Người theo dõi

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Chứng tích chiến tranh

Đây là chiếc vỏ bom Mỹ ở huyện  Chi  Lăng nơi có ga Đồng Mỏ là nơi trung chuyển hàng hóa viện trợ của bạn bè quốc tế cho chiến trường miền Nam và cũng là nơi hứng chịu nhiều bom đạn của Mỹ. Chiếc bom nay thành chiếc kẻng quen thuộc mà Y từng kể ở entry:  http://blog.yahoo.com/_ZTNPDTGCUOV24I5AHSUWDQGHOM/articles/591157/category/V%C4%83n+h%C3%B3a+-+V%C4%83n+ch%C6%B0%C6%A1ng+-+Th%E1%BA%BF+s%E1%BB%B1
Đánh sảng ở làng Chiềng ( List of villages in Chiang)


Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Sự giống nhau kỳ lạ

Mới đây, có bạn đọc phát hiện cuốn sách bìa cứng khổ 19 x 27 rất đẹp có tên Di sản văn hóa Lạng Sơn Tập I Văn hóa vật thể do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin và Công ty văn hóa trí tuệ Việt ấn hành năm 2006 có sự lạ là nội dung Kiến trúc nhà cửa và làng bản truyền thống ở Lạng Sơn từ trang 196 đến trang 200 trong phần Tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật truyền thống (Không sắp xếp thành chương mục gì cả) bê nội dung Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Đặng Ân hiện đang được lưu giữ tại Thư viện của Viện nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam có cắt đi một số đoạn rồi xào xáo lại, 3 tấm ảnh cùng chú thích trong luận văn cũng thấy xuất hiện trong sách.
Mặc dù lấy tiêu đề là Kiến trúc nhà cửa và làng bản truyền thống ở Lạng Sơn nhưng chỉ có phần kiến trúc nhà đất trình tường và nói rõ ;là ở bản Khuyên Hin trong khi Lạng Sơn còn kiến trúc nhà sàn nổi tiếng. Tên của luận văn của Nguyễn Đặng Ân là "Truyền thống xây dựng nhà cửa và làng bản ở bản Khuyên Hin" (Xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Luận văn thuộc chuyên ngành văn hóa dân gian mã số 8.02.02 bảo vệ ngày 07/3/2001. Ngay trang 3 luận văn (Bìa cứng, đánh máy vi tính một mặt khổ A4) có lời cam đoan trịnh trọng của tác giả rằng "công trình nghiên cứu là của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu của công trình này chưa được công bố ở bất kỳ nơi nào khác".
Còn "công trình" Di sản văn hóa Lạng Sơn thì được xuất bản năm 2006, sau nửa thập kỷ.
Trong sách không ghi trích dẫn hay tham khảo từ nguồn nào và tác giả sách cũng không ai có tên là Nguyễn Đặng Ân. Người ta cũng nói rằng không có sự hiệp thông nào giữa ông Nguyễn Đặng Ân với những người làm sách.
Sao lại có sự giống nhau kỳ lạ như vậy nhỉ?

Xem thêm: Xài chùa

Bìa luận văn



Mục lục luận văn



Ảnh trong phần phụ lục của luận văn (Đều xuất hiện ở đại công trình Di sản văn hóa Lạng Sơn)



Và đây là nội dung đại công trình có sự giống nhau kỳ lạ








Bổ sung: bài trên blog Giao

Hình như lại có vi phạm bản quyền : Luận văn của Nguyễn Đặng Ân bị đạo ?

Đăng ngày: 17:04 09-07-2011
Lời dẫn: Bác Ân là bạn blog của tôi (bác này cũng mới gia nhập làng blog). Bài dưới đây mới xuất hiện trên blog bác ấy, tôi copy về và có biên tập thuần túy kĩ thuật đôi chút.
Trên giá sách của tôi, cũng đã có cuốn Di sản văn hóa Lạng Sơn, tập 1.
Nếu bác Ân có qua, thì mời bác đọc chơi lại entry mà tôi đã đi từ mấy năm trước rồi, nó đây:

Chuyện đạo văn/đạo tặc ở bốn phương --- 1 .

Và nếu có thời gian một chút, mời bác đọc cả cái thư mục "Đạo đức nghề nghiệp" trên blog tôi.
Từ đây trở xuống là entry của bác Ân.
---

Sự giống nhau kỳ lạ


Đăng ngày: 15:16 23-06-2011

Mới đây, có bạn đọc phát hiện cuốn sách bìa cứng khổ 19 x 27 rất đẹp có tên Di sản văn hóa Lạng Sơn ,Tập I, Văn hóa vật thể, do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin và Công ty văn hóa trí tuệ Việt ấn hành năm 2006 có sự lạ là nội dung Kiến trúc nhà cửa và làng bản truyền thống ở Lạng Sơn từ trang 196 đến trang 200 trong phần Tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật truyền thống (Không sắp xếp thành chương mục gì cả) bê nội dung Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Đặng Ân hiện đang được lưu giữ tại Thư viện của Viện nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam có cắt đi một số đoạn rồi xào xáo lại, 3 tấm ảnh cùng chú thích trong luận văn cũng thấy xuất hiện trong sách.

Mặc dù lấy tiêu đề là Kiến trúc nhà cửa và làng bản truyền thống ở Lạng Sơn nhưng chỉ có phần kiến trúc nhà đất trình tường và nói rõ là ở bản Khuyên Hin, trong khi Lạng Sơn còn kiến trúc nhà sàn nổi tiếng.
Tên của luận văn của Nguyễn Đặng Ân là "Truyền thống xây dựng nhà cửa và làng bản ở bản Khuyên Hin" (Xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Luận văn thuộc chuyên ngành văn hóa dân gian mã số 8.02.02 bảo vệ ngày 07/3/2001.
Ngay trang 3 luận văn (Bìa cứng, đánh máy vi tính một mặt khổ A4) có lời cam đoan trịnh trọng của tác giả rằng "công trình nghiên cứu là của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu của công trình này chưa được công bố ở bất kỳ nơi nào khác".

Còn "công trình" Di sản văn hóa Lạng Sơn thì được xuất bản năm 2006, sau nửa thập kỷ.

Trong sách không ghi trích dẫn hay tham khảo từ nguồn nào và tác giả sách cũng không ai có tên là Nguyễn Đặng Ân. Người ta cũng nói rằng không có sự hiệp thông nào giữa ông Nguyễn Đặng Ân với những người làm sách.

Sao lại có sự giống nhau kỳ lạ như vậy nhỉ ?

Xem thêm: Xài chùa

Bìa luận văn


Mục lục luận văn



Ảnh trong phần phụ lục của luận văn
(Đều xuất hiện ở đại công trình Di sản văn hóa Lạng Sơn)


Và đây là nội dung đại công trình có sự giống nhau kỳ lạ







Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Thời sinh viên, chuyện bây giờ mới kể (student, now a new story told) Phần I

Ngày ấy cách đây chưa xa, mới những năm nửa cuối của thập niên 80, thế kỷ trước lũ sinh viên khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Việt Bắc bọn tôi được ở trong ký túc xá trên những quả đồi thấp lúp xúp cạnh đường tàu Hà Nội - Quán Triều, gần bờ đê trường Đạị học Nông nghiệp 3 Bắc Thái. Trường đóng trên khu đất rộng mênh mông, có cổng nhưng không có tường rào, cổng không khi nào khóa chắc vì khóa cũng chẳng ích gì. Có lẽ vì đất quá rộng trên những triền đồi thấp, trong khu vực trường có đồi thấp, đồi cao, ao, hồ, lò vôi, ruộng đồng... nên trường không có tường bao quanh. Nhà cửa hầu hết là nhà cấp 4 nhom nhem chỉ có mỗi dãy nhà hiệu bộ 3 tầng và 2 nhà 2 tầng là khu tập thể giáo viên ở phía bờ ao đi vào khu trạm xá, lò vôi. Một khu nhà thí nghiệm 3 tầng của khoa Hóa đối diện nhà hiệu bộ xây mãi không xong, rêu mốc cỏ mọc xanh rì. Khu ký túc xá có hàng lối nhưng cũng chỉ là nhà cấp 4 lúc bọn tôi vào học được 2 năm mới xây tường bao và có cổng vào.Đó là một dãy  tường gạch bốn phía có mái che được gọi là nhà gồm 9 gian, chia 3 phòng rộng chừng 60,  70m2, nền xi măng vỡ lồi lõm, cửa giả có trống hoác, xác xơ, khung cột bê tông, tường gạch 10, kèo sắt lợp ngói xi măng, không có trần, dây điện nhằng nhịt. Ngoài sân là hàng cột thu lôi chi chít vì thành phố Thái Nguyên rất nhiều sét. Ngoài sân là một túp lều trông huơ trống hoác lợp ngói xi măng lụp xụp, xiêu vẹo vì hay bị sinh viên bẻ rui mè làm củi. Đó là nơi bọn sinh viên về nhà lấy gạo xuống nấu ăn thêm cho đỡ đói vì xuất ăn gạo thường bị mốc lại ít không đủ cho cái dạ dày đang tuổi ăn, tuổi lớn của bọn chúng.
Đi qua đám ruộng luôn lầy lội bên kia là "nơi hạnh phúc thăng hoa và nỗi buồn giải tỏa" gồm 20 gian chia đều cho hai phái. Đó là thứ nhà tiêu của nông thôn và lại của tập thể nên không thể bẩn hơn và không hề có cửa. Các thằng hay xấu hổ như mình hay chọn phía trong để ngồi và có ý chọn ô nào sạch hơn tý chút thì ngồi nhưng vào trong thì đã có thằng chiếm quay lại thì chúng nó đi sau chiếm nốt thế là đáng lẽ được đi lại phải quay ra đợi, thân lừa ưa nặng!
Phòng nam và phòng nữ đều chung dãy nhà đó nhưng ngăn bởi bức tường chỉ cao đến trần, đứng giường tầng hai kiễng chân hay đứng lên cái hòm là có thể thấy bên kia nên hai bên biết rõ nhau cả nghĩa đen và nghĩa bóng, có lẽ thế mà 4 năm chả có đôi nào yêu nhau, tất nhiên là thích thì cũng có như thằng Trường kều thích em Hoa Khánh, Tiến Vòng thích Mai Anh người Lạng Sơn, Phú Lỉnh cũng sáng mắt khi liếc vài em ngoài bể nước, Thằng Tuấn Anh cũng thích vài đứa...
Đủ thứ trò đã được bọn chúng nghĩ ra cho quên đi cơn đói và cái buồn ở cái thành phố buị miền núi nửa trung du này từ đàn hát, làm thơ, trộm cá, hoa quả về ăn đến thử thuốc phiện, giả làm đám ma lẫn đánh lộn, "tuyệt thực" toàn trường, cắm quán cô Sen, cô Hồng..đủ cả.

Ảnh Lớp sử K23 Đại học sư phạm chụp ảnh lưu niệm với thầy cô giáo ngày ra trường. Hàng ngồi từ trái qua là Vi Hồng Phú (Cao Bằng) rồi đến các thầy Ngô Thành (LSVNHĐ), Cao Văn Liên (Trưởng Khoa - LSTGHĐ) Nguyễn Nhân (LSTGCĐ- TĐ), Nguyễn Chí Huyên (LSTGHĐ), Lương Văn Bảo (LSVNCĐ-TĐ), Trần Ngọc (KCH), Nguyễn Văn Tiến (LSVNHĐ), Đỗ Hồng Thái (LSĐP), Hoàng Thị Hảo (SV Cao Bằng), Lê Thị Lâm (LSTGTĐ)

 


Cái vụ tuyệt thực cả trường lây lan theo các trường Hà Nội là do thằng Dũng dê và thằng H. ngạnh cùng tham gia đầu têu viết tờ rơi dán ở ký túc khoa Lý và kích động thành làn sóng phản đối, đến tận hai hôm sau mới đi ăn cơm trở lại, tất nhiên là cơm có đỡ mốc hơn thôi chứ thức ăn vẫn là rau bắp cải, chấm hết. Phòng quản lý sinh viên của thầy Loan, thầy Quyến đi thuyết phục cũng không ăn thua. Có cả bóng an ninh cũng không làm gì được. Ngày ấy mà nói ra thì chắc chắn hai thằng bị đuổi học ít nhất là một năm. Rồi sự việc cũng lắng xuống và không tìm ra "thế lực thù địch" nào cả. Thằng chủ mưu giờ cũng là thạc sỹ, giảng viên Cao đẳng. Khổ nhưng mà vui, láo nhưng mà cũng rất ngoan, cơ chế thị trường chưa len lỏi vào tình thầy trò. Ngày 20/11 đi chúc thầy cũng chỉ là bưu thiếp của Liên Xô in sẵn ngoài chợ mà nội dung có khi là chúc năm mới hay chúc 8/3! hoa thì lúc có lúc không và cũng không to đẹp như bây giờ. Ngày nghỉ đi đóng gạch cho thầy Lương Văn Bảo mệt thấy mẹ nhưng điểm thi vẫn thấp và vẫn "tăng K" (Lưu ban) như thường. Ngẫm lại những đứa ngỗ ngược nhất nay đều nên người...mà là người tốt chứ chả chơi, he he!
Mình được chúng nó bầu làm lớp trưởng nhưng hay nói bậy nên các anh chị Sử 4 bảo cái lớp Sử 1 chúng nó bầu nhầm lớp trưởng, tuy vậy Y cũng tại vị được mấy năm.

Chụp ảnh lưu niệm với lớp 10a3 mà mình chủ nhiệm trường PTTH Lương Ngọc Quyến năm học 1991 - 1992. Y đứng thứ 3 hàng đứng thứ 2 từ phải sang, vẫn cái dáng gầy guộc, tóc dài trùm tai đứng khoanh tay và cái áo màu ghi bỏ ngoài quần trong ảnh ngày ra trường (Đứng sát cạnh bên phải Đặng Văn Thanh áo kẻ cạnh cột giữa ảnh phòng chờ phía khu ngoài giảng đường dãy nhà cấp 4





Cái sự khổ thì chắc sinh viên thời nay không tưởng tượng ra, buổi sáng đa phần là nhịn đói lên lớp. Việc Sinh viên đi qua hàng cơm, tạp hóa cổng trường và có vài con cá mắm hay cục thịt nạc bốc hơi cũng chỉ là điều bình thường. Các chàng anh hùng nhất bộ, thỉnh thoảng mượn quần áo của bạn cũng không lạ. Đồ dùng tối thiểu cũng bị hạn chế đến tối thiểu vì không có tiền và vì có nhiều quá thì chúng bạn cũng "dùng hộ". Mái ngói xô dột, tường nhem nhuốc, thủng lỗ chỗ do các kỹ sư tâm hồn tương lai gây ra.
Tết 90, còn nhớ thằng nào còn sáng tác cả câu đối viết bằng than nguệch ngoạc trên tường:
"Canh Ngọ tiễn ngựa chuồn cả phòng nam cùng tán gái,
Tân Mùi đưa dê đến chúng ta càng dê thêm"
Hết chỗ nói!
Đôi khi hứng lên chúng còn làm thơ Bút Tre đọc cho nhau nghe đến nửa đêm không ngủ, đại loại như:
"Khi tàu đến ga Trung Gia (Trung Giã - Sóc Sơn)
Anh Trường quần chổng rất là khó đi (mô tả cảnh Trường Kều còn gọi là Trường dài đi về cùng bạn gái)
Ngày ấy nhà trường cấm tiệt việc đun bếp bằng may-so (tàu ngầm) của Liên xô nên nấu nướng phải giấu diếm có khi là gầm giường được che kín hay là cho vào hòm khóa lại, cứ thấy cô Liên thợ điện nhà ở cuối bờ đê cầm kìm đi kiểm tra là hò nhau giấu biệt. Được cái phòng có tay Thanh người Phú Lương là em họ của cô Liên nên cô cũng nương tay hơn.
Không biết bây giờ bà cụ Mùi bán bánh mì còn sống hay không chứ bà này thù cái phòng nam chúng tôi lắm. Ngày ấy bà chắc cũng khoảng ngoài 70 tuổi rồi, cứ thấy tiếng rao Ai bánh mì đơơi... ở đầu nhà là mấy thằng lại đóng kín cửa và bịt mũi gọi "Em Mùi ơi bán cho anh cái bánh mì nào", rồi thì "Mùi ơi bánh có nóng không..."
Bà rất tức và chửi lũ sinh viên mất dạy bằng thứ ngôn từ rất chua ngoa cho người ta ăn những thứ mà người ta không ăn, chửi những từ không có trong từ điển. Nhưng chẳng có gì vào đầu mấy thằng đói ăn mới lớn lại vô công rồi nghề mà hình như chửi thế lại làm chúng càng thích thú hơn, vì bà chửi chung chung các thằng sinh viên khoa Sử chứ chẳng nhận ra giọng đứa nào mà chửi, mà có nhận ra giọng thì cũng chẳng làm gì được chúng vì có khi sau đấy chúng lại u u con con bán cho con mấy cái bánh mì không chịu thì lại hòa cả làng, chả nhẽ bà đi bán bánh mì mà lại không bán bánh mì! .
Bà Mùi nghĩ ra cách là réo chửi tên Thầy Nhơn, một ông giáo già đáng kính và khó tính của Khoa Sử nhà chếch bên trái ký túc xá: "Tiên sư cha bố thằng Nhơn già, mày dạy học sinh của mày thế à"..v v và v v. Quả nhiên kế hiểm của bà Mùi có hiệu nghiệm. Thầy lôi chúng tôi ra kiểm điểm, răn dạy làm mấy thằng mất nết sợ xanh mắt mèo. Lại còn vụ ông T. già trong lớp đã có vợ bày trò rình trộm mấy nữ sinh tắm dưới khu tập thể giáo viên nữa chứ, rồi thì buồng chuối tiêu ở vòi nước công cộng đã già quả lại sắp tết cũng bị bọn phòng nam hái cho vào xô sắt để lên bếp điện đun. Thế mà mấy năm không có tai nạn nào về điện chỉ duy có thằng Tuấn Anh Phổ Yên k24 đá bóng lên dây điện ở biến thế đầu đốc khoa Hóa làm chập điện. Xong nó về ký túc xá xách ba lô lộn ra bắt xe về thẳng.
Ngày ấy, Y với Hà Gia khỏe đi nhất, gần tết còn tưỡn đi Hải Phòng, lộn lên Lạng Sơn rồi mới về nhà. Việc gì của lớp cũng có mặt nào là nhà Tuấn Anh cháy nhà tận Định Hóa, nhà Hoa Khánh ở thị xã cao Bằng, Tám tròn Đình Cả có đám ma, cưới Tuyết Hắc Trại  Cau...Y và thị đều có mặt.
Thấm thoắt ra trường đã 20 năm, 29 đứa giờ chỉ còn 27,  hai đứa đã đi theo các cụ Mac, Lenin.

(Còn nữa)

"Cô cố nhớ lại xem..."




Giá mà bà chị tôi sắm thêm cái khóa như thế này thì chắc có lẽ không bị mất cái yên xe
Có bà chị họ, thời bao cấp khoảng năm 1981 hay 1982 gì đó được ông bác tôi đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài về mua cho chiếc xe Di - A - Măng  (Diamond). Ngày ấy xe đạp là quý lắm, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa ấy chứ, đi đâu là phải khóa cẩn thận mặc dù có đăng ký, biển số hẳn hoi. Thế mà có ai học được chữ ngờ, một hôm đi làm như mọi hôm khi ra nhà xe cơ quan thì tá hỏa khi xe vẫn còn mà cái yên xe thì trộm đã tháo đi đâu mất từ bao giờ. Tình huống dở khóc, dở mếu, chị tôi gọi bảo vệ để trình bày, lập biên bản vài người cùng cơ quan hiếu kỳ xúm quanh, bàn tán, an ủi và đưa ra rất nhiều giả thiết. Bác bảo vệ lo lắng và cũng sợ trách nhiệm nữa trước khi lập biên bản còn cố gặng hỏi chị tôi:
- Cô cố nhớ lại xem sáng nay cô đi xe đến có yên không?
Giời ạ, chị tôi không biết trả lời làm sao vì không có yên thì đi thế quái nào được.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Thật thà, có phải lúc nào cũng tốt???

Có thằng bạn, một ngày kia được cử đi dự thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" (Oách nhỉ, mình thì chả bao giờ mơ). Hắn vốn hoạt ngôn, lợi khẩu ứng phó như thần, mình mà nói chuyện hay tranh luận gì với gã thì chỉ có về nhì.
Lần gã ra ứng thí mình cũng đi dự để cổ vũ.
Diễn biến: Phần diễn thuyết đúng như dự kiến, hắn khua môi, múa mép, lên bổng xuống trầm với cái giọng như lệnh vỡ; ấy vậy mà lại được lòng giám khảo. 9 điểm +
Phần bốc câu hỏi thuộc bài, không biết tay hắn có vướng bụi trần tục không mà nhắp trúng câu... khó. Và quy chế cũng không được bốc lại. Vẻ mặt hắn căng thẳng giây lát rồi ...đần ra. Vẻ giảo hoạt biến đâu mất, hắn nói rời rạc vài câu rồi kính thưa Ban giám khảo rằng câu đó hắn cũng...không thuộc: 3 điểm chiếu cố.
Kết cục: hắn vẫn đoạt giải an ủi với dư luận ì xèo rằng làm cao, ngông nghênh không muốn lấy giải, vân vân và vân vân..
Sau hỏi gã thì gã bảo đúng là câu đó gã không học (vẹt) và câu trả lời của gã là thật lòng.
Thật lòng lúc đó có nên không???

Danh thắng Tượng Tỵ Sơn (Núi vòi voi) Quế Lâm, Trung Quốc

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Du hý cố đô Huế

Nhân cố đô Huế tổ chức Festival năm 2012 Y bèn thu xếp ruộng vườn, xin phép thầy u khăn gói quả mướp hành miền trung một chuyến bởi đã ần một năm nay Y chưa quay lại đất này. Ngày đầu ngủ ở Hà Tĩnh, sáng hôm sau bầu đoàn qua ngã ba Đồng Lộc để viếng tiểu đội 10 cô gái thanh niên xung phong anh hùng rồi kéo nhau lên cửa khẩu Cầu Treo cách TP Hà Tĩnh chừng 80 km, đường xấu, quanh co đèo dốc và không có vẻ nhộn nhịp sôi động như Móng Cái, Tân Thanh. Ấn tượng đầu tiên là cổng vào khu kinh tế cửa khẩu gắn với tên cửa khẩu đó là biểu tượng cầu treo không khó để nhận ra.


Thắp hương cho 10 cô gái anh hùng ở ngã ba Đồng Lộc







Lên cửa khẩu chủ yếu là các xe tải lớn, xe container chở hàng xuất khẩu, Y tranh thủ ra cột mốc Việt - Lào làm kiểu ảnh kỷ niệm. Xem  ra công việc xây dựng nơi đây cũng còn dang dở lắm, chưa ra cái hình hài gì như cái tên mĩ miều của nó: Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo.

Cột mốc biên giới Việt Lào ở cửa khẩu Cầu Treo - Hà Tĩnh


 Mới vào địa phận Huế đã thấy không khí nhộn nhịp kiểu nhà có đám, cờ phướn, đèn hoa giăng khắp nơi. Thấp thoáng bóng áo dài thướt tha quyến rũ với màu tím đặc trưng.
Có cả tể tướng, văn võ bá quan về dự lễ được truyền hình trực tiếp trên kênh quốc gia. Nhiều lãnh đạo các địa phương xa xôi đã về dự.
Sân khấu hoàng tráng, đèn màu pháo hoa rực rỡ cùng đại biểu nhiều quốc gia góp mặt. Buổi trưa trời mưa cứ tưởng buổi lễ đã bị hoãn nhưng BTC đã kịp để mỗi ghế ngồi một áo mưa mỏng và khách thẻ xanh đã có 1 ô che mưa, Y cũng có một suất ấy. Nhưng ơn giời đến lúc khai mạc thì ngớt hoàn toàn

Đêm khai mạc Festival Huế 2012 (07/4/2012)


Buổi lễ khá gọn gàng với lời khai mạc ngắn gọn và bài phát biểu của nguyên thủ không đến nỗi khó tiêu hóa. Tiếng vỗ tay vang dội và đèn màu pháo hoa gây ấn tượng. Tiếp đến là các màn múa hát, hoạt cảnh, văn nghệ của mọi miền đất nước và một số nước trên thế giới xôm ra trò.

Khán đài hoành tráng trước kỳ đài Huế


Dàn pháo hoa đã sẵn sàng cho đêm hội


Dẫn đường cho quan khách triều đình



Biển báo trong Đại  Nội: Đường dành cho xe ô tô ĐIÊN và người đi bộ?

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Suối cá Cẩm Thủy (Cam Thuy fish stream)

Sáng từ Nghĩa trang liệt sỹ  Trường  Sơn chạy một mạch chạng vạng tối thì đến nhà nghỉ Thanh Nhàn ở thị trấn Cẩm Thủy để sáng hôm sau đi thăm suối cá. Chuyện kể rằng:
Ở xã Cẩm Lương, huyện  Cẩm  Thủy, tỉnh  Thanh Hóa có một dòng suối chảy từ lòng núi đá ra mát lạnh, quanh năm không cạn. Người dân trong bản lấy nước đó để sinh hoạt, ăn uống, tắm giặt. Không biết từ bao giờ có đàn cá lạ sinh sống trong hang từng bầy rất đông sáng ra miệng hang, tối lại vào. Những con cá chưa rõ là cá gì hao hao cá chép, cá trắm nặng dăm bảy cân xếp hàng như đống bí xanh, các nhà khoa học hay ngư học cũng chưa thấy lên tiếng gì. Dân làng kể rằng cá ấy chỉ sống ở suối ấy, bắt đi suối khác hay cá ra ao, đồng ruộng khi nước lũ thì chết và đặc biệt là không thấy có mùi tanh. Xưa nay cũng không ai ăn cá ấy vì dân làng đồn rằng những ai bắt cá hay ăn cá thì đều bị rủi ro ảnh hưởng tính mạng; từ đó gọi là cá thần rồi thì suối cá thần. Năm nọ trời khô hạn, các quan huyện cho máy móc, thuốc nổ định đào hang rộng thêm làm nơi du lịch, chiêm bái nhưng hang sập từ hôm đó cá không ra nữa, thôn, huyện phải mời thầy cúng cao tay về cầu đảo mấy đêm liền cá mới ra trở lại. Tiếng lành đồn xa ngày càng có nhiều khách du lịch đến xem Suối Cá nhất là khi khánh thành đường Hồ Chí Minh qua thị trấn huyện (chỉ cách suối cá 13 km). Nhiều người gọi là Suối Cá thần, dù rằng chưa có ai goị là Cụ cá như mấy ông nhà rùa học gọi con rùa già ghẻ lở ở Hồ Hoàn Kiếm nhưng sự kính trọng, tôn thờ thì đã thấy có. Ngay gần miệng hang đã mọc lên một ngôi đền không rõ thờ gì quanh năm nhang khói. Bảo vệ không cho du khách thả thức ăn cho cá vì theo họ, nếu cá ăn no thì nó sẽ chui vào hang chẳng được xem nữa. Chiều tối họ mới cho khách thả bánh mì bim bim xuống chăn cá.
Huyện cũng cho làm một chiếc cầu treo thay cho bến phà trước đây, cầu chỉ vừa khít một chiếc xe 16 chỗ qua cầu cho nên đông khách thì phải đợi khá sốt ruột. Giá cho một lượt xe là 60k.

Đường HCM hun hút, vắng vẻ, mát chân ga bác tài.



Cầu treo qua sông chỉ lọt 1 xe, vé xe 16 chỗ là 60k

Ngôi đền trước cửa hang suối cá



Suối cá (thần)



Cận cảnh


Nhà hàng, nhà nghỉ Thanh Nhàn ở thị trấn Cẩm Thủy, Thanh Hóa


Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Chuyện nhặt dọc đường (Story picked up along the way)

ối 7/4 khai mạc xong cả nhóm đi ra bến thuyền Tòa khâm trước cổng ĐHSP Huế để xuống thuyền nghe ca Huế trên Sông Hương. Thuyền chưa chừng 30 người có bàn ghế và nhóm ca Huế chờ sẵn. Y nhìn thấy phao cứu sinh trên thuyền nên yên tâm bước xuống.
Thuyền nổ máy chậm chậm trên dòng sông  Hương êm đềm, lung linh thơ mộng. Nghe khoảng 10 bài thì tour kết thúc thuyền về bến cũ, khi đó là 11h30' đêm, thuyền vừa cập bến lại một nhóm khách khác lên thuyền. Một ngày mỗi nhóm nhạc cũng được vài ba show dễn ngoài tiền thù lao theo hợp đồng, họ còn được tiền tặng hoa của khách. Mỗi bông hoa được cuốn rất khéo 1 tờ tiền Ông cụ tương đương 5 bát phở. Giá mà Y cũng biết hát nhỉ thì tiền này hơn hẳn lương của anh giáo làng như Y.

Nhóm ca Huế trên Sông Hương





Sáng hôm sau hành hương ra thành cổ Quảng trị viếng tượng đài liệt sỹ thành cổ., mới biết sự hy sinh máu xương của cha anh là vô bờ, mỗi bước đi ở thành cổ là bước trên xương thịt cha anh. Lời  thuyết minh của anh  Hướng dẫn viên tên Tuấn đã lấy đi nhiều nước mắt của chị em trong Đoàn.


Rời Thành cổ cả Đoàn lại đi lên  Lao Bảo.
Lên Lao Bảo Y được các anh Biên phòng cho tung tăng sang đất bạn Lào, chả khó như nơi khác, con người thân thiện dễ mến, đường xá tốt, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo khá nhiều hàng hóa có xuất xứ từ Trung QUốc, Thái Lan, Anh..và có nhãn mác, xuất xứ đàng hoàng, có hàng giả hay không thì chỉ có trời mới biết nhưng Y đã từng mua nồi cơm, lò vi sóng Thái Lan ở đấy về dùng thấy chất lượng hơn hẳn mấy anh Chai nơ trên Tân Thanh.
Ngày về Cẩm Thủy cả Đoàn kính cẩn dâng hương tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ Quốc tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.
Cửa khẩu của Lào


Nắng chói mắt quá, sau lưng là đất mẹ.



Nghĩa trang Trường  Sơn


Trạm xăng mini trên đất bạn Lào

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Chuyện nhặt dọc đường (Story picked up along the way)

Tối 7/4 khai mạc xong cả nhóm đi ra bến thuyền Tòa khâm trước cổng ĐHSP Huế để xuống thuyền nghe ca Huế trên Sông Hương. Thuyền chưa chừng 30 người có bàn ghế và nhóm ca Huế chờ sẵn. Y nhìn thấy phao cứu sinh trên thuyền nên yên tâm bước xuống.
Thuyền nổ máy chậm chậm trên dòng sông  Hương êm đềm, lung linh thơ mộng. Nghe khoảng 10 bài thì tour kết thúc thuyền về bến cũ, khi đó là 11h30' đêm, thuyền vừa cập bến lại một nhóm khách khác lên thuyền. Một ngày mỗi nhóm nhạc cũng được vài ba show dễn ngoài tiền thù lao theo hợp đồng, họ còn được tiền tặng hoa của khách. Mỗi bông hoa được cuốn rất khéo 1 tờ tiền Ông cụ tương đương 5 bát phở. Giá mà Y cũng biết hát nhỉ thì tiền này hơn hẳn lương của anh giáo làng như Y.

Nhóm ca Huế trên Sông Hương





Sáng hôm sau hành hương ra thành cổ Quảng trị viếng tượng đài liệt sỹ thành cổ., mới biết sự hy sinh máu xương của cha anh là vô bờ, mỗi bước đi ở thành cổ là bước trên xương thịt cha anh. Lời  thuyết minh của anh  Hướng dẫn viên tên Tuấn đã lấy đi nhiều nước mắt của chị em trong Đoàn.


Rời Thành cổ cả Đoàn lại đi lên  Lao Bảo.
Lên Lao Bảo Y được các anh Biên phòng cho tung tăng sang đất bạn Lào, chả khó như nơi khác, con người thân thiện dễ mến, đường xá tốt, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo khá nhiều hàng hóa có xuất xứ từ Trung QUốc, Thái Lan, Anh..và có nhãn mác, xuất xứ đàng hoàng, có hàng giả hay không thì chỉ có trời mới biết nhưng Y đã từng mua nồi cơm, lò vi sóng Thái Lan ở đấy về dùng thấy chất lượng hơn hẳn mấy anh Chai nơ trên Tân Thanh.
Ngày về Cẩm Thủy cả Đoàn kính cẩn dâng hương tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ Quốc tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.
Cửa khẩu của Lào


Nắng chói mắt quá, sau lưng là đất mẹ.



Nghĩa trang Trường  Sơn


Trạm xăng mini trên đất bạn Lào

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Sinh nhật cu Tơn (Tơn's birthday)

Thấm thoắt Tơn đã năm tuổi, 5 lần sinh nhật thì 3 lần bố đi công tác chưa về.
Lần này cũng vậy, bố đang ở Quảng Trị. Đành bảo cu Tơn hoãn lại một ngày chờ bố về dự. Tất nhiên là quà tặng và lời chúc thì vẫn đúng ngày; chỉ có tiệc là chậm thôi.

Cu cậu thổi nến và cùng hát Happy birthday!

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Tin buồn



Đang đi công tác ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa, sáng nay  mới ngủ dậy lúc 5h53' nhận được tin nhắn của Hà Gia, Hải Phòng thông báo bạn Son giáo viên trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, Thái Bình đột tử chiều hôm qua 09/4/2012 tức 19/3 âm lịch. Còn nhớ bạn Trần Thị Son từng là lớp phó đời sống rất hiền và tốt. Vậy là 29 gương mặt của lớp Sử 23K2, ĐHSP Việt Bắc đã vắng xa 2 bạn; kẻ mất người còn vẫn biết sinh ly tử biệt không ai tránh được mà sao vẫn thấy đột ngột.
Xin thắp một nén nhang cho người bạn hiền!

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Du hý cố đô Huế

Nhân cố đô Huế tổ chức Festival năm 2012 Y bèn thu xếp ruộng vườn, xin phép thầy u khăn gói quả mướp hành miền trung một chuyến bởi đã ần một năm nay Y chưa quay lại đất này. Ngày đầu ngủ ở Hà Tĩnh, sáng hôm sau bầu đoàn qua ngã ba Đồng Lộc để viếng tiểu đội 10 cô gái thanh niên xung phong anh hùng rồi kéo nhau lên cửa khẩu Cầu Treo cách TP Hà Tĩnh chừng 80 km, đường xấu, quanh co đèo dốc và không có vẻ nhộn nhịp sôi động như Móng Cái, Tân Thanh. Ấn tượng đầu tiên là cổng vào khu kinh tế cửa khẩu gắn với tên cửa khẩu đó là biểu tượng cầu treo không khó để nhận ra.


Thắp hương cho 10 cô gái anh hùng ở ngã ba Đồng Lộc







Lên cửa khẩu chủ yếu là các xe tải lớn, xe container chở hàng xuất khẩu, Y tranh thủ ra cột mốc Việt - Lào làm kiểu ảnh kỷ niệm. Xem  ra công việc xây dựng nơi đây cũng còn dang dở lắm, chưa ra cái hình hài gì như cái tên mĩ miều của nó: Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo.

Cột mốc biên giới Việt Lào ở cửa khẩu Cầu Treo - Hà Tĩnh


 Mới vào địa phận Huế đã thấy không khí nhộn nhịp kiểu nhà có đám, cờ phướn, đèn hoa giăng khắp nơi. Thấp thoáng bóng áo dài thướt tha quyến rũ với màu tím đặc trưng.
Có cả tể tướng, văn võ bá quan về dự lễ được truyền hình trực tiếp trên kênh quốc gia. Nhiều lãnh đạo các địa phương xa xôi đã về dự.
Sân khấu hoàng tráng, đèn màu pháo hoa rực rỡ cùng đại biểu nhiều quốc gia góp mặt. Buổi trưa trời mưa cứ tưởng buổi lễ đã bị hoãn nhưng BTC đã kịp để mỗi ghế ngồi một áo mưa mỏng và khách thẻ xanh đã có 1 ô che mưa, Y cũng có một suất ấy. Nhưng ơn giời đến lúc khai mạc thì ngớt hoàn toàn

Đêm khai mạc Festival Huế 2012 (07/4/2012)


Buổi lễ khá gọn gàng với lời khai mạc ngắn gọn và bài phát biểu của nguyên thủ không đến nỗi khó tiêu hóa. Tiếng vỗ tay vang dội và đèn màu pháo hoa gây ấn tượng. Tiếp đến là các màn múa hát, hoạt cảnh, văn nghệ của mọi miền đất nước và một số nước trên thế giới xôm ra trò.

Khán đài hoành tráng trước kỳ đài Huế


Dàn pháo hoa đã sẵn sàng cho đêm hội


Dẫn đường cho quan khách triều đình



Biển báo trong Đại  Nội: Đường dành cho xe ô tô ĐIÊN và người đi bộ?