Xem trên màn hình hiển thị hành trình của máy bay thì lúc này là đang
trên bầu trời nước Australia. Bình minh vừa ló rạng nhưng là nửa đêm bên
nhà, mình vừa chợp mắt một lúc trời đã sáng, thì ra lệch múi giờ, họ đi
trước mình 6 tiếng. New Zealand là đất nước nhìn thấy bình minh sớm
nhất trên trái đất đấy.
Ngó
qua cửa sổ thấy bồng bềnh mây trắng. Y ngồi số 32 A sát cửa sổ và ngay
sau khoang thương gia. Nhớ hồi năm nọ đi sân bay Cam Ranh ngồi ghế số
18, khi về kể chuyện, ông cọc chèo đánh ngay con đề thế là trúng, hôm ấy
quên mất không nhắn cho ông ấy để làm con "bạch thủ" kiếm cái xe hơi
coi chơi! he he.
Đất nước New Zealand hiện dần ra bên cửa sổ máy bay Boeing 777
Bắt đầu vào thành phố Auckland, thành phố đông vui sầm uất nhất New Zealand với hơn 1,3 triệu dân.
Đồng cỏ và nông trang, phía xa xa là biển
Ra
khỏi tàu bay, y làm ngay kiểu ảnh lưu niệm(Chiếc áo kẻ màu hồng mà y
đang mặc sau này cũng bị bỏ lại sân bay Auckland, nguyên nhân sẽ kể sau)
Có lẽ đất nước này nhiều điện nên hàng ngày sử dụng các thiết bị chủ yếu bằng điện
Phong điện chi chít bên bờ biển. Gã
New Zealander râu xồm, quần short ngồi bên cạnh nghiêng người cho y
chụp ảnh những chiếc quạt gió, gã có vẻ như rất thích chiếc lô gô
Olimpic y đeo trên ngực, hỏi rằng có phải cờ Việt Nam không? Y giải
thích ý nghĩa cho gã và không quên tặng gã trước khi rời máy bay, gã rất
thích và cảm ơn rối rít.
Giá treo khăn trong nhà tắm kiêm luôn máy sấy, trong nhà còn có máy sấy, máy sưởi điện nên quần áo giặt xong cho vào sấy khô ngay không cần treo ra ban công
Máy sấy, sưởi ở trong phòng
Các tòa nhà công sở về đêm sáng trưng dù vắng bóng người
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011
Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011
Đón Sinh nhật ở New Zealand
Cũng có
nhiều lần mình không đón sinh nhật ở nhà nhưng lần này thì lại đón sinh
nhật ở thủ đô của New Zealand, thật là thú vị. Gần trùng với ngày sinh
của bác Trưởng Đoàn công tác và cuộc liên hoan toàn đoàn kiêm luôn sinh
nhật chung của hai anh em rất vui vẻ có đủ các món ăn tây và ta cùng
rượu mạnh, bia, vang nho New Zealand. Ngồi được một lúc chừng19h00' (Lúc
này mặt trời còn trên cao) thì chứng kiến một trận động đất, nhà rung
lắc, cửa kính rung bần bật, cốc chén xô nghiêng chừng nửa phút. Hôm sau
nghe phía bạn nói mới biết trận động đất ấy 6,5 độ rich-te nhưng vì hàng
năm có vài ngàn trận động đất nên chỉ có những trận động đất từ 7,5 độ
rich-te trở lên thì mới thông báo, cảnh báo. Lúc này mới hiểu vì sao vật liệu làm vách ngăn trong căn hộ mình đang ở lại nhẹ và chắc như vậy
Hôm 08/12 đang làm việc với Văn phòng tư vấn lập pháp của nghị viện trên số 1 Terrace cũng chứng kiến thêm một trận nữa 4,5 độ rich-te. Hồi tháng 2 đầu năm nay một trận động đất lớn xảy ra ở thành phố B. Pác Cơ đã khiến gần 200 người thiệt mạng.
Từ sáng cả bọn (Cũng phải cỡ 9h, vì bên đó làm việc từ 9h đến 12h trưa, chiều từ 13h30 đến 16h30, 17h là đường phố đã vắng tanh như bên ta ngày 1 tết vậy, các cửa hàng trên phố đều đóng cửa nghỉ) đã đi chợ nông sản ở cuối phố Willis, nối với Lambton Quay. Chợ này chỉ họp sáng Chủ Nhật và mới xuất hiện cách đây vài năm do các nông dân mang nông sản của mình từ các nông trại trên các xe tải đến bán, người dân ở đây chỉ quen mua sắm ở các siêu thị, giá cả cũng rẻ bằng 2/3 siêu thị nhưng cũng đều có nhãn mác, giá cả. Chợ không rộng lắm nhưng gọn gàng ngăn nắp không ồn ào, chen lấn, không có rác. Người dân đánh xe hơi đến chợ, lựa đồ mua cho cả tuần trên xe đẩy rồi mang ra xe hơi của mình ở bãi đỗ trên phố hoặc phía sau chợ.
Cá hồi, thịt cừu, xúc xích ...cùng vang nho đã sẵn sàng
Cận cảnh...
Cùng nâng cốc chúc mừng
Một thành viên Đoàn nâng ly chúc mừng sinh nhật của Y (04/12)
Một thành viên khác tặng quà sinh nhật cho Y bằng tờ 2 US$ may mắn có sự chứng kiến của 4 thành viên khác. Chắc năm nay Y may mắn lắm đây. Một chai Chivas 12 đã ngã, một chai Vodka Danzka cũng sắp sửa khai nút! Phía bếp mấy chị em vẫn đang tất bật. Khà khà...
Nhân Noel hôm nay mời các bạn xem một loại cây mình cũng không rõ tên nhưng được trồng phổ biến trên đường phố Wellington được bạn giới thiệu là thay cho cây thông Noel, cây có hoa đỏ cũng rất đẹp, tán rộng như cây bằng lăng bên ta nhưng lá nhỏ hơn.
Cây trước New world, siêu thị - hệ thống bán lẻ lớn phổ biến ở NZ
Thủ đô nhỏ có trên 300 ngàn dân nhưng cứ đi một đoạn lại bắt gặp siêu thị, mua sắm tấp nập. (Không có chợ cóc vỉa hè)
Hôm 08/12 đang làm việc với Văn phòng tư vấn lập pháp của nghị viện trên số 1 Terrace cũng chứng kiến thêm một trận nữa 4,5 độ rich-te. Hồi tháng 2 đầu năm nay một trận động đất lớn xảy ra ở thành phố B. Pác Cơ đã khiến gần 200 người thiệt mạng.
Từ sáng cả bọn (Cũng phải cỡ 9h, vì bên đó làm việc từ 9h đến 12h trưa, chiều từ 13h30 đến 16h30, 17h là đường phố đã vắng tanh như bên ta ngày 1 tết vậy, các cửa hàng trên phố đều đóng cửa nghỉ) đã đi chợ nông sản ở cuối phố Willis, nối với Lambton Quay. Chợ này chỉ họp sáng Chủ Nhật và mới xuất hiện cách đây vài năm do các nông dân mang nông sản của mình từ các nông trại trên các xe tải đến bán, người dân ở đây chỉ quen mua sắm ở các siêu thị, giá cả cũng rẻ bằng 2/3 siêu thị nhưng cũng đều có nhãn mác, giá cả. Chợ không rộng lắm nhưng gọn gàng ngăn nắp không ồn ào, chen lấn, không có rác. Người dân đánh xe hơi đến chợ, lựa đồ mua cho cả tuần trên xe đẩy rồi mang ra xe hơi của mình ở bãi đỗ trên phố hoặc phía sau chợ.
Cá hồi, thịt cừu, xúc xích ...cùng vang nho đã sẵn sàng
Cận cảnh...
Cùng nâng cốc chúc mừng
Một thành viên Đoàn nâng ly chúc mừng sinh nhật của Y (04/12)
Một thành viên khác tặng quà sinh nhật cho Y bằng tờ 2 US$ may mắn có sự chứng kiến của 4 thành viên khác. Chắc năm nay Y may mắn lắm đây. Một chai Chivas 12 đã ngã, một chai Vodka Danzka cũng sắp sửa khai nút! Phía bếp mấy chị em vẫn đang tất bật. Khà khà...
Nhân Noel hôm nay mời các bạn xem một loại cây mình cũng không rõ tên nhưng được trồng phổ biến trên đường phố Wellington được bạn giới thiệu là thay cho cây thông Noel, cây có hoa đỏ cũng rất đẹp, tán rộng như cây bằng lăng bên ta nhưng lá nhỏ hơn.
Cây trước New world, siêu thị - hệ thống bán lẻ lớn phổ biến ở NZ
Thủ đô nhỏ có trên 300 ngàn dân nhưng cứ đi một đoạn lại bắt gặp siêu thị, mua sắm tấp nập. (Không có chợ cóc vỉa hè)
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011
New Zealand (Tân Tây Lan)
Sau một số trục trặc nhỏ hơi buồn về thủ tục, nhưng rồi cuối cùng thì
mình cũng vượt qua và cầm trong tay tấm visa đi New Zealand.
Một đất nước mà mình cũng ít nghe tới ở tít tây nam Thái Bình Dương, chỉ biết là có đội bóng đá và con chim Kiwi, có động đất và núi lửa.
Diện tích 270.534 km2 nhưng dân số chỉ có 4.252.277 người
Thủ đô của New Zealand là Wellington ở phái nam của đảo Bắc (New Zealand có 2 đảo chính là đảo Bắc và đảo Nam) cách TP Auckland khoảng trên 1 giờ bay. Auckland là thành phố phía bắc sầm uất với trên 1,3 triệu dân với sân bay quốc tế lớn, còn thủ đô Wellington xinh đẹp bên bờ vịnh Ontarial chỉ có trên 300 ngàn dân.
Tiền của New Zealand là Đô la New Zealand (New Zealand dollar)
Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 27.259 USD, còn thu nhập bình quân của người dân thủ đô là khoảng 50.000 NZD, 1 USD = 1,3 NZD
Thời tiết ở New Zealand mùa này bắt đầu vào mùa hề nên khá dễ chịu không nóng lắm (26 độ) cũng không lạnh trời nắng và gió do ở bên cạnh bờ biển. Bạn cảnh báo nắng gắt ở đây rất không tốt cho da nên không được tắm nắng nhiều. Bạn giàu tài nguyên thiên nhiên, nhiều đồng có; trên bốn triệu dân sở hữu trên 10 triệu con cừu. Các sản phẩm về cừu, bò, cá như da cừu, len cừu, kem dưỡng da làm từ sữa cừu, thịt cừu, dầu cá, sữa ong chúa, sữa bò, mật ong...đều rất nổi tiếng và rất tốt.
Ông đại sứ ta bên New Zealand nói mọi thứ sản phẩm kể trên đều tốt và thật rất đáng mua (Tuy nhiên hành lý đi máy bay lại rất hạn chế trọng lượng, mà các sản phẩm đó lại phải gửi không được xách tay)
9h00' ngày 26/11, cả Đoàn rời sân bay Nội Bài khởi hành đi Bangkok, Thái Lan transit qua Auckland
Các nữ tiếp viên hàng không Thái Lan
Di chuyển trên băng chuyền đến nơi làm thủ tục transit cũng mất hàng cây số trong nhà ga (Madam trong ảnh là nữ thông ngôn của Đoàn)
Vì mua vé không phải hạng thương gia nên 5 tiềng chờ đợi đành phải theo cách truyền thống của y khi còn chăn trâu vẫn nằm trên đống rơm lúc ở nhà (Thế là tốt rồi, đòi hỏi giề???)
Kiến trúc đặc trưng của sân bay BangKoc, mềm mại, nhẹ nhàng nhưng cũng rất đồ sộ trong cái ống đó là những tòa nhà 4 tầng.
An ninh sân bay làm chặt nhất trong 4 sân bay trên hành trình Hà Nội - BangKoc - Auckland - Wellington. Bắt cởi áo khoác, giầy, thắt lưng để qua máy soi rất kỹ sau đó lại khám thủ công. Nhiều đồ vật trong hành lý xách tay qua các sân bay khác nhưng đến BangKoc bị vứt lại hoặc kiểm tra rất kỹ.
Những giò hoa lan đẹp tuyệt vời ở phòng chờ cách ly ở sân bay
Khổ cho những ai nghiện thuốc lá, đâu đâu cũng cấm; nơi cho phép hút thì chật hẹp 8 người một buồng rất nhỏ và gần rest room. May mà mình không nghiện thuốc lá.
9h00' tối sau khi chờ vạ vật chán chê ở sân bay BangKoc, máy bay Boeing 777 của hàng không Thái Lan bò ra đường băng chuẩn bị cất cánh cho hành trình hơn 10 tiếng đồng hồ đến Auckland, một thành phố lớn phía Bắc New Zealand. Mình kiếm được ghế áp cửa sổ trên cánh máy bay nên thỏa sức quan sát và chụp ảnh.
Chim Kiwi, biểu tượng của đất nước New Zealand. Lúc về có anh nói vui, Đoàn đi New Zealand về nên lập hội Maphia kiwi để gặp gỡ hàng năm.
Lá cây Dương xỉ cũng là một biểu tượng của đảo quốc này
Một đất nước mà mình cũng ít nghe tới ở tít tây nam Thái Bình Dương, chỉ biết là có đội bóng đá và con chim Kiwi, có động đất và núi lửa.
Diện tích 270.534 km2 nhưng dân số chỉ có 4.252.277 người
Thủ đô của New Zealand là Wellington ở phái nam của đảo Bắc (New Zealand có 2 đảo chính là đảo Bắc và đảo Nam) cách TP Auckland khoảng trên 1 giờ bay. Auckland là thành phố phía bắc sầm uất với trên 1,3 triệu dân với sân bay quốc tế lớn, còn thủ đô Wellington xinh đẹp bên bờ vịnh Ontarial chỉ có trên 300 ngàn dân.
Tiền của New Zealand là Đô la New Zealand (New Zealand dollar)
Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 27.259 USD, còn thu nhập bình quân của người dân thủ đô là khoảng 50.000 NZD, 1 USD = 1,3 NZD
Thời tiết ở New Zealand mùa này bắt đầu vào mùa hề nên khá dễ chịu không nóng lắm (26 độ) cũng không lạnh trời nắng và gió do ở bên cạnh bờ biển. Bạn cảnh báo nắng gắt ở đây rất không tốt cho da nên không được tắm nắng nhiều. Bạn giàu tài nguyên thiên nhiên, nhiều đồng có; trên bốn triệu dân sở hữu trên 10 triệu con cừu. Các sản phẩm về cừu, bò, cá như da cừu, len cừu, kem dưỡng da làm từ sữa cừu, thịt cừu, dầu cá, sữa ong chúa, sữa bò, mật ong...đều rất nổi tiếng và rất tốt.
Ông đại sứ ta bên New Zealand nói mọi thứ sản phẩm kể trên đều tốt và thật rất đáng mua (Tuy nhiên hành lý đi máy bay lại rất hạn chế trọng lượng, mà các sản phẩm đó lại phải gửi không được xách tay)
9h00' ngày 26/11, cả Đoàn rời sân bay Nội Bài khởi hành đi Bangkok, Thái Lan transit qua Auckland
Các nữ tiếp viên hàng không Thái Lan
Di chuyển trên băng chuyền đến nơi làm thủ tục transit cũng mất hàng cây số trong nhà ga (Madam trong ảnh là nữ thông ngôn của Đoàn)
Vì mua vé không phải hạng thương gia nên 5 tiềng chờ đợi đành phải theo cách truyền thống của y khi còn chăn trâu vẫn nằm trên đống rơm lúc ở nhà (Thế là tốt rồi, đòi hỏi giề???)
Kiến trúc đặc trưng của sân bay BangKoc, mềm mại, nhẹ nhàng nhưng cũng rất đồ sộ trong cái ống đó là những tòa nhà 4 tầng.
An ninh sân bay làm chặt nhất trong 4 sân bay trên hành trình Hà Nội - BangKoc - Auckland - Wellington. Bắt cởi áo khoác, giầy, thắt lưng để qua máy soi rất kỹ sau đó lại khám thủ công. Nhiều đồ vật trong hành lý xách tay qua các sân bay khác nhưng đến BangKoc bị vứt lại hoặc kiểm tra rất kỹ.
Những giò hoa lan đẹp tuyệt vời ở phòng chờ cách ly ở sân bay
Khổ cho những ai nghiện thuốc lá, đâu đâu cũng cấm; nơi cho phép hút thì chật hẹp 8 người một buồng rất nhỏ và gần rest room. May mà mình không nghiện thuốc lá.
9h00' tối sau khi chờ vạ vật chán chê ở sân bay BangKoc, máy bay Boeing 777 của hàng không Thái Lan bò ra đường băng chuẩn bị cất cánh cho hành trình hơn 10 tiếng đồng hồ đến Auckland, một thành phố lớn phía Bắc New Zealand. Mình kiếm được ghế áp cửa sổ trên cánh máy bay nên thỏa sức quan sát và chụp ảnh.
Chim Kiwi, biểu tượng của đất nước New Zealand. Lúc về có anh nói vui, Đoàn đi New Zealand về nên lập hội Maphia kiwi để gặp gỡ hàng năm.
Lá cây Dương xỉ cũng là một biểu tượng của đảo quốc này
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)