"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011
Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011
Thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào
Đó là một câu thành ngữ để chỉ ai đó không có chính kiến trong lời nói
và hành động, hay a dua, a tòng....thấy người ta làm gì cũng học đòi làm
theo nhưng không đạt kết quả gì. Cái đó trong tâm lý học gọi là hiện
tường lan truyền, bị tác động để hành động theo một cách vô thức không
suy nghĩ. Tỷ như một người ngáp, nhiều người ngáp theo, một người lẩm
bẩm hát nhiều người muốn thành dàn đồng ca nhưng...loạn nhịp. Tóm lại là
làm theo, nói theo số đông, dây chuyền, lây lan như bệnh dịch. Đi chợ
nhất là chợ hàng Tàu, Tân Thanh dù ý định không mua nhưng thấy nhiều
người mua cũng móc hầu bao ra rước về những món đồ có khi chả biết để
làm gì! . Báo chí ngoa ngôn nói là "tâm lý bầy đàn", thế mà cũng khối
người nói theo, viết theo (Lại cũng là tâm lý ấy). Mấy đứa choai choai
giọng chợ búa thì bảo "voi đú, chuột chù cũng đòi nhảy xếch...". Phản
đối mãi thì báo chí dùng từ mĩ miều hơn là "tâm lý đám đông" nhưng tóm
lại vẫn là ..nó. Cái ấy, hệ lụy khôn lường nhất là với nông dân. Một nhà
nuôi nhím bán đắt thể là nhà nhà nuôi nhím, khắp nơi nuôi nhím...rồi
chả bán cho ai được, tương tự với trồng cà phê, hồ tiêu, cao su... rồi
thi nhau nhổ bỏ vì cung lớn hơn cầu để rồi mùa sau cầu lại lớn hơn cung
khi mà nhà nhà đã quay lưng lại với vật nuôi cây trồng ấy. Tâm lý này
còn có người gọi là ăn theo, nói leo; nhiều anh láu tôm láu cá mà đạt
được mục đích, nhất là trong thời gian gần đây...
(Mời bà con viết tiếp cho cho entry này phong phú.......
.....................................................................................................
Một gã đang ...nói leo ở Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận - 09/4/2011)
(Mời bà con viết tiếp cho cho entry này phong phú.......
.....................................................................................................
Một gã đang ...nói leo ở Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận - 09/4/2011)
Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011
Đón chào vị khách thứ 1000.
Thưa các bạn! Vậy là sau hơn 2 tháng, hôm nay 13/6/2011, nhật ký mở của y đã đón vị khách thứ 1000 với ngót nửa vạn lượt xem (4768). Đối với y đó là nguồn cổ vũ lớn bởi đây chỉ là nơi y muốn chia sẻ những gì y biết hoặc nghe lỏm được, học hỏi những gì y chưa biết bởi y học hành
rất lỗ mỗ và y muốn có thêm những người bạn. Y cũng ít có thời
gian ghé thăm và comment các blog khác. Cảm ơn những ai đã quan tâm và
ghé thăm nhật ký của y, cảm ơn tất cả!
Sân bay Cỏ Ống, Côn Đảo (02/01/2009)
Sân bay Cỏ Ống, Côn Đảo (02/01/2009)
Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011
Lịch triều hiến chương loại chí quy định hương hỏa thế nào?
Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú quy định về hương hỏa như sau:
Coi giữ hương hỏa, có con trai thì giao cho con trai trưởng, nếu không có con trai trưởng thì giao cho con gái giữ.
- Ngươig vợ đánh chửi người tôn trưởng trong họ của chồng từ bực cố thân trở xuống bực thứ 5 trở lên thì đều xử kém người chồng phạm tội ấy 1 bực.
- Cha mẹ đều chết, có ruộng đất chưa kịp làm chúc thư để lại, anh em, chị em chia nhau
- Những vợ chồng đã có con, nếu một người chết trước và sau đó con cũng chết mà điền sản thuộc về người chồng hay người vợ còn sống. Nếu người thân thuộc mà không làm đúng thì xử 50 roi, biếm 1 tư mất phần được chia giữ.
- Nếu điền sản do vợ chồng mới gây dựng chung thì chia 2 phần mỗi người một phần. Phần của vợ được làm của riêng, phần của chồng chia làm 3, 2 phần cho người vợ còn một phần để cúng và sửa mộ.
Coi giữ hương hỏa, có con trai thì giao cho con trai trưởng, nếu không có con trai trưởng thì giao cho con gái giữ.
- Ngươig vợ đánh chửi người tôn trưởng trong họ của chồng từ bực cố thân trở xuống bực thứ 5 trở lên thì đều xử kém người chồng phạm tội ấy 1 bực.
- Cha mẹ đều chết, có ruộng đất chưa kịp làm chúc thư để lại, anh em, chị em chia nhau
- Những vợ chồng đã có con, nếu một người chết trước và sau đó con cũng chết mà điền sản thuộc về người chồng hay người vợ còn sống. Nếu người thân thuộc mà không làm đúng thì xử 50 roi, biếm 1 tư mất phần được chia giữ.
- Nếu điền sản do vợ chồng mới gây dựng chung thì chia 2 phần mỗi người một phần. Phần của vợ được làm của riêng, phần của chồng chia làm 3, 2 phần cho người vợ còn một phần để cúng và sửa mộ.
Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011
Quyền lợi của người phụ nữ trong Lịch triều hiến chương loại chí
Trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, phần Hình luật chí quy định quyền lợi của người phụ nữ như sau:
- Con gái đã gả chồng mà chưa thành hôn, nếu con trai bỗng mắc bệnh ghê gớm hoặc là phạm tội, hoặc phá hết tài sản thì cho phép trình quan mà trả của. Nếu người con gái mắc bệnh hay phạm tội thì không phải trả của, làm trái thì phạt 80 trượng (Hộ hôn, điền sản)
- Là anh em, học trò mà lấy vợ của em anh, của thầy học đã chết đều xử. Người đàn bà bị xử giảm một bực. Đều phải chia rẽ.
- Con trai 16 tuổi, con gái 20 tuổi ruộng đất nhà mình giao cho người ngoài cày hoặc ở nếu đã quá niên hạn mà còn nhận lấy (trong họ 30 năm, ngoài họ 20 năm) xử 80 trượng, mất ruộng đất.
- Cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản con trai xử 60 trượng, biếm 2 tư, con gái xử 50 roi, biếm 2 tư, truy số tiền bán trả cho người mua.
- Con gái đã gả chồng mà chưa thành hôn, nếu con trai bỗng mắc bệnh ghê gớm hoặc là phạm tội, hoặc phá hết tài sản thì cho phép trình quan mà trả của. Nếu người con gái mắc bệnh hay phạm tội thì không phải trả của, làm trái thì phạt 80 trượng (Hộ hôn, điền sản)
- Là anh em, học trò mà lấy vợ của em anh, của thầy học đã chết đều xử. Người đàn bà bị xử giảm một bực. Đều phải chia rẽ.
- Con trai 16 tuổi, con gái 20 tuổi ruộng đất nhà mình giao cho người ngoài cày hoặc ở nếu đã quá niên hạn mà còn nhận lấy (trong họ 30 năm, ngoài họ 20 năm) xử 80 trượng, mất ruộng đất.
- Cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản con trai xử 60 trượng, biếm 2 tư, con gái xử 50 roi, biếm 2 tư, truy số tiền bán trả cho người mua.
Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011
Sự thật về nàng Tô Thị?
Nói đến truyền thuyết Tô Thị vọng phu hẳn ít ai là không biết bởi câu ca dao nổi tiếng:
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
...."
Núi nàng Tô Thị
Đó là một khối đá hình người phụ nữ bồng con nằm trong khu vực danh thắng Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn gắn liền với truyền thuyết nàng Tô Thị chờ chồng hóa đá. Năm 1991, vì nhiều lí do khác nhau, khối đá này bị đổ xuống chân núi làm cho dư luận phẫn nộ, ngành văn hóa và tỉnh nhà gặp phen lao đao với bao lời đàm tiếu rằng nàng Tô Thị bị tỉnh Lạng Sơn nổ mìn phá đá nung vôi. Tiếng dơ ấy cho đến giờ vẫn chưa gột sạch trong tâm thức nhiều du khách khi nhắc đến nàng Tô Thị. Cho dù sau đó những mảnh vỡ ấy đã được ngành văn hóa tỉnh nhà nỗ lực chắp nhặt, tu bổ lại có phần thẩm mỹ hơn như bây giờ.
Nhưng ít ai biết được rằng nàng Tô Thị bị đổ ấy cũng không phải là nàng Tô Thị "xịn" trong ca dao của người xưa.
Sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn chép lại có ghi đại ý là đứng ở cửa chùa Tam Thanh nhìn về phía bắc thấy một khối đá có hình người phu nữ bồng con chênh vênh trên đỉnh núi, tương truyền đó là nàng Tô Thị bồng con chờ chồng đi đánh giặc phương bắc đã hóa đá, lại gần có thể lấy tay lay chuyển được. Trải qua mưa nắng, khối đá ấy đã rơi xuống nay không biết ở chỗ nào.
Vậy là đã rõ, khối đá bị đổ năm 1991 dù có giống tượng nàng Tô Thị vong phu thì cũng không phải là nàng Tô Thị "xịn" bằng vật chất theo người xưa. Sử sách không ghi lại, dân gian cũng thất truyền nên cũng không ai xác định được nàng Tô Thị đích thực trong ca dao ở vị trí nào. Nhưng hình ảnh nàng Tô Thị Vọng phu thì mãi mãi là biểu tượng thủy chung, son sắt của phụ nữ Việt không bao giờ có thể đổ được.
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
...."
Núi nàng Tô Thị
Đó là một khối đá hình người phụ nữ bồng con nằm trong khu vực danh thắng Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn gắn liền với truyền thuyết nàng Tô Thị chờ chồng hóa đá. Năm 1991, vì nhiều lí do khác nhau, khối đá này bị đổ xuống chân núi làm cho dư luận phẫn nộ, ngành văn hóa và tỉnh nhà gặp phen lao đao với bao lời đàm tiếu rằng nàng Tô Thị bị tỉnh Lạng Sơn nổ mìn phá đá nung vôi. Tiếng dơ ấy cho đến giờ vẫn chưa gột sạch trong tâm thức nhiều du khách khi nhắc đến nàng Tô Thị. Cho dù sau đó những mảnh vỡ ấy đã được ngành văn hóa tỉnh nhà nỗ lực chắp nhặt, tu bổ lại có phần thẩm mỹ hơn như bây giờ.
Nhưng ít ai biết được rằng nàng Tô Thị bị đổ ấy cũng không phải là nàng Tô Thị "xịn" trong ca dao của người xưa.
Sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn chép lại có ghi đại ý là đứng ở cửa chùa Tam Thanh nhìn về phía bắc thấy một khối đá có hình người phu nữ bồng con chênh vênh trên đỉnh núi, tương truyền đó là nàng Tô Thị bồng con chờ chồng đi đánh giặc phương bắc đã hóa đá, lại gần có thể lấy tay lay chuyển được. Trải qua mưa nắng, khối đá ấy đã rơi xuống nay không biết ở chỗ nào.
Vậy là đã rõ, khối đá bị đổ năm 1991 dù có giống tượng nàng Tô Thị vong phu thì cũng không phải là nàng Tô Thị "xịn" bằng vật chất theo người xưa. Sử sách không ghi lại, dân gian cũng thất truyền nên cũng không ai xác định được nàng Tô Thị đích thực trong ca dao ở vị trí nào. Nhưng hình ảnh nàng Tô Thị Vọng phu thì mãi mãi là biểu tượng thủy chung, son sắt của phụ nữ Việt không bao giờ có thể đổ được.
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011
Trùng tu di tích
Di tích xuống cấp theo thời gian là lẽ đương nhiên và việc trùng tu di
tích là làm một việc làm cần thiết. Nhưng trùng tu không phải là làm mới
di tích.
Xin giới thiệu một tấm ảnh Di tích Đoàn Thành tại TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn mới được trùng tu, tôn tạo để các bà con xem.
Cửa Nam, Đoàn Thành Lạng Sơn
Cửa Nam Đoàn Thành nhìn từ xa
Xin nói thêm là di tích này đã có từ lâu, sử sách ghi chép lại cho thấy lần tu bổ còn ghi lại được là vào năm Hồng Đức thứ 26 nhà Lê (1496) và các năm 1756-1758 thành được Mai Thế Chuẩn người Thanh Hóa đỗ tiến sỹ khoa Tân Mùi làm đốc trấn Lạng Sơn đã cho tu bổ Đoàn Thành....nay thành đã hoang phế chỉ còn cửa Nam và một số đoạn tường thành dọc theo Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn.
Mời bà con xem thêm di tích thành nhà Mạc mới được trùng tu ở tỉnh Tuyên Quang (Việc trùng tu di tích này đã tốn khá nhiều giấy mực của báo chí).
Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc - Thanh Hóa)
Xin giới thiệu một tấm ảnh Di tích Đoàn Thành tại TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn mới được trùng tu, tôn tạo để các bà con xem.
Cửa Nam, Đoàn Thành Lạng Sơn
Cửa Nam Đoàn Thành nhìn từ xa
Xin nói thêm là di tích này đã có từ lâu, sử sách ghi chép lại cho thấy lần tu bổ còn ghi lại được là vào năm Hồng Đức thứ 26 nhà Lê (1496) và các năm 1756-1758 thành được Mai Thế Chuẩn người Thanh Hóa đỗ tiến sỹ khoa Tân Mùi làm đốc trấn Lạng Sơn đã cho tu bổ Đoàn Thành....nay thành đã hoang phế chỉ còn cửa Nam và một số đoạn tường thành dọc theo Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn.
Mời bà con xem thêm di tích thành nhà Mạc mới được trùng tu ở tỉnh Tuyên Quang (Việc trùng tu di tích này đã tốn khá nhiều giấy mực của báo chí).
Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc - Thanh Hóa)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)