Chặng cuối chúng tôi đặt chân đến là thành phố Thượng Hải nơi phồn hoa
đô thị. Lại nhớ đến mấy em bé con rơi ở Xi - Xoang - Ba - Na đi tìm cha ở
Thượng Hải trong một bộ phim truyền hình Trung Quốc khá ấn tượng có tên
Nghiệp chướng được VTV phát lại cách đây khá lâu:
"Xi - Xoang - Ba - Na tươi đẹp không giữ nổi chân cha
Thượng Hải phồn hoa nhưng con chẳng có nhà
Cha một nơi, mẹ một nơi con không người nương tựa
...."
Bắt đầu vào phố Thượng Hải...
Từ một làng chài, nay toàn nhà chọc trời Thượng Hải nay trở thành một trong những trung tâm tài chính lớn
Ngôi
chùa Phật ngọc cổ còn lại ở Thượng Hải do cố Thủ tướng Chu Ân Lai có
công giữ lại, nếu không nó đã bị các Hồng vệ binh "hô biến" vào thời kỳ
cách mạng văn hóa ở Trung Quốc
Gã cảm thấy nhỏ bé trước Đức Phật
Các cô gái Hà thành làm dáng dưới chiều mưa trước phố cổ Thượng Hải; nhiều bộ phim truyền hình Trung Quốc đã được quay tại đây
Tòa ngang, dãy dọc...
Bên bộ trà khủng
Lẩu
ở đây cũng khá ngon, đặc biệt là mỗi người một nồi đun bằng cồn khô nên
độ an toàn có thể yên tâm và đảm bảo vệ sinh. Thịt bò và dê nấu lẩu tuy
hấp dẫn nhưng không thể ngon bằng bò Úc hay New Zealand
Lại
vào phố đi bộ Nam Kinh ở TP Thượng Hải mua sắm. Hàng hóa nhiều và giá
cả cũng không hề rẻ chút nào, các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới đều có
mặt tại đây, không thiếu thứ gì, thật có mà giả cũng không hiếm. Mình
chỉ đi xem chứ không mua gì...vì một lẽ tất nhiên là không có đủ tiền để
mua những đồ xa xỉ ấy.
Mây đen vần vũ trên Bến Thượng Hải, trời lất phất mưa nhưng vẫn háo hức muốn xem cảnh trên bến dưới thuyền.
Phía
sau xa xa là Bến Thượng Hải, chợt nhớ tên bài hát hoa ngữ "Bến Thượng
Hải", nhớ tên và lời thôi mà không biết có đúng không vì mình chả hát
bao giờ.
Biển sóng dạt dào
trùng dương lớp lớp
trôi đi về phương nào
Đời như những
cơn sóng đùa
Mà ngàn năm
biết nơi đâu là bến bờ
Cuộc đời vui
cuộc đời buồn
Nào ai hay biết
cho đâu là bến mơ
Cùng
đổng lý trưởng Tòa thị chính chụp ảnh lưu niệm trên Bến Thượng Hải nhìn
về tháp truyền hình (Cao 461m) vé vào cửa để tham quan nghe đâu là 25
tệ (vì mình không phải mua vé nên không để ý). Nhìn xa thì chỉ thấy cao
chứ không đẹp và thanh thoát như ở Auckland (New Zealand) hay ở Nga,
nhưng vào bên trong nội thất thì cũng rất đẹp. Xung quanh tháp có những
ngôi nhà trên 100 tầng cao nhất Trung Quốc.
Dưới
chân tháp Truyền hình, nơi vào cửa chuẩn bị lên tham quan. Thang lên
khá nhanh, khi gió to có cảm giác chao lắc rõ rệt. Cô Hướng dẫn viên nói
tóm tắt về tháp bằng hai thứ tiếng Hoa - Anh, câu chào của cô cũng vừa
vặn lúc thang máy mở cửa. Có nhiều thang máy thang ở giữa chỉ từ độ cao
vài chục mét cởi truồng, chắc sợ du khách vỡ tim. Thang hình tròn và mỗi
chỗ dừng có thể ra các cửa khác nhau cho phù hợp. Mình đếm mỗi chuyến
có khi đến cả vài chục người. Híc, nếu mà đứt cáp rơi từ 263m xuống như
cái thang máy ở bệnh viện Thanh Hóa thì thế nào nhỉ?
Từ
độ cao 263m nhìn xuống phố phường thấy con người nhỏ bé như con kiến mà
sao phi thường đến vậy, nên nhớ là đỉnh tháp cao 461m
Quầy
hàng lưu niệm trên tháp, giá có cao nhưng cũng không cao hơn ở tầng 1,
cũng là sản phẩm từ ngọc, văn hóa phẩm và mô hình tháp Truyền hình
Y rón rén ra ngồi trên tấm kính trong suốt nhìn xuống mà "tim đập, chân run" nhưng cũng quen ngay chưa đến mức "quấn ra đài"
Thủ
tục xuất cảnh đã xong, chuẩn bị đáp máy bay của Việt Nam Airline
Thượng Hải - Hà Nội. Đi nhiều thấy các em tiếp viên Vietnam Airline
vẫn là nhất, vừa trẻ vừa xinh không như các cụ tiếp viên của một số hãng
hàng không nước ngoài khác.
Hoàng hôn buông xuống trên đường về, xem trên bản đồ lúc này máy bay đang ngang qua Guilin - Guangxi.
Hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011
Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011
...rồi đến Hàng Châu
Rời Tô Châu bằng xe bus chừng 180 km trên đường cao tốc là đến Hàng
Châu, thủ phủ của tỉnh Triết Giang. Cũng là một trong những địa danh có
chữ "Châu" của Trung Quốc là nơi ăn chơi, hưởng thụ và ...về bên kia thế
giới, (Người Trung Quốc có câu: Ăn ở Quảng Châu, mặc ở Tô Châu, sống ở
Hàng Châu).
Phong cảnh Tây hồ Hàng Châu đẹp như tranh thủy mặc với những câu chuyện Tây Thi huyền thoại, này là Tô Đê, này là Tam đàn ấn nguyệt....
Tam đàn ấn nguyệt (Chụp xa nên nhìn kỹ mới thấy) phong cảnh đã được in trên tờ 1 tệ của Trung Quốc. Đó là cụm 3 đàn ở Tây hồ có các lỗ để khi đêm trăng thắp đèn trong đó mặt hồ trở nên lung linh vì nhiều mặt trăng soi bóng, cả trăng thật người ta đếm được tới 36 chị Hằng.
Hồ này rất sâu và cũng rất nhiều bùn vì qua hàng trăm năm lưu cữu, ai đó lỡ bị trượt chân xuống hồ thì không thể lên được vì sẽ chìm dưới bùn. Nước Tây hồ nay được lưu chuyển thường xuyên từ sông Tiền Đường (Lại nhớ truyện Kiều của Nguyễn Du) nên đảm bảo sạch sẽ.
Chụp ảnh lưu niệm trước cửa đền Nhạc Phi, qua đây Y mới nghe tích chuyện Tần Cối và món quẩy hiện nay
Tượng Nhạc Phi
Rét quá, phải làm nhà kính và mặc áo cho cây cảnh chống rét. Cây Liễu rủ và cây cơm nguội khá đặc trưng ở đây.
Lại tiếp tục nghe màn quảng cáo quen thuộc trà Long Tỉnh nổi tiếng với biết bao công dụng thần kỳ. Sau khi đeo thẻ và đi thăm quy trình sản xuất, du khách bị "nhốt" vào các phòng nhỏ để nghe giới thiệu và thưởng trà. Rút kinh nghiệm khi nghe tiếp thị trà ô long của mấy em gái Vân Nam nói tiếng Việt giả ngọng, một số anh chàng láu cá ngồi sát phía ngoài cửa để chọn "chước thứ ba mươi sáu" cho nhanh...Rốt cuộc cũng có 3 nam thanh nữ tú cả nể nên phải mua trà giá cao. Mặt tươi nhưng ruột hơi héo. Trà này uống vào thì nhớ cả một đời, sơn trà nữ má hồng thế kia cơ mà! Cứ nhìn gã trai tay đeo đồng hồ nhìn cô không chớp mắt thì đủ biết là mua trà vì trà hay vì cái gì... chẹc chẹc...
Phim trường tái hiện cảnh đời Tống với kiến trúc trang phục, cảnh diễn ngày xưa. Hàng quán với những người ăn mặc theo lối cũ...chỉ có thu tiền là theo lối mới, chặt chẽ và chính xác, chẳng bà con gì sất!
Trước cửa Tống thành, làm phát kỷ niệm cho nhớ một đời lam lũ, vất vả
Trong ảnh là đám lính canh đi tuần trong trời chiều chạng vạng. Có tiết mục khiêng kiệu khoảng 50m với đầy đủ lính võng, lọng giá 20 tệ một lần, chiêng trống, thanh la, não bạt. Mình cũng leo lên cho chúng nó khênh một vòng cho sướng, mấy thằng cũng đểu nó lủng lẳng, đung đưa theo nhịp chiêng trống làm mình say muốn ói quá.
Tranh thủ tạo dáng với anh "cảnh vệ" bên lối vào nơi biểu diễn chuyện tình sử Tống thành, cũng free luôn. Ngặt nỗi tiếng Hoa một chữ bẻ đôi không biết nên không chuyện trò gì được mà người Trung Quốc thì rất ít sử dụng tiếng Anh
Đường phố Triết Giang chỉ có ô tô và xe đạp (Kể cả xe đạp điện nhưng số lượng không lớn). Nhà chức trách lập ra các bãi xe đạp một màu để cho thuê khắp nơi và rất tiện lợi. Người thuê xe vào bãi xe đặt cọc một số tiền đâu như 300 tệ rồi cầm thẻ mở khóa lấy xe đi, thẻ này cũng là vật để lấy lại tiền cọc và khi trả xe không cần về nơi đã thuê mà có thể đến bất cứ chỗ nào khóa xe vào cột vên đường đến chõ người quản lý lấy lại số tiền đặt cọc sau khi đã từ số tiền thuê một cách tượng trưng, vì rất rẻ. Vì thế hạn chế được xe máy với bao hệ quả như tai nạn, ô nhiễm có thể gây ra. Ở Trung Quốc việc tiêu tiền bằng thẻ cũng khá phổ biến, kể cả du khách Việt Nam mang theo thẻ visa là có thể quẹt rất tiện. Hàng Châu là thành phố xanh, khá sạch sẽ ít rác. Có đoạn đường ra Tây Hồ như đi trong rừng. Nghe đâu có 65 cây xanh trên một đầu người.
Phong cảnh Tây hồ Hàng Châu đẹp như tranh thủy mặc với những câu chuyện Tây Thi huyền thoại, này là Tô Đê, này là Tam đàn ấn nguyệt....
Tam đàn ấn nguyệt (Chụp xa nên nhìn kỹ mới thấy) phong cảnh đã được in trên tờ 1 tệ của Trung Quốc. Đó là cụm 3 đàn ở Tây hồ có các lỗ để khi đêm trăng thắp đèn trong đó mặt hồ trở nên lung linh vì nhiều mặt trăng soi bóng, cả trăng thật người ta đếm được tới 36 chị Hằng.
Hồ này rất sâu và cũng rất nhiều bùn vì qua hàng trăm năm lưu cữu, ai đó lỡ bị trượt chân xuống hồ thì không thể lên được vì sẽ chìm dưới bùn. Nước Tây hồ nay được lưu chuyển thường xuyên từ sông Tiền Đường (Lại nhớ truyện Kiều của Nguyễn Du) nên đảm bảo sạch sẽ.
Chụp ảnh lưu niệm trước cửa đền Nhạc Phi, qua đây Y mới nghe tích chuyện Tần Cối và món quẩy hiện nay
Tượng Nhạc Phi
Rét quá, phải làm nhà kính và mặc áo cho cây cảnh chống rét. Cây Liễu rủ và cây cơm nguội khá đặc trưng ở đây.
Lại tiếp tục nghe màn quảng cáo quen thuộc trà Long Tỉnh nổi tiếng với biết bao công dụng thần kỳ. Sau khi đeo thẻ và đi thăm quy trình sản xuất, du khách bị "nhốt" vào các phòng nhỏ để nghe giới thiệu và thưởng trà. Rút kinh nghiệm khi nghe tiếp thị trà ô long của mấy em gái Vân Nam nói tiếng Việt giả ngọng, một số anh chàng láu cá ngồi sát phía ngoài cửa để chọn "chước thứ ba mươi sáu" cho nhanh...Rốt cuộc cũng có 3 nam thanh nữ tú cả nể nên phải mua trà giá cao. Mặt tươi nhưng ruột hơi héo. Trà này uống vào thì nhớ cả một đời, sơn trà nữ má hồng thế kia cơ mà! Cứ nhìn gã trai tay đeo đồng hồ nhìn cô không chớp mắt thì đủ biết là mua trà vì trà hay vì cái gì... chẹc chẹc...
Phim trường tái hiện cảnh đời Tống với kiến trúc trang phục, cảnh diễn ngày xưa. Hàng quán với những người ăn mặc theo lối cũ...chỉ có thu tiền là theo lối mới, chặt chẽ và chính xác, chẳng bà con gì sất!
Trước cửa Tống thành, làm phát kỷ niệm cho nhớ một đời lam lũ, vất vả
Trong ảnh là đám lính canh đi tuần trong trời chiều chạng vạng. Có tiết mục khiêng kiệu khoảng 50m với đầy đủ lính võng, lọng giá 20 tệ một lần, chiêng trống, thanh la, não bạt. Mình cũng leo lên cho chúng nó khênh một vòng cho sướng, mấy thằng cũng đểu nó lủng lẳng, đung đưa theo nhịp chiêng trống làm mình say muốn ói quá.
Tranh thủ tạo dáng với anh "cảnh vệ" bên lối vào nơi biểu diễn chuyện tình sử Tống thành, cũng free luôn. Ngặt nỗi tiếng Hoa một chữ bẻ đôi không biết nên không chuyện trò gì được mà người Trung Quốc thì rất ít sử dụng tiếng Anh
Đường phố Triết Giang chỉ có ô tô và xe đạp (Kể cả xe đạp điện nhưng số lượng không lớn). Nhà chức trách lập ra các bãi xe đạp một màu để cho thuê khắp nơi và rất tiện lợi. Người thuê xe vào bãi xe đặt cọc một số tiền đâu như 300 tệ rồi cầm thẻ mở khóa lấy xe đi, thẻ này cũng là vật để lấy lại tiền cọc và khi trả xe không cần về nơi đã thuê mà có thể đến bất cứ chỗ nào khóa xe vào cột vên đường đến chõ người quản lý lấy lại số tiền đặt cọc sau khi đã từ số tiền thuê một cách tượng trưng, vì rất rẻ. Vì thế hạn chế được xe máy với bao hệ quả như tai nạn, ô nhiễm có thể gây ra. Ở Trung Quốc việc tiêu tiền bằng thẻ cũng khá phổ biến, kể cả du khách Việt Nam mang theo thẻ visa là có thể quẹt rất tiện. Hàng Châu là thành phố xanh, khá sạch sẽ ít rác. Có đoạn đường ra Tây Hồ như đi trong rừng. Nghe đâu có 65 cây xanh trên một đầu người.
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011
Thẻ này mới là nhất!
Thời buổi hội hè mọc ra như nấm sau mưa với đủ mọi động cơ, mục đích
khác nhau. Y cũng có tham gia vài Hội và cũng có vài cái Thẻ.
Nhưng y thấy cái Thẻ này là nhất vì nó sang trọng, vì nó đúng với bản chất cái thằng mình; vì nó chẳng mang đi dọa ai hay dương oai với ai.
Thẻ này cũng chẳng phải chạy chọt gì vì đương nhiên vào Hội là được cấp Thẻ. Tất nhiên là vào Hội cũng có tiêu chí của nó không phải ai muốn vào cũng được, đó là phải biết một tý về nghề, phải có tâm huyết, không phỉ báng tôn chỉ mục đích của Hội. Được Thẻ không phải chạy chọt cũng không phải quỵ lụy xin xỏ, cũng chẳng thế chấp hay được ưu tiên gì, nhưng y thấy sướng và đi đâu y cũng đeo bên mình vì mình là dân gian. (Quan còn gian hơn nhiều)
Hình như hơi mờ thì phải.
Còn đây "nét như SONY"!
Nhưng y thấy cái Thẻ này là nhất vì nó sang trọng, vì nó đúng với bản chất cái thằng mình; vì nó chẳng mang đi dọa ai hay dương oai với ai.
Thẻ này cũng chẳng phải chạy chọt gì vì đương nhiên vào Hội là được cấp Thẻ. Tất nhiên là vào Hội cũng có tiêu chí của nó không phải ai muốn vào cũng được, đó là phải biết một tý về nghề, phải có tâm huyết, không phỉ báng tôn chỉ mục đích của Hội. Được Thẻ không phải chạy chọt cũng không phải quỵ lụy xin xỏ, cũng chẳng thế chấp hay được ưu tiên gì, nhưng y thấy sướng và đi đâu y cũng đeo bên mình vì mình là dân gian. (Quan còn gian hơn nhiều)
Hình như hơi mờ thì phải.
Còn đây "nét như SONY"!
Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011
Tô Châu tiếp...
Vừa đi New Zealand về, nhưng kể tiếp chuyện Tô Châu cái đã.
Rạng sáng 16/12 cả đoàn ra ga Bắc Kinh đáp tàu cao tốc đi Tô Châu. Tốc độ trung bình là 300km/h. Tàu chạy nhanh và êm, hầu hết là đường ray trên cao thường là cao ngang nhà 3 - 4 tầng bên đường, không biết tiền đâu ra lắm thế nhỉ. Trong toa tiện nghi đầy đủ như thể trên máy bay vậy. Đi một đoạn lại gặp tàu ngược chiều chạy vun vút, đầu tàu nhìn như đầu đạn hay đầu con rắn khổng lồ trườn trên bãi cát.
Đây là cửa vào ga:
Đồng hồ tốc độ hiện thị ở đầu toa lúc này là 301km/h
Tạm biệt các nữ nhân viên hỏa xa để xuống ga Tô Châu bắt đầu khám phá TP ăn chơi, hưởng thụ. Chợt nhớ bài thơ Những bóng người trên sân ga tả cảnh chia ly buồn não ruột của thi sỹ Nguyễn Bính.
Đến thăm nhà vườn có tuổi thọ vài trăm năm rộng lớn, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác với cảnh đẹp, bài trí, kiến trúc nhà cửa, phong thủy rồi thì kỳ hoa, dị thảo...
Cửa đi vào nhà khá lạ mắt
Thăm chùa Hàn Sơn tự
Cây cầu đá kiến trúc cổ có nhiều năm tuổi
Quảng cáo ấm chén pha trà Tử sa làm từ một loại đất sét đặc biệt và trữ lượng rất hạn chế, có tác dụng chữa bá bệnh. Toàn những bệnh nghe tên đã kinh.
Người xem há hốc mồm và bất giác móc tay vào túi lấy tiền...rồi ra khỏi TQ mới thấy hối là đã mua với giá rất đắt. Một kiểu tiếp thị quảng cáo kinh doanh rất khéo của người Trung Hoa.
Nhà chờ xe bus ở Tô Châu cũng mang dáng dấp bản sắc dân tộc
Rạng sáng 16/12 cả đoàn ra ga Bắc Kinh đáp tàu cao tốc đi Tô Châu. Tốc độ trung bình là 300km/h. Tàu chạy nhanh và êm, hầu hết là đường ray trên cao thường là cao ngang nhà 3 - 4 tầng bên đường, không biết tiền đâu ra lắm thế nhỉ. Trong toa tiện nghi đầy đủ như thể trên máy bay vậy. Đi một đoạn lại gặp tàu ngược chiều chạy vun vút, đầu tàu nhìn như đầu đạn hay đầu con rắn khổng lồ trườn trên bãi cát.
Đây là cửa vào ga:
Đồng hồ tốc độ hiện thị ở đầu toa lúc này là 301km/h
Tạm biệt các nữ nhân viên hỏa xa để xuống ga Tô Châu bắt đầu khám phá TP ăn chơi, hưởng thụ. Chợt nhớ bài thơ Những bóng người trên sân ga tả cảnh chia ly buồn não ruột của thi sỹ Nguyễn Bính.
Đến thăm nhà vườn có tuổi thọ vài trăm năm rộng lớn, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác với cảnh đẹp, bài trí, kiến trúc nhà cửa, phong thủy rồi thì kỳ hoa, dị thảo...
Cửa đi vào nhà khá lạ mắt
Thăm chùa Hàn Sơn tự
Cây cầu đá kiến trúc cổ có nhiều năm tuổi
Quảng cáo ấm chén pha trà Tử sa làm từ một loại đất sét đặc biệt và trữ lượng rất hạn chế, có tác dụng chữa bá bệnh. Toàn những bệnh nghe tên đã kinh.
Người xem há hốc mồm và bất giác móc tay vào túi lấy tiền...rồi ra khỏi TQ mới thấy hối là đã mua với giá rất đắt. Một kiểu tiếp thị quảng cáo kinh doanh rất khéo của người Trung Hoa.
Nhà chờ xe bus ở Tô Châu cũng mang dáng dấp bản sắc dân tộc
Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011
Và đây là Tô Châu
Note:
Đang bận, mới up được 1 ảnh, khi nào rỗi up tiếp...
Ra ga Beijing lên ngồi tàu cao tốc chừng trên 5 tiếng đồng hồ thì tới TP Tô Châu (Suzhou) thủ phủ của tỉnh Giang Tô. Quãng đường chứng trên 1300km. Tàu ngồi êm, nhanh, lịch sự, giá vé là 525 RMB (tệ) Nhưng vẫn tuyến đường này tháng 7/2011 đã xảy ra sự cố Ôn Châu khiến trên 40 người thiệt mạng nghĩ cũng ghê ghê, dù nhà chức trách đã buộc nhà tàu giảm tốc độ xuống còn khoảng trên dưới 300km/h. Tô Châu được biết đến bởi tơ lụa; khí hậu ấm áp khác hẳn hôm ở Bắc Kinh.
Chăn, ga, gối, đệm Suzhou bằng tơ lụa. (Chắc là thật)
Đang bận, mới up được 1 ảnh, khi nào rỗi up tiếp...
Ra ga Beijing lên ngồi tàu cao tốc chừng trên 5 tiếng đồng hồ thì tới TP Tô Châu (Suzhou) thủ phủ của tỉnh Giang Tô. Quãng đường chứng trên 1300km. Tàu ngồi êm, nhanh, lịch sự, giá vé là 525 RMB (tệ) Nhưng vẫn tuyến đường này tháng 7/2011 đã xảy ra sự cố Ôn Châu khiến trên 40 người thiệt mạng nghĩ cũng ghê ghê, dù nhà chức trách đã buộc nhà tàu giảm tốc độ xuống còn khoảng trên dưới 300km/h. Tô Châu được biết đến bởi tơ lụa; khí hậu ấm áp khác hẳn hôm ở Bắc Kinh.
Chăn, ga, gối, đệm Suzhou bằng tơ lụa. (Chắc là thật)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)