Lại
nói chuyện giàu nghèo, hồi ấy cả lớp hình như đều nghèo kể cả bọn nhà
quê hay thành phố không phân biệt làm ruộng hay công chức. Có lẽ thế mà
lại hay và khoảng cách giàu nghèo trong lớp không có, dĩ nhiên là bất
đắc dĩ chứ chắc chẳng ai muốn mình cứ mãi nghèo làm gì. Ở ký túc xá
những đứa trong tỉnh mỗi tháng chỉ về nhà một lần vì có về cũng không
hòng xin thêm được gì từ cha mẹ nghèo khó, những đứa ở xa thì có khi cả
học kỳ mới về, nghỉ hè chúng cũng chỉ mong có việc gì đó làm thêm nhưng
hầu như không có vì kinh tế xã hội khi đó chưa phát triển và có nhu cầu
lao động thời vụ như bây giờ. Mùa hè bọn sinh viên chủ yếu là quần âu áo
sơ mi bỏ ngoài quần tuềnh toàng, dép lê hay tông lào, đầu tóc bù xù vì
chúng tự cắt cho nhau hoặc để thật dài mới cắt cho đỡ tốn tiền. Thời đó
nghề cắt tóc xa sút kinh khủng, nghề hàn dép lên ngôi. Cứ một miếng hàn
dép nhựa Tiền phong là 200 đồng, miếng to và khó thì 500 đồng, đồ nghề
chỉ là một lò than, vài miếng sắt mỏng, que hàn tự chế với mấy đôi dép
rách ra đầu đường đông đúc là ngày có thể kiếm hàng chục ngàn, cả tháng
thì cũng hơn lương Phó tiến sỹ dạy đại học ở Liên Xô về.
Các thầy cô giáo lúc đó đa phần là nghèo và rất nghèo, mình chỉ thấy thầy Bình dạy Tiếng Nga là có vẻ giàu vì thầy đi Liên Xô về có khi kiêm thêm nghề buôn tủ lạnh Xa - ra - tốp, bàn là hoa dâu, dây mai - so...Các thầy cô khác thì làm đậu, cấy lúa, nấu rượu, nuôi lơn...thôi thì đủ cả. Lúc rỗi rãi, lũ sinh viên khoa Sử hay đi hộ thầy Bảo dạy Cổ đại đóng gạch, vào lò gạch. Khi Y đã đi công tác tình cờ gặp thầy đến tỉnh để xem xét xác định mấy địa danh lịch sử ở biên giới phía Bắc như thôn Na Oa,cột đồng trụ... mà thời trai trẻ của thầy gánh nặng cơm áo gạo tiền nó níu chân thầy không đi được. Vẫn nhớ công trình nghiên cứu đầu đời của Y do thầy Bảo hướng dẫn là tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua tác phẩm Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh và Kiều Phú. Gọi là "công trình" cho oai chứ thực chất chỉ là bài tập niên luận dài chừng 2 chục trang viết tay mà thôi. Phần thưởng là điểm 9 đúng nghĩa và được miễn thi cuối năm. Một bài tập sửa đi sửa lại nhiều lần và lên thư viện mài đít quần đến mòn nhưng không hề tốn với thầy chút nào dù chỉ là điếu thuốc Kỳ Hòa hay Du lịch đỏ vốn đang thịnh hành lúc đó. Dù vẫn nghèo xác xơ nhưng bữa cơm có thịt mời thầy cũng tự làm ấm lòng những thằng sinh viên mất nết của thầy năm nào. Chợt trộm nghĩ những khái niệm, địa danh ngày xưa thầy dạy làm mê hoặc bọn sinh viên khoa sử chúng tôi có khi cũng chỉ là ...giả định vậy.
Hồi ấy công nghệ quay cóp chưa tinh vi như bây giờ nhưng không thể nói là không ció mặc dù ít nghiêm trọng hơn bây giờ bởi sinh viên khi ấy coi thi lại, lưu ban, điểm kém là điều hiển nhiên như trời xanh vẫn thế không ghanh đua, không cần điểm cao chót vót, miễn là có chữ trong đầu. Hơn nữa các loại máy móc điện tử chưa có, máy phô-tô sản xuất phao chưa có, bọn chúng để nguyên cả cuốn vở dưới ngăn bàn, nếu cô giáo coi chặt thì chắc chắn không làm ăn gì được, có đứa xé vở. có đứa vẽ bản đồ, sơ đồ bằng bút không mực kẹp bên dưới nhưng nói chung chỉ là mẹo vặt không tinh vi và khó qua mặt thầy cô.Nhóm sinh viên triết học xuất sắc năm học 1989-1990 chụp ảnh lưu niệm bên nhà thí nghiêm đang ngổn ngang vật liệu (Đố ai phát hiện ra Y là thằng nào trong ảnh?)
Trường Đại học Sư phạm có ít nhất là một nửa sinh viên nữ nên các trường đại học xung quanh như Nông nghiệp 3 Bắc Thái (nay là đại học nông lâm Thái Nguyên, Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Công nghiệp ...vốn dương thịnh âm suy coi đây là một rừng hoa, có bổn phận phải đến chiêm ngưỡng chinh phục do đó cũng không thiếu những vụ ẩu đả lẫn nhau vì tranh giành bạn gái, có điều là hồi ấy chưa nhiều báo mạng, báo lá cải và blog như bây giờ nên chuyện ấy vẫn còn kín tiếng ở đâu biết đó. Quà tặng hồi ấy chỉ là những bó hoa một loại hái vội cho vào túi ni lon cắt thủng hai đầu, những bưu thiếp của Liên Xô bán đầy ngoài chợ rẻ như cho. Vào dịp 8/3 hay 20/11 thì có thêm món pháo rất vui tai,vài em cháy quần áo cũng vì pháo của các anh. Sinh viên ngày ấy có cái đồng hồ Liên Xô hay cái xe đạp Thống Nhất đã là cực kỳ sang trọng rồi, không như bây giờ nào son phấn hàng hiệu, túi xách, giầy dép, iphone, ipad, ipod..đắt tiền. Bởi thế bạn cùng phòng thông cảm với nhau hơn, thân thiện hơn, đoàn kết hơn ít chia đẳng cấp. Trong lớp, dù hiếm hoi nhưng thi thoảng cũng có chuyện cầm nhầm tiền của bạn vì tiền thì đồng nào chả giống đồng nào, he he. Y cũng đã được dự một cuộc kiểm điểm nảy lửa vì mất 200 ngàn, thời đó đủ mua 1 chiếc xe đạp Thống Nhất khung võng, ơn giời rồi cũng tìm ra, trả lại, xin lỗi nhau rồi xí xóa không có kỷ luật hay ẩu đả gì. Khổ chủ là Tiến Vòng quê Bình Liêu, thủ phạm thì xin được giữ kín sống để dạ, chết mang theo, he he.
Sinh viên cũng đủ trò nghịch dại tỷ như cái Thúy ở Hà Bắc thách nhau ăn hết 10 quả trứng vịt hay mấy thằng con trai rủ nhau xăm chữ bằng pin thối và nhựa xương rồng, Hùng "ngạnh" thì xăm đầu con hổ theo hình ở đuôi đèn pin Trung Quốc, Hoàng "tréc" xăm năm sinh, Tiến "vòng" xăm hình mặt trời, sau này đứa nào cũng hối hận nhưng không thể xóa nổi, cũng may không đứa nào bị nhiễm trùng...Hồi ấy không biết do ở bẩn hay do nước mà cả con trai con gái đều bị hắc lào. Trên ô thoáng cửa sổ đầy lọ thuốc bôi hắc lào D.E.F, A.S.A tối đến chúng vạch ra bôi cho nhau xót cháy da thịt , có đứa con gái không chịu được rú lên như "trái cắn gió" he he
Hồi Y mới nhập trường chỉ có quán cô Hồng giáo vụ khoa Lý vợ thầy Lâm Tiến bán ở nhà dưới khu tập thể, một cantin ở nhà ăn và một cantin ở cổng và cô Nga vợ thầy Long khoa toán bán nước buổi tối ở giữa khoa Hóa và khoa Sử, chấm hết, muốn mua gì thì ra chợ Đồng Quang hay bách hóa Mỏ Bạch. Thời buổi tiền không có, thị trường mang nặng tính bao cấp nên lũ sinh viên chủ yếu là ngủ và học, không có chơi bời hay hoạt động gì ra hồn như sau này. Giọng Y ồm ồm nên được giao làm phát thanh viên kiêm biên tập viên chương trình truyền thanh của Liên chi đoàn cũng nhiều sáng tạo ra phết, tỉ như đọc các mẩu chuyện vui tự sáng tác hay cập nhật thông tin tình hình chiến tranh I-Rắc, (nói cho oại vậy chức thực chất là đọc thời sự trang 4 báo Nhân dân (Hồi đó báo Nhân dân chỉ có 4 trang không màu) thế mà các con giời đã đói bụng lại hiếu kỳ há mồm ra nghe mỗi khi loa truyền thanh của trường trên đỉnh nóc nhà ăn rống lên ông ổng "Đây là chương trình truyền thanh của Liên chi đoàn khoa Lịch sử", he he, vui như phết!
Cứ mỗi cuối tuần Y lại rủ mấy thằng bạn ra nhà ông anh ở đầu ngã ba đê Mỏ Bạch đi trường Đại học Nông nghiệp để hộ ông ấy đào đất san đồi, mục đích là tiêu bớt sức lực và được ăn no, lại có rượu nhấm nháp hi hi, thật đấy. Chỗ ấy đầu hươu mõm nai nhưng nay thì tấc đất tấc vàng...âu cũng có công nhỏ bé của mấy thằng bạn Y. Công việc là xả đất đồi xuống rồi dùng xe ba gác chở ra đổ xuống chỗ ao trũng vốn bị khoét xuống đắp đê Mỏ Bạch, lâu dần đất nhà bác rộng ra, ao bị lấp đi vườn càng thêm rộng. Xin nói thêm, chủ nhà vốn là giáo viên cùng dạy và kết nghĩa với cụ thân sinh ra Y, còn gọi là cụ Tiêu, cụ thường tự hào là cùng tuổi với Xê - Au - Xê - Cu, lãnh tụ một nước xã hội chủ nghĩa, thời thế thay đổi, ông ta bị lật đổ và coi là nhà độc tài, sau bận đó không thấy cụ Tiêu khoe nữa, ngày Y đi công tác được hơn chục năm thì cụ mất.
Giáo viên trong trường thời ấy là những nhà sư phạm thực sự và đáng kính, bỏ qua một bên gánh nặng cơm áo gạo tiền, tình thầy trò vô cùng trong sáng và thầy hết lòng vì trò. Còn nhớ thầy Lâm Xuân Đình đi Liên Xô về người ta mua toàn bàn là, chậu nhôm, nồi áp xuất, áo bay còn thầy khi ra sân bay đón chỉ có 2 tạ sách Liên Xô! Bù lại giờ giảng của thầy thì dù là Sử dân tộc học nhưng vô cùng hấp dẫn Y còn nhớ đến tận bây giờ. Thầy Bèn khoa Văn số đào hoa nên có câu: "Lương Bèn nói, Lương Bèn nghe
Làm thân con gái chớ nghe Lương Bèn...
Thầy Vũ Châu Quán dạy Văn hay đến nỗi tả mùa thu học trò như ngửi thấy mùi cốm phảng phất...hay có lẽ cũng một phần do cái dạ dày bọn chúng đã to mà chẳng mấy khi được đổ đầy! Thầy Trần Ngọc dạy Khảo cổ học đại cương xong, bọn học trò khoa Sử đi đâu thấy bờ tre mảnh sành cũng nghĩ ngay đến nào là niên đại, đồng vị phóng xạ, đồng vị phấn hoa...tranh luận rôm rả và muốn lấy ngay cuốc xẻng mà đào cả mả bố người ta lên, và nhiều giai thoại nữa về các cô, các thầy yêu quý. Ngày ấy mới le lói đổi mới, cái chuẩn mực "Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Tổng hợp bỏ qua..." cũng bắt đầu lung lay, nhưng Sư phạm thì vẫn không được quan tâm nên lũ sinh viên như Y vẫn có tự trào: "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", "Thầy giáo - tháo giày đi chân đất" vì nghề này, trường này "Ăn như sư, ở như phạm". Các kỹ sư tâm hồn tương lai quả là nhếch nhác...(Có thể còn nữa)
Các thầy cô giáo lúc đó đa phần là nghèo và rất nghèo, mình chỉ thấy thầy Bình dạy Tiếng Nga là có vẻ giàu vì thầy đi Liên Xô về có khi kiêm thêm nghề buôn tủ lạnh Xa - ra - tốp, bàn là hoa dâu, dây mai - so...Các thầy cô khác thì làm đậu, cấy lúa, nấu rượu, nuôi lơn...thôi thì đủ cả. Lúc rỗi rãi, lũ sinh viên khoa Sử hay đi hộ thầy Bảo dạy Cổ đại đóng gạch, vào lò gạch. Khi Y đã đi công tác tình cờ gặp thầy đến tỉnh để xem xét xác định mấy địa danh lịch sử ở biên giới phía Bắc như thôn Na Oa,cột đồng trụ... mà thời trai trẻ của thầy gánh nặng cơm áo gạo tiền nó níu chân thầy không đi được. Vẫn nhớ công trình nghiên cứu đầu đời của Y do thầy Bảo hướng dẫn là tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua tác phẩm Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh và Kiều Phú. Gọi là "công trình" cho oai chứ thực chất chỉ là bài tập niên luận dài chừng 2 chục trang viết tay mà thôi. Phần thưởng là điểm 9 đúng nghĩa và được miễn thi cuối năm. Một bài tập sửa đi sửa lại nhiều lần và lên thư viện mài đít quần đến mòn nhưng không hề tốn với thầy chút nào dù chỉ là điếu thuốc Kỳ Hòa hay Du lịch đỏ vốn đang thịnh hành lúc đó. Dù vẫn nghèo xác xơ nhưng bữa cơm có thịt mời thầy cũng tự làm ấm lòng những thằng sinh viên mất nết của thầy năm nào. Chợt trộm nghĩ những khái niệm, địa danh ngày xưa thầy dạy làm mê hoặc bọn sinh viên khoa sử chúng tôi có khi cũng chỉ là ...giả định vậy.
Hồi ấy công nghệ quay cóp chưa tinh vi như bây giờ nhưng không thể nói là không ció mặc dù ít nghiêm trọng hơn bây giờ bởi sinh viên khi ấy coi thi lại, lưu ban, điểm kém là điều hiển nhiên như trời xanh vẫn thế không ghanh đua, không cần điểm cao chót vót, miễn là có chữ trong đầu. Hơn nữa các loại máy móc điện tử chưa có, máy phô-tô sản xuất phao chưa có, bọn chúng để nguyên cả cuốn vở dưới ngăn bàn, nếu cô giáo coi chặt thì chắc chắn không làm ăn gì được, có đứa xé vở. có đứa vẽ bản đồ, sơ đồ bằng bút không mực kẹp bên dưới nhưng nói chung chỉ là mẹo vặt không tinh vi và khó qua mặt thầy cô.Nhóm sinh viên triết học xuất sắc năm học 1989-1990 chụp ảnh lưu niệm bên nhà thí nghiêm đang ngổn ngang vật liệu (Đố ai phát hiện ra Y là thằng nào trong ảnh?)
Trường Đại học Sư phạm có ít nhất là một nửa sinh viên nữ nên các trường đại học xung quanh như Nông nghiệp 3 Bắc Thái (nay là đại học nông lâm Thái Nguyên, Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Công nghiệp ...vốn dương thịnh âm suy coi đây là một rừng hoa, có bổn phận phải đến chiêm ngưỡng chinh phục do đó cũng không thiếu những vụ ẩu đả lẫn nhau vì tranh giành bạn gái, có điều là hồi ấy chưa nhiều báo mạng, báo lá cải và blog như bây giờ nên chuyện ấy vẫn còn kín tiếng ở đâu biết đó. Quà tặng hồi ấy chỉ là những bó hoa một loại hái vội cho vào túi ni lon cắt thủng hai đầu, những bưu thiếp của Liên Xô bán đầy ngoài chợ rẻ như cho. Vào dịp 8/3 hay 20/11 thì có thêm món pháo rất vui tai,vài em cháy quần áo cũng vì pháo của các anh. Sinh viên ngày ấy có cái đồng hồ Liên Xô hay cái xe đạp Thống Nhất đã là cực kỳ sang trọng rồi, không như bây giờ nào son phấn hàng hiệu, túi xách, giầy dép, iphone, ipad, ipod..đắt tiền. Bởi thế bạn cùng phòng thông cảm với nhau hơn, thân thiện hơn, đoàn kết hơn ít chia đẳng cấp. Trong lớp, dù hiếm hoi nhưng thi thoảng cũng có chuyện cầm nhầm tiền của bạn vì tiền thì đồng nào chả giống đồng nào, he he. Y cũng đã được dự một cuộc kiểm điểm nảy lửa vì mất 200 ngàn, thời đó đủ mua 1 chiếc xe đạp Thống Nhất khung võng, ơn giời rồi cũng tìm ra, trả lại, xin lỗi nhau rồi xí xóa không có kỷ luật hay ẩu đả gì. Khổ chủ là Tiến Vòng quê Bình Liêu, thủ phạm thì xin được giữ kín sống để dạ, chết mang theo, he he.
Sinh viên cũng đủ trò nghịch dại tỷ như cái Thúy ở Hà Bắc thách nhau ăn hết 10 quả trứng vịt hay mấy thằng con trai rủ nhau xăm chữ bằng pin thối và nhựa xương rồng, Hùng "ngạnh" thì xăm đầu con hổ theo hình ở đuôi đèn pin Trung Quốc, Hoàng "tréc" xăm năm sinh, Tiến "vòng" xăm hình mặt trời, sau này đứa nào cũng hối hận nhưng không thể xóa nổi, cũng may không đứa nào bị nhiễm trùng...Hồi ấy không biết do ở bẩn hay do nước mà cả con trai con gái đều bị hắc lào. Trên ô thoáng cửa sổ đầy lọ thuốc bôi hắc lào D.E.F, A.S.A tối đến chúng vạch ra bôi cho nhau xót cháy da thịt , có đứa con gái không chịu được rú lên như "trái cắn gió" he he
Hồi Y mới nhập trường chỉ có quán cô Hồng giáo vụ khoa Lý vợ thầy Lâm Tiến bán ở nhà dưới khu tập thể, một cantin ở nhà ăn và một cantin ở cổng và cô Nga vợ thầy Long khoa toán bán nước buổi tối ở giữa khoa Hóa và khoa Sử, chấm hết, muốn mua gì thì ra chợ Đồng Quang hay bách hóa Mỏ Bạch. Thời buổi tiền không có, thị trường mang nặng tính bao cấp nên lũ sinh viên chủ yếu là ngủ và học, không có chơi bời hay hoạt động gì ra hồn như sau này. Giọng Y ồm ồm nên được giao làm phát thanh viên kiêm biên tập viên chương trình truyền thanh của Liên chi đoàn cũng nhiều sáng tạo ra phết, tỉ như đọc các mẩu chuyện vui tự sáng tác hay cập nhật thông tin tình hình chiến tranh I-Rắc, (nói cho oại vậy chức thực chất là đọc thời sự trang 4 báo Nhân dân (Hồi đó báo Nhân dân chỉ có 4 trang không màu) thế mà các con giời đã đói bụng lại hiếu kỳ há mồm ra nghe mỗi khi loa truyền thanh của trường trên đỉnh nóc nhà ăn rống lên ông ổng "Đây là chương trình truyền thanh của Liên chi đoàn khoa Lịch sử", he he, vui như phết!
Cứ mỗi cuối tuần Y lại rủ mấy thằng bạn ra nhà ông anh ở đầu ngã ba đê Mỏ Bạch đi trường Đại học Nông nghiệp để hộ ông ấy đào đất san đồi, mục đích là tiêu bớt sức lực và được ăn no, lại có rượu nhấm nháp hi hi, thật đấy. Chỗ ấy đầu hươu mõm nai nhưng nay thì tấc đất tấc vàng...âu cũng có công nhỏ bé của mấy thằng bạn Y. Công việc là xả đất đồi xuống rồi dùng xe ba gác chở ra đổ xuống chỗ ao trũng vốn bị khoét xuống đắp đê Mỏ Bạch, lâu dần đất nhà bác rộng ra, ao bị lấp đi vườn càng thêm rộng. Xin nói thêm, chủ nhà vốn là giáo viên cùng dạy và kết nghĩa với cụ thân sinh ra Y, còn gọi là cụ Tiêu, cụ thường tự hào là cùng tuổi với Xê - Au - Xê - Cu, lãnh tụ một nước xã hội chủ nghĩa, thời thế thay đổi, ông ta bị lật đổ và coi là nhà độc tài, sau bận đó không thấy cụ Tiêu khoe nữa, ngày Y đi công tác được hơn chục năm thì cụ mất.
Giáo viên trong trường thời ấy là những nhà sư phạm thực sự và đáng kính, bỏ qua một bên gánh nặng cơm áo gạo tiền, tình thầy trò vô cùng trong sáng và thầy hết lòng vì trò. Còn nhớ thầy Lâm Xuân Đình đi Liên Xô về người ta mua toàn bàn là, chậu nhôm, nồi áp xuất, áo bay còn thầy khi ra sân bay đón chỉ có 2 tạ sách Liên Xô! Bù lại giờ giảng của thầy thì dù là Sử dân tộc học nhưng vô cùng hấp dẫn Y còn nhớ đến tận bây giờ. Thầy Bèn khoa Văn số đào hoa nên có câu: "Lương Bèn nói, Lương Bèn nghe
Làm thân con gái chớ nghe Lương Bèn...
Thầy Vũ Châu Quán dạy Văn hay đến nỗi tả mùa thu học trò như ngửi thấy mùi cốm phảng phất...hay có lẽ cũng một phần do cái dạ dày bọn chúng đã to mà chẳng mấy khi được đổ đầy! Thầy Trần Ngọc dạy Khảo cổ học đại cương xong, bọn học trò khoa Sử đi đâu thấy bờ tre mảnh sành cũng nghĩ ngay đến nào là niên đại, đồng vị phóng xạ, đồng vị phấn hoa...tranh luận rôm rả và muốn lấy ngay cuốc xẻng mà đào cả mả bố người ta lên, và nhiều giai thoại nữa về các cô, các thầy yêu quý. Ngày ấy mới le lói đổi mới, cái chuẩn mực "Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Tổng hợp bỏ qua..." cũng bắt đầu lung lay, nhưng Sư phạm thì vẫn không được quan tâm nên lũ sinh viên như Y vẫn có tự trào: "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", "Thầy giáo - tháo giày đi chân đất" vì nghề này, trường này "Ăn như sư, ở như phạm". Các kỹ sư tâm hồn tương lai quả là nhếch nhác...(Có thể còn nữa)
A đây rồi! Chuyện thời quá khứ hay thế mà tìm mãi!
Trả lờiXóaChuyện thật 100% của y đấy, nhớ đọc hết cả seri NTH nhé. Chúc buổi trưa vui khỏe!
Xóa