Người theo dõi

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

ĐÁNH BI Ở LÀNG CHIỀNG

Thưa bà con! Trước khi đọc bài này, nếu bà con chưa đọc bài Đánh sảng ở làng Chiềng thì như mỗ đây xin bà con hãy đọc thêm bài "Đánh sảng ở Làng Chiềng"( List of villages in Chiang) để có cái nhìn tổng quan hơn về các trò chơi dân gian ở Làng Chiềng ở đường link dưới đây. Đa tạ bà con!

Đánh sảng ở làng Chiềng ( List of villages in Chiang)

Trẻ con làng Chiềng còn hay chơi trò đánh bi cũng rất ham. Ngày ấy không có bi ve, bi thủy tinh mua được như bây giờ. Bi được ghè đẽo bằng đá xanh vì làng Chiềng có dãy núi đá vôi chạy qua đến tận Thần Sa, Sảng Mộc, Nghinh Tường nơi có phong cảnh hang và thác nước Phượng Hoàng, thác nước Mưa rơi và di chỉ khảo cổ Thần Sa nổi tiếng đã được cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đá ghè bi là loại đá vôi có màu xanh thẫm, chọn viên đá ít vết nứt rồi lấy dao cùn chặt nhẹ và đều vào xung quanh viên đá; khi đã thành hình hài viên bi thì phải gõ đều và nhẹ hơn. Khi viên bi đã tròn là đến công đoạn xoáy bi để đánh bóng cho nhẵn và tròn đều. Có hai cách đó là lấy vỏ ốc nhồi chọc vỡ một lỗ nhỏ hơn đường kính của viên bi sau đó cho viên bi vào lỗ đó rồi dùng hai tay xoáy đi xoáy lại cho viên bị tròn và nhẵn hoặc cũng có đứa lấy lọ đựng thuốc peniceline bỏ đi để xoáy bi. Làm cật lực chừng 2 buổi trưa là chúng đã có viên bi mới. Những lò chế tác bi thường là dưới bụi tre buổi trưa hè nắng gắt; bọn trẻ ghè ghè, đẽo đẽo lẫn tiếng rít của vỏ ốc vào đá xanh chói tai và tiếng kể chuyện, trêu ghẹo cãi nhau, tiếng ve kêu vang cả bờ tre; lắm khi làm mất giấc ngủ trưa của người lớn thường bị la mắng. Nhưng trưa nào cũng vậy cứ ăn cơm xong không kéo nhau ra vực Là Lìu chơi pháo đài thì chúng lại chơi bi, ghè bi râm ran cả góc làng. Chơi bi ở làng Chiềng cũng có khi cả thanh niên và trung niên tham gia, cách chơi không phải kiểu ăn bi như bây giờ mà chỉ có một viên bi nếu là đá xanh có khi chơi cả mùa, hết mùa bi sang mùa sảng, mùa khăng chúng lại vớt lăn lóc góc nhà, năm sau đến vụ lại đi tìm.
Làng Chiềng

Luật chơi như thế này: Trên một bãi đất bằng phẳng, khoét một lỗ hình tròn như lòng chảo đường kính chừng 1 gang tay gọi là lồ, một vạch ngang cách xa chừng 2 mét gọi là bít hay mít. Để xác định người được đi trước, người tham gia chơi phải đứng ở mít, bàn chân phải ngang hoặc dưới vạch kẻ, nhô lên sẽ bị coi là bét tức là xếp thứ cuối cùng hoặc đầu tiên từ dưới lên. Có thể đứng thẳng hoặc nhao người về phía trước để tung viên bi về phía lồ (Chỉ có lợi cho những thằng dài người). Ai vào được lồ thì người đó thắng và thứ tự được xác định cho nhưng ai có bi ở gần lồ hơn, nếu cùng vào lồ hay ngang nhau thì có thể tung lại nhưng thường là ai đi trước người đó thắng nên sau khi hiệu lệnh bắt đầu tất cả cùng tung bi về phía trước.
Sau khi xác định xong thì người thắng bắt đầu đi bằng cách phải bắn bi đối phương đi xa ít nhất là 3 gang tay gọi là , sau đó phải tung bi vào lồ gọi là chuy, tiếp tục bắn vào bi đối phương sao cho khoảng cách giữa 2 viên bi cũng là 3 gang tay thì được xác định là ra và đối phương thua. Nếu nhiều người chơi thì được tiếp tục bắn bi người tiếp theo. Nếu bị hỏng một trong các bước thì trò chơi dừng lại và đối phương hoặc người có thứ tự kế tiếp được chơi.
 Chơi bi thắng thua do kỹ thuật bắn, kết quả không ăn bi của nhau mà để tính chiến tích phong đẳng cấp trong làng và người xem cổ vũ, khâm phục không đỏ đen, không sát phạt, cá cược. Bãi đất chơi bi làng tôi ở đỉnh đồi, trung tâm làng cạnh bụi tre giữa các nhà ông Hoan, ông Khôi, ông Tép. Nay thì bãi đất đó bị thu hẹp lại do các nhà xác định chủ quyền, có nhà rào tre, có nhà xây tường bao bằng gạch. Xưa, cứ mỗi trưa hè trẻ con cả làng kéo nhau ra đánh bi, người làng rỗi việc ra xem, hóng mát, cổ vũ hò reo. Đấy cũng là công trường thủ công chế tác bi lớn nhất làng, muốn tìm con hay vợ tìm chồng, chồng tìm vợ cứ ra bờ tre có nhóm chơi bi là thấy. Chúng chơi có khi quên cả giờ chăn trâu hay đi làm đồng…
Chăn trâu thổi sáo. Nguồn: internet

Thời ấy, nay không còn nữa, trẻ con giờ chơi bi ve, bi thủy tinh mua 2000 quan tiền cụ Hồ được hàng chục viên để ăn thua của nhau. Không đứa nào còn biết ghè bi nữa. Trâu bò cũng bán sạch vì người ta đã cày máy, muốn tìm trẻ con thì ra quán điện tử internet hay quán bi –a đầu làng hoặc gọi điện thoại di động. Làng đang chuyển mình lên phố…
                                                                                           Lạng Sơn, vào hạ.

ĐÁNH BI Ở LÀNG CHIỀNG

Thưa bà con! Trước khi đọc bài này, nếu bà con chưa đọc bài Đánh sảng ở làng Chiềng thì như mỗ đây xin bà con hãy đọc thêm bài "Đánh sảng ở Làng Chiềng"( List of villages in Chiang) để có cái nhìn tổng quan hơn về các trò chơi dân gian ở Làng Chiềng ở đường link dưới đây. Đa tạ bà con!

Đánh sảng ở làng Chiềng ( List of villages in Chiang)

Trẻ con làng Chiềng còn hay chơi trò đánh bi cũng rất ham. Ngày ấy không có bi ve, bi thủy tinh mua được như bây giờ. Bi được ghè đẽo bằng đá xanh vì làng Chiềng có dãy núi đá vôi chạy qua đến tận Thần Sa, Sảng Mộc, Nghinh Tường nơi có phong cảnh hang và thác nước Phượng Hoàng, thác nước Mưa rơi và di chỉ khảo cổ Thần Sa nổi tiếng đã được cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đá ghè bi là loại đá vôi có màu xanh thẫm, chọn viên đá ít vết nứt rồi lấy dao cùn chặt nhẹ và đều vào xung quanh viên đá; khi đã thành hình hài viên bi thì phải gõ đều và nhẹ hơn. Khi viên bi đã tròn là đến công đoạn xoáy bi để đánh bóng cho nhẵn và tròn đều. Có hai cách đó là lấy vỏ ốc nhồi chọc vỡ một lỗ nhỏ hơn đường kính của viên bi sau đó cho viên bi vào lỗ đó rồi dùng hai tay xoáy đi xoáy lại cho viên bị tròn và nhẵn hoặc cũng có đứa lấy lọ đựng thuốc peniceline bỏ đi để xoáy bi. Làm cật lực chừng 2 buổi trưa là chúng đã có viên bi mới. Những lò chế tác bi thường là dưới bụi tre buổi trưa hè nắng gắt; bọn trẻ ghè ghè, đẽo đẽo lẫn tiếng rít của vỏ ốc vào đá xanh chói tai và tiếng kể chuyện, trêu ghẹo cãi nhau, tiếng ve kêu vang cả bờ tre; lắm khi làm mất giấc ngủ trưa của người lớn thường bị la mắng. Nhưng trưa nào cũng vậy cứ ăn cơm xong không kéo nhau ra vực Là Lìu chơi pháo đài thì chúng lại chơi bi, ghè bi râm ran cả góc làng. Chơi bi ở làng Chiềng cũng có khi cả thanh niên và trung niên tham gia, cách chơi không phải kiểu ăn bi như bây giờ mà chỉ có một viên bi nếu là đá xanh có khi chơi cả mùa, hết mùa bi sang mùa sảng, mùa khăng chúng lại vớt lăn lóc góc nhà, năm sau đến vụ lại đi tìm.
Làng Chiềng

Luật chơi như thế này: Trên một bãi đất bằng phẳng, khoét một lỗ hình tròn như lòng chảo đường kính chừng 1 gang tay gọi là lồ, một vạch ngang cách xa chừng 2 mét gọi là bít hay mít. Để xác định người được đi trước, người tham gia chơi phải đứng ở mít, bàn chân phải ngang hoặc dưới vạch kẻ, nhô lên sẽ bị coi là bét tức là xếp thứ cuối cùng hoặc đầu tiên từ dưới lên. Có thể đứng thẳng hoặc nhao người về phía trước để tung viên bi về phía lồ (Chỉ có lợi cho những thằng dài người). Ai vào được lồ thì người đó thắng và thứ tự được xác định cho nhưng ai có bi ở gần lồ hơn, nếu cùng vào lồ hay ngang nhau thì có thể tung lại nhưng thường là ai đi trước người đó thắng nên sau khi hiệu lệnh bắt đầu tất cả cùng tung bi về phía trước.
Sau khi xác định xong thì người thắng bắt đầu đi bằng cách phải bắn bi đối phương đi xa ít nhất là 3 gang tay gọi là , sau đó phải tung bi vào lồ gọi là chuy, tiếp tục bắn vào bi đối phương sao cho khoảng cách giữa 2 viên bi cũng là 3 gang tay thì được xác định là ra và đối phương thua. Nếu nhiều người chơi thì được tiếp tục bắn bi người tiếp theo. Nếu bị hỏng một trong các bước thì trò chơi dừng lại và đối phương hoặc người có thứ tự kế tiếp được chơi.
 Chơi bi thắng thua do kỹ thuật bắn, kết quả không ăn bi của nhau mà để tính chiến tích phong đẳng cấp trong làng và người xem cổ vũ, khâm phục không đỏ đen, không sát phạt, cá cược. Bãi đất chơi bi làng tôi ở đỉnh đồi, trung tâm làng cạnh bụi tre giữa các nhà ông Hoan, ông Khôi, ông Tép. Nay thì bãi đất đó bị thu hẹp lại do các nhà xác định chủ quyền, có nhà rào tre, có nhà xây tường bao bằng gạch. Xưa, cứ mỗi trưa hè trẻ con cả làng kéo nhau ra đánh bi, người làng rỗi việc ra xem, hóng mát, cổ vũ hò reo. Đấy cũng là công trường thủ công chế tác bi lớn nhất làng, muốn tìm con hay vợ tìm chồng, chồng tìm vợ cứ ra bờ tre có nhóm chơi bi là thấy. Chúng chơi có khi quên cả giờ chăn trâu hay đi làm đồng…
Chăn trâu thổi sáo. Nguồn: internet

Thời ấy, nay không còn nữa, trẻ con giờ chơi bi ve, bi thủy tinh mua 2000 quan tiền cụ Hồ được hàng chục viên để ăn thua của nhau. Không đứa nào còn biết ghè bi nữa. Trâu bò cũng bán sạch vì người ta đã cày máy, muốn tìm trẻ con thì ra quán điện tử internet hay quán bi –a đầu làng hoặc gọi điện thoại di động. Làng đang chuyển mình lên phố…
                                                                                           Lạng Sơn, vào hạ.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Linh hoạt trong tổ chức kỳ họp

Nhân dịp chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 sẽ diễn ra vào ngày Chủ nhật 22/5 tới, như mỗ đây đăng lại bài viết đã đăng trên báo Người đại biểu nhân dân, nay là báo Đại biểu nhân dân số ra ngày 25/4/2007 (Tại địa chỉ này: http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=13016) để bà con hiểu hơn về hoạt động của cơ quan dân cử.

"Đường xa, gánh nặng..."



Linh hoạt trong tổ chức kỳ họp HĐND

25/04/2007
Sau các kỳ họp, HĐND thường tổ chức rút kinh nghiệm. Ngoài những khiếm khuyết liên quan đến công tác phục vụ của văn phòng dễ mắc và cũng dễ khắc phục, còn có nhiều vấn đề kỳ họp nào cũng vướng mà rất khó thay đổi, đặc biệt là việc sử dụng quỹ thời gian thế nào để bảo đảm việc điều hành ngân sách theo quy định, tại các kỳ họp cuối năm.
      Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định, HĐND họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ vào giữa năm và cuối năm. Kỳ họp giữa năm thường được tổ chức vào trung tuần tháng 7. Lúc đó, kỳ họp Quốc hội cũng vừa kết thúc, các ĐBQH là lãnh đạo chủ chốt của tỉnh cũng đã trở về địa phương để tham dự kỳ họp; Việc xê dịch thời gian trong một, hai tuần cũng không ảnh hưởng gì lớn. Rắc rối là ở kỳ họp cuối năm, theo Điều 45 Luật Ngân sách Nhà nước thì HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10.12 năm trước. Cũng theo đó thì HĐND cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.
      Việc quy định như vậy là để thực hiện tốt việc điều hành ngân sách ở địa phương, nhưng khi thực hiện thì rất khó bảo đảm về thời gian, vì việc phân bổ ngân sách phải chờ kỳ họp cuối năm, sau khi QH phân bổ NS cho các địa phương. Trên cơ sở đó, các địa phương mới tiến hành cân đối ngân sách của địa phương và phân bổ tiếp cho cấp huyện và các ngành. Sau khi có phương án phân bổ ngân sách cũng như kế hoạch năm triển khai đến các địa phương, ngành thì các ngành tham mưu của UBND tỉnh phải trình lãnh đạo UBND và Thường trực Tỉnh ủy xem xét. Có những vấn đề cần phải đưa ra Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thậm chí sau khi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến thì mới trở thành phương án chính thức. Chỉ khi có văn bản chính thức thì các Ban HĐND tỉnh mới tiến hành thẩm tra. Sau khi thẩm tra các báo cáo, tài liệu mới được gửi đến từng đại biểu. Phải rập khuôn theo quy trình như vậy nên xảy ra tình trạng ngày họp đã cận kề mà báo cáo, tài liệu vẫn chưa hoàn tất. Đại biểu hỏi, Văn phòng giục nhưng các ngành hình như cũng đã quá quen với hoàn cảnh, nên cứ bình tĩnh rà soát cho kỹ lưỡng để tránh sai sót, mặc dù... sáng mai đã khai mạc kỳ họp! Đã có tiền lệ, kỳ họp nào cũng vướng như vậy nên cũng có tỉnh sáng kiến chia kỳ họp làm hai đợt: Cứ khai mạc, phân bổ ngân sách trước, rồi có thời gian hoàn thành nốt các công việc khác và tiếp tục kỳ họp. Cũng là một ý hay. Có tỉnh cứ phân bổ ngầm với nhau qua một cuộc họp nào đó, hoặc qua văn bản mà không nhất thiết là kỳ họp HĐND. Khi tiến hành kỳ họp thì coi như việc đã rồi, vừa thong thả để lo chu đáo những việc khác lại vừa “lách” được luật. Những tỉnh có lãnh đạo chủ chốt (Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND) là đại biểu Quốc hội thì thường phải chờ Quốc hội họp xong mới tiến hành họp HĐND. Kỳ họp Quốc hội thường kết thúc vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 nên việc chuẩn bị cho kỳ họp HĐND ở địa phương lại càng phải khẩn trương gấp rút và tranh thủ xin ý kiến của lãnh đạo. Cũng vì vậy, các kỳ họp cuối năm của QH có phiên thường vắng nhiều do lãnh đạo địa phương phải về để chỉ đạo họp HĐND tỉnh.
      Các dự thảo nghị quyết, các báo cáo về tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản của UBND tỉnh cũng không nằm ngoài tình trạng chung. Sau khi Thường trực HĐND tỉnh họp liên tịch với UBND, các Ban của HĐND và UBMTTQ, ra thông báo dự kiến nội dung kỳ họp là các cơ quan hữu quan bắt tay ngay vào chuẩn bị nội dung kỳ họp. Các báo cáo chuyên ngành (không phải của TAND và VKSND) được UBND giao cho các cơ quan chuyên môn và đôn đốc thực hiện đúng thời gian nhưng cũng phải đúng trình tự, thủ tục. Các báo cáo, đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết của tài chính, kế hoạch đều phải được trình UBND trước khi chuyển sang cho các Ban của HĐND tỉnh để thẩm tra. Rất nhiều người, nhiều khâu phải “vận hành” để thực hiện cho xong các báo cáo với yêu cầu bất di bất dịch là số liệu và cách đánh giá phải thống nhất trong mọi văn bản về cùng một lĩnh vực. Thời gian chỉ có trên dưới một tháng, trong khi Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định: “Tài liệu cần thiết của kỳ họp HĐND phải được gửi đến đại biểu HĐND chậm nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp”. Vì vậy, đòi hỏi các ngành tham mưu phải nhanh nhạy, chính xác trong việc chuẩn bị.
      Có cách nào để khắc phục được tình trạng trên? Câu trả lời ở đây chỉ có thể là các ngành tham mưu, các Văn phòng phục vụ HĐND, UBND và Văn phòng Tỉnh ủy phải phối hợp nhịp nhàng để các nội dung được chuẩn bị nhanh và sớm thông qua UBND; Những vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo, chỉ đạo tầm vĩ mô cần sớm được Thường trực hoặc Ban Thường vụ thông qua đúng quy định. Thực tế cho thấy, vừa qua có tỉnh rất uyển chuyển, linh hoạt, chia kỳ họp làm hai đợt hoặc phân bổ ngân sách trước kỳ họp. Dù làm theo cách nào thì mục đích cũng là thực hiện đúng pháp luật mà vẫn hiệu quả, không cứng nhắc.
Đặng Ân

Chúc mừng Vương Đắc Huy



Chân dung ThS Vương Đắc Huy

Nhân dịp Thạc sỹ Văn hóa dân gian Vương Đắc Huy, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Tổng hợp, Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn nhận Quyết định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chuyển công tác về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam từ ngày 01/5/2011.
Như mỗ đây nồng nhiệt chúc mừng Thạc sỹ Vương Đắc Huy và chúc Vương đồng chí thành công trong lĩnh vực công tác mới (Và cũng là cũ).

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đang đi công tác ở nước ngoài  hôm 18/ 4/2011 cũng viết thư chúc mừng Thạc sỹ Vương Đắc Huy nguyên văn như sau:

Ân thân mến,
  Huy về Bảo tàng Lịch sử là đúng ngành, tốt quá rồi. Ân và Huy không phải băn khoăn gì nữa đâu. Về đâu cũng là để hợp lý hoá gia đình thôi mà. Mình gửi lời chúc mừng Huy và chúc bạn ấy thành công ở môi trường công tác mới nhé.
                                                                       NM Thuyết

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Ăn cho ích vào thân hay là chuyện cơm nguội lên ngôi

Thưa bà con, thiết tưởng mấy ngày nghỉ cũng nên dành vài phút để cười cho sảng khoái. Xin hầu bà con câu chuyện xảy ra đã khí lâu nhưng y mới nhặt được.
Chuyện là thế này:

Có hai vợ chồng Thầy ký nuôi một thằng ở, ngày nào cũng để nó ăn cơm nguội. Thằng ở tinh quái, nghĩ ra một kế xỏ chủ nhà. Một hôm cô ký đang ngồi ở đằng sau, thằng ở nói rằng: "Mình ở nhà này mới một tháng, chỉ ăn  cơm nguội mà dái to như thế này". Cô ký nghe thấy, cứ lẳng lặng đi ra. Từ đấy, bữa nào cũng bắt chồng ăn cơm nguội, cơm sốt thì cho thằng ở ăn. Chồng lấy làm lạ, hỏi mãi, vợ không nói. Sau tức quá, nói to lên rằng: “Tại làm sao mà cứ bắt người ta ăn cơm nguội mãi thế”. Vợ bất đắc dĩ nói rằng: “Ăn cho ích vào thân, chứ tại làm sao mà căn vặn mãi”.
Vĩ thanh: Sau khi chuyện này lan truyền, rất rất nhiều các quý bà, quý cô mà tôi biết đều trở nên chịu khó, sáng dậy nấu cơm trước khi đến nhiệm sở để trưa về mới ăn và tuyên truyền với các đức lang quân rằng phải tích cực ăn cơm nguội để luyện Y - ô - ga cho sức khỏe tốt và cơm nguội  sẽ tạo ra những cholestreol tích cực,có thể phòng chống ung thư, gout, chống lão hóa....chẳng biết có phải thế không? Hàng xóm nhà tôi dạo này ăn cơm nguội suốt!
Các bạn thấy sao?

Tháp Nhạn, Tuy Hòa tháng 4/2010

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Xông lên đi, bọn đổng lý văn phòng!

Đổng lý văn phòng là chức danh của người điều khiển công việc hành chính, sự vụ của một cơ quan cao cấp (Tất nhiên là thời trước). Nay thì nhắc đến văn phòng nhiều người nghĩ ngay đến việc "hầu hạ" hay chuyên "bưng, bê, kê, đặt" "Cờ, đèn, kèn, hoa" hay thời bao cấp thì là "Đánh chó, treo đèn, ken lòng lợn..." là công việc vui vẻ, đọc báo và uống rượu cả ngày. Nói là vậy nhưng cũng thấy khối tay Thư ký trưởng thành hoặc thay thế chủ cũ. Trong lịch sử cũng từng có anh Thư ký Đoàn đại biểu Quốc hội làm lên đến chức Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội của một tỉnh biên ải. Tự ty đấy, nhưng đôi lúc cũng le lói tự hào. Nhất là kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 mới đây ở các tỉnh. Trong đội ngũ lãnh đạo Văn phòng, lãnh đạo các Phòng và chuyên viên của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh rất nhiều anh thăng tiến, tin vui tới tấp báo về. Có anh Chánh Văn phòng cơ cấu lên đến Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách và cao hơn nữa, Hội đồng nhân dân thì có nhiều anh lãnh đạo Văn phòng lên Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ viên Thường trực Hội đồng nhân dân, nhiều anh làm trưởng, phó các Ban của Hội đồng nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương. Có anh làm trưởng, phó các Ban của Đảng cấp tỉnh, dăm ba anh đi "hạ phóng" xuống cấp huyện. Trông lên cao nữa cũng có khối anh...à quên...ông vào "Bờ cờ tờ". Có vị hoạn lộ thênh thang nếu không nửa đường đứt gánh thì cũng ngồi vào vị trí mà khi kinh lý các tỉnh có trống rong cờ mở, có xe "phú - lít" hụ còi chạy nhong nhong phía trước.
Trước là anh loong toong bàn giấy cắm mặt vào màn hình máy tính, gõ gõ sửa sửa, giúp việc báo cơm, mở cửa xe cho sếp thì nay đi giám sát lại xem các sếp mần ăn ra răng? To ra trò! Nhiều anh chợt nhìn xuống cái bụng mình xem có to không, liếc trộm xung quanh rồi ngắm dáng đi của mình xem đã ra dáng sếp chưa?. Nào, cờ đã đến tay rồi, hãy xông lên hỡi bọn đổng lý văn phòng! Phất cờ cho ra phất!. Rất mừng cho các chiến hữu thăng tiến nhưng chỉ xin nhắn nhủ các sếp hãy thương lấy anh em tạp dịch - bọn đổng lý văn phòng và nhớ rằng các sếp cũng đã từng làm Văn phòng đấy nhá!
Xem thêm:Những ứng cử viên ĐBQH khóa XIII là "dân văn phòng"
Cập nhật tin bầu cử ĐBQH

Những cây Dầu cổ thụ trong khuôn viên Tòa thị chính tỉnh Bình Dương được trồng từ thời Pháp (Nguồn gốc của tên Thủ Dầu Một  - "Muốn biết thì ở lại đây đêm nay")



Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

GIÀ KHÔNG ĐỀU

Xưa, cách đây không xa, chừng những năm 30, 40 của thế kỷ trước, khoa học kỹ thuật, y học chưa phát triển như bây giờ. Đời sống khó khăn thiếu thốn đủ bề, con người lam lũ, bởi thế sống cho được đến tứ tuần đã được kể là già. Người 40 là đã khao lão, thời nhà Nguyễn Vua Khải Định khi 40 tuổi cũng sắc phong cho nhiều đình đền chùa nhân ngày sinh nhật của mình âu có lẽ cũng là ý ấy. Hơn nhau một con giáp đã được coi là một thế hệ và phải gọi bằng chú, bác bài vai với phụ huynh của mình ở nhà.
Nay 40 tuổi thì vẫn được dân gian coi là thanh niên, có người chưa vợ, có người sáu bảy mươi vẫn yêu, vẫn chiều và vẫn...dám liều. Luật thanh niên năm 2005 quy định ngay tại Điều 1 chỉ từ đủ mười sáu đến 30 tuổi nhưng bốn, năm mươi vẫn muốn được coi là thanh niên. Sáu mươi vẫn còn tráng kiện lắm, nhìn các cháu mười tám, đôi mươi vẫn muốn cưa sừng làm nghé, bởi vậy mới có chuyện tiếu lâm một em tiếp viên karaoke tuổi teen sau khi hỏi tuổi ông khách đã thốt lên: "anh kém ông nội em hai tuổi!"; rồi thì chuyện bố và con trai chạm chán nhau ở chốn ăn chơi "nhạy cảm". Sắp về hưu mà có cháu nào mới vào cơ quan lỡ miệng chào chú thì có khi bị trù ẻo quanh năm; mà nếu gọi anh thì không chừng được ôm có ngày.
Cái chết là ở chỗ nó già không đều, nếu già đều thì đã không sao.
"Thượng tầng kiến trúc tuy già
Hạ tầng cơ sở vẫn là thanh niên"
Vậy nên nhiều vị quan phụ mẫu khả kính đổ đốn vì cái sự già không đều, cao lương, mỹ vỵ nốc vào rồi dậm dật, bỗng chốc lộ bí mật đời tư vì cái sự ghen ăn tức ở hay vì chẳng may bị lộ, bị "con gà mái già" ở nhà nó cho vào bẫy chết đứ đừ.

Thằng bé này liếc cũng gớm đấy chứ nó có nhìn vào cái máy ảnh đâu, lớn lên lại sớm mắc bệnh già không đều



Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Xài chùa

Xài chùa, tiền chùa... là ngôn ngữ báo chí không phải ngôn ngữ trong từ điển, nôm na là ám chỉ ai đó sử dụng tiền, tài sản vật chất hay tinh thần của công hay của cá nhân khác mà không (phải) chịu trách nhiệm gì cả. Từ này là lan cả vào nghị trường Quốc hội và đã có nhà sư đáng kính lên tiếng đừng đổ oan cho nhà chùa, tiền chùa là được sử dụng chặt chẽ và nhân đạo lắm đó, thế nhưng dùng riết thành quen không sửa được.
Mình cũng bị xài chùa
Hôm nọ có anh bạn gọi điện hỏi "Có cuốn sách ảnh Người Nùng ở Việt Nam có tên anh, anh đã có chưa?". Ơ kìa có cuốn nào đâu nhỉ, anh bạn mới mang sang cho một cuốn thì đúng là có tên mình thật, mình dụi mắt xem lại thì đúng là Nguyễn Đặng Ân ở phần Tác giả ảnh. Chẳng lẽ lại có ai tên giống mình?. Lật vào trong thì thấy đúng là có gần chục bức ảnh mình chụp đám cưới của người Nùng con ông Chủ tịch UBND xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia từ năm đầu của thế kỷ này mà. (Anh bạn gọi tháng trước, mà sách thì được in xong và nộp lưu chiểu từ quý IV năm 2010)
Bốc máy gọi cho đồng nghiệp cũ cũng có tên trong đó thì cũng bảo là không thấy gì cả, nghĩa là không sách biếu, không nhuận bút à quên, nhuận ảnh.
Thế này thì tức thật!, nhưng mà không làm gì được. Quốc hội đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ (Mới nhất là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5  thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009) nhưng xem ra đó là điều xa xỉ lắm mấy ai quan tâm. Cũng còn may là mấy cha làm sách còn nhớ ghi tên mình chứ có nhiều cuốn sao lại y chang của mình cả đoạn dài mà chẳng thấy ghi là tham khảo hay trích dẫn từ đâu nữa
Cực chẳng đã, thế là mình đành dùng võ của mấy mụ đàn bà nhà quê mồm loa mép giải: Bù lu bù loa lên đây cho mọi người cùng biết!

Bìa cuốn sách Người Nùng ở Việt Nam, (The Nung in Vietnam) của Nhà xuất bản Thông tấn (VNA PUBLISHING HOUSE), Hà Nội 2010





Bìa lót cuốn sách



Trang 162 có tên các tác giả ảnh



Tên mình chỗ cái bút chỉ ý



Một trong số những bức ảnh mình chụp (nữ đồng nghiệp đã chú thích bổ sung)







Họp lớp

Nhớ hồi năm 2006, mình có đi họp lớp. Sao mà dạo này lắm thứ họp thế nhỉ, "phú quý sinh lễ nghĩa" họp lớp phổ thông, lớp đại học, lớp cao cấp, lớp quân sự, lớp chuyên viên rồi thì ngoại ngữ, vi tính và cả lớp ...học lái xe nữa, chưa kể nào là hội đồng hương, hội liên gia, hội câu cá...ấy thế mà vẫn có người đi dự và ...mình cũng đi dự. Thật đấy vì hôm qua dọn phòng tòi ra cái THƯ CẢM ƠN và cả bài thơ con cóc của ai đó nữa. Thôi thì đăng lại mua vui nhưng mà dài quá để hôm nào rỗi ngồi đánh máy lại vậy.
Sắp nghỉ lễ 30/4 bốn ngày liền lại nhiều cuộc họp lắm đây!



 Hôm nay rỗi rãi mới ngồi gõ lại được đây 29/4/2011

HAI MƯƠI CHÍN GƯƠNG MẶT THÂN YÊU

Thân mến tặng các bạn lớp 23K2, Trường ĐHSP Việt Bắc, TP Thái Nguyên, Bắc Thái khóa 1988-1992

Lớp tôi là lớp Sử
Năm thứ tư, Hai Ba *
Người ở khắp các tỉnh
Tụ họp về một nhà

Lớp trưởng Dương Minh Hồng
Người Điện Biên, Lai Châu
Học tập và tu dưỡng
Hồng luôn luôn đi đầu

Còn đây là lớp phó
Đảm nhiệm ba năm tròn
Thanh toán tiền sòng phẳng
Tên bạn ấy Lệ Son

Lớp phó về học tập
Nhà ở ngay cạnh trường
Tên thật hay Hải Yến
Học tập luôn nêu gương


Rồi đến Nguyễn Xuân Trường
Trông hơi dong dỏng cao
Người Hà Bắc chính hiệu
Cả lớp vẫn tự hào

Thấp thoáng ngồi cuối cùng
Là anh Thuyền một vợ
Ba con lớn cả rồi
Cả lớp đều nể sợ

Còn một anh có vợ
Ấy là Đặng Văn Thanh
Học hành rất cần mẫn
Sống trong lớp chân thành

Ngồi đầu bạn Vân Anh
Người thấp một tẹo thôi
Bạn ấy mà kể chuyện
Cả lớp đều phải cười

Còn một Phương Anh nữa
Người Lạng Sơn, Dốc Đồn
Lúc nào cũng cười được
Chẳng bao giờ thấy buồn

Một chàng hay đi buôn
Mà lại mang họ Quách
Về nhà luôn xoành xoạch
Thế là bỏ học liền

Phú Lương có Mã Liên
Tóc dài cằm chẻ nửa
Cười nói suốt cả ngày
Lại yêu anh Thắng nữa

Người ở phố Quán Trữ
Tính cách rất hiền hòa
Đi chơi khỏe nhất lớp
Tên bạn ấy "Hà Gia"

Hà với cả Tuyết "hắc"
Cùng Đặng Ân nữa mà
Đi chơi khắp các tỉnh
Nào có quản đường xa

Béo phải kể đến Hòa
Dễ đến sáu mươi ký
Có người yêu thợ điện
Miệng cười tươi như hoa

Rồi đến Trường Quảng Hòa
Trông to cao như tây
Uống rượu như nước lã
Chỉ học vào ban ngày

Vy Huỳnh Thư người Tày
Lạng Sơn, giữa thị xã
Giờ đang yêu anh Toản
Về Nà Phặc có ngày

Kể đến ai nữa đây
Đúng rồi anh Phú "lỉnh"
Người bé như chim chích
Có người yêu đến hay

Thanh Tiến người Bình Liêu
Học hành đi rất đều
Không may bị thấp khớp
Bốn năm vẫn chưa yêu

Lớp tôi thì có nhiều
Nhưng tôi xin kể hết
Tân Thơ người Thông Nông
Chơi đàn chỉ có tuyệt


Học đêm ngày mài miệt
Đã có anh Tám "tròn"
Lên thư viện luôn luôn
Phải kể đến bạn Thúy

Có bạn ở ngoại trú
Hay đến ngủ trong phòng
Tên bạn ấy là Hùng
Kể chuyện vui phải biết

Ngoại trú đâu đã hết
Còn Khánh Vi nữa cơ
Nhà xa nên bạn ấy
Phải dậy từ tờ mờ

Ngồi ở cạnh Tân Thơ
Là Việt Hồng hay nói
Bí thư ba năm liền
Học trung bình không giỏi

Tiếp đó đến bạn Hoàng
Vẻ trầm tư hơn cả
Nhà ở tận Tuyên Quang
Đi về hơi vất vả

Bạn Tuyết người Định Hóa
Cả lớp gọi Tuyết tây
Học gắng lên một chút
Về xin được việc ngay

Hảo "dê" người Hòa An
Tính trầm tư ít nói
Lại hay lam hay làm
Trông rất mực đoan trang

Người ở khu Tân An
Vô tư hay  cười nói
Giường ngay cửa ra vào
Là Ánh Hoa đấy thôi

Bạn Xuyến người Tràng Định
Có mái tóc khá dài
Sống rất tốt trong lớp
Không mất lòng một ai

Còn một bạn nữa đấy
Thử đoán xem là ai
Không được, giải đố nhé
Thành Trung ngồi phía ngoài

Hai mươi chín gương mặt
Hai mươi chín nụ cười
Tất cả nằm trong túi
Hành trang đi vào đời

Chia tay rồi bạn nhỉ
Mỗi người đi mỗi nơi
Hai mươi chín gương mặt
Đừng có quên bạn ơi.

* (Khóa chúng tôi học là khóa thứ 23)

                      Thái Nguyên, mùa hè năm 1992