"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cho dù bọn họ có ý định "khai tử" môn Lịch sử như các nhà báo nói thì giáo làng Chiềng dẫu đang đi công tác nhưng vẫn được các lãnh đạo, anh em nhớ và tặng hoa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, đấy cũng là niềm an ủi, động viên lớn với y và môn Lịch sử vốn đã có từ ngàn đời nay đang bị bạc bẽo, ghẻ lở, à quên...ghẻ lạnh.
Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015
Già dái hay già trái?
Hồi bé cứ thằng nào to mồm xong khi việc đến thấy nguy nan lại lảng xa hoặc không dám ý kiến ý cò thể nào cũng bị nhiếc là đồ "già dái non hột", sau này thấy có người lại bảo "già trái non hột" cũng có lý bởi với nhà nông thì nhiều loại quả lấy hạt trông bên ngoài già nhưng bên trong lại non, kiểu như "thấy quả đỏ tưởng chín", dzậy mà không phải dzậy, miền nam nói thế mà. Nhưng câu già trái non hột cũng có vẻ đúng với ngữ cảnh này, tuy nhã hơn nhưng y vẫn thích câu đầu vì nó rất thật, và sinh động và lại nói đến con người!
Còn nhiều câu như ăn cháo đá bát và ăn cháo đái bát
Rồi thì "mất lòng trước, được lòng sau", "mất lòng trước hơn được lòng sau"
Thế đã, y lại phải đi ăn cỗ, ngoài kia lợn đã kêu eng éc
Rỗi thì edit tý không thì thôi
Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015
Khách đến chơi nhà
Với 1 trong 14 Đại tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà y đã từng chụp ảnh cùng

Nhà có khách!Ngày xưa khi nhà có khách, nếu là khách phương xa thể nào bố cũng mổ gà khoản đãi, phần của y không thể không là chiếc còng gà để nguyên to như cái dùi đục, ăn no cả ngày. Thích nhất là có quà và ngồi cạnh bố hay quanh quất đâu đó hóng như cho hóng tát ao.
Khách sơ hay mấy ông láng giềng thì giáo làng Chiềng cũng loanh quanh chân bố có khi nghe lỏm câu chuyện của bố và khách rồi kể với lũ trẻ hàng xóm như bố tao sắp đi công tác tận Hải Dương (Hồi ấy nghe đi ra khỏi làng Chiềng đã là xa lắm lắm), ngày mai bố tao sẽ dự giờ lớp 7A cô Định chủ nhiệm... nhưng cũng có khi nghe... chả để làm gì.
Cuộc sống đầy đủ vật chất, tình cảm như cái gì đó cũng xói mòn, trơ lỳ cả
Hôm nay giáo làng Chiềng lại thấy có khách, mà cũng là khách hàng xóm, ông Xi Jinping (Tập Cận Bình)
Y cũng lại loanh quanh đâu đó hóng chuyện như những ngày thơ ấu thưở nào, nhưng mà giống như hồi còn bé khi bố có khách hàng xóm...cũng loanh quanh và cũng có khi nghe...chả để làm gì.
Hu hu, nghe tin môn lịch sử bị khai tử, vậy là nồi cơm của giáo làng Chiềng bị đập bẹp rồi, biết lấy gì ăn bây giờ?
Khách đang nói chuyện đâu như 20 phút, y thì hình như hơi lơ đễnh, không còn thích thú như hồi bé nữa
Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015
Vài lời nhăng nhít lúc đầu đông
Tiết trời chớm đông se lạnh, dù còn một chủ nhật nữa mới tới lập Đông mà như đã đông lâu lắm rồi, nhớ mỗi chiều chăn trâu buốt giá, phải đốt rơm xua tan hơi lạnh trong tấm áo cũ sờn. Mới đó mà đãtrên 30 năm rồi. Nhơs con trâu mộng già bụng báng, bạn đồng hành suốt thời thơ ấu của y.
Ngót 30 năm tha phương cầu thực, dù cái ăn không phải lo nữa nhưng cái nghèo vẫn nhũng nhẵng bám đuôi. Làng Chiềng thế đất hình con rùa, phải chăng người làng Chiềng có cố gắng mấy cũng không trở thành thỏ được?
Ngày đầu tháng 11, tháng có ngày giỗ nghề! Tháng áp chót nhưng chưa phải tháng tận ngày cùng. Tháng của mùa màng mới xong, no đủ phủ phê, tháng sắp có ngay sinh của giáo làng Chiềng. Tháng thường chẳng có hứa hẹn gì mới. Mới đó mà đã nhiều tháng 11 qua đi khi lúc bé y hay lấy phấn vẽ lên cột điện qua làng và đầy cột nhà cột chuồng trâu.
Tháng của những lời nhăng nhít!
Ngoài kia, đình làng còn dư âm của tháng chia phần, của việc làng
Thôi, giáo làng Chiềng chuẩn bị đi hội!
Ngót 30 năm tha phương cầu thực, dù cái ăn không phải lo nữa nhưng cái nghèo vẫn nhũng nhẵng bám đuôi. Làng Chiềng thế đất hình con rùa, phải chăng người làng Chiềng có cố gắng mấy cũng không trở thành thỏ được?
Ngày đầu tháng 11, tháng có ngày giỗ nghề! Tháng áp chót nhưng chưa phải tháng tận ngày cùng. Tháng của mùa màng mới xong, no đủ phủ phê, tháng sắp có ngay sinh của giáo làng Chiềng. Tháng thường chẳng có hứa hẹn gì mới. Mới đó mà đã nhiều tháng 11 qua đi khi lúc bé y hay lấy phấn vẽ lên cột điện qua làng và đầy cột nhà cột chuồng trâu.
Tháng của những lời nhăng nhít!
Ngoài kia, đình làng còn dư âm của tháng chia phần, của việc làng
Thôi, giáo làng Chiềng chuẩn bị đi hội!
Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015
No title
"Vào cửa quan không có lối nói bằng nước dãi" câu ấy giờ lại đúng hơn cả ngày xưa. Việc mua quan bán tước, mặc cả, dàn xếp, đổi chác sôi động, khốc liệt hơn xưa nhưng nguy hiểm hơn xưa là ai cũng biết nhưng không ai chỉ ra được vì...không có bằng chứng (điển hình là việc chạy công chức, viên chức). Xưa thì chức tước mua được ở làng thì chỉ được cái danh và ngồi cỗ nhất chứ không được điều hành đốc sưu, đốc lính, hộ đê, xử kiện gì cả, nay thì mua được chức là nghiễm nhiên thay trời trị dân, hỏi sao dân không khổ. Đi đâu cũng thấy thì thụt chạy chọt, leo trèo hòng vun vén cá nhân, vinh thân phì gia, lợi ích cục bộ. Chán vãi!
Ấy là mạng nói thế nhá, chứ không phải cháu, he he
Bao giờ mới lập lại được trật tự kỷ cương, phép nước khi người ngay phải sợ kẻ gian tà và Công Lý chỉ là một tay diễn viên hài? Bao giờ cho đến tháng Mười?
P/s Giáo làng Chiềng cũng là dân đây, liệu hồn nhé!
Ấy là mạng nói thế nhá, chứ không phải cháu, he he
Bao giờ mới lập lại được trật tự kỷ cương, phép nước khi người ngay phải sợ kẻ gian tà và Công Lý chỉ là một tay diễn viên hài? Bao giờ cho đến tháng Mười?
P/s Giáo làng Chiềng cũng là dân đây, liệu hồn nhé!
Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015
Bao giờ cho đến tháng Mười
Tháng Mười rồi đấy
Dẫu chỉ là tháng 10 tây lịch, nhưng đã thấy không khí mùa gặt khắp nơi, mùa no đủ, mùa của ước vọng ngàn đời của cha ông cụ kỵ nhà y, thành phần bần nông, bản thân phụ thuộc
Thì đây:
"Bao giờ cho đến tháng Mười
Bát cơm đầy ắp, con cá chuồi nằm ngang"
Nhưng giờ người ta nhớ đến tên một bộ phim thời tiền đổi mới hơn câu ca dao này
Tháng no đủ thì đi chơi thôi
Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Lên chùa giờ không vất vả, 200 ngàn (15 kg gạo) là có 5 phút vi vu trên ngọn cánh rừng thẳng tới chùa không mất một giọt mồ hôi
Đại lão mộc Thông mã vĩ 1500 năm tuổi
Cáp treo Tây Thiên
Được tỉnh chủ nhà mời vào nhà hát nhớn xem hát
Và trở lại làng Chiềng với cái máng lợn sứt mẻ
Dẫu chỉ là tháng 10 tây lịch, nhưng đã thấy không khí mùa gặt khắp nơi, mùa no đủ, mùa của ước vọng ngàn đời của cha ông cụ kỵ nhà y, thành phần bần nông, bản thân phụ thuộc
Thì đây:
"Bao giờ cho đến tháng Mười
Bát cơm đầy ắp, con cá chuồi nằm ngang"
Nhưng giờ người ta nhớ đến tên một bộ phim thời tiền đổi mới hơn câu ca dao này
Tháng no đủ thì đi chơi thôi
Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Lên chùa giờ không vất vả, 200 ngàn (15 kg gạo) là có 5 phút vi vu trên ngọn cánh rừng thẳng tới chùa không mất một giọt mồ hôi
Đại lão mộc Thông mã vĩ 1500 năm tuổi
Cáp treo Tây Thiên
Được tỉnh chủ nhà mời vào nhà hát nhớn xem hát
Và trở lại làng Chiềng với cái máng lợn sứt mẻ
Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015
Làm chùa, tạc tượng, đúc chuông
Làm chùa, tạc tượng, đúc chuông
Ba công đức ấy thập phương nên làm
Dân gian bảo vậy
Chiều ngày 20/9/2015 tức 08/8 Ất Mùi, năm 2559 Phật lịch, Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn đã làm lễ An vị Long cốt cất nóc và đúc chuông chùa Tân Thanh (500kg) tại xã Tân Thanh, Văn Lãng.
Thời tiết đẹp, nắng to, khi bắt đầu làm lễ thì trời bỗng râm mát có lắc rắc vài hạt mưa, quan khách, tăng ni phật tử bốn phương hoan hỷ về dự và cung tiến rất đông. Nghi lễ ngắn gọn, không có diễn văn rất dài dòng như thường thấy ngoài đời. Phận tụng kinh niệm phật cũng không dài, trước đó đã có làm lễ phía dưới chùa tạm.
Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Trưởng Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn và các vị quan khách của tỉnh làm lễ an vị Long cốt cất nóc chùa Tân Thanh hồi 15h06' 20/9/2015
Lễ đúc chuông
Quan khách và tăng ni phật tử dự lễ
Quang cảnh sau buổi lễ
Mỗi người góp một viên ngói xây chùa
Kinh nhà Phật
Ba công đức ấy thập phương nên làm
Dân gian bảo vậy
Chiều ngày 20/9/2015 tức 08/8 Ất Mùi, năm 2559 Phật lịch, Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn đã làm lễ An vị Long cốt cất nóc và đúc chuông chùa Tân Thanh (500kg) tại xã Tân Thanh, Văn Lãng.
Thời tiết đẹp, nắng to, khi bắt đầu làm lễ thì trời bỗng râm mát có lắc rắc vài hạt mưa, quan khách, tăng ni phật tử bốn phương hoan hỷ về dự và cung tiến rất đông. Nghi lễ ngắn gọn, không có diễn văn rất dài dòng như thường thấy ngoài đời. Phận tụng kinh niệm phật cũng không dài, trước đó đã có làm lễ phía dưới chùa tạm.
Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Trưởng Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn và các vị quan khách của tỉnh làm lễ an vị Long cốt cất nóc chùa Tân Thanh hồi 15h06' 20/9/2015
Lễ đúc chuông
Quan khách và tăng ni phật tử dự lễ
Quang cảnh sau buổi lễ
Kinh nhà Phật
Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015
Một phần tư thế kỷ
Đời người tưởng dài nhưng hóa ra ngắn
Chớp mắt đã 1/4 thế kỷ
Thời gian tưởng là ngắn nhưng so với đời người hóa ra dài lặc lè...
Gần 25 năm kể từ lần thứ hai trong đời đặt chân đến Bãi Cháy ngày 04/8/1982, khi bà con làng Chiềng vừa cấy xong vụ hè thu trên những khoảnh ruộng cuối cùng.
Tiếc là giáo làng Chiềng không giữ được cái ảnh năm đó
Nhưng 1990 thì y giữ được
Khi đó y là sinh viên năm thứ 2 giáo học, đầu bù răng bựa và đói thối mồm, bụng dính vào lưng, tay xương xảu như mô hình trong phòng thí nghiệm, dép lê tổ ong thần thánh, áo xanh trứng sáo và chiếc đồng hồ POLJOT, niềm mơ ước của nhiều giáo sinh khi lên bục giảng thỉnh thoảng giơ tay liếc đồng hồ tránh bị cháy giáo án, dù rằng vài hôm nó lại giở chứng nghỉ giải lao một lần. Đi du lịch theo Đoàn TNCSHCM của trường ĐHSP(Có tý chức sắc trong lớp, he he) chứ y làm chó gì có tiền, bọn nhà quê ra tỉnh đa phần là lũ bần nông chốc mép nhưng sáng lý lịch và tự hào .
Trong ảnh y đứng ở cầu tàu, sau lưng là phà Bãi Cháy, với những cánh buồm nâu xa xa (Mấy cái đã buông neo, hạ buồm chỉ còn thất các cột buồm. Chạy bằng sức gió chả tốn kém lại thân thiện môi trường sao giờ lại bỏ hết nhỉ?)
Và 25 năm sau thì nó như thế này đây, vật đổi sao rời, y vẫn đứng chỗ đó. Chỗ phà Bãi Cháy nay đã có cầu Bãi Cháy dây văng to đẹp cũng nhất nhì gì đó (Y nghe quá trình xây dựng và sử dụng cây cầu này kể lại cũng được vài entry nhẽ hay ho phết), cánh buồm nâu nay chỉ thấy trong thơ ca và ký ức của những người già. Trước kia dân thiếu ăn không vui chơi tắm táp, giờ sau lưng y đầy người dù rằng nước chỗ đó thì bẩn thôi rồi, xa xa phố xá dày đặc hơn xưa. Già và đậm đà, có vẻ không đói nữa, dáng đứng thẳng hơn, hai tay đút túi quần thong dong, không tạo dáng hình đất nước chữ S như trước nữa, tóc tai gọn ghẽ do thời gian, tuổi tác bào mòn, răng không bựa nhưng là đồ giả đến 1/10, túi áo ngực có thêm cây bút bi Thiên Long giá 3,5 ngàn Việt Nam đồng, y đã sắm được giầy tây để biện sau hơn hai mươi năm ra trường, hình như có tý sự tử tế hơn, ít nhất là dáng vẻ bề ngoài.
Chớp mắt đã 1/4 thế kỷ
Thời gian tưởng là ngắn nhưng so với đời người hóa ra dài lặc lè...
Gần 25 năm kể từ lần thứ hai trong đời đặt chân đến Bãi Cháy ngày 04/8/1982, khi bà con làng Chiềng vừa cấy xong vụ hè thu trên những khoảnh ruộng cuối cùng.
Tiếc là giáo làng Chiềng không giữ được cái ảnh năm đó
Nhưng 1990 thì y giữ được
Khi đó y là sinh viên năm thứ 2 giáo học, đầu bù răng bựa và đói thối mồm, bụng dính vào lưng, tay xương xảu như mô hình trong phòng thí nghiệm, dép lê tổ ong thần thánh, áo xanh trứng sáo và chiếc đồng hồ POLJOT, niềm mơ ước của nhiều giáo sinh khi lên bục giảng thỉnh thoảng giơ tay liếc đồng hồ tránh bị cháy giáo án, dù rằng vài hôm nó lại giở chứng nghỉ giải lao một lần. Đi du lịch theo Đoàn TNCSHCM của trường ĐHSP(Có tý chức sắc trong lớp, he he) chứ y làm chó gì có tiền, bọn nhà quê ra tỉnh đa phần là lũ bần nông chốc mép nhưng sáng lý lịch và tự hào .
Trong ảnh y đứng ở cầu tàu, sau lưng là phà Bãi Cháy, với những cánh buồm nâu xa xa (Mấy cái đã buông neo, hạ buồm chỉ còn thất các cột buồm. Chạy bằng sức gió chả tốn kém lại thân thiện môi trường sao giờ lại bỏ hết nhỉ?)
Và 25 năm sau thì nó như thế này đây, vật đổi sao rời, y vẫn đứng chỗ đó. Chỗ phà Bãi Cháy nay đã có cầu Bãi Cháy dây văng to đẹp cũng nhất nhì gì đó (Y nghe quá trình xây dựng và sử dụng cây cầu này kể lại cũng được vài entry nhẽ hay ho phết), cánh buồm nâu nay chỉ thấy trong thơ ca và ký ức của những người già. Trước kia dân thiếu ăn không vui chơi tắm táp, giờ sau lưng y đầy người dù rằng nước chỗ đó thì bẩn thôi rồi, xa xa phố xá dày đặc hơn xưa. Già và đậm đà, có vẻ không đói nữa, dáng đứng thẳng hơn, hai tay đút túi quần thong dong, không tạo dáng hình đất nước chữ S như trước nữa, tóc tai gọn ghẽ do thời gian, tuổi tác bào mòn, răng không bựa nhưng là đồ giả đến 1/10, túi áo ngực có thêm cây bút bi Thiên Long giá 3,5 ngàn Việt Nam đồng, y đã sắm được giầy tây để biện sau hơn hai mươi năm ra trường, hình như có tý sự tử tế hơn, ít nhất là dáng vẻ bề ngoài.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)