Chẳng biết
ông Đãng đến làng Chiềng từ khi nào, nhưng chắc chắn không phải từ ngày
các cư dân đồng bằng sông Hồng chạy giặc Cờ Đen đến Làng Chiềng khai
hoang lập bản. Nghe nói ông là người Hà Tây, nay đã thuộc kinh thành
Thăng Long. Có lẽ là người đến sau nên ông không vào làng mà chọn doi
đất nổi lên giữa xứ đồng Tu Luông để "đóng đô" ở đấy, chỗ ấy gần làng
Áng nhưng "biên chế" lại ở Làng Chiềng dù xa hơn. Vốn có cái lanh lợi
sẵn có của người dân đồng bằng duyên hải, ông vừa làm ruộng vừa kiêm lái
trâu. Những năm bao cấp nhà nhà khốn khó ông Đãng vẫn sống sung túc.
Thời ông Đãng, phong kiến đã qua mà Chủ nghĩa xã hội còn chưa tới không
còn mốt sập gụ tủ chè nhưng nhà ông lúc nào cũng thóc lúa đầy nhà, vịt
gà đầy sân và ông luôn rủng rỉnh tiền tiêu từ nghề lái trâu. Thời ấy
người ta chỉ lo làm sao vơ cái gì cho đầy bụng, không đến mức chết đói,
rét là được không mưu cầu giàu có cao sang gì. Người ta còn gọi ông là
ông Quang Đãng hay "Bố ông Giời".
Gọi
ông Quang Đãng bởi tên cúng cơm của ông là Quang còn Đãng là gọi theo
tên con. Vốn làng Chiềng chỉ gọi tên con nhưng chắc ông hay bông phèng
nên người ta gọi cả tên kép là ông "Quang Đãng"
Còn
"Bố ông Giời" thì là vì ông hay chửi giời chả kiêng nể gì cả, trời mưa
ông cũng chửi Đ.m ông giời, nắng hay gió ông cũng chửi, tóm lại động tý
là ông chửi Đ.m giời nên làng Chiềng gọi là bố ông giời vì chỉ có bố ông
Giời mới dám chửi giời, rồi ông luôn than vãn câu cửa miệng: Khổ đời
rồi!
Đường vào làng Chiềng ngày nay
Y
nhớ như in thời còn bé Bố ông Giời đã có chiếc xe đạp PEUGEOT của Pháp
quốc màu lá mạ, loại xe dam (Xe dam là xe nữ, gốc từ chữ madam là quý bà, khung chéo không phải như xe nam khung ngang) ông hay dùng để đi chợ phố huyện. Nhà giữa
cánh đồng nên mỗi khi ra đường cái quan ông phải dắt xe, tiếng líp kêu
giòn tanh tách vui tai, thỉnh thoảng thấy người cấy dưới ruộng ông lại
bấm chuông kêu kính coong, kính coong nắng chiều chiếu vào cái xe bóng
loáng ánh kim của ông sáng cả cánh đồng Tu Luông. Trời mưa thì ông cắp
nách ra tận đường cho đỡ bẩn. Cái xe thời ấy có khi đến tận bạc nghìn
chứ chả chơi. Mỗi khi về chợ, trên ghi đông xe PEUGEOT của ông là một
miếng thịt lợn xâu lạt treo lủng lẳng quết đất, nhìn mà thèm.
Thời
ấy như thế là sung túc lắm lắm, làng hiếm có ai được như thế bởi vợ con
ông đông và chăm chỉ căn cơ. Mỗi lần bán trâu ông lại có lời cả trăm
bạc. Ông hiền lành và hay nói, hay chửi, chửi ngọt sớt...
Mỗi
lần ông đi dắt trâu về dọc đường cái quan thi thoảng gặp cái ô tô trên
đường trâu vốn trong rừng thấy lạ lại lồng lên, bọn trẻ thích chí lắm,
hỏi xéo ông Đãng:
- Ông ơi sao nó lại chạy thế?
Ông Đãng giả nhời ngọt như mía mà cay độc:
-
Khổ đời rồi, Bố nó chết đấy em à, đi đéo đâu mà vội thế (Ý ông nói cái
xe ô tô làm con trâu của ông nó lồng) Bọn trẻ con làng lấy thế làm thích
thú cười tít!.
Lớn lên, y đi tha phương cầu thực thấm thoắt đã gần
ba chục năm, ông Đãng già rồi mất nhưng những câu chuyện về ông Đãng lắm
lúc khiến y bật cười một mình.
Hôm tuần trước Y về thấy nhiều thứ
trong làng thay đổi, Làng Chiềng nay cũng dần chuyển mình từ làng lên
phố. Nhà ông Đãng vẫn giữa đồng Tu Luông. Người làng Chiềng muôn đời nay vẫn thế thôi, không biết có phải???
Nhưng thói quen tắm giếng thì người làng Chiềng vẫn giữ như xưa.
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012
Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012
Thuốc hay chữa bệnh
Ngày nay nhiều người bị những bệnh rất oái oăm mà xưa ít gặp, ví dụ như
bệnh mà y văn gọi là bài tiết dưỡng chất, triệu chứng là đi tiểu nước
đục, đóng cặn (không phải tiểu đường) người gầy rộc, ăn uống, bồi bổ bao
nhiêu cũng không lại. Nhiều bệnh nhân đã đi khám và dùng nhiều thuốc
tây và can thiệp tây y nhưng bệnh tình không thuyên giảm.
Một lần tình cờ ngồi uống cà - phê sáng trên đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn với giáo sư Nguyễn Minh Thuyết; trước cửa quán ấy có một cây đa lông, ông mới kể người nhà của ông bị bệnh này chữa mãi không khỏi. Cũng cần lưu ý rằng nếu nước tiểu đóng cặn lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn không được phải phẫu thuật (mổ). Một lần nghe ông lang mách lấy rễ củ của cây đa lông và cây rau dừa chăn lợn ở ngoài đồng ruộng hay mọc về mùa hè sao vàng cho khô rồi sắc uống thay nước chè hàng ngày, giáo sư đã làm theo. Rất đơn giản vậy mà bệnh thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Đúng là gặp thầy gặp thuốc. Nếu bạn hay người thân của bạn có bị bệnh trên thì nên áp dụng xem sao, nhưng tôi khuyên là trước khi dùng hãy viết thư hỏi cụ thể giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn về cách dùng, liều dùng.
GS Nguyễn Minh Thuyết, cựu ĐBQH tỉnh Lạng Sơn
Một lần tình cờ ngồi uống cà - phê sáng trên đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn với giáo sư Nguyễn Minh Thuyết; trước cửa quán ấy có một cây đa lông, ông mới kể người nhà của ông bị bệnh này chữa mãi không khỏi. Cũng cần lưu ý rằng nếu nước tiểu đóng cặn lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn không được phải phẫu thuật (mổ). Một lần nghe ông lang mách lấy rễ củ của cây đa lông và cây rau dừa chăn lợn ở ngoài đồng ruộng hay mọc về mùa hè sao vàng cho khô rồi sắc uống thay nước chè hàng ngày, giáo sư đã làm theo. Rất đơn giản vậy mà bệnh thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Đúng là gặp thầy gặp thuốc. Nếu bạn hay người thân của bạn có bị bệnh trên thì nên áp dụng xem sao, nhưng tôi khuyên là trước khi dùng hãy viết thư hỏi cụ thể giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn về cách dùng, liều dùng.
GS Nguyễn Minh Thuyết, cựu ĐBQH tỉnh Lạng Sơn
CŨNG CHỈ LÀ BÁT CƠM MANH ÁO...
Nghe kể lại,
ấy là chuyện của công chức với những ai là chuyên viên chính hay nhăm
nhe muốn thành chuyên viên cao cấp, hòng tăng thêm tý lương trong thời
buổi "gạo châu củi quế" giá cả nhảy múa tưng bừng và có khi lao
như tên bắn. Cái cảnh "sáng vác ô đi tối vác về" đã chán muốn đổi đời
sang "Sáng vác ô (tô) đi tối vác về" he he...
Đầu tiên là hắn ta phải hội đủ một số yếu tố A,B,C gì đó và sau đó là phải đi học một cua "cave" (từ lóng chỉ chuyên viên - CV) cao cấp tại Học viện Hành chính quốc gia (Chắc các Học viện khác không có chữ quốc gia thì không phải quốc gia, he he) sau đó là nín thở nằm im đừng vi phạm gì chờ đến lượt đi thi và phải nhớ nguyên tắc bất di bất dịch "Đường sữa từ trên xuống, cuốc xẻng từ dưới lên" do đó nhiều anh chờ đến lúc hưu mà vẫn chưa được đi thi vì chỉ tiêu có hạn mà người muốn thi và người có chứng chỉ thì rất nhiều. Chả thế mà mấy bác già vui tính bảo cuối đời đi học kiếm cái chứng chỉ về để mai mốt ngõ hầu viết cái điếu văn cho sinh động thôi!
Lễ Khai giảng một khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước Chương trình Chuyên viên cao cấp

Trước đây Chuyên viên cao cấp là đồ xa sỉ quý hiếm vì nó ít và có phần "xịn" hơn bây giờ nhiều. Cả năm Học viện mới hân hoan đón lớp học viên cao cấp (theo lời thầy giáo), giờ thì một năm rất nhiều lớp, nhiều vùng miền, khu vực các thầy cũng không thể nhớ hết. Giảng đường học viện sử dụng hết công suất. Chả thế mà cách đây vài năm cán bộ, giáo viên của Học viện mới có vài trăm thì nay đã ngót một ngàn, cũng theo lời thầy.
Cũng bởi mở nhiều nên tiêu chí bị hạ bớt xuống thảm hại, các Trưởng phòng và tương đương cũng được cử đi, trẻ nhất chỉ có 38 tuổi, có anh lương còn chưa quá 4 phẩy. Cơ chế ở đây cũng rất linh hoạt bởi nuôi sống cả bộ máy khổng lồ ấy mà chờ bao cấp thì chắc đóng cửa trường.
Tiêu chí đã vậy thì chất lượng thế nào? Chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính cũng không khác nhau về "chất" là bao, có chăng là khác nhau về thang bậc lương vốn đã vô vàn sự bất cập khập khiễng vô lý, vô lối. Cũng vì lẽ đó mà đi học và đi thi CVCC cũng chỉ là bát cơm manh áo mà thôi! Hay là đi học lơ là nên không nhận thức được gì nhỉ, he he
Trước đây chương trình học 3 tháng nay cắt đi chỉ còn gần 2 tháng trong đó gần một tháng học và đi thực tế thời gian còn lại viết một đề án tối thiểu 15 trang và không quá 35 trang nói chung 20 trang, bìa cứng nhũ vàng là đẹp. Làm hai bài kiểm tra chưa thấy ai trượt mặc dù cũng dọc phách cũng chấm thi, cũng đề cương câu hỏi cũng niêm phong đề với lời dặn học viên không được sử dụng tài liệu và cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm, he he
Khổ cho các học viên già vốn làm sếp chỉ quen chỉ tay và... ký giờ ngồi viết 3 tiếng vật vã khổ sở, mà không làm bài kiểm tra thì không được. Thời tiết Hà Nội tháng 6 ngột ngạt, phòng không có điều hòa, nhiều cha béo quá sống trong nhà vệ sinh nhiều hơn vì chốc chốc lại phải vào dội nước cho mát. Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, câu này luôn đúng với bọn học sinh. Tay nào cũng mong thầy ốm, thầy cho nghỉ sớm; chắc cũng khác lũ sinh viên trẻ nên giờ nào thầy cũng hứa trước là cho nghỉ sớm hoặc đại loại là người nói phải nghỉ trước khi người nghe dừng việc nghe, rồi thì nghỉ sớm cũng là văn hóa v v và v v Ai đời sàn nhà lát gỗ ép công nghiệp mà các bố đổ cả xô nước ra cho mát, trước khi đi ăn cơm còn đổ thêm nửa xô cho chắc ăn! Gỗ ép gặp nước nở ra như bánh đa ngâm nước.
Sản phẩm của những "ca - ve" già sau 2 tháng dùi mài...
Dù chỉ là hai tháng không đầy đủ chưa biết hết mặt nhau nhưng lớp nào cũng làm kỷ yếu vì là thông lệ và có người làm cho trọn gói cho rồi!
Vui nhất là vụ đi thực tế vì trong chương trình nó thế! he he
Tay nào cũng sợ lớp về địa phương mình thực tế vì lớp nào cũng đông như quân Nguyên, tiếp ăn đã đủ như tằm ăn rỗi. Nhiều anh có chức sắc làm đến phó tỉnh trưởng cũng hốt. Cái loại trưởng phó ngành thì không nói vì nó cũng sợ nhưng những tay trong diện hạ tiêu chí thì hết hơi vì không khéo tỉnh nghĩ "rước" về nên sợ ăn chửi, he he, khổ thật
Nhưng rồi vẫn phải đi và cũng nhiều người thích đi vì cũng lắm anh ở nhà công việc căng thẳng đi thế khác gì đi chơi!
Vui nhất vẫn là tụ tập tán gẫu, bia bọt trêu đùa như bọn sinh viên mới nhập trường. Đi học hai tháng, bọn già được trẻ lại đến mấy tuổi.
Một lớp học lên đường đi thực tế
Hà Nội mùa hè 2012 - Nghe kể lại
Đầu tiên là hắn ta phải hội đủ một số yếu tố A,B,C gì đó và sau đó là phải đi học một cua "cave" (từ lóng chỉ chuyên viên - CV) cao cấp tại Học viện Hành chính quốc gia (Chắc các Học viện khác không có chữ quốc gia thì không phải quốc gia, he he) sau đó là nín thở nằm im đừng vi phạm gì chờ đến lượt đi thi và phải nhớ nguyên tắc bất di bất dịch "Đường sữa từ trên xuống, cuốc xẻng từ dưới lên" do đó nhiều anh chờ đến lúc hưu mà vẫn chưa được đi thi vì chỉ tiêu có hạn mà người muốn thi và người có chứng chỉ thì rất nhiều. Chả thế mà mấy bác già vui tính bảo cuối đời đi học kiếm cái chứng chỉ về để mai mốt ngõ hầu viết cái điếu văn cho sinh động thôi!
Lễ Khai giảng một khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước Chương trình Chuyên viên cao cấp

Trước đây Chuyên viên cao cấp là đồ xa sỉ quý hiếm vì nó ít và có phần "xịn" hơn bây giờ nhiều. Cả năm Học viện mới hân hoan đón lớp học viên cao cấp (theo lời thầy giáo), giờ thì một năm rất nhiều lớp, nhiều vùng miền, khu vực các thầy cũng không thể nhớ hết. Giảng đường học viện sử dụng hết công suất. Chả thế mà cách đây vài năm cán bộ, giáo viên của Học viện mới có vài trăm thì nay đã ngót một ngàn, cũng theo lời thầy.
Cũng bởi mở nhiều nên tiêu chí bị hạ bớt xuống thảm hại, các Trưởng phòng và tương đương cũng được cử đi, trẻ nhất chỉ có 38 tuổi, có anh lương còn chưa quá 4 phẩy. Cơ chế ở đây cũng rất linh hoạt bởi nuôi sống cả bộ máy khổng lồ ấy mà chờ bao cấp thì chắc đóng cửa trường.
Tiêu chí đã vậy thì chất lượng thế nào? Chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính cũng không khác nhau về "chất" là bao, có chăng là khác nhau về thang bậc lương vốn đã vô vàn sự bất cập khập khiễng vô lý, vô lối. Cũng vì lẽ đó mà đi học và đi thi CVCC cũng chỉ là bát cơm manh áo mà thôi! Hay là đi học lơ là nên không nhận thức được gì nhỉ, he he
Trước đây chương trình học 3 tháng nay cắt đi chỉ còn gần 2 tháng trong đó gần một tháng học và đi thực tế thời gian còn lại viết một đề án tối thiểu 15 trang và không quá 35 trang nói chung 20 trang, bìa cứng nhũ vàng là đẹp. Làm hai bài kiểm tra chưa thấy ai trượt mặc dù cũng dọc phách cũng chấm thi, cũng đề cương câu hỏi cũng niêm phong đề với lời dặn học viên không được sử dụng tài liệu và cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm, he he
Khổ cho các học viên già vốn làm sếp chỉ quen chỉ tay và... ký giờ ngồi viết 3 tiếng vật vã khổ sở, mà không làm bài kiểm tra thì không được. Thời tiết Hà Nội tháng 6 ngột ngạt, phòng không có điều hòa, nhiều cha béo quá sống trong nhà vệ sinh nhiều hơn vì chốc chốc lại phải vào dội nước cho mát. Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, câu này luôn đúng với bọn học sinh. Tay nào cũng mong thầy ốm, thầy cho nghỉ sớm; chắc cũng khác lũ sinh viên trẻ nên giờ nào thầy cũng hứa trước là cho nghỉ sớm hoặc đại loại là người nói phải nghỉ trước khi người nghe dừng việc nghe, rồi thì nghỉ sớm cũng là văn hóa v v và v v Ai đời sàn nhà lát gỗ ép công nghiệp mà các bố đổ cả xô nước ra cho mát, trước khi đi ăn cơm còn đổ thêm nửa xô cho chắc ăn! Gỗ ép gặp nước nở ra như bánh đa ngâm nước.
Sản phẩm của những "ca - ve" già sau 2 tháng dùi mài...
Dù chỉ là hai tháng không đầy đủ chưa biết hết mặt nhau nhưng lớp nào cũng làm kỷ yếu vì là thông lệ và có người làm cho trọn gói cho rồi!
Vui nhất là vụ đi thực tế vì trong chương trình nó thế! he he
Tay nào cũng sợ lớp về địa phương mình thực tế vì lớp nào cũng đông như quân Nguyên, tiếp ăn đã đủ như tằm ăn rỗi. Nhiều anh có chức sắc làm đến phó tỉnh trưởng cũng hốt. Cái loại trưởng phó ngành thì không nói vì nó cũng sợ nhưng những tay trong diện hạ tiêu chí thì hết hơi vì không khéo tỉnh nghĩ "rước" về nên sợ ăn chửi, he he, khổ thật
Nhưng rồi vẫn phải đi và cũng nhiều người thích đi vì cũng lắm anh ở nhà công việc căng thẳng đi thế khác gì đi chơi!
Vui nhất vẫn là tụ tập tán gẫu, bia bọt trêu đùa như bọn sinh viên mới nhập trường. Đi học hai tháng, bọn già được trẻ lại đến mấy tuổi.
Một lớp học lên đường đi thực tế
Hà Nội mùa hè 2012 - Nghe kể lại
Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012
12C ngày ấy - bây giờ
Mới có 25 năm
mà cũng nhiều đổi khác, vật đổi sao rời. Hôm trước bọn bạn tổ chức kỷ
niệm 25 năm ngày ra trường tiếc quá Y không về được. Ngày thằng Mạnh cho
con gái đi lấy chồng ở Bắc Giang, Y cũng chỉ có lời chúc phúc. Thế mới
thấm thân phận của kẻ tha phương cầu thực
Trường học tranh tre nứa lá và lũ bạn ngày xưa
Trường học và lũ bạn ngày nay, nhà tranh tre nứa lá đã không còn, nhà cửa khang trang hơn còn Y và bạn bè thì ngày càng ọp ẹp.
Trường học tranh tre nứa lá và lũ bạn ngày xưa
Trường học và lũ bạn ngày nay, nhà tranh tre nứa lá đã không còn, nhà cửa khang trang hơn còn Y và bạn bè thì ngày càng ọp ẹp.
Nhiều
tên đã già và nhăm nhe lên chức ông, bà. Buồn cười nhìn cái ảnh họp lớp
nhiều đứa trông lam lũ tóc điểm bạc, có đứa hói nửa đầu, nhưng tính
cách vẫn như xưa vẫn mày tao chi tớ...Nhiều năm không gặp lại nên không
thể nhận ra đứa nào với đứa nào cả. Đứa nào trông cũng quen quen mà hình
như cũng chưa gặp bao giờ...
Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012
Bãi Cháy vào thu...(Bai Chay in the autumn ...)
Bãi Cháy vốn nổi tiếng từ thời bao cấp, những
thập niên gần đây Bãi Cháy mất dần sự hấp dẫn so với các bãi biển khác
mặc dù vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, rồi thì kỳ quan mới,
Tuần Châu đảo ngọc...v v và v v cũng không làm cho Bãi Cháy hấp dẫn
hơn.
Bởi bãi tắm bẩn quá, nhiều rác do con người xả ra, nước thải chảy xuống biển đen ngòm. Biển đục và bẩn, ra khoảng gần 1 m sâu đã không nhìn thấy đáy. Bởi là vịnh nên không có sóng hoặc sóng bé quá, tắm an toàn nhưng cũng kém gây hứng thú và cảm giác mạnh về biển cả.
Lập thu nhưng bãi biển đã vắng hoe, khách nước ngoài cũng ít.
Khách sạn èo uột dăm vị khách lẻ, vài hội thảo giải ngân cho kịp kế hoạch
Dịch vụ vẫn thế, mời mọc chèo kéo và không an tâm về giá cả, chất lượng. Y không ra vịnh nên không biết các dịch vụ như thế nào...
Những thực khách sành ăn không chọn các nhà hàng lớn ở Hạ Long hay Bãi Cháy mà đi quá vài chục km xuống Cẩm Phả đi vào ngõ ngách rồi đi sâu tiếp con đường độc đạo ra bờ biển, cây cối rậm rạp, đường mấp mô lầy lội dẫn ra sát cửa biển lên một chiếc bè đơn sơ nhưng hải sản thì tươi sống rất ngon, có những món lần đầu thưởng thức như con giuốc, gỏi tôm rảo, ốc...mà nghe dân bản địa giới thiệu đã thấy thèm...chẹp chẹp
Chiếc cầu tầu vẫn như 30 năm trước Y có dịp đặt chân đến khi đi trại hè cháu ngoan Bác Hồ
Một "quán bè" ẩn khuất giữa núi rừng nơi cửa biển Cẩm Phả
Về qua chợ Tiên Yên mua chút hải sản tươi sống ngon và rẻ hơn ở Bãi Cháy, Hạ Long
(Chụp từ tầng 15 khách sạn Hạ Long Dream ngày 20 tháng 9 năm 2012)
Bởi bãi tắm bẩn quá, nhiều rác do con người xả ra, nước thải chảy xuống biển đen ngòm. Biển đục và bẩn, ra khoảng gần 1 m sâu đã không nhìn thấy đáy. Bởi là vịnh nên không có sóng hoặc sóng bé quá, tắm an toàn nhưng cũng kém gây hứng thú và cảm giác mạnh về biển cả.
Lập thu nhưng bãi biển đã vắng hoe, khách nước ngoài cũng ít.
Khách sạn èo uột dăm vị khách lẻ, vài hội thảo giải ngân cho kịp kế hoạch
Dịch vụ vẫn thế, mời mọc chèo kéo và không an tâm về giá cả, chất lượng. Y không ra vịnh nên không biết các dịch vụ như thế nào...
Những thực khách sành ăn không chọn các nhà hàng lớn ở Hạ Long hay Bãi Cháy mà đi quá vài chục km xuống Cẩm Phả đi vào ngõ ngách rồi đi sâu tiếp con đường độc đạo ra bờ biển, cây cối rậm rạp, đường mấp mô lầy lội dẫn ra sát cửa biển lên một chiếc bè đơn sơ nhưng hải sản thì tươi sống rất ngon, có những món lần đầu thưởng thức như con giuốc, gỏi tôm rảo, ốc...mà nghe dân bản địa giới thiệu đã thấy thèm...chẹp chẹp
Chiếc cầu tầu vẫn như 30 năm trước Y có dịp đặt chân đến khi đi trại hè cháu ngoan Bác Hồ
Một "quán bè" ẩn khuất giữa núi rừng nơi cửa biển Cẩm Phả
Về qua chợ Tiên Yên mua chút hải sản tươi sống ngon và rẻ hơn ở Bãi Cháy, Hạ Long
(Chụp từ tầng 15 khách sạn Hạ Long Dream ngày 20 tháng 9 năm 2012)
Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012
MÓN QUÀ ĐẶC BIỆT CỦA MỘT NGƯỜI BẠN...(special gift of a friend)
Một
người bạn blog đã vẽ tặng bức hình theo nguyện vọng của Y qua một bức
ảnh trên blog của Y. Xin cảm ơn người bạn đã dày công họa cho Y, và Y
lại có cái để khoe khoang với bạn bè. Dưới đây là bức họa và bức ảnh
kiểm chứng, xin giới thiệu với tất cả mọi người.
Bức họa của bạn Kian tặng Y

Bức ảnh gốc ở entry "...rồi đến Hàng Châu" http://blog.yahoo.com/_ZTNPDTGCUOV24I5AHSUWDQGHOM/articles/591294/category/Trung+Qu%E1%BB%91c
Link sang nhà bạn ấy: http://blog.yahoo.com/_THZI5BMVVJO4S53VPG5ZQYQ7GM/articles/862328/index
Bức họa của bạn Kian tặng Y

Bức ảnh gốc ở entry "...rồi đến Hàng Châu" http://blog.yahoo.com/_ZTNPDTGCUOV24I5AHSUWDQGHOM/articles/591294/category/Trung+Qu%E1%BB%91c
Link sang nhà bạn ấy: http://blog.yahoo.com/_THZI5BMVVJO4S53VPG5ZQYQ7GM/articles/862328/index
Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012
ÔNG "HÀN THUYÊN" LÀNG CHIỀNG
Chả
biết ông người ở đâu, có lẽ cũng không phải là người làng Chiềng. Từ
lúc còn nhỏ Y đã thấy ông ở làng, ai cũng gọi ông là ông Thuyên hay là
ông "Hàn Thuyên" mà cũng chả biết ông họ gì, họ hàng thân thích với ai ở
cái làng con rùa này. Ông hay mặc quần soóc, áo trắng nhờ nhờ pha màu
cháo lòng, mái tóc trắng như cước dài và bồng trông rất phiêu!. Thỉnh
thoảng ông đội mũ phớt chống gậy ba - toong tự chế đi qua làng lên phố
huyện trông rất oách! ít nhất là trong mắt lũ con nít như bọn Y. Ông học
trường tây thì phải nên có biết chút tiếng Pháp, mỗi khi qua làng ông
hay nói vài câu mà bọn Y chả hiểu gì chỉ đồng thanh chào ông ran lên:
U - a - lê - vu!, đứa nào còn bé 2, 3 tuổi nói còn ngọng thì "Ba - vu, ba - vu"!, vui đáo để. Nhưng ông rất hiền chả dọa mắng đứa nào cả. Ông Thuyên rất thích nói chuyện với mấy anh em nhà Y bởi bố Y làm giáo học, mấy đứa nhà Y được thừa hưởng gen ấy và có nghe lỏm của bố Y mấy chuyện nhân tình thế thái, đem tâu lại với ông nên ông rất quý và hay thưởng cho mấy cái xoa đầu!
Nhà ông ở bờ suối đoạn giữa vực Là Lìu và vực Chảy Quanh (Hay Chẻ Quanh), gọi là nhà chứ thực ra nó chỉ là cái lều nhỏ lợp cỏ tranh rộng vừa cái giường nằm và một ngăn nhỏ làm bếp đặt ba ông đầu rau có khi ngày chỉ đỏ lửa một lần, đầu nhà có lối đi xuống suối ông bắc một cái cầu để múc nước ăn và tắm giặt, rửa rau...Lúc ấy nước suối còn nhiều và rất sạch, trong vắt, chưa cạn và bẩn thỉu như bây giờ toàn túi nilon và kotex đã qua sử dụng.
Cái giếng mấy trăm năm tuổi của Làng Chiềng đã được xây lại nên không còn mang vẻ cổ kính nữa
Ông Thuyên hay đi câu và ông rất sát cá nên hay câu được cá trê, cá bò, trạch chấu và cả ba ba nữa, những con cá bò vàng hườm, béo múp hàng nửa cân. Ông cho nấu lẫn với hạt bo bo, hoặc gạo kho thành món cháo hay cơm nát với cá mà ông hay gọi là súp, đi qua đầu chòi cũng thấy thơm lừng. Có lẽ do đói mà bọn Y thấy thơm chứ gạo kho thì thơm cái quái gì. À nói thêm, hình như ông Thuyên có công với cách mạng hay là lính Điện Biên Phủ về bị mất sức hay thương binh gì đó nên ông mới được ăn gạo sổ, chảng biết cơn gió nào đưa ông đến với làng Chiềng. Rồi một năm nọ, trời làm mưa gió, nửa đêm nước suối lên cao mà ông Thuyên không biết, tràn qua chiếc chõng tre, ông Thuyên suýt bị Hà Bá bắt mất. Sau đó ông ốm nặng rồi được nhà nước đưa đi điều dưỡng ở tận thành phố Thái Nguyên. Từ đó ông không bao giờ về làng Chiềng nữa vì ông không có ai thân thích ở làng Chiềng. Căn lều cỏ của ông cũng bị lũ cuốn trôi tự khi nào. Ngày ấy có lẽ ông cũng ngoài 70 tuổi rồi.
Hết cấp 3, Y rời làng Chiềng mon men lên thành phố học đại học, có lần tình cờ gặp ông Thuyên vẫn quần soóc với áo cháo lòng, có thêm cặp kính trắng vác cần câu đi ngoài phố, Y lễ phép chào và ông giữ lại nói chuyện rất lâu về làng Chiềng với những ký ức rất đẹp của những năm tháng cuối đời ở làng quê miền núi yên bình.
Rồi ông Thuyên mất lúc nào Y cũng không hay, làng Chiềng cũng không ai biết, chỉ còn lại nhưng câu chuyện về ông Thuyên mà bọn trẻ con như bọn Y thời ấy là ai cũng nhớ. Thấm thoắt những đứa trẻ con hồi ấy giờ đã có đứa nhăm nhe lên chức ông, bà...
Làng Chiềng, mùa hạ 2012
Xem thêm: Văn hóa dân gian Làng Chiềng Ở ĐÂY
U - a - lê - vu!, đứa nào còn bé 2, 3 tuổi nói còn ngọng thì "Ba - vu, ba - vu"!, vui đáo để. Nhưng ông rất hiền chả dọa mắng đứa nào cả. Ông Thuyên rất thích nói chuyện với mấy anh em nhà Y bởi bố Y làm giáo học, mấy đứa nhà Y được thừa hưởng gen ấy và có nghe lỏm của bố Y mấy chuyện nhân tình thế thái, đem tâu lại với ông nên ông rất quý và hay thưởng cho mấy cái xoa đầu!
Nhà ông ở bờ suối đoạn giữa vực Là Lìu và vực Chảy Quanh (Hay Chẻ Quanh), gọi là nhà chứ thực ra nó chỉ là cái lều nhỏ lợp cỏ tranh rộng vừa cái giường nằm và một ngăn nhỏ làm bếp đặt ba ông đầu rau có khi ngày chỉ đỏ lửa một lần, đầu nhà có lối đi xuống suối ông bắc một cái cầu để múc nước ăn và tắm giặt, rửa rau...Lúc ấy nước suối còn nhiều và rất sạch, trong vắt, chưa cạn và bẩn thỉu như bây giờ toàn túi nilon và kotex đã qua sử dụng.
Cái giếng mấy trăm năm tuổi của Làng Chiềng đã được xây lại nên không còn mang vẻ cổ kính nữa
Ông Thuyên hay đi câu và ông rất sát cá nên hay câu được cá trê, cá bò, trạch chấu và cả ba ba nữa, những con cá bò vàng hườm, béo múp hàng nửa cân. Ông cho nấu lẫn với hạt bo bo, hoặc gạo kho thành món cháo hay cơm nát với cá mà ông hay gọi là súp, đi qua đầu chòi cũng thấy thơm lừng. Có lẽ do đói mà bọn Y thấy thơm chứ gạo kho thì thơm cái quái gì. À nói thêm, hình như ông Thuyên có công với cách mạng hay là lính Điện Biên Phủ về bị mất sức hay thương binh gì đó nên ông mới được ăn gạo sổ, chảng biết cơn gió nào đưa ông đến với làng Chiềng. Rồi một năm nọ, trời làm mưa gió, nửa đêm nước suối lên cao mà ông Thuyên không biết, tràn qua chiếc chõng tre, ông Thuyên suýt bị Hà Bá bắt mất. Sau đó ông ốm nặng rồi được nhà nước đưa đi điều dưỡng ở tận thành phố Thái Nguyên. Từ đó ông không bao giờ về làng Chiềng nữa vì ông không có ai thân thích ở làng Chiềng. Căn lều cỏ của ông cũng bị lũ cuốn trôi tự khi nào. Ngày ấy có lẽ ông cũng ngoài 70 tuổi rồi.
Hết cấp 3, Y rời làng Chiềng mon men lên thành phố học đại học, có lần tình cờ gặp ông Thuyên vẫn quần soóc với áo cháo lòng, có thêm cặp kính trắng vác cần câu đi ngoài phố, Y lễ phép chào và ông giữ lại nói chuyện rất lâu về làng Chiềng với những ký ức rất đẹp của những năm tháng cuối đời ở làng quê miền núi yên bình.
Rồi ông Thuyên mất lúc nào Y cũng không hay, làng Chiềng cũng không ai biết, chỉ còn lại nhưng câu chuyện về ông Thuyên mà bọn trẻ con như bọn Y thời ấy là ai cũng nhớ. Thấm thoắt những đứa trẻ con hồi ấy giờ đã có đứa nhăm nhe lên chức ông, bà...
Xem thêm: Văn hóa dân gian Làng Chiềng Ở ĐÂY
Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012
Đất Tổ ngày không giỗ
Mấy ngày nóng nực, khác với mọi người lao ra biển tránh nóng, Y theo
chúng bạn hành hương về Đất Tổ, nhớ về cội nguồn và những mong Hùng
Vương ban phúc!. Trời nóng nực nhưng được cái đường vào Đền Hùng vắng
lặng, phong cảnh có nhiều thay đổi so với lần trước Y đến cũng khá lâu
cách đây. Đường vào sạch sẽ, cây cối um tùm, dịch vụ vẫn đông nhưng
không ồn ào chèo kéo gây khó chịu. Các con cháu ngàn đời của Vua Hùng
thong dong thả bộ từng bước một chậm rãi lên Đền, làm lễ trật tự trang
nghiêm tĩnh tâm không chen lấn xô bồ như vào dịp lễ hội thường thấy.
Trách sao được, có đông mới nên hội chứ, các cụ đã chả nói: "vui xem
hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội, bối rối xem đám ma..." là gì.
Viếng Vua Hùng xong, Y đi tham quan Bảo tàng Hùng Vương ở thành phố Việt Trì vốn là Bảo tàng tỉnh Phú Thọ, khác với Bảo tàng Hùng Vương cùng tên ở ngay chân đường lên đền. Là những vị khách hơi đặc biệt (Có lẽ cùng nghề sử chăng) nên cả lũ được Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Đức Tuấn đích thân hướng dẫn và đưa xuống kho xem và sờ một số bảo vật quốc gia, điều mà ngay khi vào bảo tàng người ta hay bắt gặp cảnh báo: "KHÔNG SỜ VÀO HIỆN VẬT - DON'T TOUCH EXHIBIT". Là bảo tàng tỉnh nhưng được đầu tư khá lớn và cách trưng bày tạm coi là mới lạ so với cách trưng bầy truyền thống của các bảo tàng địa phương là gian khánh tiết, tự nhiên, tiền sơ sử, thời kỳ cách mạng và hiện nay, chấm hết!
Được cái khuôn viên rộng rãi dù việc trưng bày ngoài trời khá khiêm tốn trừ 2 chiếc máy bay chiến đấu chắc là MIC của Liên Xô và một chiếc xe tăng cổ lỗ. Mấy tay đi cùng chép miệng:khuôn viên này mà ở Hà Nội cho thuê trông xe thì bộn tiền, nghe sặc mùi tiền!
Dưới chân Đền
Dưới Kho Bảo tàng, nơi chỉ dành cho các nhân viên các vị khách bất trị giành nhau xem bảo vật quốc gia, ồn ào náo nhiệt xen lẫn tò mò, thích thú
Rời Bảo tàng cả bọn lại hò nhau chạy lên Tam Đảo. Thị trấn này mây núi kỳ thú nhưng chỉ có rặt nhà nghỉ, nhà hàng, nơi tránh nóng đùng nghĩa chứ không đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc như ở Sa Pa, Một ngày đêm ở đó chúng tôi không hề gặp Tây ba - lô mà toàn ta ba - lô. Giá phòng cũng không hề rẻ: 600k cho một phòng double ở Green World Hotel không vào sao nào nhưng ở tạm được, tầng 8 mountain view không cần điều hòa mà cũng không cần mắc màn vì muỗi cũng hiếm thấy. Chợ Tam Đảo rất nhỏ, lèo tèo bán vài thứ đồ bản địa như mấy thứ thuốc lá cây dâm dương hoắc, trà thanh nhiệt, mít, dứa, chuối, ngọn su su treo toòng teng trên xe máy chắc là chở từ chân núi lên và các loại hàng tàu đâu cũng có. Nhà thờ mới xây tháp chuông là bản pho-tô của nhà thờ đá Sa Pa, vắng hoe vì không có giáo dân, nghe đâu mới đòi lại từ chính quyền.
Tam Đảo khác chỗ khác là bán các tiêu bản bướm rừng rất độc đáo đủ các màu sắc, kích cỡ, các nơi du lịch khác nghe nói cũng có nhiều bướm nhưng không phải bướm rừng. Từ Vĩnh Yên đi 25km là đến thị trấn Tam Đảo, đường lên quanh co, cây cối rậm rạp, cũng có cảm giác hơi sợ với ai lần đầu lên đèo bởi nếu mất phanh thì không biết đâu là đáy vực.
Một góc thị trấn Tam Đảo nhìn từ Green World Hotel
Mây núi Tam Đảo

Hát xoan Phú Thọ, di sản văn hóa phi vật thể mới được UNESCO công nhận
Viếng Vua Hùng xong, Y đi tham quan Bảo tàng Hùng Vương ở thành phố Việt Trì vốn là Bảo tàng tỉnh Phú Thọ, khác với Bảo tàng Hùng Vương cùng tên ở ngay chân đường lên đền. Là những vị khách hơi đặc biệt (Có lẽ cùng nghề sử chăng) nên cả lũ được Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Đức Tuấn đích thân hướng dẫn và đưa xuống kho xem và sờ một số bảo vật quốc gia, điều mà ngay khi vào bảo tàng người ta hay bắt gặp cảnh báo: "KHÔNG SỜ VÀO HIỆN VẬT - DON'T TOUCH EXHIBIT". Là bảo tàng tỉnh nhưng được đầu tư khá lớn và cách trưng bày tạm coi là mới lạ so với cách trưng bầy truyền thống của các bảo tàng địa phương là gian khánh tiết, tự nhiên, tiền sơ sử, thời kỳ cách mạng và hiện nay, chấm hết!
Được cái khuôn viên rộng rãi dù việc trưng bày ngoài trời khá khiêm tốn trừ 2 chiếc máy bay chiến đấu chắc là MIC của Liên Xô và một chiếc xe tăng cổ lỗ. Mấy tay đi cùng chép miệng:khuôn viên này mà ở Hà Nội cho thuê trông xe thì bộn tiền, nghe sặc mùi tiền!
Dưới chân Đền
Dưới Kho Bảo tàng, nơi chỉ dành cho các nhân viên các vị khách bất trị giành nhau xem bảo vật quốc gia, ồn ào náo nhiệt xen lẫn tò mò, thích thú
Rời Bảo tàng cả bọn lại hò nhau chạy lên Tam Đảo. Thị trấn này mây núi kỳ thú nhưng chỉ có rặt nhà nghỉ, nhà hàng, nơi tránh nóng đùng nghĩa chứ không đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc như ở Sa Pa, Một ngày đêm ở đó chúng tôi không hề gặp Tây ba - lô mà toàn ta ba - lô. Giá phòng cũng không hề rẻ: 600k cho một phòng double ở Green World Hotel không vào sao nào nhưng ở tạm được, tầng 8 mountain view không cần điều hòa mà cũng không cần mắc màn vì muỗi cũng hiếm thấy. Chợ Tam Đảo rất nhỏ, lèo tèo bán vài thứ đồ bản địa như mấy thứ thuốc lá cây dâm dương hoắc, trà thanh nhiệt, mít, dứa, chuối, ngọn su su treo toòng teng trên xe máy chắc là chở từ chân núi lên và các loại hàng tàu đâu cũng có. Nhà thờ mới xây tháp chuông là bản pho-tô của nhà thờ đá Sa Pa, vắng hoe vì không có giáo dân, nghe đâu mới đòi lại từ chính quyền.
Tam Đảo khác chỗ khác là bán các tiêu bản bướm rừng rất độc đáo đủ các màu sắc, kích cỡ, các nơi du lịch khác nghe nói cũng có nhiều bướm nhưng không phải bướm rừng. Từ Vĩnh Yên đi 25km là đến thị trấn Tam Đảo, đường lên quanh co, cây cối rậm rạp, cũng có cảm giác hơi sợ với ai lần đầu lên đèo bởi nếu mất phanh thì không biết đâu là đáy vực.
Một góc thị trấn Tam Đảo nhìn từ Green World Hotel
Mây núi Tam Đảo

Hát xoan Phú Thọ, di sản văn hóa phi vật thể mới được UNESCO công nhận
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)