Sáng từ Nghĩa trang
liệt sỹ Trường Sơn chạy một mạch chạng vạng tối thì đến nhà nghỉ
Thanh Nhàn ở thị trấn Cẩm Thủy để sáng hôm sau đi thăm suối cá. Chuyện
kể rằng:
Ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa có một dòng suối chảy
từ lòng núi đá ra mát lạnh, quanh năm không cạn. Người dân trong bản
lấy nước đó để sinh hoạt, ăn uống, tắm giặt. Không biết từ bao giờ có
đàn cá lạ sinh sống trong hang từng bầy rất đông sáng ra miệng hang, tối
lại vào. Những con cá chưa rõ là cá gì hao hao cá chép, cá trắm nặng
dăm bảy cân xếp hàng như đống bí xanh, các nhà khoa học hay ngư học cũng
chưa thấy lên tiếng gì. Dân làng kể rằng cá ấy chỉ sống ở suối ấy, bắt
đi suối khác hay cá ra ao, đồng ruộng khi nước lũ thì chết và đặc biệt
là không thấy có mùi tanh. Xưa nay cũng không ai ăn cá ấy vì dân làng
đồn rằng những ai bắt cá hay ăn cá thì đều bị rủi ro ảnh hưởng tính
mạng; từ đó gọi là cá thần rồi thì suối cá thần. Năm nọ trời khô hạn,
các quan huyện cho máy móc, thuốc nổ định đào hang rộng thêm làm nơi du
lịch, chiêm bái nhưng hang sập từ hôm đó cá không ra nữa, thôn, huyện
phải mời thầy cúng cao tay về cầu đảo mấy đêm liền cá mới ra trở lại.
Tiếng lành đồn xa ngày càng có nhiều khách du lịch đến xem Suối Cá nhất
là khi khánh thành đường Hồ Chí Minh qua thị trấn huyện (chỉ cách suối
cá 13 km). Nhiều người gọi là Suối Cá thần, dù rằng chưa có ai goị là Cụ
cá như mấy ông nhà rùa học gọi con rùa già ghẻ lở ở Hồ Hoàn Kiếm nhưng
sự kính trọng, tôn thờ thì đã thấy có. Ngay gần miệng hang đã mọc lên
một ngôi đền không rõ thờ gì quanh năm nhang khói. Bảo vệ không cho du
khách thả thức ăn cho cá vì theo họ, nếu cá ăn no thì nó sẽ chui vào
hang chẳng được xem nữa. Chiều tối họ mới cho khách thả bánh mì bim bim
xuống chăn cá.
Huyện cũng cho làm một chiếc cầu treo thay cho bến phà
trước đây, cầu chỉ vừa khít một chiếc xe 16 chỗ qua cầu cho nên đông
khách thì phải đợi khá sốt ruột. Giá cho một lượt xe là 60k.
Đường HCM hun hút, vắng vẻ, mát chân ga bác tài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét