Người theo dõi

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Nữ du kích Bắc Sơn được gặp Bác Hồ

Vài lời thưa trước: Nhân dịp kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu 19/5/1890 - 19/5/2011, Dangan BLOG xin đăng lại bài viết nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Bác trên Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng tháng 5/2005.
MẨU CHUYỆN CẢM ĐỘNG CỦA NGƯỜI NỮ DU KÍCH BẮC SƠN
NĂM XƯA VỚI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.

Trong chuyến đi điền dã để lấy tư liệu về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn tôi đã có dịp được trò chuyện với các cụ lão thành cách mạng và nghe kể lại câu chuyện cảm động của bà Hoàng Thị Từ, vợ của đồng chí Dương Văn Vân, du kích Bắc Sơn ở Lân Pán, xã Hữu Vĩnh (nay thuộc xã Tân Lập, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) trong lần bà vinh dự được về gặp Bác Hồ tại thủ đô Hà Nội.
Gia đình đồng chí Dương Văn Vân là cơ sở cách mạng, nơi đi về, che dấu đồng chí Trường Chinh và các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng từ thời kỳ trước khi xảy ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ngày 27 tháng 9 năm 1940. Vợ con đồng chí đều giác ngộ và một lòng đi theo cách mạng. Sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra ít lâu, thực dân Pháp và bọn tay sai phản động hoàn hồn, chúng bắt đầu tập trung lực lượng khủng bố cách mạng quy mô lớn vào khu căn cứ du kích Bắc Sơn – Võ Nhai, hòng tiêu diệt cứu quốc quân và phong trào cách mạng ở Bắc Sơn – Võ Nhai; lùng bắt các cán bộ lãnh đạo, cơ quan đầu não của Đảng để làm tan rã phong trào cộng sản ở Đông Dương. Đây cũng là thời kỳ khó khăn của phong trào cách mạng ở Bắc Sơn. Địch thẳng tay khủng bố, một số gia đình cơ sở cách mạng và các gia đình của cứu quốc quân đều bị bắt. Gia đình đồng chí Dương Văn Vân cũng bị địch bắt lên đồn Mỏ Nhài tra tấn rất dã man. Kẻ thù vô cùng thâm độc và nham hiểm, chúng đã treo ngược đồng chí Dương Văn Vân và hai con lên xà nhà đánh đập tra khảo và bắt bà Hoàng Thị Từ chứng kiến nhằm đánh vào tình cảm của người phụ nữ, hòng khai thác nơi ở cũng như cơ sở cách mạng ở Bắc Sơn, nhưng với lòng căm thù giặc và bản lĩnh cách mạng cùng với tinh thần cảnh giác trước sự mua chuộc của kẻ thù của người phụ nữ dân tộc Tày, bọn chúng đã không khai thác được gì hơn, kể cả sau này khi chồng bị địch bắt đi Lạng Sơn rồi bị kết án tù hai mươi năm, chống án giảm bảy năm, bị chúng đưa đi tù đày khắp Sơn La, Hà Nội, người phụ nữ quả cảm ấy vẫn vượt qua mọi cam go, thử thách.
Năm 1963, khi nước nhà đã độc lập và Miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa, bà vinh dự được về Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, được chụp ảnh chung với Người. Sau này bà kể lại rằng, lần ấy gặp Bác được Bác ân cần hỏi han cuộc sống, sức khỏe của bà và của nhân dân Bắc Sơn.
Điều làm cho bà cảm động và nhớ nhất là Bác hỏi là nước nhà bây giờ đã độc lập rồi, cô ước mong gì nhất? Rất mộc mạc bà trả lời rằng cháu chỉ muốn được xem chiếc máy bay hình dáng ra sao mà kẻ thù lại đem đi càn quét, ném bom giết hại đồng bào mình. Còn hơn cả mong đợi Bác đã cho bà đi máy bay từ sân bay Bạch Mai, Hà Nội đến Hải Phòng và tham quan Bến Sáu Kho, cảng Hải Phòng để chứng kiến sự đổi thay của đất nước mà nhân dân ta đã phải hy sinh biết bao xương máu mới dành được độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đã hơn ba mươi năm Bác của chúng ta đã đi xa, người nữ du kích ấy cũng đã trở thành người thiên cổ nhưng câu chuyện cảm động ấy như mới diễn ra ngày hôm qua. Tâm hồn và nhân cách vĩ đại của Hồ Chủ tịch luôn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.

                                                                                      Xứ Lạng, vào hạ 2005
                                                                                            Nguyễn Đặng Ân

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2011

Bộ ảnh đám cưới GS Đặng Hùng Võ

Tôi nhận được "giấy mời tới dự tiệc chứng kiến tình yêu đã viên thành" của GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường và nghệ sỹ đàn dân tộc Nguyễn Hồng Ánh ngày 23/3/2011 (nhằm ngày 19 tháng 2 Tân Mão) tại khách sạn Daewoo. Đây là bộ ảnh do tôi chụp chủ yếu phản ánh anh em, gia đình của chú rể. Một số ít ảnh có tôi trong đó do tôi nhờ người khác chụp.
Mời các bạn cùng xem.

Dàn nhạc trước giờ khai tiệc




Cô dâu và ba ông chú ruột của GS.TSKH Đặng Hùng Võ (Từ trái sang: NGƯT Đặng Quế Phan, Nguyên GĐ xí nghiệp sứ Bát Tràng Đặng Đồng Tài, GS.TSKH Đặng Vũ Khúc)




Phút khai tiệc




Cùng bạn bè...





Anh em, họ hàng chia vui  




Cùng các chú, cô, thím ruột của GS Võ




Cùng các anh em con cô, dì, chú, bác...







Quang cảnh bữa tiệc






Cùng bạn bè cô dâu,  chú rể (Người có bộ râu trắng "dài đến rốn" đứng giữa là GS Văn Như Cương)




Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

Các vị Bảo tàng ra ứng cử ĐBQH khóa XIII

Cũng theo Nghị quyết số 351/NQ-HĐBC của Hội đồng bầu cử Trung ương công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước chúng tôi thấy có một số vị ứng cử viên đang công tác tại các Bảo tàng đó là các vị sau:
1. Hoàng Văn Tạ, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn (Ảnh)




2. Đào Thị Ngọc Anh, Bảo tàng viên, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình
3. Trần Hoàng Yến, Hướng dẫn viên chính, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang
Ngoài ra còn có ứng cử viên Nguyễn Thị Hồng Hà, Hà Nội có trình độ cử nhân Bảo tàng học.
Xin chúc mừng các vị! Theo luật thì Quốc hội khóa này sẽ có không quá 500 ghế.

THÔNG BÁO

Như mỗ đây có ông bạn vàng ở miền sơn cước có máu làm thơ, viết văn ... và văn thơ của gã cũng được đăng một số nơi thậm chí có truyện ngắn đã được giải văn nghệ địa phương, nhưng gã chưa phải là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Truyện ngắn Xa - phia là một trong số ấy của gã.
Xin trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm trên trong thời gian sớm nhất như gã khi gửi cho mỗ nói rằng "mua vui cũng được một vài trống canh".

Phố cổ Đồng Văn, Hà Giang 26/8/2009



Những ứng cử viên ĐBQH khóa XIII là "dân văn phòng"

Ngày 26-4, Hội đồng bầu cử Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 351/NQ-HĐBC công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước.

Một phiên thảo luận ở Tổ của các vị ĐBQH khóa XII






Theo danh sách trích ngang này, chúng tôi thống kê được 12 vị đã hoặc đang làm Thư ký Đoàn đại biểu Quốc hội (Một chức danh đặc biệt vang bóng một thời) và công tác văn phòng cấp tỉnh.

Thẻ Thư ký Đoàn ĐBQH trước đây (trên) và Thẻ ra vào (dưới) của cán bộ VP các tỉnh hiện nay





"Đắc thời, đắc thế thì khôn
Sa cơ rồng cũng như giun, khác gì"
                                (Ca dao cổ)

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Những ứng cử viên ĐBQH khóa XIII là "dân văn phòng"

HÔM NAY LÀ NGÀY CỦA MẸ (Mother's Day)

Ngày Hiền Mẫu hay Ngày của Mẹ (Tiếng Anh: Mother's Day) đương thời được khởi xướng bởi bà Anna Marie Jarvis tại thành phố Grafton, tiểu bang West Virgina, Hoa Kỳ, để tôn vinh những người mẹ hiền, đặc biệt là trong khung cảnh của mái ấm gia đình. Theo truyền thống của Hoa Kỳ và đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay, Ngày Hiền Mẫu được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5. Một số nước khác cũng có các ngày lễ tương tự được tổ chức vào các ngày khác trong năm.




Mother's Day - Ngày của mẹ đã không còn xa lạ với nhiều người Việt nam, nhất là giới trẻ.


Thời Hy Lạp cổ đại, lễ hội tôn vinh nữ thần Cybelle, mẹ của tất cả các vị thần Hy Lạp, được tổ chức vào thời điểm Xuân Phân (khi mặt trời ở gần xích đạo nhất). Trong khi đó tại La Mã cổ đại, người ta ăn mừng lễ hội Matronialia để tôn vinh nữ thần Juno, nữ hoàng của các vị thần La Mã, vợ của thần Jupiter. Theo phong tục, các người mẹ tại La Mã cũng được tặng quà trong ngày này.

Tại Châu Âu, nhiều quốc gia có tục lệ để dành riêng một ngày Chủ Nhật trong năm để tôn vinh những người mẹ hiền, điển hình là ngày Mothering Sunday tại những nước có đông giáo dân của các chi nhánh Thiên Chúa Giáo như Vương Quốc Anh. Lễ Mothering Sunday được tổ chức vào Chủ Nhật thứ tư vào Mùa Chay, cũng là để tôn vinh Đức Mẹ.

Tại một số quốc gia mà Ngày Hiều Mẫu chưa được phổ biến, người ta cũng dùng Ngày Quốc tế Phụ nữ vào tháng 8 tháng 3 để tôn vinh những người mẹ.

Bản Tuyên Ngôn Ngày Hiền Mẫu ("The Mother's Day Proclamation") của bà Julia Ward Howe là một trong những lời kêu gọi đầu tiên để tôn vinh các người mẹ tại Hoa Kỳ. Được viết vào năm 1870, bản tuyên ngôn này là sự phản ứng ôn hòa đối với sự tàn phá của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ cũng như là cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ. Bản tuyên ngôn này dựa trên nền tảng của chủ nghĩa nữ quyền, với ý tưởng người phụ nữ cũng có trách nhiệm uốn nắn xã hội trên con đường chính trị. Julia Ward Howe có ý định thành lập một ngày lễ mang tên "Ngày Hiền Mẫu vì Hòa Bình" (Mother's Day for Peace), nhưng phong trào này dần lụi tàn vì không đủ kinh phí. Tuy nhiên, ý tưởng của bà Howe đã gây ảnh hưởng lớn đến không ít phụ nữ trong xã hội, điển hình là bà Ann Maria Reeves Jarvis, nữ giáo viên tại trường học của ngôi thánh đường mang tên Thánh Andrew tại thành phố Grafton, tiểu bang West Virginia.



Trong bối cảnh Nội chiến Hoa Kỳ, Bà Ann Maria Reeves Jarvis tập hợp các phụ nữ khác với sứ mệnh chăm sóc cho các thương binh từ cả hai miền Nam Bắc. Sau khi cuộc chiến chấm dứt, bà khởi xướng phong trào mang tên Ngày Các Hiền Mẫu Làm Việc (Mothers' Work Days) vào năm 1858 cùng với các bà mẹ của các chiến binh từ cả hai miền để nhấn mạnh các hoạt động xã hội vì hòa bình. Ann Maria Reeves Jarvis qua đời tại thành phố Philadelphia vào năm 1905. Tại ngôi mộ của mẹ mình, cô con gái Anna Marie Jarvis thề rằng sẽ nối gót theo chân mẹ và thành lập một ngày lễ dành riêng cho các người hiền mẫu, còn sống cũng như đã qua đời.

Hai năm sau đó, cô Anna Marie Jarvis mang 500 đóa hoa Cẩm chướng đến tặng cho từng người mẹ tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Andrew, nơi mà mẹ cô từng dạy học khi xưa. Một năm sau, vào ngày 10 tháng 5, năm 1905, Nhà thờ Thánh Andrew lần đầu tiên tổ chức một thánh lễ ngày Chủ Nhật đặc biệt để vinh danh các người hiền mẫu trong cộng đoàn. Cô Anna Marie tiếp tục tranh đấu không ngừng để quảng bá ngày lễ này khắp nơi. Đến năm 1909, thánh lễ vinh danh người hiều mẫu đã lan rộng đến 46 tiểu bang, cũng như là đến hai quốc gia láng giềng của Hoa Kỳ là Canada và Mexico.

Năm 1914, bản nghị quyết do Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua và được Tổng Thống Woodrow Wilson ký đã chính thức thành lập Ngày Hiền Mẫu.

Tuy Ngày Hiền Mẫu được tổ chức vào rất nhiều ngày khác nhau trên thế giới, hai ngày phổ biến nhất là ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5 theo truyền thống Mother's Day của Hoa Kỳ, tiếp theo là ngày Chủ Nhật thứ tư của Mùa Chay theo truyền thống Mothering Sunday của Vương Quốc Anh.

Ở Việt Nam, trước đây chỉ có ở miền Nam với Lễ Vu Lan, nhưng những năm gần đây do sự lan rộng của internet và các phương tiện thông tin đại chúng, nó đã được phổ biến cả nước và được mọi người hưởng ứng. Vào ngày này, những người con nhớ ơn cha mẹ sẽ dành đến cho mẹ của mình những món quà ý nghĩa, từ vật chất đến tinh thần. Thông thường nhiều người chọn ngày chủ nhật thứ hai trong tháng 5.
Nguồn: wiki

Về một câu ca dao

Chắc nhiều người trong chúng ta đã thuộc hoặc từng nghe câu ca dao:

Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại nói lời đắng cay

Nhưng chắc không phải ai cũng biết câu ca dao chất chứa nỗi buồn ai oán ấy lại liên quan đến sự chia ly sinh tử của hai mẹ con bà Phi Yến thế kỷ XIX.
Sử chép rằng thứ phi của chúa Nguyễn Ánh là bà Phi Yến còn có tên là Răm sinh cho Nguyễn Ánh được Hoàng tử đặt tên là Cải. Cải còn nhỏ tuổi nhưng do tình hình đất nước loạn lạc đã bị chính cha đẻ là Nguyên Ánh ném xuống biển mà chết ở đảo Côn Sơn (Côn Đảo). Bà Phi Yến không đi theo chồng mà treo cổ tự tử. Dân làng trên đảo lập chùa An Hải để thờ Bà.
Câu ca dao trên cũng ra đời từ đó.

Chùa An Hải ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), nơi thờ bà Phi Yến





Kính báo: Hôm nay bận quá, khi nào rỗi rãi như mỗ đây xin ngồi lâu chép tỉ mỉ để hầu bà con.

HỆ THỐNG DI TÍCH DI CHỈ VĂN HÓA BẮC SƠN Ở LẠNG SƠN

Thưa bà con, cách đây hơn một thập kỷ, y có được huyện Bắc Sơn và Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lạng Sơn mời dự hội thảo khoa học nhân dịp kỷ niệm 60 năm Khởi nghĩa Bắc Sơn 27/9/1940 - 27/9/2000. Đã mười năm có lẻ, vật đổi sao dời nhưng cái gì đã là lịch sử thì vẫn còn nguyên giá trị.
y mời bà con đọc lại:

Bắc Sơn là một huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp huyện Võ Nhai, Thái Nguyên, phía Nam giáp Hữu Lũng, Bắc giáp Bình Gia và đông giáp Văn Quan. Bắc Sơn có địa hình dốc nghiêng về phía Tây Nam và nằm trong vòng cung núi đá vôi Bắc Sơn – Ngân Sơn chạy từ Cao Bằng qua Lạng Sơn. Lạng  Sơn cùng với  Cao Bằng là hai tỉnh có nhiều núi đá vôi nhất trong khu vực Việt Bắc. Về mặt hóa học thì thành phần chủ yếu của đá vôi là các bon nát can xi (CaCO2 ). Các bon nát khi tác dụng với a xít thì bị a xít ăn mòn. Khi đá vôi gặp nước mưa là nước có tính chất a xít nhẹ nên đá vôi bị hòa tan nhưng quá trình này xảy ra rất chậm vì thế trải qua hàng chục triệu năm, nước mưa chảy thấm vào các kẽ nứt của núi đá vôi đã tạo thành những hang động rộng và những đường hầm ngoắt ngoéo có nước chảy trong đó. Chính vì nguyên nhân trên mà sơn khối đá vôi Bắc Sơn – Ngân Sơn chạy qua tỉnh Lạng Sơn thuộc các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng ước chừng 1500km2 có vô số các hang động, mái đá tạo thành nhiều danh thắng tuyệt đẹp và là chỗ trú ngụ sinh sống rất tốt của người tiền sử trên đất Lạng Sơn. Có những di chỉ như hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (xã Tân Văn, huyện Bình Gia) có niên đại cách ngày nay tới 475.000 năm.

"Nói có sách...



Văn hóa Bắc Sơn là nền văn hóa muộn hơn văn hóa Hòa Bình rất tiêu biểu và có vị trí quan trọng trong thời đại đồ đá ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này được các nhà khảo cổ học biết đến và đặt tên từ đầu thế kỷ  XX – địa danh một huyện ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn: Bắc Sơn.
Văn hóa Bắc Sơn được biết đến lần đầu tiên ở Lạng Sơn do nhà địa chất học người Pháp H.Mansuy phát hiện và khai quật từ năm 1906 và công bố năm 1909 ở hang Thẩm Khoách gần phố Bình Gia. Đến những năm 1922 – 1923 H.Mansuy lại tiếp tục khai quật  ở một số di chỉ khác như hang Kéo Phầy, Đồng Thuộc và khai quật lại hang phố Bình Gia.
Sau đợt khai quật này M. Colani lại tiếp tục có phát hiện và tiến hành khai quật lại nhiều di chỉ khác ở Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng, Chi Lăng… Dựa vào các kết quả đã thu được với những kết quả thám sát và nghiên cứu của cộng sự M.Colani, H. Mansuy đã nghiên cứu và công bố một loạt các địa điểm phát hiện di tích văn hóa Bắc Sơn năm 1925 và nhận định rằng văn hóa Bắc Sơn thuộc về sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại cách ngày nay 8.000 đến 10.000 năm. Di chỉ văn hóa Bắc Sơn phân bố ở khu vực Đông Bắc với mật độ khá dày tại các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên và cả Hà Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An v.v…Cuộc khai quật mới đây của Viện Khảo cổ học (Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia) năm 1999 tại di chỉ Đán Cúm (Hà Giang) cũng đã tìm thấy những công cụ có dấu vết mài của nền văn hóa Bắc Sơn đó là “Dấu Bắc Sơn”.
Những nghiên cứu và công bố tư liệu của các nhà khảo cổ học “nghiệp dư” H.Mansuy và M.Colani (Họ vốn là các nhà địa chất học) không tránh khỏi các sai lầm về học thuật, tuy nhiên sau này đã được các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn chỉnh. Liên tục trong những năm 1961, 1963, 1967, 1968, 1984, 1996, 1997 Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, trường Đại học Tổng hợp, Viện Khảo cổ học, Bảo tàng tổng hợp Lạng Sơn đã tiến hành nhiều đợt khảo sát quan trọng về văn hóa Bắc Sơn đặc biệt là cuộc khai quật di chỉ Hang Dơi xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn năm 1984 đã thu được những kết quả quan trọng.

...mách có chứng"




H. Mansuy và M.Colani đã phát hiện và công bố có đến 43 địa điểm của nền văn hóa Bắc Sơn phân bố chủ yếu ở Lạng Sơn và một số di chỉ ở Thần Sa – Võ Nhai, Thái Nguyên. Tại các địa điểm này các nhà khoa học đã thu được nhiều di vật có những di vật giống như các di vật đã thu được từ các di tích của nền văn hóa Hòa Bình như công cụ chặt thô, nạo chày nghiền, bàn nghiền, công cụ hình hạnh nhân…Có những di vật được xem như những công cụ tiêu biểu của nền văn hóa Bắc Sơn là rìu Bắc Sơn, dấu Bắc Sơn. Những chiếc rìu mài lưỡi này xuất hiện vào loại sớm nhất ở châu Á và thế giới với số lượng rất lớn. Trình độ phát triển kỹ thuật chế tác công cụ và đồ trang sức đã ở mức độ cao và tiêu biểu nền nông nghiệp trồng trọt đã phát triển và manh nha sự thuần dưỡng động vật chuyển từ kinh tế “chiếm đoạt” sang kinh tế sản xuất.
Xin trở lại vấn đề di tích văn hóa Bắc Sơn ở Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung. Trên địa bàn phân bố của các di chỉ văn hóa Bắc Sơn hồi đầu thế kỷ các nhà khảo cổ Pháp phát hiện và thống kê được 43 địa điểm trong đó phần lớn phân bố ở Lạng Sơn (ở các huyện Chi Lăng, Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng). Theo số liệu thống kê của Bảo tàng tổng hợp Lạng Sơn năm 1996 thì tính đến thời điểm này có hơn 40 điểm ở các huyện Bình Gia 3 địa điểm, huyện Bắc Sơn 4 địa điểm, huyện Hữu Lũng 15 địa điểm, huyện Văn Quan 5 địa điểm, huyên Chi Lăng 4 địa điểm và 8 địa điểm chưa xác định được ở đâu do tài liệu của H.Mansuy và M. Colani để lại không ghi cụ thể và có phần thất lạc. Một số địa danh lại bị các nhà khoa học phiên âm từ tiếng dân tộc và đọc chệch đi nên rất khó xác định vị trí và tiếp tục nghiên cứu.
Năm 1996 các nhà khảo cổ lại phát hiện thêm hai di tích văn hóa Bắc Sơn ở huyện Bắc Sơn là Lân Xóm và Tin Vận nhưng mới là thám sát chứ chưa khai quật. Duy chỉ có Hang Dơi ở thôn Kha Hạ, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn đã khai quật, nghiên cứu tỉ mỉ khoa học và quy mô- các hiện vật thu được lưu giữ tại Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Bắc Sơn.
Hầu hết các di tích văn hóa Bắc Sơn trên đất Lạng Sơn đều là các mái đá và hang đá thấp gần nguồn nước như sông, suối, tầng văn hóa dày và đã được các nhà khoa học trước kia và hiện nay thám sát và khai quật. Nhìn chung cửa hang cao, thoáng, tầng văn hóa dầy, hầu như di chỉ nào cũng có vỏ ốc, xương động vật thải ra từ quá trình ăn uống của người cổ. Tầng văn hóa dày, các di vật thu được khá phong phú như rìu mài, dấu Bắc Sơn, nạo, công cụ chặt đập. Những công cụ, di vật này đã được Tổng cục địa chất tiếp quản của thực dân Pháp và giao cho Bảo tàng Lịch sử. Các di vật này đều được Bảo tàng tỉnh phối hợp với các huyện, thị đã kiểm kê khoa học bước đầu, lập hồ sơ danh mục và quy hoạch hướng bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và đăng ký sếp hạng, quản lý bảo vệ cấp tỉnh, cấp Bộ. Trong những năm tới sẽ tiếp tục tiến hành khai quật một số địa điểm có dấu hiệu giá trị khoa học cao như ở Ngườm Sâu, Nà Ngụm (Chi Lăng). Lập Hồ sơ khao học trình Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di chỉ Hang Dơi xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn. Các di chỉ đã được kiểm kê đều được các đại phương có kế hoạch bảo vệ và chưa có di tích văn hóa Bắc Sơn nào bị xâm phạm hoặc sử dụng vào mục đích khác. Một số di tích đã được cắm biển báo, biển bảo vệ và điền tên trên Bản đồ du lịch Lạng Sơn. Để phát huy tốt tác dụng và giá trị của các di chỉ của nền văn hóa Bắc Sơn nổi tiếng, nền văn hóa đã được mệnh danh là “cách mạng đá mới” (Revolution Neolithique) cần phải đầu tư cho việc tiếp tục phát hiện, nghiên cứu, tu bổ tôn tạo và xã hội hóa công tác bảo tồn di tích, nâng cao trình độ cán bộ văn hóa ở các địa phương, lập bản đồ di tích khảo cổ nền văn hóa Bắc Sơn trên đất Lạng Sơn có đối sánh trong khu vực. Làm được như vậy là chúng ta đã thiết thực kỷ niệm một thế kỷ phát hiện nền văn hóa này./.