ tránh nhảy lầu. Giao thông Nhật cũng đi bên trái nhưng không phải là thuộc địa của phương Tây mà do ngày xưa Sa mu rai đeo kiếm dài chìa ra bên trái, nếu đi bên phải thì sẽ va chạm nhau. Người ta cũng nghiên cứu đi bên trái thì lái xe ô tô sẽ an toàn hơn do tay phải cầm vô lăng sẽ chủ động và khoẻ hơn, mắt phải tinh hơn, đi xe máy chống chân bên trái khó đổ hơn...
Ngoài kia tuyết đang rơi.
Ra cửa hàng UniQlo hàng đầu của Nhật rất nhiều quần áo của Việt Nam, Trung Quốc nhưng không có bán ở nước sản xuất, chất lượng rất tốt, hàng điện tử thì bền đẹp khỏi chê, thực phẩm chức năng cung rất tốt như thuốc ngừa ung thư, tảo biển. Mũ phẩm Shiseido cũng nổi tiếng.
Giáo làng Chiềng cũng nhặt vài thứ gọi là...và y làm gì có tiền.
Nhật là nước có nền nông nghiệp cực kỳ tiên tiến, thực phẩm sạch, không lo như ở ta.
Buổi chiều y có đi qua nhà Quốc hội, vẫn rất nhiều người biểu tình phản đối điện hạt nhân, chiến tranh...
Buổi sáng thăm tháp Tokyo, tháp này xây từ thời chiến tranh do căm ghét chiến tranh nên Nhật quyết định nấu sắt thép từ xe tăng vũ khí để xây và họ mua bản quyền của kiến trúc sư người Pháp Ép - Phen. Tháo cao gần 300m nhưng chỉ cho khách tham quan ở độ cao 150 m và thang máy đi hết 45".
Khu trung tâm cũng có phố đèn đỏ nhưng giáo làng Chiềng không đi thăm nơi đó. Xe taxi bên này do hàng Toyota thắng thầu nên toàn loại Toyota Crown 3.0 đen bóng, xe này có ưu điểm thân rộng, cốp có thể để 3 vali to, hai gương chiếu hậu bố trí trên nắp capo nên góc nhìn rộng, cửa hai bên đóng mở tự động, hành khách và tài xế rất nhàn. Xe chạy bằng gas than thiện môi trường. Tài xế ăn mặc vét rất lịch sự, tay đeo găng trắng. Ngoài đường đi có trật tự rất ít xe máy và xe đạp đi trên vỉa hè, cả ngay không nghe tiếng còi xe.
Thăm đền Asakusa Kannon và làm nghi lễ cầu may mắn
Người nhật làm việc bằng 3, 4 người nước mình và đang già hoá dân số, dễ thấy những người 70, 75 tuổi vẫn lái taxi. Hàng năm có khoảng 35.000 người tự tử vì nhiều lý do khác nhau, kể cả người trẻ do đó các khách sạn đều không được mở cửa sổ dẻ tránh nhảy lầu. Giao thông Nhật cũng đi bên trái nhưng không phải là thuộc địa của phương Tây mà do ngày xưa Sa mu rai đeo kiếm dài chìa ra bên trái, nếu đi bên phải thì sẽ va chạm nhau. Người ta cũng nghiên cứu đi bên trái thì lái xe ô tô sẽ an toàn hơn do tay phải cầm vô lăng sẽ chủ động và khoẻ hơn, mắt phải tinh hơn, đi xe máy chống chân bên trái khó đổ hơn...
Ngoài kia tuyết đang rơi.
Ra cửa hàng UniQlo hàng đầu của Nhật rất nhiều quần áo của Việt Nam, Trung Quốc nhưng không có bán ở nước sản xuất, chất lượng rất tốt, hàng điện tử thì bền đẹp khỏi chê, thực phẩm chức năng cung rất tốt như thuốc ngừa ung thư, tảo biển. Mũ phẩm Shiseido cũng nổi tiếng.
Giáo làng Chiềng cũng nhặt vài thứ gọi là...và y làm gì có tiền.
Nhật là nước có nền nông nghiệp cực kỳ tiên tiến, thực phẩm sạch, không lo như ở ta.
Buổi chiều y có đi qua nhà Quốc hội, vẫn rất nhiều người biểu tình phản đối điện hạt nhân, chiến tranh...
Buổi sáng thăm tháp Tokyo, tháp này xây từ thời chiến tranh do căm ghét chiến tranh nên Nhật quyết định nấu sắt thép từ xe tăng vũ khí để xây và họ mua bản quyền của kiến trúc sư người Pháp Ép - Phen. Tháo cao gần 300m nhưng chỉ cho khách tham quan ở độ cao 150 m và thang máy đi hết 45".
Khu trung tâm cũng có phố đèn đỏ nhưng giáo làng Chiềng không đi thăm nơi đó. Xe taxi bên này do hàng Toyota thắng thầu nên toàn loại Toyota Crown 3.0 đen bóng, xe này có ưu điểm thân rộng, cốp có thể để 3 vali to, hai gương chiếu hậu bố trí trên nắp capo nên góc nhìn rộng, cửa hai bên đóng mở tự động, hành khách và tài xế rất nhàn. Xe chạy bằng gas than thiện môi trường. Tài xế ăn mặc vét rất lịch sự, tay đeo găng trắng. Ngoài đường đi có trật tự rất ít xe máy và xe đạp đi trên vỉa hè, cả ngay không nghe tiếng còi xe.
Thăm đền Asakusa Kannon và làm nghi lễ cầu may mắn
Gần Hoàng cung Nhật Bản
Tượng Nữ thần tự do bên bờ vịnh Odaiba
Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016
Đi về phía mặt trời
Không phải sử thi Tây Nguyên đâu nhé, là giáo làng Chiềng nhân rằm tháng Giêng đi chơi phố thị xứ Phù Tang.
Nhật Bản nếu bay từ Nội Bài đa phần là bay đêm, chỉ có 1 chuyến tầu bay nhỏ đi Osaka thì phải. Y bay chuyến đêm bằng tàu bay B787 mới, nghe nói 2019 cả nước mới có 30 chiếc thì phải, tàu bay êm do áp suất tốt, hành khách không mệt lại rút ngắn quãng đường còn 4hH thay vì 4,5h, báo hại tàu bay về sớm thì hàng ăn lại chưa mở cửa.
Đường từ sân bay Quốc tế Narita về trung tâm Tokyo hết chừng tiếng rưỡi xe buýt. Đường phố sạch, xe tay lái bên phải. Thành phố có 39 triệu dân, trung bình mỗi người chưa có đến 1m vuông đất ở, nên rất nhiều nhà cao tầng và các thành phố ngầm dưới đất, người ta tính mỗi nhịp đèn đỏ có 3 ngàn người dừng lại và ga tàu điện ở Tokyo mối ngày đón 3 triệu lượt khách!
Trái đất to mà nhỏ, dù y chỉ là người làng Chiềng thứ 2 sau cô cháu gái đến Nhật Bản thì giữa thủ đô hàng ngàn cây số vuông vẫn có người gọi tên y, thì ra là đoàn công tác của PCN VPQH PĐT đi công tác.
Thăm hoàng cung với những câu chuyện thú vị, như có hàng ngàn người phục vụ, Nhật hoàng sống cuộc sống không tiêu tiền, không mạng xã hội, không điện thoại, quyền lực cũng không thực tế nhưng tiền cho Bộ máy phục vụ cũng hàng trăm tỷ quy ra tiền ta.Và hàng năm Hoàng cung mở cửa 2 ngày và có hàng vạn người đổ về chỉ mong ước được thấy mặt Nhật Hoàng
Gần Hoàng cung Nhật Bản
Hồ nước trước cửa Hoàng cung
Nhìn thủ đô từ Tháp Tokyo
Giáo làng Chiềng đang trên tháp
Mùa xuân sang có hoa anh đào
Nhật Bản nếu bay từ Nội Bài đa phần là bay đêm, chỉ có 1 chuyến tầu bay nhỏ đi Osaka thì phải. Y bay chuyến đêm bằng tàu bay B787 mới, nghe nói 2019 cả nước mới có 30 chiếc thì phải, tàu bay êm do áp suất tốt, hành khách không mệt lại rút ngắn quãng đường còn 4hH thay vì 4,5h, báo hại tàu bay về sớm thì hàng ăn lại chưa mở cửa.
Đường từ sân bay Quốc tế Narita về trung tâm Tokyo hết chừng tiếng rưỡi xe buýt. Đường phố sạch, xe tay lái bên phải. Thành phố có 39 triệu dân, trung bình mỗi người chưa có đến 1m vuông đất ở, nên rất nhiều nhà cao tầng và các thành phố ngầm dưới đất, người ta tính mỗi nhịp đèn đỏ có 3 ngàn người dừng lại và ga tàu điện ở Tokyo mối ngày đón 3 triệu lượt khách!
Trái đất to mà nhỏ, dù y chỉ là người làng Chiềng thứ 2 sau cô cháu gái đến Nhật Bản thì giữa thủ đô hàng ngàn cây số vuông vẫn có người gọi tên y, thì ra là đoàn công tác của PCN VPQH PĐT đi công tác.
Thăm hoàng cung với những câu chuyện thú vị, như có hàng ngàn người phục vụ, Nhật hoàng sống cuộc sống không tiêu tiền, không mạng xã hội, không điện thoại, quyền lực cũng không thực tế nhưng tiền cho Bộ máy phục vụ cũng hàng trăm tỷ quy ra tiền ta.Và hàng năm Hoàng cung mở cửa 2 ngày và có hàng vạn người đổ về chỉ mong ước được thấy mặt Nhật Hoàng
Gần Hoàng cung Nhật Bản
Hồ nước trước cửa Hoàng cung
Nhìn thủ đô từ Tháp Tokyo
Giáo làng Chiềng đang trên tháp
Mùa xuân sang có hoa anh đào
Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
Cây bứa
Cây bứa là loài cây 🏡 bản địa ở vùng miền núi, làng Chiềng xưa có nhiều bứa ở các gò hoang. Nhà ông Tuyên có mấy cây mé gò Tràng Bia, gò làng Lỉnh, buổi trưa mùa hè bọn trẻ trong xóm tắm xong ở vực Là Lìu gần đó thường hay lên đồi hái trộm bứa, dẻ và trám trắng ở góc mương giáp nhà ông Hợi. Nhà y cũng có hai cây bứa song song phía sau nhà gần tang xê tránh bom Mỹ 🇺🇸. Cây ngọt hơn bị chết trước, lúc y lớn lên chỉ còn một cây giáp gò nhà ông Phán. Cây bứa cao, cành ngang song song mặt đất, lá và quả chỉ ở phía đầu cành nên leo trèo hái quả rất dễ, nhưng cành bứa ngang và giòn chả thế mà các cụ có câu ví những đứa ương ổi là "ương bứa", "ngang cành bứa". "Hóc xương gà, sa cành bứa" thì thôi rồi khó đỡ, chỉ có đi viện để móc xương họng và bó bột; cành bứa gẫy là đứt đôi ngay, lá chỉ ở đầu cành nên xác xuất gãy chân tay là rất cao. Quả bứa giống quả măng cụt nhưng chua hơn nhiều, vỏ bứa tươi hay xâu lạt phơi khô để nấu canh cá ăn ngon thụt tai, thụt gáy. Hạt bứa to, ai phàm ăn có khi bị tắc ruột, hàng xóm nhà y ở xóm bờ sông đầu cầu huyền thoại khi đi công tác có thằng bé ở quê ra tắc ruột không lớn được, đến lúc mổ lấy hạt ra thì trắng trẻo đẹp giai ra, lớn nhanh như Thánh Gióng và nhiều cô thầm thương trộm nhớ. Lúc bé ngày nào y cũng leo trèo hái bứa nhẵn cả cây và tụt rách cả quần, quả bứa chỉ đập vào thân cây cho tách vỏ là ăn, có khi ăn cả lá bứa non và vỏ bứa. Nay thì cả cây bứa nhà y lẫn nhà ông Tuyên cũng đi theo ông ấy mất rồi, muốn biết cây bứa lại phải nhờ ông Gúc.
Có ai đi xa còn nhớ cây bứa làng Chiềng?
Có ai đi xa còn nhớ cây bứa làng Chiềng?
Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016
Qua tết
Vậy là mấy ngày tết đã qua, ôi chao là mệt, mà không có nó thì không vui chẳng nhẽ cuộc sống cừ bình lặng trôi qua như thế. Tết là dịp người ta thăm thú, tri ân gặp gỡ nhau, hối lộ nhau, nịnh bợ nhau, trả nợ nhau; là dịp để hàn huyên ôn nghèo kể khổ, là dịp để uống rượu giải sầu, chia vui, giải quyết hiềm khích, sử dụng tay chân thay cho lời muốn nói.
Dù gì thì gì
Tết cũng qua rồi, muốn Tết phải chờ 12 tháng nữa
Mỗi năm một tuổi, nó đuổi xuân đi, dù rằng ai cũng biết "xuân đến, xuân đi xuân lại lại"
Găm vài cái ảnh tết xem chơi
Chào năm mới - xua đi mọi ưu phiền
Thành kính với tổ tiên
Cầu Rắn năm 1992 (Y đi xe Simson màu vàng)
Cầu Rắn năm 2016 (Y đi xe màu bạc)
Dù gì thì gì
Tết cũng qua rồi, muốn Tết phải chờ 12 tháng nữa
Mỗi năm một tuổi, nó đuổi xuân đi, dù rằng ai cũng biết "xuân đến, xuân đi xuân lại lại"
Găm vài cái ảnh tết xem chơi
Chào năm mới - xua đi mọi ưu phiền
Thành kính với tổ tiên
Cầu Rắn năm 1992 (Y đi xe Simson màu vàng)
Cầu Rắn năm 2016 (Y đi xe màu bạc)
Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016
Cái anh Yahoo 360 độ rách việc
Kể ra năm 2012 đổ về trước blog Yahoo 360 làm sốt sình sịch dân chơi blog vì tiện ích và tính tương tác của nó. Thế rồi qua nâng cấp rồi thông báo đóng cửa làm bao người tiếc nuối. Rồi Facebook và blogspot ra đời làm nguôi ngoai phần nào các tín đồ. Giáo làng Chiềng cũng lật đật chuyển nhà sang blogspot. Vì lười, mặc dù cũng rất mất công copy rồi paste sang bên này. Cứ tưởng thế là xong, ai dè gần đây Yahoo xoá tiệt những ảnh đã copy sang bên này, dĩ nhiên là không đánh tiếng gì cả. Giờ chỉ có chú thích ảnh, bấm vào đó thì sẽ ra trang chủ của Yahoo, hu hu! Đúng ra là phải tải về máy tính của mình rồi lại post từng tấm lên, thôi thì làm lại vậy! "Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây"
Năm mới đã phải cằn nhằn rồi
Cũng tiếc vì có quá nhiều ảnh kỷ niệm trong mấy năm trời có vui, có buồn!
Năm mới đã phải cằn nhằn rồi
Cũng tiếc vì có quá nhiều ảnh kỷ niệm trong mấy năm trời có vui, có buồn!
Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
Năm khỉ sắp đến
Năm con khỉ sắp đến
Lan man vài điều về Khỉ. Khỉ là một những loài động vật thuộc lớp thú, bộ linh trưởng
Khỉ có ba nhóm lớn, là khỉ Tân Thế giới, khỉ Cựu Thế giới, khỉ không đuôi. Có khoảng 264 loài khỉ đã bị tuyệt chủng.
Một số loài giống khỉ không đuôi, như tinh tinh hay gipbon thường được gọi là khỉ trong ngữ cảnh bình dân, tuy rằng các nhà sinh học không xếp chúng vào các loài khỉ. Tuy nhiên, không có một đặc điểm nào là duy nhất mà tất cả các loài khỉ đều có mà các loài khác không có. Tóm lại loài khỉ có họ xa xôi với ông người.
Bính Thân là kết hợp trong hệ thống đánh số Can và Chi của người Á Đông
Thân là Chi và ứng với con khỉ
Dân gian không thích sinh vào tuổi thân vì rằng sợ khổ bởi Thân mang ý nghĩa là ốm đau rên rỉ, chỉ trạng thái quả cây ngưng đọng không phát triển được nữa trong khoảng thời gian này tại các vĩ độ ôn đới thấp và nhiệt đới. Ấy nhưng người đời lại có câu: "Tuổi thân thì mặc tuổi thân, sinh vào giờ Dần vẫn sướng như tiên", phần vì như vậy, phần vì để an ủi ai đã trót sinh vào tuổi Thân, he he.
Khỉ hoạt bát, thân thiện với con người và cũng là loại vật thông minh, thường được thuần dưỡng làm xiếc thú. Hẳn không ai lạ Tôn Ngộ Không, rồi thì chú khỉ Giô- li - cơ trong tuyệt phẩm Không gia đình của nhà văn Héc - to Ma - lô mà trẻ em thời bao cấp như y rất thích.
Khỉ nấu cao cũng rất tốt cho phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh và người mới mới ốm dậy. Dân trọc phú lắm tiền lại thú món ăn óc khỉ sống còn nóng hổi và con khỉ bị trói rồi dùng dao bạt mảnh sọ cho thực khách ăn óc còn đau đớn kêu khèng khẹc. Thật là lũ man di mọi rợ!
Bực ai thì mắng là đồ con khỉ!, có cái con khỉ, khỉ mốc, cái của khỉ. Mắng yêu thì bảo Đồ khỉ gió! Dân gian có lúc gọi khỉ cẳng, chả biết con cắng là gì!
Ai buồn đau sầu não thì ví von Mặt nhăn như khỉ ăn gừng. Thực ra thì người mà ăn gừng thì cũng nhăn mặt chứ chả cứ gì loài khỉ. Ai nhiều lông thì ví lông lá như khỉ.
Những nơi rừng thiêng nước độc xa xôi thì ví là nơi Khỉ ho cò gáy
Đánh động ai đó nhưng không trực tiếp thì bảo Rung cây dọa khỉ hoặc cũng có câu Giết gà dọa khỉ
Mắng nhiếc đứa nào kiểu " ếch nhái muốn nhảy lên làm người" thì chỉ buông câu: khỉ vẫn là khỉ, mèo lại hoàn mèo. Thâm vãi!
Huyết lình là vị thuốc dân gian rất tốt (Máu của con khỉ cái ...đến tháng vương ở chỗ nó ngồi) thế mới có chuyện ông người dân tộc khi được hỏi đi đâu thì bảo "Tao đi chợ bán cái máu l*n con khỉ"
Lịch sử đương đại từng ghi năm Thân nổi tiếng 1968 với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy còn nhiều tranh cãi của giới sử học.
Đang viết lại có thằng rủ ra kinh thành Thăng Long xem họ có bán món thắng cố rùa đấy (hay giải, ba ba gì đó), mẹ bố khỉ, mấy thằng báng bổ thánh thần!
Bầu bạn với khỉ
"Khỉ đang ở sau lưng nhà y đó"!
(Khu sinh thái Dần Xây-TP Hồ Chí Minh 2014)
Lan man vài điều về Khỉ. Khỉ là một những loài động vật thuộc lớp thú, bộ linh trưởng
Khỉ có ba nhóm lớn, là khỉ Tân Thế giới, khỉ Cựu Thế giới, khỉ không đuôi. Có khoảng 264 loài khỉ đã bị tuyệt chủng.
Một số loài giống khỉ không đuôi, như tinh tinh hay gipbon thường được gọi là khỉ trong ngữ cảnh bình dân, tuy rằng các nhà sinh học không xếp chúng vào các loài khỉ. Tuy nhiên, không có một đặc điểm nào là duy nhất mà tất cả các loài khỉ đều có mà các loài khác không có. Tóm lại loài khỉ có họ xa xôi với ông người.
Bính Thân là kết hợp trong hệ thống đánh số Can và Chi của người Á Đông
Thân là Chi và ứng với con khỉ
Dân gian không thích sinh vào tuổi thân vì rằng sợ khổ bởi Thân mang ý nghĩa là ốm đau rên rỉ, chỉ trạng thái quả cây ngưng đọng không phát triển được nữa trong khoảng thời gian này tại các vĩ độ ôn đới thấp và nhiệt đới. Ấy nhưng người đời lại có câu: "Tuổi thân thì mặc tuổi thân, sinh vào giờ Dần vẫn sướng như tiên", phần vì như vậy, phần vì để an ủi ai đã trót sinh vào tuổi Thân, he he.
Khỉ hoạt bát, thân thiện với con người và cũng là loại vật thông minh, thường được thuần dưỡng làm xiếc thú. Hẳn không ai lạ Tôn Ngộ Không, rồi thì chú khỉ Giô- li - cơ trong tuyệt phẩm Không gia đình của nhà văn Héc - to Ma - lô mà trẻ em thời bao cấp như y rất thích.
Khỉ nấu cao cũng rất tốt cho phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh và người mới mới ốm dậy. Dân trọc phú lắm tiền lại thú món ăn óc khỉ sống còn nóng hổi và con khỉ bị trói rồi dùng dao bạt mảnh sọ cho thực khách ăn óc còn đau đớn kêu khèng khẹc. Thật là lũ man di mọi rợ!
Bực ai thì mắng là đồ con khỉ!, có cái con khỉ, khỉ mốc, cái của khỉ. Mắng yêu thì bảo Đồ khỉ gió! Dân gian có lúc gọi khỉ cẳng, chả biết con cắng là gì!
Ai buồn đau sầu não thì ví von Mặt nhăn như khỉ ăn gừng. Thực ra thì người mà ăn gừng thì cũng nhăn mặt chứ chả cứ gì loài khỉ. Ai nhiều lông thì ví lông lá như khỉ.
Những nơi rừng thiêng nước độc xa xôi thì ví là nơi Khỉ ho cò gáy
Đánh động ai đó nhưng không trực tiếp thì bảo Rung cây dọa khỉ hoặc cũng có câu Giết gà dọa khỉ
Mắng nhiếc đứa nào kiểu " ếch nhái muốn nhảy lên làm người" thì chỉ buông câu: khỉ vẫn là khỉ, mèo lại hoàn mèo. Thâm vãi!
Huyết lình là vị thuốc dân gian rất tốt (Máu của con khỉ cái ...đến tháng vương ở chỗ nó ngồi) thế mới có chuyện ông người dân tộc khi được hỏi đi đâu thì bảo "Tao đi chợ bán cái máu l*n con khỉ"
Lịch sử đương đại từng ghi năm Thân nổi tiếng 1968 với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy còn nhiều tranh cãi của giới sử học.
Đang viết lại có thằng rủ ra kinh thành Thăng Long xem họ có bán món thắng cố rùa đấy (hay giải, ba ba gì đó), mẹ bố khỉ, mấy thằng báng bổ thánh thần!
Bầu bạn với khỉ
"Khỉ đang ở sau lưng nhà y đó"!
(Khu sinh thái Dần Xây-TP Hồ Chí Minh 2014)
Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016
Ai cho tử tế?
Con bé Pi bảo vì đời vốn ngắn, tử tế với nhau được ngày nào thì tử tế đi, ừ thì tử tế nhưng anh Chí lại bảo ai cho tao được tử tế, ai cho tao được lương thiện?
Túm lại là khi mất phương hướng thì như tàu mất lái giữa khơi, dạt đi đâu thì dạt thôi
Đời bây giờ là vậy
Cho dù thế con sông thì rộng và vẫn chảy không bao giờ dứt, mất lái đã có Công Nông (đầu dọc) ở dưới dẫn đường chỉ lối, he he
Nhà quê
Vườn cam Canh
Công Nông dẫn đường chỉ lối....
Túm lại là khi mất phương hướng thì như tàu mất lái giữa khơi, dạt đi đâu thì dạt thôi
Đời bây giờ là vậy
Cho dù thế con sông thì rộng và vẫn chảy không bao giờ dứt, mất lái đã có Công Nông (đầu dọc) ở dưới dẫn đường chỉ lối, he he
Nhà quê
Vườn cam Canh
Công Nông dẫn đường chỉ lối....
Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016
Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016
Chúc mừng năm mới
Một năm mới lại đến
Chỉ là thời gian thôi mà
Giờ là lúc phải nghĩ đến vì chất lượng cuộc sống vì thời gian không ngừng trôi bao giờ
Cứ vui vẻ lên đi, đừng phiền muộn, sầu não, đừng húng chó vì cuộc đời cũng chỉ là bát cơm manh áo mà thôi, cao siêu gì đâu!
Mặt trái của tấm huy chương
Chỉ là thời gian thôi mà
Giờ là lúc phải nghĩ đến vì chất lượng cuộc sống vì thời gian không ngừng trôi bao giờ
Cứ vui vẻ lên đi, đừng phiền muộn, sầu não, đừng húng chó vì cuộc đời cũng chỉ là bát cơm manh áo mà thôi, cao siêu gì đâu!
Mặt trái của tấm huy chương
Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015
Tiễn một năm may mắn để đón một năm may mắn khác
Cổ nhân nói " họa vô đơn chí, phước bất trùng lai" nhưng y có niềm tin nội tâm là hai ngày nữa thôi y sẽ lại đón một năm mới đầy may mắn và hanh thông lại đến, bởi y đã khổ quá nhiều rồi.
U50, cái tuổi không còn phải nghĩ nhiều vì đã chạm cái tuổi tri thiên mệnh. Vừa du hý một vòng Tây Bắc, thấy trải nghiệm và trải đời
Với trung tướng, Anh hùng LLVTND tại Tân Trào, Tuyên Quang
U50, cái tuổi không còn phải nghĩ nhiều vì đã chạm cái tuổi tri thiên mệnh. Vừa du hý một vòng Tây Bắc, thấy trải nghiệm và trải đời
Với trung tướng, Anh hùng LLVTND tại Tân Trào, Tuyên Quang
Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015
Xây dựng nông thôn mới: chủ đề chăn nuôi
Bà em nuôi một con đề
Hôm qua vừa bỏ lại về... mới gay
Y vừa đi Thái Bình về, có ai đánh 17 không? He he ( khách sạn White palace, đường Trần Thái Tông, phường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình)
Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015
Chuyện có gì đâu
Chuyện có gì đâu chứ, mà không phải tập thơ của mấy anh chàng văn bựa trên cõi ảo, Dái ghẻ, Phọt phẹt, Mượt, Lọc ...và cái CCC gì gì nữa đâu nhé. Y chưa đọc cuốn ấy nhưng có đọc văn của mấy gã rồi.
Chuyện có gì đâu ở đây là chuyện tự dưng một ngày đẹp giời Bộ dục đòi tích hợp môn Lịch Sử ở phổ thông vào một môn gọi là Tổ quốc và công dân, he he
Nhiều thế hệ thầy và trò chân chính đã phản ứng
Nhiều người không nhịn được đã chửi bậy
Nhưng họ không nghe
Họ cứ làm theo ý họ
Chả biết có phải dự án đã triển khai thì không dừng được
vì tiền đã tiêu (chia)
Dư luận gầm gào
Đáng ra họ thấy vậy thì nên xem lại, ngó trước ngó sau.
Nhưng họ loanh quanh
Vậy là Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân phải vào cuộc ra nghị quyết phải tiếp tục dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông như lịch sử vốn có của nó
Rất giản dị
Nhưng cái chính là hình như chúng ta đang lấy búa đinh đập muỗi
Chuyện có gì đâu
Hình như có gì chưa ổn trong chuyện này
Quân hồi vô phèng, không ai nghe ai, việc cỏn con ấy mà cũng phải ra Quốc hội quyết. Các Bộ giờ chả sợ ai sất!
Chuyện có gì đâu ở đây là chuyện tự dưng một ngày đẹp giời Bộ dục đòi tích hợp môn Lịch Sử ở phổ thông vào một môn gọi là Tổ quốc và công dân, he he
Nhiều thế hệ thầy và trò chân chính đã phản ứng
Nhiều người không nhịn được đã chửi bậy
Nhưng họ không nghe
Họ cứ làm theo ý họ
Chả biết có phải dự án đã triển khai thì không dừng được
vì tiền đã tiêu (chia)
Dư luận gầm gào
Đáng ra họ thấy vậy thì nên xem lại, ngó trước ngó sau.
Nhưng họ loanh quanh
Vậy là Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân phải vào cuộc ra nghị quyết phải tiếp tục dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông như lịch sử vốn có của nó
Rất giản dị
Nhưng cái chính là hình như chúng ta đang lấy búa đinh đập muỗi
Chuyện có gì đâu
Hình như có gì chưa ổn trong chuyện này
Quân hồi vô phèng, không ai nghe ai, việc cỏn con ấy mà cũng phải ra Quốc hội quyết. Các Bộ giờ chả sợ ai sất!
Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cho dù bọn họ có ý định "khai tử" môn Lịch sử như các nhà báo nói thì giáo làng Chiềng dẫu đang đi công tác nhưng vẫn được các lãnh đạo, anh em nhớ và tặng hoa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, đấy cũng là niềm an ủi, động viên lớn với y và môn Lịch sử vốn đã có từ ngàn đời nay đang bị bạc bẽo, ghẻ lở, à quên...ghẻ lạnh.
Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015
Già dái hay già trái?
Hồi bé cứ thằng nào to mồm xong khi việc đến thấy nguy nan lại lảng xa hoặc không dám ý kiến ý cò thể nào cũng bị nhiếc là đồ "già dái non hột", sau này thấy có người lại bảo "già trái non hột" cũng có lý bởi với nhà nông thì nhiều loại quả lấy hạt trông bên ngoài già nhưng bên trong lại non, kiểu như "thấy quả đỏ tưởng chín", dzậy mà không phải dzậy, miền nam nói thế mà. Nhưng câu già trái non hột cũng có vẻ đúng với ngữ cảnh này, tuy nhã hơn nhưng y vẫn thích câu đầu vì nó rất thật, và sinh động và lại nói đến con người!
Còn nhiều câu như ăn cháo đá bát và ăn cháo đái bát
Rồi thì "mất lòng trước, được lòng sau", "mất lòng trước hơn được lòng sau"
Thế đã, y lại phải đi ăn cỗ, ngoài kia lợn đã kêu eng éc
Rỗi thì edit tý không thì thôi
Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015
Khách đến chơi nhà
Với 1 trong 14 Đại tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà y đã từng chụp ảnh cùng
Nhà có khách!Ngày xưa khi nhà có khách, nếu là khách phương xa thể nào bố cũng mổ gà khoản đãi, phần của y không thể không là chiếc còng gà để nguyên to như cái dùi đục, ăn no cả ngày. Thích nhất là có quà và ngồi cạnh bố hay quanh quất đâu đó hóng như cho hóng tát ao.
Khách sơ hay mấy ông láng giềng thì giáo làng Chiềng cũng loanh quanh chân bố có khi nghe lỏm câu chuyện của bố và khách rồi kể với lũ trẻ hàng xóm như bố tao sắp đi công tác tận Hải Dương (Hồi ấy nghe đi ra khỏi làng Chiềng đã là xa lắm lắm), ngày mai bố tao sẽ dự giờ lớp 7A cô Định chủ nhiệm... nhưng cũng có khi nghe... chả để làm gì.
Cuộc sống đầy đủ vật chất, tình cảm như cái gì đó cũng xói mòn, trơ lỳ cả
Hôm nay giáo làng Chiềng lại thấy có khách, mà cũng là khách hàng xóm, ông Xi Jinping (Tập Cận Bình)
Y cũng lại loanh quanh đâu đó hóng chuyện như những ngày thơ ấu thưở nào, nhưng mà giống như hồi còn bé khi bố có khách hàng xóm...cũng loanh quanh và cũng có khi nghe...chả để làm gì.
Hu hu, nghe tin môn lịch sử bị khai tử, vậy là nồi cơm của giáo làng Chiềng bị đập bẹp rồi, biết lấy gì ăn bây giờ?
Khách đang nói chuyện đâu như 20 phút, y thì hình như hơi lơ đễnh, không còn thích thú như hồi bé nữa
Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015
Vài lời nhăng nhít lúc đầu đông
Tiết trời chớm đông se lạnh, dù còn một chủ nhật nữa mới tới lập Đông mà như đã đông lâu lắm rồi, nhớ mỗi chiều chăn trâu buốt giá, phải đốt rơm xua tan hơi lạnh trong tấm áo cũ sờn. Mới đó mà đãtrên 30 năm rồi. Nhơs con trâu mộng già bụng báng, bạn đồng hành suốt thời thơ ấu của y.
Ngót 30 năm tha phương cầu thực, dù cái ăn không phải lo nữa nhưng cái nghèo vẫn nhũng nhẵng bám đuôi. Làng Chiềng thế đất hình con rùa, phải chăng người làng Chiềng có cố gắng mấy cũng không trở thành thỏ được?
Ngày đầu tháng 11, tháng có ngày giỗ nghề! Tháng áp chót nhưng chưa phải tháng tận ngày cùng. Tháng của mùa màng mới xong, no đủ phủ phê, tháng sắp có ngay sinh của giáo làng Chiềng. Tháng thường chẳng có hứa hẹn gì mới. Mới đó mà đã nhiều tháng 11 qua đi khi lúc bé y hay lấy phấn vẽ lên cột điện qua làng và đầy cột nhà cột chuồng trâu.
Tháng của những lời nhăng nhít!
Ngoài kia, đình làng còn dư âm của tháng chia phần, của việc làng
Thôi, giáo làng Chiềng chuẩn bị đi hội!
Ngót 30 năm tha phương cầu thực, dù cái ăn không phải lo nữa nhưng cái nghèo vẫn nhũng nhẵng bám đuôi. Làng Chiềng thế đất hình con rùa, phải chăng người làng Chiềng có cố gắng mấy cũng không trở thành thỏ được?
Ngày đầu tháng 11, tháng có ngày giỗ nghề! Tháng áp chót nhưng chưa phải tháng tận ngày cùng. Tháng của mùa màng mới xong, no đủ phủ phê, tháng sắp có ngay sinh của giáo làng Chiềng. Tháng thường chẳng có hứa hẹn gì mới. Mới đó mà đã nhiều tháng 11 qua đi khi lúc bé y hay lấy phấn vẽ lên cột điện qua làng và đầy cột nhà cột chuồng trâu.
Tháng của những lời nhăng nhít!
Ngoài kia, đình làng còn dư âm của tháng chia phần, của việc làng
Thôi, giáo làng Chiềng chuẩn bị đi hội!
Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015
No title
"Vào cửa quan không có lối nói bằng nước dãi" câu ấy giờ lại đúng hơn cả ngày xưa. Việc mua quan bán tước, mặc cả, dàn xếp, đổi chác sôi động, khốc liệt hơn xưa nhưng nguy hiểm hơn xưa là ai cũng biết nhưng không ai chỉ ra được vì...không có bằng chứng (điển hình là việc chạy công chức, viên chức). Xưa thì chức tước mua được ở làng thì chỉ được cái danh và ngồi cỗ nhất chứ không được điều hành đốc sưu, đốc lính, hộ đê, xử kiện gì cả, nay thì mua được chức là nghiễm nhiên thay trời trị dân, hỏi sao dân không khổ. Đi đâu cũng thấy thì thụt chạy chọt, leo trèo hòng vun vén cá nhân, vinh thân phì gia, lợi ích cục bộ. Chán vãi!
Ấy là mạng nói thế nhá, chứ không phải cháu, he he
Bao giờ mới lập lại được trật tự kỷ cương, phép nước khi người ngay phải sợ kẻ gian tà và Công Lý chỉ là một tay diễn viên hài? Bao giờ cho đến tháng Mười?
P/s Giáo làng Chiềng cũng là dân đây, liệu hồn nhé!
Ấy là mạng nói thế nhá, chứ không phải cháu, he he
Bao giờ mới lập lại được trật tự kỷ cương, phép nước khi người ngay phải sợ kẻ gian tà và Công Lý chỉ là một tay diễn viên hài? Bao giờ cho đến tháng Mười?
P/s Giáo làng Chiềng cũng là dân đây, liệu hồn nhé!
Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015
Bao giờ cho đến tháng Mười
Tháng Mười rồi đấy
Dẫu chỉ là tháng 10 tây lịch, nhưng đã thấy không khí mùa gặt khắp nơi, mùa no đủ, mùa của ước vọng ngàn đời của cha ông cụ kỵ nhà y, thành phần bần nông, bản thân phụ thuộc
Thì đây:
"Bao giờ cho đến tháng Mười
Bát cơm đầy ắp, con cá chuồi nằm ngang"
Nhưng giờ người ta nhớ đến tên một bộ phim thời tiền đổi mới hơn câu ca dao này
Tháng no đủ thì đi chơi thôi
Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Lên chùa giờ không vất vả, 200 ngàn (15 kg gạo) là có 5 phút vi vu trên ngọn cánh rừng thẳng tới chùa không mất một giọt mồ hôi
Đại lão mộc Thông mã vĩ 1500 năm tuổi
Cáp treo Tây Thiên
Được tỉnh chủ nhà mời vào nhà hát nhớn xem hát
Và trở lại làng Chiềng với cái máng lợn sứt mẻ
Dẫu chỉ là tháng 10 tây lịch, nhưng đã thấy không khí mùa gặt khắp nơi, mùa no đủ, mùa của ước vọng ngàn đời của cha ông cụ kỵ nhà y, thành phần bần nông, bản thân phụ thuộc
Thì đây:
"Bao giờ cho đến tháng Mười
Bát cơm đầy ắp, con cá chuồi nằm ngang"
Nhưng giờ người ta nhớ đến tên một bộ phim thời tiền đổi mới hơn câu ca dao này
Tháng no đủ thì đi chơi thôi
Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Lên chùa giờ không vất vả, 200 ngàn (15 kg gạo) là có 5 phút vi vu trên ngọn cánh rừng thẳng tới chùa không mất một giọt mồ hôi
Đại lão mộc Thông mã vĩ 1500 năm tuổi
Cáp treo Tây Thiên
Được tỉnh chủ nhà mời vào nhà hát nhớn xem hát
Và trở lại làng Chiềng với cái máng lợn sứt mẻ
Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015
Làm chùa, tạc tượng, đúc chuông
Làm chùa, tạc tượng, đúc chuông
Ba công đức ấy thập phương nên làm
Dân gian bảo vậy
Chiều ngày 20/9/2015 tức 08/8 Ất Mùi, năm 2559 Phật lịch, Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn đã làm lễ An vị Long cốt cất nóc và đúc chuông chùa Tân Thanh (500kg) tại xã Tân Thanh, Văn Lãng.
Thời tiết đẹp, nắng to, khi bắt đầu làm lễ thì trời bỗng râm mát có lắc rắc vài hạt mưa, quan khách, tăng ni phật tử bốn phương hoan hỷ về dự và cung tiến rất đông. Nghi lễ ngắn gọn, không có diễn văn rất dài dòng như thường thấy ngoài đời. Phận tụng kinh niệm phật cũng không dài, trước đó đã có làm lễ phía dưới chùa tạm.
Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Trưởng Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn và các vị quan khách của tỉnh làm lễ an vị Long cốt cất nóc chùa Tân Thanh hồi 15h06' 20/9/2015
Lễ đúc chuông
Quan khách và tăng ni phật tử dự lễ
Quang cảnh sau buổi lễ
Mỗi người góp một viên ngói xây chùa
Kinh nhà Phật
Ba công đức ấy thập phương nên làm
Dân gian bảo vậy
Chiều ngày 20/9/2015 tức 08/8 Ất Mùi, năm 2559 Phật lịch, Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn đã làm lễ An vị Long cốt cất nóc và đúc chuông chùa Tân Thanh (500kg) tại xã Tân Thanh, Văn Lãng.
Thời tiết đẹp, nắng to, khi bắt đầu làm lễ thì trời bỗng râm mát có lắc rắc vài hạt mưa, quan khách, tăng ni phật tử bốn phương hoan hỷ về dự và cung tiến rất đông. Nghi lễ ngắn gọn, không có diễn văn rất dài dòng như thường thấy ngoài đời. Phận tụng kinh niệm phật cũng không dài, trước đó đã có làm lễ phía dưới chùa tạm.
Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Trưởng Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn và các vị quan khách của tỉnh làm lễ an vị Long cốt cất nóc chùa Tân Thanh hồi 15h06' 20/9/2015
Lễ đúc chuông
Quan khách và tăng ni phật tử dự lễ
Quang cảnh sau buổi lễ
Kinh nhà Phật
Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015
Một phần tư thế kỷ
Đời người tưởng dài nhưng hóa ra ngắn
Chớp mắt đã 1/4 thế kỷ
Thời gian tưởng là ngắn nhưng so với đời người hóa ra dài lặc lè...
Gần 25 năm kể từ lần thứ hai trong đời đặt chân đến Bãi Cháy ngày 04/8/1982, khi bà con làng Chiềng vừa cấy xong vụ hè thu trên những khoảnh ruộng cuối cùng.
Tiếc là giáo làng Chiềng không giữ được cái ảnh năm đó
Nhưng 1990 thì y giữ được
Khi đó y là sinh viên năm thứ 2 giáo học, đầu bù răng bựa và đói thối mồm, bụng dính vào lưng, tay xương xảu như mô hình trong phòng thí nghiệm, dép lê tổ ong thần thánh, áo xanh trứng sáo và chiếc đồng hồ POLJOT, niềm mơ ước của nhiều giáo sinh khi lên bục giảng thỉnh thoảng giơ tay liếc đồng hồ tránh bị cháy giáo án, dù rằng vài hôm nó lại giở chứng nghỉ giải lao một lần. Đi du lịch theo Đoàn TNCSHCM của trường ĐHSP(Có tý chức sắc trong lớp, he he) chứ y làm chó gì có tiền, bọn nhà quê ra tỉnh đa phần là lũ bần nông chốc mép nhưng sáng lý lịch và tự hào .
Trong ảnh y đứng ở cầu tàu, sau lưng là phà Bãi Cháy, với những cánh buồm nâu xa xa (Mấy cái đã buông neo, hạ buồm chỉ còn thất các cột buồm. Chạy bằng sức gió chả tốn kém lại thân thiện môi trường sao giờ lại bỏ hết nhỉ?)
Và 25 năm sau thì nó như thế này đây, vật đổi sao rời, y vẫn đứng chỗ đó. Chỗ phà Bãi Cháy nay đã có cầu Bãi Cháy dây văng to đẹp cũng nhất nhì gì đó (Y nghe quá trình xây dựng và sử dụng cây cầu này kể lại cũng được vài entry nhẽ hay ho phết), cánh buồm nâu nay chỉ thấy trong thơ ca và ký ức của những người già. Trước kia dân thiếu ăn không vui chơi tắm táp, giờ sau lưng y đầy người dù rằng nước chỗ đó thì bẩn thôi rồi, xa xa phố xá dày đặc hơn xưa. Già và đậm đà, có vẻ không đói nữa, dáng đứng thẳng hơn, hai tay đút túi quần thong dong, không tạo dáng hình đất nước chữ S như trước nữa, tóc tai gọn ghẽ do thời gian, tuổi tác bào mòn, răng không bựa nhưng là đồ giả đến 1/10, túi áo ngực có thêm cây bút bi Thiên Long giá 3,5 ngàn Việt Nam đồng, y đã sắm được giầy tây để biện sau hơn hai mươi năm ra trường, hình như có tý sự tử tế hơn, ít nhất là dáng vẻ bề ngoài.
Chớp mắt đã 1/4 thế kỷ
Thời gian tưởng là ngắn nhưng so với đời người hóa ra dài lặc lè...
Gần 25 năm kể từ lần thứ hai trong đời đặt chân đến Bãi Cháy ngày 04/8/1982, khi bà con làng Chiềng vừa cấy xong vụ hè thu trên những khoảnh ruộng cuối cùng.
Tiếc là giáo làng Chiềng không giữ được cái ảnh năm đó
Nhưng 1990 thì y giữ được
Khi đó y là sinh viên năm thứ 2 giáo học, đầu bù răng bựa và đói thối mồm, bụng dính vào lưng, tay xương xảu như mô hình trong phòng thí nghiệm, dép lê tổ ong thần thánh, áo xanh trứng sáo và chiếc đồng hồ POLJOT, niềm mơ ước của nhiều giáo sinh khi lên bục giảng thỉnh thoảng giơ tay liếc đồng hồ tránh bị cháy giáo án, dù rằng vài hôm nó lại giở chứng nghỉ giải lao một lần. Đi du lịch theo Đoàn TNCSHCM của trường ĐHSP(Có tý chức sắc trong lớp, he he) chứ y làm chó gì có tiền, bọn nhà quê ra tỉnh đa phần là lũ bần nông chốc mép nhưng sáng lý lịch và tự hào .
Trong ảnh y đứng ở cầu tàu, sau lưng là phà Bãi Cháy, với những cánh buồm nâu xa xa (Mấy cái đã buông neo, hạ buồm chỉ còn thất các cột buồm. Chạy bằng sức gió chả tốn kém lại thân thiện môi trường sao giờ lại bỏ hết nhỉ?)
Và 25 năm sau thì nó như thế này đây, vật đổi sao rời, y vẫn đứng chỗ đó. Chỗ phà Bãi Cháy nay đã có cầu Bãi Cháy dây văng to đẹp cũng nhất nhì gì đó (Y nghe quá trình xây dựng và sử dụng cây cầu này kể lại cũng được vài entry nhẽ hay ho phết), cánh buồm nâu nay chỉ thấy trong thơ ca và ký ức của những người già. Trước kia dân thiếu ăn không vui chơi tắm táp, giờ sau lưng y đầy người dù rằng nước chỗ đó thì bẩn thôi rồi, xa xa phố xá dày đặc hơn xưa. Già và đậm đà, có vẻ không đói nữa, dáng đứng thẳng hơn, hai tay đút túi quần thong dong, không tạo dáng hình đất nước chữ S như trước nữa, tóc tai gọn ghẽ do thời gian, tuổi tác bào mòn, răng không bựa nhưng là đồ giả đến 1/10, túi áo ngực có thêm cây bút bi Thiên Long giá 3,5 ngàn Việt Nam đồng, y đã sắm được giầy tây để biện sau hơn hai mươi năm ra trường, hình như có tý sự tử tế hơn, ít nhất là dáng vẻ bề ngoài.
Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015
Vãi cả thật thà
Hồi vào học đầu cấp 3, y phải tập quân sự, ấy là môn bắt buộc khi đất nước còn chưa dứt tiếng súng khoảng những năm 83, 84.
Gọi là tập quân sự nhưng cũng không có súng đạn mà vũ khí chỉ là cây gậy và 2 quả lựu đạn bằng gỗ do học sinh tự chuẩn bị nên mỗi đứa một kiểu chả theo kích cỡ, hình thù nhất định gì cả, gậy thì đứa to, đứa nhỏ, đứa ngắn, đứa dài, đứa bằng tre, đứa bằng gỗ. Lựu đạn thì đứa hình quả dứa, đứa dài đuỗn, có đứa còn hoa văn khoang khoáy vẽ vời, nhưng nhìn chung là liếc qua cũng biết nó giống quả lựu đạn. Ấy vậy mà cũng lăn lê bò toài, đi đều, ném lựu đạn..cả nửa tháng trời. Cả ba năm học y chưa từng được sờ vào cây súng sắt xem nó thế nào. Lúc ấy cứ tự nghĩ bé nhỏ như y thì giặc đến có khi lại hăng máu nhất ấy chứ chả chơi, he he
Y bé nhất nên bị đứng đầu hàng, trong khi thầy Tuyên, thầy An đang giảng thì ở dưới một số đứa vẫn lấy gậy chọc xuống đất rất mất trật tự. Y không chọc nhưng ngứa tay lấy lựu đạn gõ vào đầu gậy cốp cốp, inh tai. Vì là đứng hàng đầu nên bị thầy Tuyên bắt sống đứng lên trước cột cờ cùng dăm anh chị khác lớp trên và tuyên bố phạt bằng hình thức ...diễn lại việc chọc gậy xuống đất 100 lần. Y lấy hai quả lựu đạn gõ thật lực, nét mặt tỉnh bơ. Thầy hỏi tại sao thì trả lời rằng lúc nãy y gõ chứ không chọc. Cả trường cười và y được...đặc xá, di nhiên là mấy anh chị kia cũng được ...ăn theo.
Việc ấy có nhiều đứa nhớ đến tận bây giờ.
Điều ấy cho thấy y có tinh thần chấp hành tốt và trung thực. Đứa khác chắc gì đã chịu phạt và chịu thì chắc là chọc gậy xuống đất theo ý thầy chứ chắc gì đã lấy lựu đạn gõ rất miệt mài và ngẩng cao đầu như y??? ( Xem thêm: Thật thà, có phải lúc nào cũng tốt???)
Đến giờ y vẫn giữ hai cái tật ấy, đó là chấp hành tốt và trung thực
Phải chăng vì vẫn có hai cố tật ấy nên cuộc đời Anh giáo làng Chiềng vẫn cứ mãi khổ sở, lận đận đủ đường?
Có vài việc ngẫm thấy chắc là đúng thế rồi. Vãi cả thật với thà. He he
Gọi là tập quân sự nhưng cũng không có súng đạn mà vũ khí chỉ là cây gậy và 2 quả lựu đạn bằng gỗ do học sinh tự chuẩn bị nên mỗi đứa một kiểu chả theo kích cỡ, hình thù nhất định gì cả, gậy thì đứa to, đứa nhỏ, đứa ngắn, đứa dài, đứa bằng tre, đứa bằng gỗ. Lựu đạn thì đứa hình quả dứa, đứa dài đuỗn, có đứa còn hoa văn khoang khoáy vẽ vời, nhưng nhìn chung là liếc qua cũng biết nó giống quả lựu đạn. Ấy vậy mà cũng lăn lê bò toài, đi đều, ném lựu đạn..cả nửa tháng trời. Cả ba năm học y chưa từng được sờ vào cây súng sắt xem nó thế nào. Lúc ấy cứ tự nghĩ bé nhỏ như y thì giặc đến có khi lại hăng máu nhất ấy chứ chả chơi, he he
Y bé nhất nên bị đứng đầu hàng, trong khi thầy Tuyên, thầy An đang giảng thì ở dưới một số đứa vẫn lấy gậy chọc xuống đất rất mất trật tự. Y không chọc nhưng ngứa tay lấy lựu đạn gõ vào đầu gậy cốp cốp, inh tai. Vì là đứng hàng đầu nên bị thầy Tuyên bắt sống đứng lên trước cột cờ cùng dăm anh chị khác lớp trên và tuyên bố phạt bằng hình thức ...diễn lại việc chọc gậy xuống đất 100 lần. Y lấy hai quả lựu đạn gõ thật lực, nét mặt tỉnh bơ. Thầy hỏi tại sao thì trả lời rằng lúc nãy y gõ chứ không chọc. Cả trường cười và y được...đặc xá, di nhiên là mấy anh chị kia cũng được ...ăn theo.
Việc ấy có nhiều đứa nhớ đến tận bây giờ.
Điều ấy cho thấy y có tinh thần chấp hành tốt và trung thực. Đứa khác chắc gì đã chịu phạt và chịu thì chắc là chọc gậy xuống đất theo ý thầy chứ chắc gì đã lấy lựu đạn gõ rất miệt mài và ngẩng cao đầu như y??? ( Xem thêm: Thật thà, có phải lúc nào cũng tốt???)
Đến giờ y vẫn giữ hai cái tật ấy, đó là chấp hành tốt và trung thực
Phải chăng vì vẫn có hai cố tật ấy nên cuộc đời Anh giáo làng Chiềng vẫn cứ mãi khổ sở, lận đận đủ đường?
Có vài việc ngẫm thấy chắc là đúng thế rồi. Vãi cả thật với thà. He he
Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015
Tháng cô hồn
Thì nghe vậy chứ y đaau có tin gì cô hồn cô cốt! Nhưng thực sự là tháng của những phiền muộn, bực dọc vô cớ. Y tin một đieeuf là ông trời vốn rất công bằng, bởi thế không lẽ ông ta lại bất công với y. Tháng cô hồn rồi cũng qua đi, hy vọng y sẽ đwowcj đền đáp khi kết thúc tháng này. Cứ vô tư mà sống cho...nhẹ đũng quần, dân gian bảo thế. He he
À, mới đọc bài Đến khi công bố phiếu mới… ‘ngã ngửa’ trên Vietnamnet thấy mình cũng gặp tình huống này một lần, chả là năm đó bình xét thi đua, xong cũng có người gặp bảo tao vừa bỏ cho mày phiếu A đấy nhưng mà khi kiểm phiếu mình toàn B, C, chả có phiếu A nào cả, không lẽ nghe nhầm, he he. Nếu năm đó có vài phiếu A thì mình lại mang ơn sai địa chỉ. Miễn bình luận kiểu ném cát ngọn tre này nữa!
Vãi kl. Tự dưng muốn chửi bậy, he he
Muốn chửi nữa nhưng có nhiều bạn hiền đến chắc thấy bậy quá hoặc cám cảnh nên lặng lẽ ra về, có bạn cùng thông cảm chia sẻ nên giáo làng Chiềng cũng nguôi ngoai...nên thôi, he he
After rain comes fair weather!
À, mới đọc bài Đến khi công bố phiếu mới… ‘ngã ngửa’ trên Vietnamnet thấy mình cũng gặp tình huống này một lần, chả là năm đó bình xét thi đua, xong cũng có người gặp bảo tao vừa bỏ cho mày phiếu A đấy nhưng mà khi kiểm phiếu mình toàn B, C, chả có phiếu A nào cả, không lẽ nghe nhầm, he he. Nếu năm đó có vài phiếu A thì mình lại mang ơn sai địa chỉ. Miễn bình luận kiểu ném cát ngọn tre này nữa!
Vãi kl. Tự dưng muốn chửi bậy, he he
Muốn chửi nữa nhưng có nhiều bạn hiền đến chắc thấy bậy quá hoặc cám cảnh nên lặng lẽ ra về, có bạn cùng thông cảm chia sẻ nên giáo làng Chiềng cũng nguôi ngoai...nên thôi, he he
After rain comes fair weather!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)