Người theo dõi

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

The Mermaid (Mỹ nhân ngư)

CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN.


Đến thủ đô Wellington thiết nghĩ nam thanh, nữ tú cũng nên đến The Mermaid (Mỹ nhân ngư) ở 73 Courtenay Place một lần cho biết, gọi là "phố đèn đỏ" cũng được vì đó là quán bar chỉ dành cho người trên 18 tuổi.
Y không đi (he he) nhưng có nghe bọn chúng đi về kể thế này: Mở ngoặc kép, hai chấm:
"Người ta đến đó để massage, uống bia, xem múa cột và sex.
Vào cửa phải xếp hàng, nếu nghi ngờ bạn chưa đủ tuổi thì bảo vệ to như hộ pháp sẽ hỏi bạn căn cước hay passport nếu bạn là người nước ngoài.
Vé vào cửa xem múa cột (dĩ nhiên là chỉ múa cột không thôi thì về nhà bảo mẹ đĩ nó múa cho mà xem còn dẻo hơn nhiều, khỏi bay hàng vạn cây số sang đấy làm gì) là 20$/người
Giá đồ uống là 10$ cho 1 chai bia volume 330ml đồng hạng. Bạn sẽ phải mua thêm 10 hay bao nhiêu tùy ý loại "tiền" của nhà hàng để thưởng cho các vũ nữ mỹ nhân ngư như cái tên của quán với mệnh giá 2 đến 3 $ tương đương tiền thật. Nếu bạn mua bia (nên nhớ là bên đó tiền trao cháo mới múc - đưa tiền đây thì có bia uống không thì há mõm mà xem ...suông) mà đưa thừa tiền thì tiền thối lại sẽ là tiền của nhà hàng để "bo" thôi. Tiền ấy không tiêu thì ra khỏi nhà hàng chỉ có vứt vì nó toàn kẹp vào chỗ ấy, chẳng nhà sưu tầm nào lại lấy về làm kỷ niệm cả.
Trong tiếng nhạc chát chúa cùng ánh sáng xanh đỏ mờ ảo cùng các bộ phim sex nhẹ, các vũ nữ 5 châu đủ màu da uốn éo lên xuống cột nhanh và cắc cớ như mèo đuổi chuột, các trang phục vốn đã nghèo nàn được rơi vãi dần cho đến khi chỉ còn dải băng ở đùi để nhét tiền thưởng. Các nàng cứ trong trang phục Eva đến từng bàn mà nhận tiền thưởng trong tiếng hú hét nhưng tuyệt nhiên không thấy ai đụng chạm vào "hàng" cả, không rõ do quy định, do tập quán hay do mấy tay hộ pháp đứng bên ngoài cửa luôn dòm vào.
Chỗ VIP thì múa gần hơn và tất nhiên giá cao hơn, quyền lợi gì hơn nữa thùi không biết, trong khu vực phòng múa cũng có nhà tắm lộ thiên bằng kính để các em lao động xong ra tắm nhưng thực chất cũng là để show hàng. Và...vì công khai nên những người xem cũng bình tĩnh lắm bởi bọn 18 years trở xuống bị cấm tiệt rồi. Bọn hung hăng chắc chọn chỗi khác, còn toàn thằng già và thằng đi xem một lần cho biết. Chỗ cầu tháng lên tầng 2 phía ngoài là khu vực massage. qua cửa là vé 5$, vào đó tính tiếp!
Lối lên cầu thang phía trong có chữ SEX UPSTAIR!" Hết trích dẫn.
 Thằng ngu nhất tiếng Anh cũng biết đó là gì còn trên đó có gì thì cái thằng đi về lại không kể nên không kể được ở đây, tiếc thật. Chẹp... chẹp...
Còn chỗ này là cửa hàng Peach & cream trên phố đi bộ thì mình vào rồi, chả có gì, cũng giống cửa hàng sextoy bên Nanning - Guangxi hay cửa hàng di động bí mật trên Tân Thanh thôi có khác chăng là có các loại ấn phẩm kể 365 tư thế hay 100 kiểu này nọ.
Năm mới, vô công rồi nghề ngồi gõ lại "mua vui cũng được một vài trống canh"!

Đây là phố mua sắm đi bộ, Peach & cream nằm trên phố này và Courternay Palace cũng gần đây. (+6443850552)

Hiển thị photo 3.JPG



Súng ống và các loại vũ khí tối tân bán tại Peach & cream (mỗ thu nhỏ ảnh lại tý tẹo cho có vẻ lịch sự)








Túi du lịch "hàng khủng" trên phố Wilis (Có vẻ không liên quan gì nhỉ???)


Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Đại học Victoria

Rồi cuối cùng thì gã cũng được đặt chân đến trường Tây cả nghĩa đen và nghĩa bóng, đến học đàng hoàng chứ không chỉ là đi qua.

"Sinh viên" Victoria University of Wellington - New Zealand




Tòa nhà Chính phủ Government Buiding nay trở thành tòa nhà của Victoria University có 4 tầng, giữ nguyên kiến trúc cũ qua các lần sửa chữa. Tòa nhà có các hội trường, phòng học với các trang thiết bị như máy tính, projector. Lớp tôi học chứa được 28 SV, kê bàn theo kiểu chữ U.



Đại học Victoria nhìn từ phố Lambton Quay.




Government Buiding




Sân trường




Ngồi học nghiêm túc






Thầy Rob Laking và thông ngôn Kim Chi trong phần nhập môn




Y nhận chứng chỉ trong ngày bế mạc 09/12/2011 từ tay Professor Peter Hughes, Head of school of government Victoria University of Wellington



Tạm biệt ĐH Victoria




Tổ 9E chụp ảnh lưu niệm



Chụp ảnh lưu niệm với Jeff Ashford Manager - Victoria Proffessional and Executive Development Programme


Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Kia ora!

KIA ORA!
Kia ora là câu chào khi gặp nhau của người New Zealand, giống như hello, xin chào, nỉ hảo, bông - dua...vậy, người New Zealand nói tiếng Anh, có lẽ kia ora là tiếng của thổ dân Mãori. Đó là khi mình vào buổi học đầu tiên ở Đại học tổng hợp Victoria, Wellington được thầy giáo nói, nhưng thực ra đã xem trên một cuốn họa báo có tên KIA ORA trên máy bay của hãng hàng không Air New Zealand rồi.

Lối vào phòng domestic transit, phía sau là nhân viên nhà tàu





Phòng chờ ở phi trường Auckland (Với ông Lái Cân)



Xe bus sạch bóng và trang trí rất thân thiện với môi trường, Bên này là thuộc địa của Anh nên giao thông theo luật Anh, đi bên trái, tay lái xe bên phải. Tài xế rất già so với ở ta, thi thoảng mới nghe thấy tiếng còi trên đường. Xe bus và cable car hình thức khá giống nhau có 3 trục, trục giữa là bánh kép, 2 trục hai đầu là bánh đơn, tất nhiên là trục giữa và trục sau sát nhau. Không thấy loại xe dài có hai toa hay hai tầng như ở Bắc Kinh. Xe có hai cửa lên xuống hầu hết khách không phải đứng do xe rộng và mật độ xe dày đặc, dĩ nhiên không phải lo nạn móc túi, cướp giật.





Lúc này mới là 27/11 nhưng không khí Noel đã bắt đầu ở các nhà hàng McDonald's. Người New Zealand họ ăn bánh mì thịt, pho mát không dùng đũa và tăm để xỉa răng. Lại nhớ mấy bà Maori dọn phòng thấy bác Lái Cân nhà ta ngậm tăm khi nói chuyện với họ lại ngậm hẳn que tăm vào mồm làm cho họ sợ rú lên như thể bác ta sắp tự tử vậy. ke ke!



Bảng giá trên quầy ghi rõ giá một tô (phở) Seafood of chicken Lacka Noodle soup và Seafood Tom Yum  Noodle soup đều có giá 16,50 NZ$, quy ra tiền ta cũng không hề rẻ đâu nhỉ. Vừa rồi thấy báo chí nện thịt bò Kobe nên thấy thịt bò New Zealand là nhất, có điều không thể mang về được.



Boardingpass của y lên máy bay ở Auckland đi Wellington





Lên tàu bay tiến về thủ đô Welington, phía trước là gã IT của TTTH




Các nữ lão tiếp viên của Air New Zealand, chu đáo niềm nở nhưng không mát mắt như các em tiếp viên của VNA hay một số hãng châu Á khác có lẽ do dân số của New Zealand, già và ít (>4,2 triệu dân) nên khó tìm, hơn nữa đây là nghề vất vả và nguy hiểm chứ không hề được quan niệm là nghề hot hay thời thượng nên không có các tiếp viên trẻ. Ra đường người ta đi hối hả nhưng khi qua đường hay lên xe lại rất từ tốn trật tự không có chen lấn. New Zealand, dân số già, người trẻ rất ít. Ở Văn phòng hạ viện có người đưa thư (văn thư) nay đã 77 tuổi. họ không có quy định tuổi nghỉ hưu vì quy định như ta thì chức không có đủ người để làm việc.




Không biết ông này có phải người Ả rập không nhỉ?




Dọc phố có các quán ăn nhưng họ ăn rất nhanh, đứa nào ăn thì tự trả tiền, ăn xong có uống nhưng cà phê và trà của họ nhạt. Wifi bên đó các quán cà phê, khách sạn đều có nhưng phải trả tiền thì mới có thể truy cập (Sẽ được cung cấp password) mà giá cũng không hề rẻ so với ta. Dù sao thì ở ta quen rồi vẫn thấy sướng hơn nhiều.

Một quán ăn buổi sáng lưu động, nhưng cả tuần vẫn thấy cố định trên phố Terrace




Quán bia trên phố đi bộ




Uống bia chỉ có bia, không có "mồi nhậu", thanh toán trước khi lấy bia mà là quẹt thẻ chứ không lấy tiền mặt. Giá 7 $/cốc, các bác nghiện bia nói là "nhạt hơn nước đái bò". Quán này ở đầu đường Wilis