Chuyện có gì đâu chứ, mà không phải tập thơ của mấy anh chàng văn bựa trên cõi ảo, Dái ghẻ, Phọt phẹt, Mượt, Lọc ...và cái CCC gì gì nữa đâu nhé. Y chưa đọc cuốn ấy nhưng có đọc văn của mấy gã rồi.
Chuyện có gì đâu ở đây là chuyện tự dưng một ngày đẹp giời Bộ dục đòi tích hợp môn Lịch Sử ở phổ thông vào một môn gọi là Tổ quốc và công dân, he he
Nhiều thế hệ thầy và trò chân chính đã phản ứng
Nhiều người không nhịn được đã chửi bậy
Nhưng họ không nghe
Họ cứ làm theo ý họ
Chả biết có phải dự án đã triển khai thì không dừng được
vì tiền đã tiêu (chia)
Dư luận gầm gào
Đáng ra họ thấy vậy thì nên xem lại, ngó trước ngó sau.
Nhưng họ loanh quanh
Vậy là Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân phải vào cuộc ra nghị quyết phải tiếp tục dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông như lịch sử vốn có của nó
Rất giản dị
Nhưng cái chính là hình như chúng ta đang lấy búa đinh đập muỗi
Chuyện có gì đâu
Hình như có gì chưa ổn trong chuyện này
Quân hồi vô phèng, không ai nghe ai, việc cỏn con ấy mà cũng phải ra Quốc hội quyết. Các Bộ giờ chả sợ ai sất!
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015
Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cho dù bọn họ có ý định "khai tử" môn Lịch sử như các nhà báo nói thì giáo làng Chiềng dẫu đang đi công tác nhưng vẫn được các lãnh đạo, anh em nhớ và tặng hoa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, đấy cũng là niềm an ủi, động viên lớn với y và môn Lịch sử vốn đã có từ ngàn đời nay đang bị bạc bẽo, ghẻ lở, à quên...ghẻ lạnh.
Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015
Già dái hay già trái?
Hồi bé cứ thằng nào to mồm xong khi việc đến thấy nguy nan lại lảng xa hoặc không dám ý kiến ý cò thể nào cũng bị nhiếc là đồ "già dái non hột", sau này thấy có người lại bảo "già trái non hột" cũng có lý bởi với nhà nông thì nhiều loại quả lấy hạt trông bên ngoài già nhưng bên trong lại non, kiểu như "thấy quả đỏ tưởng chín", dzậy mà không phải dzậy, miền nam nói thế mà. Nhưng câu già trái non hột cũng có vẻ đúng với ngữ cảnh này, tuy nhã hơn nhưng y vẫn thích câu đầu vì nó rất thật, và sinh động và lại nói đến con người!
Còn nhiều câu như ăn cháo đá bát và ăn cháo đái bát
Rồi thì "mất lòng trước, được lòng sau", "mất lòng trước hơn được lòng sau"
Thế đã, y lại phải đi ăn cỗ, ngoài kia lợn đã kêu eng éc
Rỗi thì edit tý không thì thôi
Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015
Khách đến chơi nhà
Với 1 trong 14 Đại tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà y đã từng chụp ảnh cùng

Nhà có khách!Ngày xưa khi nhà có khách, nếu là khách phương xa thể nào bố cũng mổ gà khoản đãi, phần của y không thể không là chiếc còng gà để nguyên to như cái dùi đục, ăn no cả ngày. Thích nhất là có quà và ngồi cạnh bố hay quanh quất đâu đó hóng như cho hóng tát ao.
Khách sơ hay mấy ông láng giềng thì giáo làng Chiềng cũng loanh quanh chân bố có khi nghe lỏm câu chuyện của bố và khách rồi kể với lũ trẻ hàng xóm như bố tao sắp đi công tác tận Hải Dương (Hồi ấy nghe đi ra khỏi làng Chiềng đã là xa lắm lắm), ngày mai bố tao sẽ dự giờ lớp 7A cô Định chủ nhiệm... nhưng cũng có khi nghe... chả để làm gì.
Cuộc sống đầy đủ vật chất, tình cảm như cái gì đó cũng xói mòn, trơ lỳ cả
Hôm nay giáo làng Chiềng lại thấy có khách, mà cũng là khách hàng xóm, ông Xi Jinping (Tập Cận Bình)
Y cũng lại loanh quanh đâu đó hóng chuyện như những ngày thơ ấu thưở nào, nhưng mà giống như hồi còn bé khi bố có khách hàng xóm...cũng loanh quanh và cũng có khi nghe...chả để làm gì.
Hu hu, nghe tin môn lịch sử bị khai tử, vậy là nồi cơm của giáo làng Chiềng bị đập bẹp rồi, biết lấy gì ăn bây giờ?
Khách đang nói chuyện đâu như 20 phút, y thì hình như hơi lơ đễnh, không còn thích thú như hồi bé nữa
Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015
Vài lời nhăng nhít lúc đầu đông
Tiết trời chớm đông se lạnh, dù còn một chủ nhật nữa mới tới lập Đông mà như đã đông lâu lắm rồi, nhớ mỗi chiều chăn trâu buốt giá, phải đốt rơm xua tan hơi lạnh trong tấm áo cũ sờn. Mới đó mà đãtrên 30 năm rồi. Nhơs con trâu mộng già bụng báng, bạn đồng hành suốt thời thơ ấu của y.
Ngót 30 năm tha phương cầu thực, dù cái ăn không phải lo nữa nhưng cái nghèo vẫn nhũng nhẵng bám đuôi. Làng Chiềng thế đất hình con rùa, phải chăng người làng Chiềng có cố gắng mấy cũng không trở thành thỏ được?
Ngày đầu tháng 11, tháng có ngày giỗ nghề! Tháng áp chót nhưng chưa phải tháng tận ngày cùng. Tháng của mùa màng mới xong, no đủ phủ phê, tháng sắp có ngay sinh của giáo làng Chiềng. Tháng thường chẳng có hứa hẹn gì mới. Mới đó mà đã nhiều tháng 11 qua đi khi lúc bé y hay lấy phấn vẽ lên cột điện qua làng và đầy cột nhà cột chuồng trâu.
Tháng của những lời nhăng nhít!
Ngoài kia, đình làng còn dư âm của tháng chia phần, của việc làng
Thôi, giáo làng Chiềng chuẩn bị đi hội!
Ngót 30 năm tha phương cầu thực, dù cái ăn không phải lo nữa nhưng cái nghèo vẫn nhũng nhẵng bám đuôi. Làng Chiềng thế đất hình con rùa, phải chăng người làng Chiềng có cố gắng mấy cũng không trở thành thỏ được?
Ngày đầu tháng 11, tháng có ngày giỗ nghề! Tháng áp chót nhưng chưa phải tháng tận ngày cùng. Tháng của mùa màng mới xong, no đủ phủ phê, tháng sắp có ngay sinh của giáo làng Chiềng. Tháng thường chẳng có hứa hẹn gì mới. Mới đó mà đã nhiều tháng 11 qua đi khi lúc bé y hay lấy phấn vẽ lên cột điện qua làng và đầy cột nhà cột chuồng trâu.
Tháng của những lời nhăng nhít!
Ngoài kia, đình làng còn dư âm của tháng chia phần, của việc làng
Thôi, giáo làng Chiềng chuẩn bị đi hội!
Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015
No title
"Vào cửa quan không có lối nói bằng nước dãi" câu ấy giờ lại đúng hơn cả ngày xưa. Việc mua quan bán tước, mặc cả, dàn xếp, đổi chác sôi động, khốc liệt hơn xưa nhưng nguy hiểm hơn xưa là ai cũng biết nhưng không ai chỉ ra được vì...không có bằng chứng (điển hình là việc chạy công chức, viên chức). Xưa thì chức tước mua được ở làng thì chỉ được cái danh và ngồi cỗ nhất chứ không được điều hành đốc sưu, đốc lính, hộ đê, xử kiện gì cả, nay thì mua được chức là nghiễm nhiên thay trời trị dân, hỏi sao dân không khổ. Đi đâu cũng thấy thì thụt chạy chọt, leo trèo hòng vun vén cá nhân, vinh thân phì gia, lợi ích cục bộ. Chán vãi!
Ấy là mạng nói thế nhá, chứ không phải cháu, he he
Bao giờ mới lập lại được trật tự kỷ cương, phép nước khi người ngay phải sợ kẻ gian tà và Công Lý chỉ là một tay diễn viên hài? Bao giờ cho đến tháng Mười?
P/s Giáo làng Chiềng cũng là dân đây, liệu hồn nhé!
Ấy là mạng nói thế nhá, chứ không phải cháu, he he
Bao giờ mới lập lại được trật tự kỷ cương, phép nước khi người ngay phải sợ kẻ gian tà và Công Lý chỉ là một tay diễn viên hài? Bao giờ cho đến tháng Mười?
P/s Giáo làng Chiềng cũng là dân đây, liệu hồn nhé!
Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015
Bao giờ cho đến tháng Mười
Tháng Mười rồi đấy
Dẫu chỉ là tháng 10 tây lịch, nhưng đã thấy không khí mùa gặt khắp nơi, mùa no đủ, mùa của ước vọng ngàn đời của cha ông cụ kỵ nhà y, thành phần bần nông, bản thân phụ thuộc
Thì đây:
"Bao giờ cho đến tháng Mười
Bát cơm đầy ắp, con cá chuồi nằm ngang"
Nhưng giờ người ta nhớ đến tên một bộ phim thời tiền đổi mới hơn câu ca dao này
Tháng no đủ thì đi chơi thôi
Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Lên chùa giờ không vất vả, 200 ngàn (15 kg gạo) là có 5 phút vi vu trên ngọn cánh rừng thẳng tới chùa không mất một giọt mồ hôi
Đại lão mộc Thông mã vĩ 1500 năm tuổi
Cáp treo Tây Thiên
Được tỉnh chủ nhà mời vào nhà hát nhớn xem hát
Và trở lại làng Chiềng với cái máng lợn sứt mẻ
Dẫu chỉ là tháng 10 tây lịch, nhưng đã thấy không khí mùa gặt khắp nơi, mùa no đủ, mùa của ước vọng ngàn đời của cha ông cụ kỵ nhà y, thành phần bần nông, bản thân phụ thuộc
Thì đây:
"Bao giờ cho đến tháng Mười
Bát cơm đầy ắp, con cá chuồi nằm ngang"
Nhưng giờ người ta nhớ đến tên một bộ phim thời tiền đổi mới hơn câu ca dao này
Tháng no đủ thì đi chơi thôi
Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Lên chùa giờ không vất vả, 200 ngàn (15 kg gạo) là có 5 phút vi vu trên ngọn cánh rừng thẳng tới chùa không mất một giọt mồ hôi
Đại lão mộc Thông mã vĩ 1500 năm tuổi
Cáp treo Tây Thiên
Được tỉnh chủ nhà mời vào nhà hát nhớn xem hát
Và trở lại làng Chiềng với cái máng lợn sứt mẻ
Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015
Làm chùa, tạc tượng, đúc chuông
Làm chùa, tạc tượng, đúc chuông
Ba công đức ấy thập phương nên làm
Dân gian bảo vậy
Chiều ngày 20/9/2015 tức 08/8 Ất Mùi, năm 2559 Phật lịch, Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn đã làm lễ An vị Long cốt cất nóc và đúc chuông chùa Tân Thanh (500kg) tại xã Tân Thanh, Văn Lãng.
Thời tiết đẹp, nắng to, khi bắt đầu làm lễ thì trời bỗng râm mát có lắc rắc vài hạt mưa, quan khách, tăng ni phật tử bốn phương hoan hỷ về dự và cung tiến rất đông. Nghi lễ ngắn gọn, không có diễn văn rất dài dòng như thường thấy ngoài đời. Phận tụng kinh niệm phật cũng không dài, trước đó đã có làm lễ phía dưới chùa tạm.
Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Trưởng Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn và các vị quan khách của tỉnh làm lễ an vị Long cốt cất nóc chùa Tân Thanh hồi 15h06' 20/9/2015
Lễ đúc chuông
Quan khách và tăng ni phật tử dự lễ
Quang cảnh sau buổi lễ
Mỗi người góp một viên ngói xây chùa
Kinh nhà Phật
Ba công đức ấy thập phương nên làm
Dân gian bảo vậy
Chiều ngày 20/9/2015 tức 08/8 Ất Mùi, năm 2559 Phật lịch, Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn đã làm lễ An vị Long cốt cất nóc và đúc chuông chùa Tân Thanh (500kg) tại xã Tân Thanh, Văn Lãng.
Thời tiết đẹp, nắng to, khi bắt đầu làm lễ thì trời bỗng râm mát có lắc rắc vài hạt mưa, quan khách, tăng ni phật tử bốn phương hoan hỷ về dự và cung tiến rất đông. Nghi lễ ngắn gọn, không có diễn văn rất dài dòng như thường thấy ngoài đời. Phận tụng kinh niệm phật cũng không dài, trước đó đã có làm lễ phía dưới chùa tạm.
Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Trưởng Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn và các vị quan khách của tỉnh làm lễ an vị Long cốt cất nóc chùa Tân Thanh hồi 15h06' 20/9/2015
Lễ đúc chuông
Quan khách và tăng ni phật tử dự lễ
Quang cảnh sau buổi lễ
Kinh nhà Phật
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)