Người theo dõi

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Tết ở quê

Tết này như mọi tết của thị dân là quay về quê, y cũng vậy, với bán kính gần 200 km y đi về để chúc tết mẹ già, để gặp lại có những thằng bạn học cấp 3 đã 25 năm không gặp, để chạp mộ, để xem mổ lợn, đánh sảng ... sống lại không khí cái thời mục đồng chăn trâu, cắt cỏ.

Bác giai này sáng tạo ra tạp dề hơi bị độc đáo, đúng là "cái khó ló cái khôn"




Bọn trẻ rất háo hức về quê không kém bố mẹ chúng, nô đùa, reo hò, chạy nhảy...



Mỗi nhà một xế hộp, cái mua, cái đi mượn giải quyết phương tiện rất thuận tiện



Cậu cả bắn pháo phụt (pháo này không bị nhà chức trách cấm sử dụng) có vẻ cũng rất thích nhưng với những đứa đã được trải qua cái thời "Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh" thì nhất định không "phê" bằng pháo nổ, di nhiên là không an toàn bằng pháo phụt giấy kim tuyến như bây giờ.



Nhóm bạn học thời cấp 3 (Linh Xương, Hùng Eng, Thắng Toan, Bàng Thống, Cường Giót, có mỗi Y là không có hỗn danh hay biệt danh gì có lẽ y không có gì bổi bật))



Dàn hàng ngang chụp ảnh kỷ niệm, mỗi thằng một số phận nhìn tướng mạo và vẻ mặt cũng biết. Từ phải sang là Y, quần áo xộc xệch, đầu tóc tõa tượi nhưng không dấu được vẻ vui mừng đón Tết, kế đến là Bàng Thống, cao tuổi nhất lớp hơn bọn mình đến nửa tá tuổi mà năm nay hắn cũng tròn 4 con giáp. Thắng Toan (tên phụ huynh) vẫn chỉn chu là lượt như xưa, giờ là ông chủ xưởng cơ khí gia đình ở Đại Từ, Thái Nguyên. Nhỏ con, tươi tỉnh là Cường Giót vốn quê Thành Nam, bị đúp một lớp nên ra trường sau một năm, giờ yên vị ở Sài Gòn kinh doanh vật liệu xây dựng. Xa quê đã lâu nhưng nét mặt, điệu cười và giọng nói lẫn phương ngữ không bị pha trộn. Thằng chủ lò mộc Linh Xương được nhắc đến ở entry "Với trẻ con khóc là xong mọi chuyện" vẫn vóc dáng nhỏ con, khắc khổ do tham công, tiếc việc; hắn là cây Toán, Lý của 12C xưa. Hùng Eng tức Hùng con hay còn gọi Hùng Tuấn giờ là lái máy gạt chuyên đi công trình khắp mọi nơi, ván cờ người thứ hai của hắn lại là kiều nữ của cựu Bí thư Huyện ủy thời bao cấp. Chót hàng là anh giai của Y, người giữ goal của gia tộc Nguyễn Đặng.



Như con chó này là sướng nhất, ăn no rồi trèo lên hòm thóc trốn con



Nhìn hàng cau mà không thôi nỗi nhớ quê...



Ngôi nhà sàn, nơi Y sinh ra và lớn lên



Tập thể lớp 12c ngày 8/3/1986 ở đầu lớp học tranh tre nứa lá. Mới đó mà đã lâu lắm rồi giờ về trường cũ, vật đổi sao rời không nhận ra nữa, thầy cô đã có người khuất, người nghỉ hưu, người chuyển công tác chẳng còn ai (Không có Y trong ảnh)



Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Tham quan

Được nghỉ 2 ngày cuối tuần phía bạn dẫn đi tham quan một số nơi, các nơi còn lại đáng tham quan (Mười điểm nên đến ở thủ đô Wellington) là tự đi.
Điểm thứ nhất là nơi đóng phim Lord of the Ring (Chúa tể của loài nhẫn)
Đó là một hang đá hay nói cách khác là một mini museum về phim trường "Chúa nhẫn"

Gần đến phố WEKA, nơi có WETA CAVE






Phố xá



Phố núi



Đây rồi, chúa nhẫn




Gã nhìn Y và Y cũng lườm lại gã...




Ai đẹp giai hơn???




Các nhân vật trong phim Lord of the Ring




Ai mua Chúa nhẫn nào!



Du khách mải mê chụp ảnh



ĐỒI VICTORIA

Đỉnh đồi nhìn về phía biển




Súng thần công báo giờ trên đồi Victoria




Cũng giống súng thần công của ta



Với chàng Maiciu, người Phi - Gi, giáo vụ



Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Tảo mộ

Tảo mộ, hay còn gọi là chạp mộ ở một số nơi, Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học bản in năm 2004 trang 891 ghi tảo mộ là động từ có nghĩa "thăm viếng và sửa sang mồ mả hằng năm theo phong tục cổ truyền" Người Nùng Lạng Sơn thường tảo mộ vào tiết Thanh Minh (lại nhớ Nguyễn Du: "Thanh Minh trong tiết tháng ba, lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh"). Người Kinh và người Tày thì hay chạp mộ vào dịp trước tết âm lịch
Người Tày Bắc Sơn có phong tục chạp mộ chỉ duy nhất ngày 20 ta; con cháu đi làm ăn xa cứ nhớ vậy mà về chạp mộ. Các huyện khác có xê dịch ngày khác nhau.
làng Chiềng, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên thì lại hay gọi là quét chạp. Cứ ngoài 23 âm, sau ông Công, ông Táo là các dòng họ lại đi quét chạp. Xưa kia mồ mả táng ít có quy hoạch thường là ngoài ruộng, trên đồi rải rác nên đi quét chập khá vất vả, nay thì một số dòng họ đã có quy hoạch thành khu và xây lại nên cũng không khó lắm, chỉ phát quang xung quanh nếu có cây cỏ rồi quét vôi hay xi măng trắng, những ngôi ốp gạch men thì đơn giản hơn nhiều..

Tết năm nay, y về quê quét chạp nhằm ngày 26 ta, những hằng mong các cụ phù hộ độ trì...Trong ảnh là xứ đồng Là Tin nhìn về phía Ao Mỏ, vựa cá giống nhà ông Hưng Sự




Quét một lớp xi măng trắng trên mộ cụ thân sinh ra 2 bà bác của Y mà bố Y ăn hương hỏa ở xứ đồng Là Tin



Giếng làng Chiềng vừa trong vừa mát
Đường Làng Chiềng lắm cát dễ đi

Nhưng nay thì đường đã bê tông cả rồi



Ngả lợn ăn tết



Quang cảnh trong ảnh cho thấy làng đã lên phố nhưng vẫn còn nhếch nhác, tiểu nông cố hữu



Xem: Đánh sảng ở làng Chiềng ( List of villages in Chiang)

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Phố Lambton Quay

Đối với mình, phố này quen thuộc như phố Terrace vì ngày nào mình cũng đi qua, hoặc là lúc về, hoặc là bát phố hay chui qua Jemcook Hotel hoặc một ngõ tắt bất kỳ vì Terrace ở trên cao còn Lambton Quay song song mà lại thấp hơn đến vài chục mét. Phố đi bộ có các mái kính che dài cả phố nên trời mưa không sợ ướt

Chủ nhật, 9 giờ sáng, phố xá vẫn vắng tanh



Các nghệ sỹ đường phố say sưa biểu diễn, các đồng xu liên tục được khách qua đường ném vào. Mỗ đây tiện tay cũng quẳng vào một đồng xu.




Bức tượng người đàn ông và con chó bằng đồng đen này (Có chú thích kèm ở ảnh tiếp theo) mà ở ngõ nhà mỗ thì mấy thằng nghiện nó đã "hô biến" từ lâu rồi. Phía sau là cầu thang bộ lên phố Terrace





Phố nhỏ nhưng giao thông có trật tự, hiếm xảy ra cảnh tắc nghẽn, chen lấn






Lối vào Te papa





Lối từ phố Lambton Quay ra bờ biển




Góc phố dịu dàng, chỗ có người ngồi là nơi lấy ánh sáng của hầm đi bộ bên dưới



Nhà thờ (Ở Wellington khá nhiều) ở cuối phố Lambton Quay, gần Metro New World




Mái che bằng kính trên hè phố với các biển chỉ dẫn lên phố Terrace




Cable car nối đuôi nhau...




Quán cắt tóc trên phố Terrace gần 120 Terrace




Lối đi tắt từ Lambton Quay lên Terrace, qua hầm bên phải hoặc lối thang bộ bên trái