Người theo dõi

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Suối cá Cẩm Thủy (Cam Thuy fish stream)

Sáng từ Nghĩa trang liệt sỹ  Trường  Sơn chạy một mạch chạng vạng tối thì đến nhà nghỉ Thanh Nhàn ở thị trấn Cẩm Thủy để sáng hôm sau đi thăm suối cá. Chuyện kể rằng:
Ở xã Cẩm Lương, huyện  Cẩm  Thủy, tỉnh  Thanh Hóa có một dòng suối chảy từ lòng núi đá ra mát lạnh, quanh năm không cạn. Người dân trong bản lấy nước đó để sinh hoạt, ăn uống, tắm giặt. Không biết từ bao giờ có đàn cá lạ sinh sống trong hang từng bầy rất đông sáng ra miệng hang, tối lại vào. Những con cá chưa rõ là cá gì hao hao cá chép, cá trắm nặng dăm bảy cân xếp hàng như đống bí xanh, các nhà khoa học hay ngư học cũng chưa thấy lên tiếng gì. Dân làng kể rằng cá ấy chỉ sống ở suối ấy, bắt đi suối khác hay cá ra ao, đồng ruộng khi nước lũ thì chết và đặc biệt là không thấy có mùi tanh. Xưa nay cũng không ai ăn cá ấy vì dân làng đồn rằng những ai bắt cá hay ăn cá thì đều bị rủi ro ảnh hưởng tính mạng; từ đó gọi là cá thần rồi thì suối cá thần. Năm nọ trời khô hạn, các quan huyện cho máy móc, thuốc nổ định đào hang rộng thêm làm nơi du lịch, chiêm bái nhưng hang sập từ hôm đó cá không ra nữa, thôn, huyện phải mời thầy cúng cao tay về cầu đảo mấy đêm liền cá mới ra trở lại. Tiếng lành đồn xa ngày càng có nhiều khách du lịch đến xem Suối Cá nhất là khi khánh thành đường Hồ Chí Minh qua thị trấn huyện (chỉ cách suối cá 13 km). Nhiều người gọi là Suối Cá thần, dù rằng chưa có ai goị là Cụ cá như mấy ông nhà rùa học gọi con rùa già ghẻ lở ở Hồ Hoàn Kiếm nhưng sự kính trọng, tôn thờ thì đã thấy có. Ngay gần miệng hang đã mọc lên một ngôi đền không rõ thờ gì quanh năm nhang khói. Bảo vệ không cho du khách thả thức ăn cho cá vì theo họ, nếu cá ăn no thì nó sẽ chui vào hang chẳng được xem nữa. Chiều tối họ mới cho khách thả bánh mì bim bim xuống chăn cá.
Huyện cũng cho làm một chiếc cầu treo thay cho bến phà trước đây, cầu chỉ vừa khít một chiếc xe 16 chỗ qua cầu cho nên đông khách thì phải đợi khá sốt ruột. Giá cho một lượt xe là 60k.

Đường HCM hun hút, vắng vẻ, mát chân ga bác tài.



Cầu treo qua sông chỉ lọt 1 xe, vé xe 16 chỗ là 60k

Ngôi đền trước cửa hang suối cá



Suối cá (thần)



Cận cảnh


Nhà hàng, nhà nghỉ Thanh Nhàn ở thị trấn Cẩm Thủy, Thanh Hóa


Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Chuyện nhặt dọc đường (Story picked up along the way)

ối 7/4 khai mạc xong cả nhóm đi ra bến thuyền Tòa khâm trước cổng ĐHSP Huế để xuống thuyền nghe ca Huế trên Sông Hương. Thuyền chưa chừng 30 người có bàn ghế và nhóm ca Huế chờ sẵn. Y nhìn thấy phao cứu sinh trên thuyền nên yên tâm bước xuống.
Thuyền nổ máy chậm chậm trên dòng sông  Hương êm đềm, lung linh thơ mộng. Nghe khoảng 10 bài thì tour kết thúc thuyền về bến cũ, khi đó là 11h30' đêm, thuyền vừa cập bến lại một nhóm khách khác lên thuyền. Một ngày mỗi nhóm nhạc cũng được vài ba show dễn ngoài tiền thù lao theo hợp đồng, họ còn được tiền tặng hoa của khách. Mỗi bông hoa được cuốn rất khéo 1 tờ tiền Ông cụ tương đương 5 bát phở. Giá mà Y cũng biết hát nhỉ thì tiền này hơn hẳn lương của anh giáo làng như Y.

Nhóm ca Huế trên Sông Hương





Sáng hôm sau hành hương ra thành cổ Quảng trị viếng tượng đài liệt sỹ thành cổ., mới biết sự hy sinh máu xương của cha anh là vô bờ, mỗi bước đi ở thành cổ là bước trên xương thịt cha anh. Lời  thuyết minh của anh  Hướng dẫn viên tên Tuấn đã lấy đi nhiều nước mắt của chị em trong Đoàn.


Rời Thành cổ cả Đoàn lại đi lên  Lao Bảo.
Lên Lao Bảo Y được các anh Biên phòng cho tung tăng sang đất bạn Lào, chả khó như nơi khác, con người thân thiện dễ mến, đường xá tốt, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo khá nhiều hàng hóa có xuất xứ từ Trung QUốc, Thái Lan, Anh..và có nhãn mác, xuất xứ đàng hoàng, có hàng giả hay không thì chỉ có trời mới biết nhưng Y đã từng mua nồi cơm, lò vi sóng Thái Lan ở đấy về dùng thấy chất lượng hơn hẳn mấy anh Chai nơ trên Tân Thanh.
Ngày về Cẩm Thủy cả Đoàn kính cẩn dâng hương tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ Quốc tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.
Cửa khẩu của Lào


Nắng chói mắt quá, sau lưng là đất mẹ.



Nghĩa trang Trường  Sơn


Trạm xăng mini trên đất bạn Lào

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Chuyện nhặt dọc đường (Story picked up along the way)

Tối 7/4 khai mạc xong cả nhóm đi ra bến thuyền Tòa khâm trước cổng ĐHSP Huế để xuống thuyền nghe ca Huế trên Sông Hương. Thuyền chưa chừng 30 người có bàn ghế và nhóm ca Huế chờ sẵn. Y nhìn thấy phao cứu sinh trên thuyền nên yên tâm bước xuống.
Thuyền nổ máy chậm chậm trên dòng sông  Hương êm đềm, lung linh thơ mộng. Nghe khoảng 10 bài thì tour kết thúc thuyền về bến cũ, khi đó là 11h30' đêm, thuyền vừa cập bến lại một nhóm khách khác lên thuyền. Một ngày mỗi nhóm nhạc cũng được vài ba show dễn ngoài tiền thù lao theo hợp đồng, họ còn được tiền tặng hoa của khách. Mỗi bông hoa được cuốn rất khéo 1 tờ tiền Ông cụ tương đương 5 bát phở. Giá mà Y cũng biết hát nhỉ thì tiền này hơn hẳn lương của anh giáo làng như Y.

Nhóm ca Huế trên Sông Hương





Sáng hôm sau hành hương ra thành cổ Quảng trị viếng tượng đài liệt sỹ thành cổ., mới biết sự hy sinh máu xương của cha anh là vô bờ, mỗi bước đi ở thành cổ là bước trên xương thịt cha anh. Lời  thuyết minh của anh  Hướng dẫn viên tên Tuấn đã lấy đi nhiều nước mắt của chị em trong Đoàn.


Rời Thành cổ cả Đoàn lại đi lên  Lao Bảo.
Lên Lao Bảo Y được các anh Biên phòng cho tung tăng sang đất bạn Lào, chả khó như nơi khác, con người thân thiện dễ mến, đường xá tốt, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo khá nhiều hàng hóa có xuất xứ từ Trung QUốc, Thái Lan, Anh..và có nhãn mác, xuất xứ đàng hoàng, có hàng giả hay không thì chỉ có trời mới biết nhưng Y đã từng mua nồi cơm, lò vi sóng Thái Lan ở đấy về dùng thấy chất lượng hơn hẳn mấy anh Chai nơ trên Tân Thanh.
Ngày về Cẩm Thủy cả Đoàn kính cẩn dâng hương tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ Quốc tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.
Cửa khẩu của Lào


Nắng chói mắt quá, sau lưng là đất mẹ.



Nghĩa trang Trường  Sơn


Trạm xăng mini trên đất bạn Lào

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Sinh nhật cu Tơn (Tơn's birthday)

Thấm thoắt Tơn đã năm tuổi, 5 lần sinh nhật thì 3 lần bố đi công tác chưa về.
Lần này cũng vậy, bố đang ở Quảng Trị. Đành bảo cu Tơn hoãn lại một ngày chờ bố về dự. Tất nhiên là quà tặng và lời chúc thì vẫn đúng ngày; chỉ có tiệc là chậm thôi.

Cu cậu thổi nến và cùng hát Happy birthday!

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Tin buồn



Đang đi công tác ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa, sáng nay  mới ngủ dậy lúc 5h53' nhận được tin nhắn của Hà Gia, Hải Phòng thông báo bạn Son giáo viên trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, Thái Bình đột tử chiều hôm qua 09/4/2012 tức 19/3 âm lịch. Còn nhớ bạn Trần Thị Son từng là lớp phó đời sống rất hiền và tốt. Vậy là 29 gương mặt của lớp Sử 23K2, ĐHSP Việt Bắc đã vắng xa 2 bạn; kẻ mất người còn vẫn biết sinh ly tử biệt không ai tránh được mà sao vẫn thấy đột ngột.
Xin thắp một nén nhang cho người bạn hiền!

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Du hý cố đô Huế

Nhân cố đô Huế tổ chức Festival năm 2012 Y bèn thu xếp ruộng vườn, xin phép thầy u khăn gói quả mướp hành miền trung một chuyến bởi đã ần một năm nay Y chưa quay lại đất này. Ngày đầu ngủ ở Hà Tĩnh, sáng hôm sau bầu đoàn qua ngã ba Đồng Lộc để viếng tiểu đội 10 cô gái thanh niên xung phong anh hùng rồi kéo nhau lên cửa khẩu Cầu Treo cách TP Hà Tĩnh chừng 80 km, đường xấu, quanh co đèo dốc và không có vẻ nhộn nhịp sôi động như Móng Cái, Tân Thanh. Ấn tượng đầu tiên là cổng vào khu kinh tế cửa khẩu gắn với tên cửa khẩu đó là biểu tượng cầu treo không khó để nhận ra.


Thắp hương cho 10 cô gái anh hùng ở ngã ba Đồng Lộc







Lên cửa khẩu chủ yếu là các xe tải lớn, xe container chở hàng xuất khẩu, Y tranh thủ ra cột mốc Việt - Lào làm kiểu ảnh kỷ niệm. Xem  ra công việc xây dựng nơi đây cũng còn dang dở lắm, chưa ra cái hình hài gì như cái tên mĩ miều của nó: Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo.

Cột mốc biên giới Việt Lào ở cửa khẩu Cầu Treo - Hà Tĩnh


 Mới vào địa phận Huế đã thấy không khí nhộn nhịp kiểu nhà có đám, cờ phướn, đèn hoa giăng khắp nơi. Thấp thoáng bóng áo dài thướt tha quyến rũ với màu tím đặc trưng.
Có cả tể tướng, văn võ bá quan về dự lễ được truyền hình trực tiếp trên kênh quốc gia. Nhiều lãnh đạo các địa phương xa xôi đã về dự.
Sân khấu hoàng tráng, đèn màu pháo hoa rực rỡ cùng đại biểu nhiều quốc gia góp mặt. Buổi trưa trời mưa cứ tưởng buổi lễ đã bị hoãn nhưng BTC đã kịp để mỗi ghế ngồi một áo mưa mỏng và khách thẻ xanh đã có 1 ô che mưa, Y cũng có một suất ấy. Nhưng ơn giời đến lúc khai mạc thì ngớt hoàn toàn

Đêm khai mạc Festival Huế 2012 (07/4/2012)


Buổi lễ khá gọn gàng với lời khai mạc ngắn gọn và bài phát biểu của nguyên thủ không đến nỗi khó tiêu hóa. Tiếng vỗ tay vang dội và đèn màu pháo hoa gây ấn tượng. Tiếp đến là các màn múa hát, hoạt cảnh, văn nghệ của mọi miền đất nước và một số nước trên thế giới xôm ra trò.

Khán đài hoành tráng trước kỳ đài Huế


Dàn pháo hoa đã sẵn sàng cho đêm hội


Dẫn đường cho quan khách triều đình



Biển báo trong Đại  Nội: Đường dành cho xe ô tô ĐIÊN và người đi bộ?

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Mát như cởi trần!

Mấy hôm cuối "tháng ăn chơi" rỗi rãi, Y mò đi chợ  Tân  Thanh, Lạng  Sơn chơi, nơi được các bà nội trợ nông thôn mệnh danh là "thiên đường mua sắm" vì hàng tạp hóa của Trung Quốc nhiều về sô lượng, phong phú chủng loại, giá rẻ, hàng nhái giống như thật. Y mua được một cái bơm đạp chân để bơm xe máy, xe đạp giá 8 chục ngàn những ý định là ngày thứ bẩy, chủ nhật  Y sẽ mang nó với cái cân sức khỏe ra góc chợ kiếm đồng rau cho vợ con.
Ấn tượng nhất là các biển quảng cáo và tiếng loa ông ổng mời chào người mua với các ngôn từ gây sự chú ý

Nghe cũng hấp dẫn: Mẫu mới nhất 2012, rẻ hơn công may!



Mát như cởi trần!



Shock hơn: Mát như không mặc!!!



Y tranh thủ ra cột mốc "khẳng định chủ quyền"

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Tìm được ảnh liệt sỹ nhờ SỰ KIỆN VÀ NHÂN CHỨNG

Nhiều người biết đến GS, TSKH Đặng Hùng Võ nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường như một chuyên gia về đất đai và bất động sản qua báo chí, truyền thông nhưng ít ai biết rằng GS là con trai duy nhất của liệt sỹ Đặng Đồng Khuê đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp đúng ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 khi ông Võ còn chưa đầy tháng (Ông Võ sinh ngày 25/11/1946).
Mẹ ông Võ ở vậy nuôi ông Võ khôn lớn trong khi mộ chồng không biết ở đâu chỉ biết là hy sinh ở Bắc Giang, một tấm di ảnh để thờ cũng không có.
Cuối những năm 90 qua các nhà ngoại cảm ông Võ khi ấy đã là Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã tìm thấy mộ cha mình và quy tập, xây mộ khang trang. Ông kể cũng phải tìm rất lâu và kiểm chứng rất kỹ khi tìm mộ cha mình được chính xác. Chuyện này sau cũng được ông Võ kể lại cho các nhà báo.
Tiệc mừng cưới GS Đặng Hùng Võ và NS Nguyễn Hồng Ánh chứng minh tình yêu đã viên thành 23/3/2011 (Y đứng ngoài cùng bìa trái cạnh cô dâu)




Năm 2010 một niềm vui lớn đến với GS Võ là ông đã tìm được ảnh cha mình trên “Sự kiện và nhân chứng” phụ trương báo Quân đội nhân dân một cách rất tình cờ.
Số là GS Võ có người cô ruột là Đặng Thị Nhàn sinh sống tại Thái Nguyên năm nay cũng gần 80 tuổi, khi lên trông cháu cho cậu con trai út ở Lạng Sơn đã may mắn khi tìm thấy một bài báo trên Sự kiện và nhân chứng số tháng 6 năm 2004 trên giá sách đồ sộ của con trai.
Bài báo Nhớ những ngày ở trường võ bị Trần Quốc Tuấn” trang 20 của tác giả Đỗ Hạp, trong bài báo có kèm bức ảnh chụp nhóm học viên của Trường võ bị Trần Quốc Tuấn trong đó chú thích liệt sỹ Đặng Đồng Khuê ngồi thứ hai hàng trên từ trái sang.
Bà Nhàn rất mừng như không tin vào mắt mình khi tình cờ thấy tên tuổi và ảnh anh trai. Bà liền mang về cho anh trai là GS.TS Đặng Vũ Khúc và cháu trai Đặng Hùng Võ.
Bất ngờ, phấn khởi, vui mừng mặc dù chưa được nhìn mặt cha lần nào nhưng GS Võ vẫn linh cảm bức ảnh đó là đúng. Ông tìm đến gặp tác giả bài báo và scan được bức ảnh gốc rõ hơn bức ảnh đăng báo. Ông đi gặp các nhân chứng và in ra nhiều bản để các anh chị em ruột nhận mặt. Đa số đều thừa nhận bức ảnh trên Sự kiện nhân chứng là đúng. Rất tiếc khi bà cô ông Võ tìm ra thì một nhân chứng trong bức ảnh cùng đơn vị liệt sỹ Đặng Đồng Khuê đã từ trần trước đó một tháng, nếu không có thể còn nhiều chuyện về liệt sỹ và biết đâu có cả những kỷ vật thời chiến đấu nữa, ông Võ ngậm ngùi nói./.
Bài báo trên Sự kiện và nhân chứng.


Ảnh phóng lại



Xem: Bộ ảnh đám cưới GS Đặng Hùng Võ