Người theo dõi

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

...du hý tiếp tục

Lâu lâu cũng muốn viết tý chút nhưng ba hoa xích tốc thì không có thời gian, còn viết bài nghiên cứu chuyên môn thì lười đánh máy quá, thôi ...tiếp tục du hý ...lúc nào hứng chí lên thì ngồi gõ vậy. Nhiều vấn đề hay như phết, tỷ như hát quan làng trong đám cưới người Tày, tục làm ma khô của người Dao...
Hẹn khi khác!

Cầu vào bản nhỏ



Phút tự do cuối cùng...



Thâm sơn cùng cốc



Ánh mắt trẻ thơ



Không ai muốn thế...




Lớp học vùng cao vắng quá



Một cô, hai lớp với 05 học trò



Xưa...




...và nay


CHÀO MỪNG 34 NĂM NGÀY QUỐC TẾ BẢO TÀNG 18.5.1977 - 18.5.2011

Kể từ năm 1977, Hội đồng Bảo tàng quốc tế (ICOM) tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng (International Museum Day - IMD), dịp đặc biệt dành cho cộng đồng bảo tàng quốc tế. Trong dịp này, các bảo tàng tham gia giới thiệu các hoạt động văn hóa của mình. Ngày Quốc tế bảo tàng cũng là cơ hội để những người làm bảo tàng gặp gỡ với khách tham quan bảo tàng.
Theo truyền thống, Ngày Quốc tế bảo tàng được tổ chức xung quanh ngày 18 tháng 5. Dịp kỷ niệm có thể kéo dài trong một ngày, hoặc một tuần với mục tiêu tập trung vào phương châm : Bảo tàng là một phương tiện quan trọng của giao lưu văn hóa, làm giàu nền văn hóa và phát triển hợp tác lẫn nhau, hiểu biết và hòa bình giữa các dân tộc.

Hàng năm, Ban tư vấn của Hiệp hội Bảo tàng quốc tế - ICOM đề xuất một chủ đề cho các hoạt động chuyên môn nhằm tăng cường công tác nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày và giới thiệu để bảo tàng thực sự là một nhân tố nòng cốt của xã hội. Chủ đề được đề xuất cho năm 2011 là “Bảo tàng và Ký ức – Museum & Memory”, nhằm tạo điều kiện cho các bảo tàng giới thiệu cho khách tham quan khám phá những câu chuyện ẩn chứa sau các sưu tập hiện vật của bảo tàng, đồng thời, thông qua đó, khách tham quan có thể nhớ lại những ký ức của bản thân và mối liên hệ với những hiện vật đó, những hiện vật biểu hiện cho tự nhiên, con người và di sản văn hóa của nhân loại.
Như mỗ đây xin nhiệt liệt chúc mừng những người làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam nhân ngày Quốc tế bảo tàng!
Du khách chụp ảnh lưu niệm trước Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị (11/4/2011)

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Nữ du kích Bắc Sơn được gặp Bác Hồ

Vài lời thưa trước: Nhân dịp kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu 19/5/1890 - 19/5/2011, Dangan BLOG xin đăng lại bài viết nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Bác trên Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng tháng 5/2005.
MẨU CHUYỆN CẢM ĐỘNG CỦA NGƯỜI NỮ DU KÍCH BẮC SƠN
NĂM XƯA VỚI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.

Trong chuyến đi điền dã để lấy tư liệu về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn tôi đã có dịp được trò chuyện với các cụ lão thành cách mạng và nghe kể lại câu chuyện cảm động của bà Hoàng Thị Từ, vợ của đồng chí Dương Văn Vân, du kích Bắc Sơn ở Lân Pán, xã Hữu Vĩnh (nay thuộc xã Tân Lập, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) trong lần bà vinh dự được về gặp Bác Hồ tại thủ đô Hà Nội.
Gia đình đồng chí Dương Văn Vân là cơ sở cách mạng, nơi đi về, che dấu đồng chí Trường Chinh và các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng từ thời kỳ trước khi xảy ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ngày 27 tháng 9 năm 1940. Vợ con đồng chí đều giác ngộ và một lòng đi theo cách mạng. Sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra ít lâu, thực dân Pháp và bọn tay sai phản động hoàn hồn, chúng bắt đầu tập trung lực lượng khủng bố cách mạng quy mô lớn vào khu căn cứ du kích Bắc Sơn – Võ Nhai, hòng tiêu diệt cứu quốc quân và phong trào cách mạng ở Bắc Sơn – Võ Nhai; lùng bắt các cán bộ lãnh đạo, cơ quan đầu não của Đảng để làm tan rã phong trào cộng sản ở Đông Dương. Đây cũng là thời kỳ khó khăn của phong trào cách mạng ở Bắc Sơn. Địch thẳng tay khủng bố, một số gia đình cơ sở cách mạng và các gia đình của cứu quốc quân đều bị bắt. Gia đình đồng chí Dương Văn Vân cũng bị địch bắt lên đồn Mỏ Nhài tra tấn rất dã man. Kẻ thù vô cùng thâm độc và nham hiểm, chúng đã treo ngược đồng chí Dương Văn Vân và hai con lên xà nhà đánh đập tra khảo và bắt bà Hoàng Thị Từ chứng kiến nhằm đánh vào tình cảm của người phụ nữ, hòng khai thác nơi ở cũng như cơ sở cách mạng ở Bắc Sơn, nhưng với lòng căm thù giặc và bản lĩnh cách mạng cùng với tinh thần cảnh giác trước sự mua chuộc của kẻ thù của người phụ nữ dân tộc Tày, bọn chúng đã không khai thác được gì hơn, kể cả sau này khi chồng bị địch bắt đi Lạng Sơn rồi bị kết án tù hai mươi năm, chống án giảm bảy năm, bị chúng đưa đi tù đày khắp Sơn La, Hà Nội, người phụ nữ quả cảm ấy vẫn vượt qua mọi cam go, thử thách.
Năm 1963, khi nước nhà đã độc lập và Miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa, bà vinh dự được về Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, được chụp ảnh chung với Người. Sau này bà kể lại rằng, lần ấy gặp Bác được Bác ân cần hỏi han cuộc sống, sức khỏe của bà và của nhân dân Bắc Sơn.
Điều làm cho bà cảm động và nhớ nhất là Bác hỏi là nước nhà bây giờ đã độc lập rồi, cô ước mong gì nhất? Rất mộc mạc bà trả lời rằng cháu chỉ muốn được xem chiếc máy bay hình dáng ra sao mà kẻ thù lại đem đi càn quét, ném bom giết hại đồng bào mình. Còn hơn cả mong đợi Bác đã cho bà đi máy bay từ sân bay Bạch Mai, Hà Nội đến Hải Phòng và tham quan Bến Sáu Kho, cảng Hải Phòng để chứng kiến sự đổi thay của đất nước mà nhân dân ta đã phải hy sinh biết bao xương máu mới dành được độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đã hơn ba mươi năm Bác của chúng ta đã đi xa, người nữ du kích ấy cũng đã trở thành người thiên cổ nhưng câu chuyện cảm động ấy như mới diễn ra ngày hôm qua. Tâm hồn và nhân cách vĩ đại của Hồ Chủ tịch luôn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.

                                                                                      Xứ Lạng, vào hạ 2005
                                                                                            Nguyễn Đặng Ân

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2011

Bộ ảnh đám cưới GS Đặng Hùng Võ

Tôi nhận được "giấy mời tới dự tiệc chứng kiến tình yêu đã viên thành" của GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường và nghệ sỹ đàn dân tộc Nguyễn Hồng Ánh ngày 23/3/2011 (nhằm ngày 19 tháng 2 Tân Mão) tại khách sạn Daewoo. Đây là bộ ảnh do tôi chụp chủ yếu phản ánh anh em, gia đình của chú rể. Một số ít ảnh có tôi trong đó do tôi nhờ người khác chụp.
Mời các bạn cùng xem.

Dàn nhạc trước giờ khai tiệc




Cô dâu và ba ông chú ruột của GS.TSKH Đặng Hùng Võ (Từ trái sang: NGƯT Đặng Quế Phan, Nguyên GĐ xí nghiệp sứ Bát Tràng Đặng Đồng Tài, GS.TSKH Đặng Vũ Khúc)




Phút khai tiệc




Cùng bạn bè...





Anh em, họ hàng chia vui  




Cùng các chú, cô, thím ruột của GS Võ




Cùng các anh em con cô, dì, chú, bác...







Quang cảnh bữa tiệc






Cùng bạn bè cô dâu,  chú rể (Người có bộ râu trắng "dài đến rốn" đứng giữa là GS Văn Như Cương)




Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

Các vị Bảo tàng ra ứng cử ĐBQH khóa XIII

Cũng theo Nghị quyết số 351/NQ-HĐBC của Hội đồng bầu cử Trung ương công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước chúng tôi thấy có một số vị ứng cử viên đang công tác tại các Bảo tàng đó là các vị sau:
1. Hoàng Văn Tạ, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn (Ảnh)




2. Đào Thị Ngọc Anh, Bảo tàng viên, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình
3. Trần Hoàng Yến, Hướng dẫn viên chính, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang
Ngoài ra còn có ứng cử viên Nguyễn Thị Hồng Hà, Hà Nội có trình độ cử nhân Bảo tàng học.
Xin chúc mừng các vị! Theo luật thì Quốc hội khóa này sẽ có không quá 500 ghế.

THÔNG BÁO

Như mỗ đây có ông bạn vàng ở miền sơn cước có máu làm thơ, viết văn ... và văn thơ của gã cũng được đăng một số nơi thậm chí có truyện ngắn đã được giải văn nghệ địa phương, nhưng gã chưa phải là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Truyện ngắn Xa - phia là một trong số ấy của gã.
Xin trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm trên trong thời gian sớm nhất như gã khi gửi cho mỗ nói rằng "mua vui cũng được một vài trống canh".

Phố cổ Đồng Văn, Hà Giang 26/8/2009



Những ứng cử viên ĐBQH khóa XIII là "dân văn phòng"

Ngày 26-4, Hội đồng bầu cử Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 351/NQ-HĐBC công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước.

Một phiên thảo luận ở Tổ của các vị ĐBQH khóa XII






Theo danh sách trích ngang này, chúng tôi thống kê được 12 vị đã hoặc đang làm Thư ký Đoàn đại biểu Quốc hội (Một chức danh đặc biệt vang bóng một thời) và công tác văn phòng cấp tỉnh.

Thẻ Thư ký Đoàn ĐBQH trước đây (trên) và Thẻ ra vào (dưới) của cán bộ VP các tỉnh hiện nay





"Đắc thời, đắc thế thì khôn
Sa cơ rồng cũng như giun, khác gì"
                                (Ca dao cổ)