Sáng ra trời đẹp, nắng chứa chan, đi phía nào cung nhìn thấy núi Phú Sỹ vì hình bát úp thang cân, chu vi chan đến 90 Km, trên đỉnh lõm xuống hình cái bát quanh năm có tuyết băng hoặc nước. Trên đó không khí loãng vì cao trên 3000m và là nơi đầu tiên trên thế giới thấy mặt trời mọc, người Nhật cho là linh thiêng và ai cũng muốn một lân fb rong đời được lên đó ngủ để sáng hôm sau thấy mặt trời và cho rằng cuộc sống sẽ may mắn, hạnh phúc. Khu rừng xu g quanh chính là rừng được tả trong Rừng Na Uy. Ở đó do có nhiều nham thạch, quặng sắt nên phá hết sóng điện thoại, la bàn nhiều người vào đó lạc và chết và cũng có nhiều người vào đó tự sát vì sẽ không tìm thấy lối ra. 35000 người tự sát ở Nhật mỗi năm cung là một con số đáng sợ.
Chụp ảnh xong, y rời Hakone đi về cùng Nagoya trên tàu điện cao tốc trên 300km/h. Trải nghiệm xem có giống tàu cao tốc Bắc Kinh - Hàng. Châu không. Người Nhật đã bắt tay nghiên cứu ngay sau khiển kết thúc chiến tranh 1945 và hoàn thành vào năm 1955, 10 thử nghiệm chạy đi chạy lại không người hàng ngày không xảy ra tai nạn rồi 1964 mới đưa vào chạy thương mại đủ thấy họ coi trọng tính mạng ra sao. Hàng ngày họ rất tiết kiệm, ăn uống đúng và đủ calo không phí phạm nhưng họ sẵn sàng bỏ tiền làm những điều như vậy để kết quả phương Tây cung phải bất ngơi và thốt lên "May mà Châu Á có người Nhật".
Lạnh giá nhưng hễ vào phòng kể cả nhà vệ sinh công cộng đều có lò sưởi, điều hoà ấm áp nên việc bỏ điện hạt nhân là chưa thể. Nhà vệ sinh hay bất cứ noi công cộng nào đều có chỗ cho người khuyết tật sử dụng thuận tiện. Ngoài đường hiếm khi thấy cảnh sát vì sự tự giác của họ cực kỳ cao
Tuyết bắt đầu tan vì trời đã nắng, đường bắt đầu nhớp nháp
Một điều dễ thấy là họ mặc toàn đồ tối màu, nhà cửa cũng vậy, vùng nông thon mái ngói xám xịt không thấy màu đỏ, cảm giác cái gì đó u ám, cam chịu, nhẫn nại ra đường vào quán ăn, nhà ga chỉ trao đổi đủ nghe, ít náo nhiệt không sôi động, kể cả khi đội bóng của họ thi đấu. Đồ đạc cũng đa phần gam màu tối, lạnh.
Các ký hiệu chỉ female bên này là màu đỏ và male là màu xanh, máy bán hàng và các dịch vụ tự động rất nhiều như gửi đồ tự động, mát xa tự động bán nước giải khát tự động...
Tàu đi êm hơn tàu Trung Quốc, trên toa không có tiếng ồn, cứ vài phút lại một có một chuyến nghe nói là của công ty tư nhân. Xe cộ đi lại rất trật tự, khi xe đỗ lại, nhất là xe tải, xe khách khi đỗ xuống là có 2 cục chèn bằng nhựa, có khi không phải là chỗ dốc.
Tàu cao tốc Shinkansen
Vé tàu
Nhà ga Kakegawa
Trong toa tàu
Nhật thì thứ gì cũng tốt, cũng chẳng mang về được thì thôi, họ làm rất hợp lý từ các chi tiết nhỏ nhất giải quyết các nhu cầu tiện lợi của con người. Những nơi công cộng rất sạch sẽ không có rác ni lon, khạc nhổ hút thuốc bừa bãi. Con người lam việc cần cù, lầm lụi, cam chịu như số phận trời định vậy, làm rút hết sức lực nhưng chế độ môi trường tự nhiên xã hội rất tốt, không có đồ giả, làm ấn chụp giật. Mùa đông nhìn càng ảm đảm hơn vì cay cối không xanh tươi, cảnh vật đều xám xịt. Quần áo, ô to, nhà cửa ít có màu sặc sỡ.
Nagoya được biết đến như là quê hương của hãng xe ô tô Toyota, cảng ở đây rất nhiều xe xuất đi thế giới. Nhật bản có 62 nhà máy khắp thế giới, Nhật có 12 còn lại ở các nước trong đó có VN. Nhân công rất cần vì lương cao mà việc độc hại người Nhật không làm vì thế nhiều nhà máy phải đưa ra nước khác. Brazin có 126.000 người, Việt Nam có 26000 người.
Công viên Nabana no Sato
Nhiều kỳ hoa dị thảo
Hoa anh đào
Rực rỡ
Nhà bếp di động, có cái này đi du lịch thì hay nhỉ
Ông già bên thiếu nữ, he he
Những chiếc xe lạ mắt
Phong cảnh Tokyo
Sân bay Narita
Tòa thị chính Tokyo
Hoa màu đen nữa chứ
Nhìn xuống chân tháp Tokyo
Nào thì quà
Đong xèng
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016
Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016
Đi Nagoya
Sáng ra đau bụng gần chết, may mà bị ở khách sạn chứ trên xe thì gay. Nhiệt độ vẫn âm, y phải mang qủa mũ thần thánh Bắc Sơn năm nào ra đội, rét nhưng có nắng nhờ đó mà nhìn thấy núi Fuji kẻo mấy đứa thối mồm lại bảo giáo làng chiềng chỉ nói phét! Quả là khách sạn y ở ngay chân núi Fuji, núi cũng chỉ như Mẫu Sơn Nhưng độ cao gấp đôi trên 3000m mà sao nổi tiếng vậy nhỉ, he he. Cuối hành trình cũng thấy xuống sức, ví rỗng và vali nặng dần lên, giá mà có chuyên cơ nhỉ, có tiền nữa thì tha phải biết. Nẵng ấm đẹp đẽ, ngày mai tuyết tan thì dân lại khổ vô bờ vì nước nhớp nháp, đường trơn trượt, cây cối héo úa cũng chả khác đận rét năm nào chết trâu bò ở chỗ y ở.
Rét quá
Sau lưng y là núi Phú Sỹ trắng tuyết bao phủ
Từ cửa sổ khách sạn y ở nhìn ra
Khuôn viên khách sạn
Rét quá
Sau lưng y là núi Phú Sỹ trắng tuyết bao phủ
Từ cửa sổ khách sạn y ở nhìn ra
Khuôn viên khách sạn
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016
Đi Hakone thăm núi Fuji
Ngày thứ 4 đi về tỉnh Hakone có núi Phú Sỹ, trời lạnh âm 1 độ, tuyết bắt đầu rơi, trải nghiệm tuyết thì thích nhưng trời u ám không thấy núi Phú Sỹ, tiếc quá. Mùa Đông phải có đến 60% các tour không thấy núi. Đi trên tàu hải tặc được Nhật mua từ các nước phương Tây về cũng khá thú vị, con tàu này đi trên hồ trên níu nước rất trong chỗ sâu nhất 40m và trung bình là 20m. Lên boong tàu ngắm cảnh thì tuyệt nhưng lại hơi lạnh, mà y lại quên qủa mũ thần thánh ở vali to, tẩm thế không biết.
Rất giống quạt hòm ở làng Chiềng
Tàu hải tặc
Đã đi New Zealand rồi nhưng vẫn mang nhiều quần áo quá, đúng ra chỉ cần 3 bộ là tối đa, cơ mà những đồ underwear đều bỏ đi hết. Khách du lịch đông và hình như phần nhiều là người Trung Quốc. Lối sống Nhật bản ích kỷ và tự lập cao độ và được giáo dục từ lúc trẻ mới lên 3,4 không như ở Việt Nam. Đường phố rất sạch sẽ và người dân có sỹ thức bảo vệ môi trường rất tốt, kể cả tiếng ồn, ở ta thì cả vào Quốc hội cũng chen nhau chứ không nhường bao giờ. Buổi chiều đi thăm khu mua sắm bậc nhất Outlet với nhiều nhãn hàng hiệu nổi tiếng như samsonite, Nike, Addias, Lascotte...Giá cũng hạ bởi là đồ lỗi mốt hoặc lỗi một chi tiết nhỏ nào đấy. Y cũng làm 1 đôi Nike made in Việt Nam.
Núi Phú Sỹ
Sau đó đi thăm một ngôi làng cổ dưới chan núi Fuji, uống nước trào ra từ lòng núi Phú Sỹ để lấy may. Mua vài đồ lưu niệm. Đến khách sạn lại được tắm tiên nước khoáng nóng như hôm ở Odaiba. Công đoạn là vào tắm sạch trước sau đó xuống hồ nước nóng lấy từ lòng đất và dĩ nhiên là k mặc gì, ở đó có ngâm (tuyệt đối k được kỳ cọ) sục, và có cả dịch vụ cá massage chân.
Làng cổ dưới chân núi Phú Sỹ
Khách sạn ít sao và khó đọc hơn k
Keiko plazza. Thiết bị vệ sinh có sưởi ấm, rửa tự động, thích mê! Người Nhật ăn đũa nhưng mỗi người một suất riêng đảm bảo vệ sinh, họ ăn hết chứ k để thừa. Mua hàng dù nhỏ cũng được đóng gói nhưng chủ yếu bằng giấy, rất ít nilon. Gia đình ở Nhật chỉ có 2 thế hệ và nghe nói sau khi cưới rồi thì trung bình 3 tháng họ mới chiến đấu một lần...có ít không nhỉ?
Chân núi Phú Sỹ
Rất giống quạt hòm ở làng Chiềng
Tàu hải tặc
Đã đi New Zealand rồi nhưng vẫn mang nhiều quần áo quá, đúng ra chỉ cần 3 bộ là tối đa, cơ mà những đồ underwear đều bỏ đi hết. Khách du lịch đông và hình như phần nhiều là người Trung Quốc. Lối sống Nhật bản ích kỷ và tự lập cao độ và được giáo dục từ lúc trẻ mới lên 3,4 không như ở Việt Nam. Đường phố rất sạch sẽ và người dân có sỹ thức bảo vệ môi trường rất tốt, kể cả tiếng ồn, ở ta thì cả vào Quốc hội cũng chen nhau chứ không nhường bao giờ. Buổi chiều đi thăm khu mua sắm bậc nhất Outlet với nhiều nhãn hàng hiệu nổi tiếng như samsonite, Nike, Addias, Lascotte...Giá cũng hạ bởi là đồ lỗi mốt hoặc lỗi một chi tiết nhỏ nào đấy. Y cũng làm 1 đôi Nike made in Việt Nam.
Núi Phú Sỹ
Sau đó đi thăm một ngôi làng cổ dưới chan núi Fuji, uống nước trào ra từ lòng núi Phú Sỹ để lấy may. Mua vài đồ lưu niệm. Đến khách sạn lại được tắm tiên nước khoáng nóng như hôm ở Odaiba. Công đoạn là vào tắm sạch trước sau đó xuống hồ nước nóng lấy từ lòng đất và dĩ nhiên là k mặc gì, ở đó có ngâm (tuyệt đối k được kỳ cọ) sục, và có cả dịch vụ cá massage chân.
Làng cổ dưới chân núi Phú Sỹ
Khách sạn ít sao và khó đọc hơn k
Keiko plazza. Thiết bị vệ sinh có sưởi ấm, rửa tự động, thích mê! Người Nhật ăn đũa nhưng mỗi người một suất riêng đảm bảo vệ sinh, họ ăn hết chứ k để thừa. Mua hàng dù nhỏ cũng được đóng gói nhưng chủ yếu bằng giấy, rất ít nilon. Gia đình ở Nhật chỉ có 2 thế hệ và nghe nói sau khi cưới rồi thì trung bình 3 tháng họ mới chiến đấu một lần...có ít không nhỉ?
Chân núi Phú Sỹ
Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016
Thăm thú Tokyo
Nhật Bản là đất nước sống có trật tự, Văn minh, 4 quốc tịch hiện đang được Cảnh sát Nhật để ý là Brazin, Hàn Quốc, Trung Quốc và đáng buồn là Việt Nam tiếp sau luôn.
Người nhật làm việc bằng 3, 4 người nước mình và đang già hoá dân số, dễ thấy những người 70, 75 tuổi vẫn lái taxi. Hàng năm có khoảng 35.000 người tự tử vì nhiều lý do khác nhau, kể cả người trẻ do đó các khách sạn đều không được mở cửa sổ dẻ tránh nhảy lầu. Giao thông Nhật cũng đi bên trái nhưng không phải là thuộc địa của phương Tây mà do ngày xưa Sa mu rai đeo kiếm dài chìa ra bên trái, nếu đi bên phải thì sẽ va chạm nhau. Người ta cũng nghiên cứu đi bên trái thì lái xe ô tô sẽ an toàn hơn do tay phải cầm vô lăng sẽ chủ động và khoẻ hơn, mắt phải tinh hơn, đi xe máy chống chân bên trái khó đổ hơn...
Ngoài kia tuyết đang rơi.
Ra cửa hàng UniQlo hàng đầu của Nhật rất nhiều quần áo của Việt Nam, Trung Quốc nhưng không có bán ở nước sản xuất, chất lượng rất tốt, hàng điện tử thì bền đẹp khỏi chê, thực phẩm chức năng cung rất tốt như thuốc ngừa ung thư, tảo biển. Mũ phẩm Shiseido cũng nổi tiếng.
Giáo làng Chiềng cũng nhặt vài thứ gọi là...và y làm gì có tiền.
Nhật là nước có nền nông nghiệp cực kỳ tiên tiến, thực phẩm sạch, không lo như ở ta.
Buổi chiều y có đi qua nhà Quốc hội, vẫn rất nhiều người biểu tình phản đối điện hạt nhân, chiến tranh...
Buổi sáng thăm tháp Tokyo, tháp này xây từ thời chiến tranh do căm ghét chiến tranh nên Nhật quyết định nấu sắt thép từ xe tăng vũ khí để xây và họ mua bản quyền của kiến trúc sư người Pháp Ép - Phen. Tháo cao gần 300m nhưng chỉ cho khách tham quan ở độ cao 150 m và thang máy đi hết 45".
Khu trung tâm cũng có phố đèn đỏ nhưng giáo làng Chiềng không đi thăm nơi đó. Xe taxi bên này do hàng Toyota thắng thầu nên toàn loại Toyota Crown 3.0 đen bóng, xe này có ưu điểm thân rộng, cốp có thể để 3 vali to, hai gương chiếu hậu bố trí trên nắp capo nên góc nhìn rộng, cửa hai bên đóng mở tự động, hành khách và tài xế rất nhàn. Xe chạy bằng gas than thiện môi trường. Tài xế ăn mặc vét rất lịch sự, tay đeo găng trắng. Ngoài đường đi có trật tự rất ít xe máy và xe đạp đi trên vỉa hè, cả ngay không nghe tiếng còi xe.
Thăm đền Asakusa Kannon và làm nghi lễ cầu may mắn
Người nhật làm việc bằng 3, 4 người nước mình và đang già hoá dân số, dễ thấy những người 70, 75 tuổi vẫn lái taxi. Hàng năm có khoảng 35.000 người tự tử vì nhiều lý do khác nhau, kể cả người trẻ do đó các khách sạn đều không được mở cửa sổ dẻ tránh nhảy lầu. Giao thông Nhật cũng đi bên trái nhưng không phải là thuộc địa của phương Tây mà do ngày xưa Sa mu rai đeo kiếm dài chìa ra bên trái, nếu đi bên phải thì sẽ va chạm nhau. Người ta cũng nghiên cứu đi bên trái thì lái xe ô tô sẽ an toàn hơn do tay phải cầm vô lăng sẽ chủ động và khoẻ hơn, mắt phải tinh hơn, đi xe máy chống chân bên trái khó đổ hơn...
Ngoài kia tuyết đang rơi.
Ra cửa hàng UniQlo hàng đầu của Nhật rất nhiều quần áo của Việt Nam, Trung Quốc nhưng không có bán ở nước sản xuất, chất lượng rất tốt, hàng điện tử thì bền đẹp khỏi chê, thực phẩm chức năng cung rất tốt như thuốc ngừa ung thư, tảo biển. Mũ phẩm Shiseido cũng nổi tiếng.
Giáo làng Chiềng cũng nhặt vài thứ gọi là...và y làm gì có tiền.
Nhật là nước có nền nông nghiệp cực kỳ tiên tiến, thực phẩm sạch, không lo như ở ta.
Buổi chiều y có đi qua nhà Quốc hội, vẫn rất nhiều người biểu tình phản đối điện hạt nhân, chiến tranh...
Buổi sáng thăm tháp Tokyo, tháp này xây từ thời chiến tranh do căm ghét chiến tranh nên Nhật quyết định nấu sắt thép từ xe tăng vũ khí để xây và họ mua bản quyền của kiến trúc sư người Pháp Ép - Phen. Tháo cao gần 300m nhưng chỉ cho khách tham quan ở độ cao 150 m và thang máy đi hết 45".
Khu trung tâm cũng có phố đèn đỏ nhưng giáo làng Chiềng không đi thăm nơi đó. Xe taxi bên này do hàng Toyota thắng thầu nên toàn loại Toyota Crown 3.0 đen bóng, xe này có ưu điểm thân rộng, cốp có thể để 3 vali to, hai gương chiếu hậu bố trí trên nắp capo nên góc nhìn rộng, cửa hai bên đóng mở tự động, hành khách và tài xế rất nhàn. Xe chạy bằng gas than thiện môi trường. Tài xế ăn mặc vét rất lịch sự, tay đeo găng trắng. Ngoài đường đi có trật tự rất ít xe máy và xe đạp đi trên vỉa hè, cả ngay không nghe tiếng còi xe.
Thăm đền Asakusa Kannon và làm nghi lễ cầu may mắn
Gần Hoàng cung Nhật Bản
Tượng Nữ thần tự do bên bờ vịnh Odaiba
Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016
Đi về phía mặt trời
Không phải sử thi Tây Nguyên đâu nhé, là giáo làng Chiềng nhân rằm tháng Giêng đi chơi phố thị xứ Phù Tang.
Nhật Bản nếu bay từ Nội Bài đa phần là bay đêm, chỉ có 1 chuyến tầu bay nhỏ đi Osaka thì phải. Y bay chuyến đêm bằng tàu bay B787 mới, nghe nói 2019 cả nước mới có 30 chiếc thì phải, tàu bay êm do áp suất tốt, hành khách không mệt lại rút ngắn quãng đường còn 4hH thay vì 4,5h, báo hại tàu bay về sớm thì hàng ăn lại chưa mở cửa.
Đường từ sân bay Quốc tế Narita về trung tâm Tokyo hết chừng tiếng rưỡi xe buýt. Đường phố sạch, xe tay lái bên phải. Thành phố có 39 triệu dân, trung bình mỗi người chưa có đến 1m vuông đất ở, nên rất nhiều nhà cao tầng và các thành phố ngầm dưới đất, người ta tính mỗi nhịp đèn đỏ có 3 ngàn người dừng lại và ga tàu điện ở Tokyo mối ngày đón 3 triệu lượt khách!
Trái đất to mà nhỏ, dù y chỉ là người làng Chiềng thứ 2 sau cô cháu gái đến Nhật Bản thì giữa thủ đô hàng ngàn cây số vuông vẫn có người gọi tên y, thì ra là đoàn công tác của PCN VPQH PĐT đi công tác.
Thăm hoàng cung với những câu chuyện thú vị, như có hàng ngàn người phục vụ, Nhật hoàng sống cuộc sống không tiêu tiền, không mạng xã hội, không điện thoại, quyền lực cũng không thực tế nhưng tiền cho Bộ máy phục vụ cũng hàng trăm tỷ quy ra tiền ta.Và hàng năm Hoàng cung mở cửa 2 ngày và có hàng vạn người đổ về chỉ mong ước được thấy mặt Nhật Hoàng
Gần Hoàng cung Nhật Bản
Hồ nước trước cửa Hoàng cung
Nhìn thủ đô từ Tháp Tokyo
Giáo làng Chiềng đang trên tháp
Mùa xuân sang có hoa anh đào
Nhật Bản nếu bay từ Nội Bài đa phần là bay đêm, chỉ có 1 chuyến tầu bay nhỏ đi Osaka thì phải. Y bay chuyến đêm bằng tàu bay B787 mới, nghe nói 2019 cả nước mới có 30 chiếc thì phải, tàu bay êm do áp suất tốt, hành khách không mệt lại rút ngắn quãng đường còn 4hH thay vì 4,5h, báo hại tàu bay về sớm thì hàng ăn lại chưa mở cửa.
Đường từ sân bay Quốc tế Narita về trung tâm Tokyo hết chừng tiếng rưỡi xe buýt. Đường phố sạch, xe tay lái bên phải. Thành phố có 39 triệu dân, trung bình mỗi người chưa có đến 1m vuông đất ở, nên rất nhiều nhà cao tầng và các thành phố ngầm dưới đất, người ta tính mỗi nhịp đèn đỏ có 3 ngàn người dừng lại và ga tàu điện ở Tokyo mối ngày đón 3 triệu lượt khách!
Trái đất to mà nhỏ, dù y chỉ là người làng Chiềng thứ 2 sau cô cháu gái đến Nhật Bản thì giữa thủ đô hàng ngàn cây số vuông vẫn có người gọi tên y, thì ra là đoàn công tác của PCN VPQH PĐT đi công tác.
Thăm hoàng cung với những câu chuyện thú vị, như có hàng ngàn người phục vụ, Nhật hoàng sống cuộc sống không tiêu tiền, không mạng xã hội, không điện thoại, quyền lực cũng không thực tế nhưng tiền cho Bộ máy phục vụ cũng hàng trăm tỷ quy ra tiền ta.Và hàng năm Hoàng cung mở cửa 2 ngày và có hàng vạn người đổ về chỉ mong ước được thấy mặt Nhật Hoàng
Gần Hoàng cung Nhật Bản
Hồ nước trước cửa Hoàng cung
Nhìn thủ đô từ Tháp Tokyo
Giáo làng Chiềng đang trên tháp
Mùa xuân sang có hoa anh đào
Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
Cây bứa
Cây bứa là loài cây 🏡 bản địa ở vùng miền núi, làng Chiềng xưa có nhiều bứa ở các gò hoang. Nhà ông Tuyên có mấy cây mé gò Tràng Bia, gò làng Lỉnh, buổi trưa mùa hè bọn trẻ trong xóm tắm xong ở vực Là Lìu gần đó thường hay lên đồi hái trộm bứa, dẻ và trám trắng ở góc mương giáp nhà ông Hợi. Nhà y cũng có hai cây bứa song song phía sau nhà gần tang xê tránh bom Mỹ 🇺🇸. Cây ngọt hơn bị chết trước, lúc y lớn lên chỉ còn một cây giáp gò nhà ông Phán. Cây bứa cao, cành ngang song song mặt đất, lá và quả chỉ ở phía đầu cành nên leo trèo hái quả rất dễ, nhưng cành bứa ngang và giòn chả thế mà các cụ có câu ví những đứa ương ổi là "ương bứa", "ngang cành bứa". "Hóc xương gà, sa cành bứa" thì thôi rồi khó đỡ, chỉ có đi viện để móc xương họng và bó bột; cành bứa gẫy là đứt đôi ngay, lá chỉ ở đầu cành nên xác xuất gãy chân tay là rất cao. Quả bứa giống quả măng cụt nhưng chua hơn nhiều, vỏ bứa tươi hay xâu lạt phơi khô để nấu canh cá ăn ngon thụt tai, thụt gáy. Hạt bứa to, ai phàm ăn có khi bị tắc ruột, hàng xóm nhà y ở xóm bờ sông đầu cầu huyền thoại khi đi công tác có thằng bé ở quê ra tắc ruột không lớn được, đến lúc mổ lấy hạt ra thì trắng trẻo đẹp giai ra, lớn nhanh như Thánh Gióng và nhiều cô thầm thương trộm nhớ. Lúc bé ngày nào y cũng leo trèo hái bứa nhẵn cả cây và tụt rách cả quần, quả bứa chỉ đập vào thân cây cho tách vỏ là ăn, có khi ăn cả lá bứa non và vỏ bứa. Nay thì cả cây bứa nhà y lẫn nhà ông Tuyên cũng đi theo ông ấy mất rồi, muốn biết cây bứa lại phải nhờ ông Gúc.
Có ai đi xa còn nhớ cây bứa làng Chiềng?
Có ai đi xa còn nhớ cây bứa làng Chiềng?
Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016
Qua tết
Vậy là mấy ngày tết đã qua, ôi chao là mệt, mà không có nó thì không vui chẳng nhẽ cuộc sống cừ bình lặng trôi qua như thế. Tết là dịp người ta thăm thú, tri ân gặp gỡ nhau, hối lộ nhau, nịnh bợ nhau, trả nợ nhau; là dịp để hàn huyên ôn nghèo kể khổ, là dịp để uống rượu giải sầu, chia vui, giải quyết hiềm khích, sử dụng tay chân thay cho lời muốn nói.
Dù gì thì gì
Tết cũng qua rồi, muốn Tết phải chờ 12 tháng nữa
Mỗi năm một tuổi, nó đuổi xuân đi, dù rằng ai cũng biết "xuân đến, xuân đi xuân lại lại"
Găm vài cái ảnh tết xem chơi
Chào năm mới - xua đi mọi ưu phiền
Thành kính với tổ tiên
Cầu Rắn năm 1992 (Y đi xe Simson màu vàng)
Cầu Rắn năm 2016 (Y đi xe màu bạc)
Dù gì thì gì
Tết cũng qua rồi, muốn Tết phải chờ 12 tháng nữa
Mỗi năm một tuổi, nó đuổi xuân đi, dù rằng ai cũng biết "xuân đến, xuân đi xuân lại lại"
Găm vài cái ảnh tết xem chơi
Chào năm mới - xua đi mọi ưu phiền
Thành kính với tổ tiên
Cầu Rắn năm 1992 (Y đi xe Simson màu vàng)
Cầu Rắn năm 2016 (Y đi xe màu bạc)
Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016
Cái anh Yahoo 360 độ rách việc
Kể ra năm 2012 đổ về trước blog Yahoo 360 làm sốt sình sịch dân chơi blog vì tiện ích và tính tương tác của nó. Thế rồi qua nâng cấp rồi thông báo đóng cửa làm bao người tiếc nuối. Rồi Facebook và blogspot ra đời làm nguôi ngoai phần nào các tín đồ. Giáo làng Chiềng cũng lật đật chuyển nhà sang blogspot. Vì lười, mặc dù cũng rất mất công copy rồi paste sang bên này. Cứ tưởng thế là xong, ai dè gần đây Yahoo xoá tiệt những ảnh đã copy sang bên này, dĩ nhiên là không đánh tiếng gì cả. Giờ chỉ có chú thích ảnh, bấm vào đó thì sẽ ra trang chủ của Yahoo, hu hu! Đúng ra là phải tải về máy tính của mình rồi lại post từng tấm lên, thôi thì làm lại vậy! "Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây"
Năm mới đã phải cằn nhằn rồi
Cũng tiếc vì có quá nhiều ảnh kỷ niệm trong mấy năm trời có vui, có buồn!
Năm mới đã phải cằn nhằn rồi
Cũng tiếc vì có quá nhiều ảnh kỷ niệm trong mấy năm trời có vui, có buồn!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)