Nhớ hồi năm 2006, mình có đi họp lớp. Sao mà dạo này lắm thứ họp thế
nhỉ, "phú quý sinh lễ nghĩa" họp lớp phổ thông, lớp đại học, lớp cao
cấp, lớp quân sự, lớp chuyên viên rồi thì ngoại ngữ, vi tính và cả lớp
...học lái xe nữa, chưa kể nào là hội đồng hương, hội liên gia, hội câu
cá...ấy thế mà vẫn có người đi dự và ...mình cũng đi dự. Thật đấy vì hôm
qua dọn phòng tòi ra cái THƯ CẢM ƠN và cả bài thơ con cóc của ai đó
nữa. Thôi thì đăng lại mua vui nhưng mà dài quá để hôm nào rỗi ngồi đánh
máy lại vậy.
Sắp nghỉ lễ 30/4 bốn ngày liền lại nhiều cuộc họp lắm đây!
Hôm nay rỗi rãi mới ngồi gõ lại được đây 29/4/2011
HAI MƯƠI CHÍN GƯƠNG MẶT THÂN YÊU
Thân mến tặng các bạn lớp 23K2, Trường ĐHSP Việt Bắc, TP Thái Nguyên, Bắc Thái khóa 1988-1992
Lớp tôi là lớp Sử
Năm thứ tư, Hai Ba *
Người ở khắp các tỉnh
Tụ họp về một nhà
Lớp trưởng Dương Minh Hồng
Người Điện Biên, Lai Châu
Học tập và tu dưỡng
Hồng luôn luôn đi đầu
Còn đây là lớp phó
Đảm nhiệm ba năm tròn
Thanh toán tiền sòng phẳng
Tên bạn ấy Lệ Son
Lớp phó về học tập
Nhà ở ngay cạnh trường
Tên thật hay Hải Yến
Học tập luôn nêu gương
Rồi đến Nguyễn Xuân Trường
Trông hơi dong dỏng cao
Người Hà Bắc chính hiệu
Cả lớp vẫn tự hào
Thấp thoáng ngồi cuối cùng
Là anh Thuyền một vợ
Ba con lớn cả rồi
Cả lớp đều nể sợ
Còn một anh có vợ
Ấy là Đặng Văn Thanh
Học hành rất cần mẫn
Sống trong lớp chân thành
Ngồi đầu bạn Vân Anh
Người thấp một tẹo thôi
Bạn ấy mà kể chuyện
Cả lớp đều phải cười
Còn một Phương Anh nữa
Người Lạng Sơn, Dốc Đồn
Lúc nào cũng cười được
Chẳng bao giờ thấy buồn
Một chàng hay đi buôn
Mà lại mang họ Quách
Về nhà luôn xoành xoạch
Thế là bỏ học liền
Phú Lương có Mã Liên
Tóc dài cằm chẻ nửa
Cười nói suốt cả ngày
Lại yêu anh Thắng nữa
Người ở phố Quán Trữ
Tính cách rất hiền hòa
Đi chơi khỏe nhất lớp
Tên bạn ấy "Hà Gia"
Hà với cả Tuyết "hắc"
Cùng Đặng Ân nữa mà
Đi chơi khắp các tỉnh
Nào có quản đường xa
Béo phải kể đến Hòa
Dễ đến sáu mươi ký
Có người yêu thợ điện
Miệng cười tươi như hoa
Rồi đến Trường Quảng Hòa
Trông to cao như tây
Uống rượu như nước lã
Chỉ học vào ban ngày
Vy Huỳnh Thư người Tày
Lạng Sơn, giữa thị xã
Giờ đang yêu anh Toản
Về Nà Phặc có ngày
Kể đến ai nữa đây
Đúng rồi anh Phú "lỉnh"
Người bé như chim chích
Có người yêu đến hay
Thanh Tiến người Bình Liêu
Học hành đi rất đều
Không may bị thấp khớp
Bốn năm vẫn chưa yêu
Lớp tôi thì có nhiều
Nhưng tôi xin kể hết
Tân Thơ người Thông Nông
Chơi đàn chỉ có tuyệt
Học đêm ngày mài miệt
Đã có anh Tám "tròn"
Lên thư viện luôn luôn
Phải kể đến bạn Thúy
Có bạn ở ngoại trú
Hay đến ngủ trong phòng
Tên bạn ấy là Hùng
Kể chuyện vui phải biết
Ngoại trú đâu đã hết
Còn Khánh Vi nữa cơ
Nhà xa nên bạn ấy
Phải dậy từ tờ mờ
Ngồi ở cạnh Tân Thơ
Là Việt Hồng hay nói
Bí thư ba năm liền
Học trung bình không giỏi
Tiếp đó đến bạn Hoàng
Vẻ trầm tư hơn cả
Nhà ở tận Tuyên Quang
Đi về hơi vất vả
Bạn Tuyết người Định Hóa
Cả lớp gọi Tuyết tây
Học gắng lên một chút
Về xin được việc ngay
Hảo "dê" người Hòa An
Tính trầm tư ít nói
Lại hay lam hay làm
Trông rất mực đoan trang
Người ở khu Tân An
Vô tư hay cười nói
Giường ngay cửa ra vào
Là Ánh Hoa đấy thôi
Bạn Xuyến người Tràng Định
Có mái tóc khá dài
Sống rất tốt trong lớp
Không mất lòng một ai
Còn một bạn nữa đấy
Thử đoán xem là ai
Không được, giải đố nhé
Thành Trung ngồi phía ngoài
Hai mươi chín gương mặt
Hai mươi chín nụ cười
Tất cả nằm trong túi
Hành trang đi vào đời
Chia tay rồi bạn nhỉ
Mỗi người đi mỗi nơi
Hai mươi chín gương mặt
Đừng có quên bạn ơi.
* (Khóa chúng tôi học là khóa thứ 23)
Thái Nguyên, mùa hè năm 1992
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011
"RẮN GIÀ RẮN LỘT..."
Người ta ai cũng phải trải qua quy luật: sinh, lão, bệnh, tử. Ấy cũng
chỉ vì câu chuyện cái thằng đi xin Ngọc Hoàng đọc nhầm câu thần chú.
Đáng lẽ phải đọc là "Người già người lột, rắn già rắn tụt vào hang" thì nó nghe chẳng ra nên đọc rằng: "Rắn già rắn lột, người già người tụt vào săng"
(Săng là cái hòm hay là cái quan tài). Vậy là từ đó con người hết cái
cơ hội trường sinh bất lão nên thời gian qua đi tạo hóa buộc con người
ta phải già, phải sinh bệnh, phải cáu bẳn, phải khó tính để chóng ..tụt
vào săng theo ý chỉ Ngọc Hoàng. Điều đó làm cho những người trẻ không
bao giờ nghĩ tới, nhất là trong thời buổi nhịp sống gấp gáp thế này. Thế
nhưng ít ai nghĩ rằng rồi cũng sẽ đến lượt mình, liệu mình có bao dung,
tĩnh tâm, trẻ mãi được không? Cho nên cuộc sống là đáng quý, thời giờ
là vàng ngọc cái đó không của riêng ai, ai cũng có chỉ có điều sử dụng
chúng như thế nào mà thôi.
Mẹ ơi, mẹ đang nghĩ gì?
Mẹ ơi, mẹ đang nghĩ gì?
Séo Tỉ có ba cô gái (Seo Ti with three girls)
Có ông bạn vàng ở tít "nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt" vừa gửi cho
cái truyện ngắn bèn "pót" lên cho bà con xem chơi. Nếu bà con thấy không
hay thì mỗ đây lại tháo xuống; Sau đây là câu chuyện bắt đầu:
Trước khi xem truyện, hãy ngắm dung nhan của y với mỗ nhá (y mặc áo trắng, đầu hói). Y vốn là bạn đồng môn với mình khi học ở trường Đại học sư phạm Việt Bắc (Bắc Thái) vào thời hậu kỳ bao cấp những năm cuối của thế kỷ trước. Y có máu viết văn, mình không dám bình văn của y vì...còn giữ tình bằng hữu!
Buổi chiều ở Séo Tỉ bao giờ cũng mịt mù sương bay. Cái lũng
nhỏ nằm sâu trong dãy Hoàng Liên này hình như chưa bao giờ không có sương. Cuộc
sống nơi đây tĩnh lặng, ngưng đọng. Đường vào gập ghềnh, dốc đứng cheo leo, từ
thị trấn vào phải đi qua năm con dốc lớn, đầu bản là cánh rừng thông chen lẫn
những cây Tống quá sủ xù xì, cánh rừng thăm thẳm màu xanh này tạo nên vẻ thâm
nghiêm, bí hiểm của nơi đây, càng khiến cho Séo Tỉ vốn xa xôi trở nên càng xa xôi
hơn. Rừng già thâm nghiêm như cất giấu cái bản nhỏ bé này. Nếu không có những
buổi các thôn bản lên xã họp, không có những phiên chợ để người trong bản đi bán
thảo quả thì có lẽ người ta quên rằng trên đời này có một vùng đất nhỏ có cái tên
thật xa xăm: Séo Tỉ.
Thoan đang thả mái tóc dài xuống chậu nước bồ kết gội đầu, hương bồ kết khiến cho hồn cô thư thái. Những chiều mùa thu như thế này cánh đồng quê cô cũng mịt mù sương dăng, mùi thơm của rơm rạ đốt trong ngày mùa toả ra quấn quện lấy hồn cô. Thoan thường đun nước bồ kết gội đầu, cô không thích dùng mỹ phẩm, Tóc gội bồ kết đen mượt có mùi thơm thoang thoảng e ấp. Đang mải với những suy nghĩ đâu đâu Thoan bống giật mình:
- Cô giáo gội đầu à?
Thoan quay lại. Một cậu bé xốc xếch tay cầm xâu cá suối đứng nhoẻn cười:
- Có xâu cá vừa câu, cho cô giáo đấy.
Thoan mỉm cười: Sao không để nhà ăn hở Sếnh?
- Nhà có rồi mà, cô giáo nấu ăn đi.
Nói xong nó chạy biến. Thoan thoáng mỉm cười nhớ lại lúc mới đến đây, bon trẻ chưa quen cách xưng hô cứ mày, tao tuốt. Đến nhà ghi tên trẻ để dạy phổ cập hỏi “bố mẹ đi đâu?” “nó lên nương rồi”… Trẻ thấy anh, chị, bố, mẹ về là mách luôn “có cô giáo tìm mày đấy”… Phải dày công lắm ba chị em Thoan, Oanh, Châu mới đưa bọn trẻ dần vào nề nếp, biết thưa gửi, biết xưng hô với người lớn đúng vai. Thoan chợt nhớ có lần chính Sếnh xốc quần chạy qua lớp Oanh đang dạy buổi chiều hỏi: “Cô giáo thấy em ngựa chạy qua đây không?” thì ra cu cậu đi chăn ngựa, mải chơi để ngựa chạy đâu mất đi tìm, vì cô giáo dạy người ít tuổi gọi là em nên hỏi cô giáo là em ngựa. Lên lớp về, Oanh kể chuyện đó cả ba đứa cười chết rũ. Thế mà đã hơn hai năm ở đây rồi, Thoan thoáng buồn. Gội đầu xong cô đi nấu cơm, mang xâu cá làm sạch xiên vào que đặt trên bếp than, chờ bạn về. Hôm nay Oanh và Châu ra trường chính đổi đồ dùng dạy học. Từ Séo Tỉ ra trường chính mất đến hơn hai tiếng đi bộ đường rừng. Khổ đến đồ dùng dạy học cấp I mà mỗi trường được vài bộ, các phân hiệu cứ phải đổi nhau, giáo viên cứ đến thứ bảy, hoặc chủ nhật mang ra trường chính đổi. Oanh và Châu đi đổi nhân thể mua ít kẹo cồ, mì tôm mang về. Các cô phải bớt tiền lương ra để mua kẹo và mì tôm để dỗ trẻ đi học đều, lớp 1 ở đây cứ phải mì tôm bẻ ra dỗ bọn trẻ học, kẹo dành làm phần thưởng cho những đứa học khá, chúng mà bỏ học thì mất chuẩn phổ cập. Những gói kẹo làm phần thưởng khích lệ bọn trẻ đến lớp đều hơn. Thoan đang nấu nồi rau cải thì tiếng Châu đã oang oang:
- Có cái gì thơm thế. Thoan ơi rửa nồi đi luộc mấy củ sắn các chị cho này.
Oanh thấy xiên cá thơm lừng trong bếp cười rũ:
- Lại có học sinh nào đút lót phải không?
Ba cô gái ríu rít cất những thứ lỉnh kỉnh lên giá trên lớp. Cái lớp học đơn sơ với hai cái nhà gỗ ván thưng, dành cho hai lớp học, một lớp phải học chiều. Một gian nhà được ngăn ra làm nơi trú ngụ giáo viên. Lớp học đơn sơ trên bản nhỏ đã duy trì được hơn 5 năm nay rồi. Cả 3 cô gái Châu, Thoan và Oanh về đây hai năm trước thay cho hai cô giáo cũ chuyển vùng và tiếp nhận luôn cả học sinh lớp 3 từ trường chính chuyển về. Họ tốt nghiệp sư phạm ở tỉnh khác, không xin được biên chế ở quê nên xung phong lên đây dạy hợp đồng trong chiến dịch phổ cập của toàn tỉnh. Trời vùng cao tối nhanh, các cô gái thắp đèn dầu ăn cơm. Thấy bảo sang năm sẽ có điện lưới, nên họ vẫn phải dùng đèn dầu. Miếng cá suối nướng thơm lừng béo ngậy, quyện với rau cải Mèo thật đậm đà trong bữa cơm chiều. Vừa ăn cơm họ vừa nói chuyện. Châu vẫn oang oang:
- Sao mặt nghệt ra thế kia. Lại nhớ thằng ấy rồi phải không? - Tiếng Châu oang oang - Ừ thì Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng mà.
- Nó đã chạy mất dép rồi thì nhớ làm quái gì. Đấy bà thấy cứ như tôi ấy, lên vùng cao đi phổ cập tôi pheng luôn. Hôm chia tay chàng còn làm bộ khóc nhé, nhưng tôi biết thừa, tôi bỏ là đi theo đứa khác ngay, răng như ỳ, tháng sau tôi về mua chăn đã thấy cập kè em khác rồi – Oanh cười như mếu, đôi mắt có hàng mi dài cụp xuống ngân ngấn nước.
- Thôi đi ngủ - Thoan nói, cô buông màn cuộn chăn nằm trên giường suy tư. Ừ, sao mình lại nhớ Thưởng nhỉ, nỗi nhớ chẳng có cơn cớ nào. Hồi đầu Thưởng hay gửi thư cho cô, rồi lần chàng đến thăm mới đến trường chính đã vội quay về. Tháng sau cô nhận được lá thư đại ý “mẹ anh đi xem bói bảo chúng mình không hợp nhau…”. Thoan đã khóc như một đưa trẻ khi đọc dòng chứ ấy. Nhưng rồi vết thương cũng lành sẹo. Chỉ có Châu là đã có đám hỏi ở nhà cuối năm nay cô sẽ cưới. Chồng cô là một anh thợ mộc chăm chỉ. Châu bảo, “cưới xong tao đưa chàng lên đây, tha hồ mà làm nghề”. Một thoáng gợn lên trong lòng Thoan, Châu ăn sóng nói gió nhưng sao nó lại được ưu ái thế. Tiếng gió thổi xào xạc qua cánh rừng tống quá sủ cứ lào khào, thầm thì. Những chiếc lá xạc xào như những đôi bàn tay của tình nhân đang mơn man vũ điệu tình ái. Người Thoan chợt nóng bừng. Cô chìm dần trong giấc ngủ. Nửa đêm, bàn tay nào bỗng lần giở khuy áo ngực của Thoan mơn trớn, người cô nóng bừng, cứng lại, một cảm giác ướt át thèm khát dâng lên. Thoan oằn người khao khát... “Bỏ tay, Oanh, không đùa…”. Miệng nói nhưng cô cứ để im cho bàn tay Oanh sục sạo… Sáng hôm sau, Thoan đang rửa mặt thì Oanh dậy, cầm thau ra. Thoan liền nói:
- Từ sau thì về giường mình mà ngủ nhé.
- Nhưng ngủ một mình rét lắm, với lại để cho bà khỏi nhớ thằng ấy – Oanh khúc khích cười.
- Đồ phải gió – Thoan gắt
- Ối dào, đêm qua tao mơ đứa nào rên như mèo cái đấy – Châu phá lên cười – Lại còn sĩ.
- Thôi không đùa nữa các nỡm, ăn sáng còn lên lớp cái Oanh gọi học sinh đi lao động nhé – Thoan nói.
Cả tuần trôi qua chả thấy bóng dáng phòng vào kiểm tra. Cả ba đứa buồn thiu. Ở đây sao mong có người đến thế. Cái ồn ào, cái không khí chuyên môn sẽ xua đi cái tù túng chất chội của nơi này.
Tuần sau nữa trôi qua, có công văn của phòng giáo dục về việc xét vào biên chế, hẹn thứ 6 tuần tới ra gặp tổ chức. Cả 3 cô gái phấp phỏng, ngày thứ 5, các cô giao bài tập cho học sinh. sáng hôm sau các cô lên đường sớm. Trời còn mù mịt sương bay, ba ngọn đuốc sa mu chập chờn trên con đường núi. Ra đến phòng giáo dục huyện đã hơn 10 giờ sáng. Các cô líu ríu bước vào. Khuôn mặt anh cán bộ tổ chức lạnh tanh:
- 3 cô đến có việc gì?
- Dạ… cả 3 ngập ngừng đưa công văn.
- À, các cô ra ngoài viết đơn nhé. Viết xong mang vào nộp và trình bày với tôi. Tuần sau là xét đấy.
Ba cô gái ra ngoài ngồi xuống dãy ghế trước cửa phòng tổ chức. Thoan được gọi vào trước, cô hồi hộp nộp lá đơn. Anh cán bộ nhận đơn, rồi hỏi cô khá cặn kẽ về hoàn cảnh gia đình, về nguyện vọng, đặc biệt anh nhấn đi nhấn lại rằng các cô đã công tác lâu ở phân hiệu khó khăn nhất, nếu cố gắng anh sẽ giúp có ý kiến trong đợt xét biên chế và nếu có thể sẽ cho chuyển vùng. Nếu được, thì tháng sau sẽ có quyết định biên chế chính thức.
Họ ra về lòng khấp khởi mừng với bao hy vọng. Họ đều được đánh giá là chuyên môn vững có nhiều cố gắng, hy sinh cho ngành trong công tác phổ cập giáo dục. Trước khi về các cô ghé qua chợ huyện, bên cạnh những vật dụng cần thiết cho cuộc sống ở trường mà họ mua cho mình, không thể thiếu những gói kẹo cho bọn trẻ. Về qua trường chính, gặp chị Minh là giáo viên kỳ cựu, cả 3 hớn hở tranh nhau kể chuyện được tổ chức gọi. Chị cười nửa miệng: Cái đó phải xem, “trôn trẻ, miệng tổ chức”, nhất quen, nhì thân chưa bằng có nhiều đạn mà bắn các em ạ… Chị cứ nhìn đời đen tối chứ, các anh tổ chức hôm nay động viên bọn em nhiều lắm… Chỉ có cái Thoan và cái Oanh muốn chuyển thôi, chứ em thế nào cũng được, vào biên chế, cưới xong em đưa chồng lên đây làm mộc đỡ mệt đầu chị nhỉ… Tiếng nói cười. Rồi bao chuyện cứ ríu rít lên. Thôi chết, tối rồi, chúng em xin phép về đây.
Một tháng trôi qua, một tháng nữa vẫn bặt tăm, chả có đứa nào có quyết định. Tất cả vẫn nguyên như cũ, vẫn lên lớp đều đặn. Ngoài suối vẫn rì rầm con nước chảy, vẫn những đêm dài cô đơn trong cái lạnh thấu xương của vùng cao. Đầu bản, con đường đi vào qua suối là những vạt ngải cứu rừng mùi thơm hăng nồng. Hôm đi họp hội đồng ngoài trường chính về, cả 3 chẳng ai nói với ai câu nào. Tất cả đều u ám, đều có một cái gì bực bõ ,chán chường.
Về đến nhà, 3 cô gái nằm vật ra giường. Chẳng nói, chẳng rằng. Cuối cùng Châu lên tiếng trước:
- Tại sao họ lại làm ăn thế cơ chứ. Các đồng chí là những người có năng lực nhưng vì điều kiện số lượng chỉ tiêu biên chế có hạn nên các đồng chí chờ đợt sau – Vừa nhại, giọng Châu vừa dài ra. Khốn nạn thật, thì ra chị Minh nói đúng, chỉ có sền thôi…
Giọng Châu uất ức. Oanh ngồi nhỏm dậy
- Mình chẳng biết ra sao nữa, hy vọng lên đây dạy để có công việc ổn định, được vào biên chế chứ nếu hợp đồng thì tớ ở nhà dạy hợp đồng ngay xã… Không cả 3 chúng mình không dạy nữa, về quê dạy hợp đồng?
- Đúng đấy - Châu hưởng ứng - Ở đây chả ma nào vào đâu, đấy năm ngoái có mấy đứa vừa ra trường ngấp nghé, nhưng đến trường chính đã bỏ…
- Nhưng…Thoan ngập ngừng
- Không những gì cả, mai lên lớp báo nghỉ. À mà dạy buổi cuối nhé, ngày kia đi…
Chiều tối hôm sau, tan lớp về cả 3 không ai nói lời nào. Không khí như quánh đặc trong sương chiều. Thoan lên tiếng trước:
- Chả biết các bà thế nào nhưng lớp tôi chúng nó tình cảm lắm, hôm nay chẳng đứa nào ăn kẹo mình cho. Con Mỷ bé nhất lớp mếu máo hỏi: Cô giáo bỏ em à - Nói đến đấy Châu nghẹn lại, hai dòng nước mắt oà ra. Trước mắt Thoan là hình ảnh của những đứa trẻ nghèo nhếch nhác mặt buồn thiu long lanh nước mắt khi biết tin cô giáo sắp bỏ đi.
- Lớp tôi cũng vậy, Thằng Sếnh khóc to quá. Thương lắm...hư... hư - Tiếng Oanh nức nở. Cả 3 ôm nhau oà khóc, trong lòng họ dâng lên nỗi tủi hờn, niềm ân hận, sự luyến tiếc. Trời tối rồi mà cả ba vẫn ngồi bên bếp. Bữa cơm tối thiếu hẳn tiếng cười, tiếng trêu chọc nhau. Cả 3 người cúi mặt cố gắng ăn cho thật nhanh, ăn mà chẳng dám nhìn mặt nhau. Bát cơm ăn sao mà nghẹn ngào. Vừa dọn dẹp xong, ngoài hiên nhà có tiếng hỏi:
- Các cô giáo có nhà không?
Ngó ra, Thoan thấy già bản và các cụ già trong bản đang đến. Có người cầm ống điếu to đùng.
- Mời các bác vào nhà…
Trước khi xem truyện, hãy ngắm dung nhan của y với mỗ nhá (y mặc áo trắng, đầu hói). Y vốn là bạn đồng môn với mình khi học ở trường Đại học sư phạm Việt Bắc (Bắc Thái) vào thời hậu kỳ bao cấp những năm cuối của thế kỷ trước. Y có máu viết văn, mình không dám bình văn của y vì...còn giữ tình bằng hữu!
SÉO TỈ CÓ BA CÔ GÁI
- Quang Chi - Thoan đang thả mái tóc dài xuống chậu nước bồ kết gội đầu, hương bồ kết khiến cho hồn cô thư thái. Những chiều mùa thu như thế này cánh đồng quê cô cũng mịt mù sương dăng, mùi thơm của rơm rạ đốt trong ngày mùa toả ra quấn quện lấy hồn cô. Thoan thường đun nước bồ kết gội đầu, cô không thích dùng mỹ phẩm, Tóc gội bồ kết đen mượt có mùi thơm thoang thoảng e ấp. Đang mải với những suy nghĩ đâu đâu Thoan bống giật mình:
- Cô giáo gội đầu à?
Thoan quay lại. Một cậu bé xốc xếch tay cầm xâu cá suối đứng nhoẻn cười:
- Có xâu cá vừa câu, cho cô giáo đấy.
Thoan mỉm cười: Sao không để nhà ăn hở Sếnh?
- Nhà có rồi mà, cô giáo nấu ăn đi.
Nói xong nó chạy biến. Thoan thoáng mỉm cười nhớ lại lúc mới đến đây, bon trẻ chưa quen cách xưng hô cứ mày, tao tuốt. Đến nhà ghi tên trẻ để dạy phổ cập hỏi “bố mẹ đi đâu?” “nó lên nương rồi”… Trẻ thấy anh, chị, bố, mẹ về là mách luôn “có cô giáo tìm mày đấy”… Phải dày công lắm ba chị em Thoan, Oanh, Châu mới đưa bọn trẻ dần vào nề nếp, biết thưa gửi, biết xưng hô với người lớn đúng vai. Thoan chợt nhớ có lần chính Sếnh xốc quần chạy qua lớp Oanh đang dạy buổi chiều hỏi: “Cô giáo thấy em ngựa chạy qua đây không?” thì ra cu cậu đi chăn ngựa, mải chơi để ngựa chạy đâu mất đi tìm, vì cô giáo dạy người ít tuổi gọi là em nên hỏi cô giáo là em ngựa. Lên lớp về, Oanh kể chuyện đó cả ba đứa cười chết rũ. Thế mà đã hơn hai năm ở đây rồi, Thoan thoáng buồn. Gội đầu xong cô đi nấu cơm, mang xâu cá làm sạch xiên vào que đặt trên bếp than, chờ bạn về. Hôm nay Oanh và Châu ra trường chính đổi đồ dùng dạy học. Từ Séo Tỉ ra trường chính mất đến hơn hai tiếng đi bộ đường rừng. Khổ đến đồ dùng dạy học cấp I mà mỗi trường được vài bộ, các phân hiệu cứ phải đổi nhau, giáo viên cứ đến thứ bảy, hoặc chủ nhật mang ra trường chính đổi. Oanh và Châu đi đổi nhân thể mua ít kẹo cồ, mì tôm mang về. Các cô phải bớt tiền lương ra để mua kẹo và mì tôm để dỗ trẻ đi học đều, lớp 1 ở đây cứ phải mì tôm bẻ ra dỗ bọn trẻ học, kẹo dành làm phần thưởng cho những đứa học khá, chúng mà bỏ học thì mất chuẩn phổ cập. Những gói kẹo làm phần thưởng khích lệ bọn trẻ đến lớp đều hơn. Thoan đang nấu nồi rau cải thì tiếng Châu đã oang oang:
- Có cái gì thơm thế. Thoan ơi rửa nồi đi luộc mấy củ sắn các chị cho này.
Oanh thấy xiên cá thơm lừng trong bếp cười rũ:
- Lại có học sinh nào đút lót phải không?
Ba cô gái ríu rít cất những thứ lỉnh kỉnh lên giá trên lớp. Cái lớp học đơn sơ với hai cái nhà gỗ ván thưng, dành cho hai lớp học, một lớp phải học chiều. Một gian nhà được ngăn ra làm nơi trú ngụ giáo viên. Lớp học đơn sơ trên bản nhỏ đã duy trì được hơn 5 năm nay rồi. Cả 3 cô gái Châu, Thoan và Oanh về đây hai năm trước thay cho hai cô giáo cũ chuyển vùng và tiếp nhận luôn cả học sinh lớp 3 từ trường chính chuyển về. Họ tốt nghiệp sư phạm ở tỉnh khác, không xin được biên chế ở quê nên xung phong lên đây dạy hợp đồng trong chiến dịch phổ cập của toàn tỉnh. Trời vùng cao tối nhanh, các cô gái thắp đèn dầu ăn cơm. Thấy bảo sang năm sẽ có điện lưới, nên họ vẫn phải dùng đèn dầu. Miếng cá suối nướng thơm lừng béo ngậy, quyện với rau cải Mèo thật đậm đà trong bữa cơm chiều. Vừa ăn cơm họ vừa nói chuyện. Châu vẫn oang oang:
-
Tuần sau phòng sẽ vào trường mình kiểm tra, không biết có vào phân hiệu mình
không, nhưng cái Oanh từ mai nhớ cho học sinh lao động dọn khu đất sau lớp đi,
mất vệ sinh quá.
-
Ừ, nhưng có phải tại lớp tôi đâu bà
– Oanh cãi.
-
Đấy là do đợt mưa vừa rồi đùn xuống nhưng vẫn phải dọn. Mai lớp tôi với bà làm – Thoan ngắt lời, bởi cô biết nêu không xen vào thì Châu và Oanh sẽ
xảy ra cãi vặt.
Đêm vùng cao se lạnh. Cái lạnh thật ngọt
ngào nó cứ gợi cho người ta nhiều nỗi. Thoan nhớ những đêm như thế này Thưởng
hay mang đến cho cô những gói ô mai để “em
ngậm cho khỏi ho…” rồi những cái hôn dài, những cái vuốt ve mơn man trong
hơi thở nồng nàn đắm đuối… - Sao mặt nghệt ra thế kia. Lại nhớ thằng ấy rồi phải không? - Tiếng Châu oang oang - Ừ thì Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng mà.
- Nó đã chạy mất dép rồi thì nhớ làm quái gì. Đấy bà thấy cứ như tôi ấy, lên vùng cao đi phổ cập tôi pheng luôn. Hôm chia tay chàng còn làm bộ khóc nhé, nhưng tôi biết thừa, tôi bỏ là đi theo đứa khác ngay, răng như ỳ, tháng sau tôi về mua chăn đã thấy cập kè em khác rồi – Oanh cười như mếu, đôi mắt có hàng mi dài cụp xuống ngân ngấn nước.
- Thôi đi ngủ - Thoan nói, cô buông màn cuộn chăn nằm trên giường suy tư. Ừ, sao mình lại nhớ Thưởng nhỉ, nỗi nhớ chẳng có cơn cớ nào. Hồi đầu Thưởng hay gửi thư cho cô, rồi lần chàng đến thăm mới đến trường chính đã vội quay về. Tháng sau cô nhận được lá thư đại ý “mẹ anh đi xem bói bảo chúng mình không hợp nhau…”. Thoan đã khóc như một đưa trẻ khi đọc dòng chứ ấy. Nhưng rồi vết thương cũng lành sẹo. Chỉ có Châu là đã có đám hỏi ở nhà cuối năm nay cô sẽ cưới. Chồng cô là một anh thợ mộc chăm chỉ. Châu bảo, “cưới xong tao đưa chàng lên đây, tha hồ mà làm nghề”. Một thoáng gợn lên trong lòng Thoan, Châu ăn sóng nói gió nhưng sao nó lại được ưu ái thế. Tiếng gió thổi xào xạc qua cánh rừng tống quá sủ cứ lào khào, thầm thì. Những chiếc lá xạc xào như những đôi bàn tay của tình nhân đang mơn man vũ điệu tình ái. Người Thoan chợt nóng bừng. Cô chìm dần trong giấc ngủ. Nửa đêm, bàn tay nào bỗng lần giở khuy áo ngực của Thoan mơn trớn, người cô nóng bừng, cứng lại, một cảm giác ướt át thèm khát dâng lên. Thoan oằn người khao khát... “Bỏ tay, Oanh, không đùa…”. Miệng nói nhưng cô cứ để im cho bàn tay Oanh sục sạo… Sáng hôm sau, Thoan đang rửa mặt thì Oanh dậy, cầm thau ra. Thoan liền nói:
- Từ sau thì về giường mình mà ngủ nhé.
- Nhưng ngủ một mình rét lắm, với lại để cho bà khỏi nhớ thằng ấy – Oanh khúc khích cười.
- Đồ phải gió – Thoan gắt
- Ối dào, đêm qua tao mơ đứa nào rên như mèo cái đấy – Châu phá lên cười – Lại còn sĩ.
- Thôi không đùa nữa các nỡm, ăn sáng còn lên lớp cái Oanh gọi học sinh đi lao động nhé – Thoan nói.
Cả tuần trôi qua chả thấy bóng dáng phòng vào kiểm tra. Cả ba đứa buồn thiu. Ở đây sao mong có người đến thế. Cái ồn ào, cái không khí chuyên môn sẽ xua đi cái tù túng chất chội của nơi này.
Tuần sau nữa trôi qua, có công văn của phòng giáo dục về việc xét vào biên chế, hẹn thứ 6 tuần tới ra gặp tổ chức. Cả 3 cô gái phấp phỏng, ngày thứ 5, các cô giao bài tập cho học sinh. sáng hôm sau các cô lên đường sớm. Trời còn mù mịt sương bay, ba ngọn đuốc sa mu chập chờn trên con đường núi. Ra đến phòng giáo dục huyện đã hơn 10 giờ sáng. Các cô líu ríu bước vào. Khuôn mặt anh cán bộ tổ chức lạnh tanh:
- 3 cô đến có việc gì?
- Dạ… cả 3 ngập ngừng đưa công văn.
- À, các cô ra ngoài viết đơn nhé. Viết xong mang vào nộp và trình bày với tôi. Tuần sau là xét đấy.
Ba cô gái ra ngoài ngồi xuống dãy ghế trước cửa phòng tổ chức. Thoan được gọi vào trước, cô hồi hộp nộp lá đơn. Anh cán bộ nhận đơn, rồi hỏi cô khá cặn kẽ về hoàn cảnh gia đình, về nguyện vọng, đặc biệt anh nhấn đi nhấn lại rằng các cô đã công tác lâu ở phân hiệu khó khăn nhất, nếu cố gắng anh sẽ giúp có ý kiến trong đợt xét biên chế và nếu có thể sẽ cho chuyển vùng. Nếu được, thì tháng sau sẽ có quyết định biên chế chính thức.
Họ ra về lòng khấp khởi mừng với bao hy vọng. Họ đều được đánh giá là chuyên môn vững có nhiều cố gắng, hy sinh cho ngành trong công tác phổ cập giáo dục. Trước khi về các cô ghé qua chợ huyện, bên cạnh những vật dụng cần thiết cho cuộc sống ở trường mà họ mua cho mình, không thể thiếu những gói kẹo cho bọn trẻ. Về qua trường chính, gặp chị Minh là giáo viên kỳ cựu, cả 3 hớn hở tranh nhau kể chuyện được tổ chức gọi. Chị cười nửa miệng: Cái đó phải xem, “trôn trẻ, miệng tổ chức”, nhất quen, nhì thân chưa bằng có nhiều đạn mà bắn các em ạ… Chị cứ nhìn đời đen tối chứ, các anh tổ chức hôm nay động viên bọn em nhiều lắm… Chỉ có cái Thoan và cái Oanh muốn chuyển thôi, chứ em thế nào cũng được, vào biên chế, cưới xong em đưa chồng lên đây làm mộc đỡ mệt đầu chị nhỉ… Tiếng nói cười. Rồi bao chuyện cứ ríu rít lên. Thôi chết, tối rồi, chúng em xin phép về đây.
Một tháng trôi qua, một tháng nữa vẫn bặt tăm, chả có đứa nào có quyết định. Tất cả vẫn nguyên như cũ, vẫn lên lớp đều đặn. Ngoài suối vẫn rì rầm con nước chảy, vẫn những đêm dài cô đơn trong cái lạnh thấu xương của vùng cao. Đầu bản, con đường đi vào qua suối là những vạt ngải cứu rừng mùi thơm hăng nồng. Hôm đi họp hội đồng ngoài trường chính về, cả 3 chẳng ai nói với ai câu nào. Tất cả đều u ám, đều có một cái gì bực bõ ,chán chường.
Về đến nhà, 3 cô gái nằm vật ra giường. Chẳng nói, chẳng rằng. Cuối cùng Châu lên tiếng trước:
- Tại sao họ lại làm ăn thế cơ chứ. Các đồng chí là những người có năng lực nhưng vì điều kiện số lượng chỉ tiêu biên chế có hạn nên các đồng chí chờ đợt sau – Vừa nhại, giọng Châu vừa dài ra. Khốn nạn thật, thì ra chị Minh nói đúng, chỉ có sền thôi…
Giọng Châu uất ức. Oanh ngồi nhỏm dậy
- Mình chẳng biết ra sao nữa, hy vọng lên đây dạy để có công việc ổn định, được vào biên chế chứ nếu hợp đồng thì tớ ở nhà dạy hợp đồng ngay xã… Không cả 3 chúng mình không dạy nữa, về quê dạy hợp đồng?
- Đúng đấy - Châu hưởng ứng - Ở đây chả ma nào vào đâu, đấy năm ngoái có mấy đứa vừa ra trường ngấp nghé, nhưng đến trường chính đã bỏ…
- Nhưng…Thoan ngập ngừng
- Không những gì cả, mai lên lớp báo nghỉ. À mà dạy buổi cuối nhé, ngày kia đi…
Chiều tối hôm sau, tan lớp về cả 3 không ai nói lời nào. Không khí như quánh đặc trong sương chiều. Thoan lên tiếng trước:
- Chả biết các bà thế nào nhưng lớp tôi chúng nó tình cảm lắm, hôm nay chẳng đứa nào ăn kẹo mình cho. Con Mỷ bé nhất lớp mếu máo hỏi: Cô giáo bỏ em à - Nói đến đấy Châu nghẹn lại, hai dòng nước mắt oà ra. Trước mắt Thoan là hình ảnh của những đứa trẻ nghèo nhếch nhác mặt buồn thiu long lanh nước mắt khi biết tin cô giáo sắp bỏ đi.
- Lớp tôi cũng vậy, Thằng Sếnh khóc to quá. Thương lắm...hư... hư - Tiếng Oanh nức nở. Cả 3 ôm nhau oà khóc, trong lòng họ dâng lên nỗi tủi hờn, niềm ân hận, sự luyến tiếc. Trời tối rồi mà cả ba vẫn ngồi bên bếp. Bữa cơm tối thiếu hẳn tiếng cười, tiếng trêu chọc nhau. Cả 3 người cúi mặt cố gắng ăn cho thật nhanh, ăn mà chẳng dám nhìn mặt nhau. Bát cơm ăn sao mà nghẹn ngào. Vừa dọn dẹp xong, ngoài hiên nhà có tiếng hỏi:
- Các cô giáo có nhà không?
Ngó ra, Thoan thấy già bản và các cụ già trong bản đang đến. Có người cầm ống điếu to đùng.
- Mời các bác vào nhà…
Cả tốp người đã vào trong gian nhà. Họ
ngồi xuống bên bếp lửa. Tiếng rít thuốc lào xoe xóe, hơi thuốc lào đặc quánh cả
không gian, nhưng tất cả vẫn im lặng. Già bản Chin cất tiếng đầu tiên phá tan
không khí yên lặng:
-
Các cô giáo sắp bỏ bản bỏ trường à?
Cả 3 cô gái lúng túng không biết nói
sao. Đất Séo Tỉ này không có duyên giữ
cái chân cô giáo rồi. Tiếng ai đó vang lên buồn bã.
-
Bọn trẻ giờ biết cái chữ rồi, chúng nó biết tính tiền giúp bố giúp mẹ rồi,
nhưng vẫn cần phải học đấy các cô giáo à – Già Chin vẫn thủng thẳng – Có học thì mới không đói nghèo chứ. Các cô giáo cứ ở đây với dân bản,
có ngô ăn ngô, có sèo đắng ăn sèo đắng, đất Séo Tỉ không để các cô giáo đói đâu.
-
Dạ không phải vậy ạ…
Châu lúng túng…
Già Chin lặng nhìn tất cả mọi người yên
lặng bên bếp lửa. Tàn lửa bay lên, khói sa mu tỏa mịt mù, với tay cầm cành củi
mới dúi sâu vào bếp già thủng thẳng:
-
Ngày xưa, người Mông ta cũng có chữ đấy, mọi người à. Thần Nông dạy cho người
Mông ta biết trồng cấy, thần cũng là người cho ta giống lúa, giống ngô, giống
kê đấy, lại dạy dân ta biết xe lanh dệt vải. Có cái ăn mà vẫn khổ, Vua ta mới
đi tìm Thần Nông xin Người cho cái chữ để dân Mông ta bớt khổ. Thần mới cho
chữ, từ đó mỗi ngày của người Mông là một ngày hội vui. Vua Quỷ thấy thế tức
lắm, nó tìm cách ăn cắp chữ của người Mông, nó chờ Vua ta ngủ bò đến ăn hết
chữ, từ đó người Mông mất chữ sống khổ cực. Vua ta tức giận sai những người tài
giỏi đi đòi chữ, chính Vua cũng đi đòi chữ… Nhưng rồi không ai trở về. Từ đó
người Mông ta sống tăm tối lắm. Giờ có các cô giáo về đây dạy chữ cho bọn trẻ,
làng bản đã vui lên hơn đấy. Thế mà cô giáo đi, cái chữ lại bay theo chân cô
giáo mất thôi…
Nghe già Chin nói, các cô giáo òa khóc nức nở. Tiếng
gió rừng lào xào ngoài kia hòa cùng tiếng nước của con suối đầu bản cứ vang xa,
vang xa. Ngày mai bọn trẻ sẽ ra sao, chúng lại tụ tập đánh quay, đánh pao, rồi
cái chữ sẽ không ở lại trong đầu nữa. Bao nhiêu công lao dạy dỗ giờ bỗng đem đổ
vào rừng ma kia ư? Cánh rừng sa mu có chen lẫn những cây những cây tống quá sủ
cổ thụ vẫn âm u trong sương lạnh. Những cây tống quá sủ xù xì, rêu phong yên
lặng, nhưng những chiếc lá dày ram ráp của nó quệt vào nhau trong cơn gió nghe
như tiếng van vỉ xa xôi…Tiếng con chim nào cứ khắc khoải trong rừng đêm, bắt cô
trói cột hay khó khăn khắc phục? chẳng biết nữa nhưng tiếng chim cứ khắc khoải
da diết nỗi niềm.
Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
Sờ-lô-gân
Slogan-Từ điển Anh - Việt do Nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 1994 tại trang 847 có giải thích ngắn gọn: slogan /dt khẩu hiệu.
Chẳng phải tôi thích bẻ chữ hay bệnh của mấy thằng tập tọng sắp làm khoa học đâu mà chợt nhớ mấy cái slogan ấn tượng của các bác tài xe tải, xe khách nhân dịp trên đường thiên lý vào miền Nam vừa rồi.
Mấy cái slogan ấy nhẹ nhàng, dí dỏm, ấn tượng, nhớ lâu và cũng tác dụng ghê gớm đấy, các nhà quản lý các nhà văn hóa, khoa học cứ mất công (thì ít) mất của (thì nhiều) tổ chức vô khối cuộc thi mà có tìm được cái slogan nào ra hồn đâu.
Đây nhé, qua Xứ Thanh, một "con" đầu kéo dài ngoẵng bọn tôi vẫn gọi là khủng long đe dọa: XA EM RA! (Hix, nhìn thấy từ xa đã tránh rồi)
Qua Thanh đến Nghệ: một em county 24 chỗ nhẹ nhàng, lơi lả: TỪ TỪ, EM SẼ CHO
Cuối đất Nghệ một ông mobihome gường nằm cao cấp 45 chỗ sơn đỏ chót cảnh báo: CHÚ Ý: KHI ĐÍT EM ĐỎ, cô đồng nghiệp ngồi ghế trên đỏ mặt che miệng cười khúc khích, chắc cô lại liên tưởng chi đây!
Đăng kèm cái ảnh tôi chộp được không bà con lại bảo tôi nói khoác (dòng chữ màu vàng ở sàn đuôi xe ý)
Lại có ông văn thơ lai láng:
Nhớ về mẹ vững vàng tay lái
Thương về em nhè nhẹ chân ga vậy nhưng nó vẫn phóng vù vù như đi ăn cướp đánh võng vô tư trên con đường vốn đã không còn mấy chỗ hở.
Một con van 1,5 tấn nhẹ nhàng lách qua, ông này chắc người Tràng An đây, khi ngó bảng số thì đúng vậy: 30Y -342X
NGƯỜI LỊCH SỰ KHÔNG BÓP CÒI INH ỎI
Có gã lại gầm gừ: ĐỪNG GẦN ANH, ĐỜI EM SẼ KHỔ, rồi thì e ấp giả nai: ĐỪNG ANH! MẸ THẤY. Hay có khi ỡm ờ: Yêu, có khi phải nói!
Hôn em thì phải trả tiền, Hà Nội không vội được đâu
Chụp tại Khu Di tích ngã 3 Đồng Lộc, Hà Tĩnh tháng 4/2011 (ảnh này khoe chơi vậy thôi chớ không liên quan gì đến bài viết đâu nhá)
Và còn rất nhiều slogan nữa nhưng không rõ tác dụng hiệu quả của các slogan này thế nào chứ ông hàng xóm nhà tôi thì có quái chiêu này rất hiệu quả
Chả là nhà lão ở đầu ngõ nhưng lại hơi thụt vào thành ra cái đầu nhà lão hay bị đổ rác và biến thành nơi bọn khách vãng lai lấy làm "nơi hạnh phúc thăng hoa và nỗi buồn giải tỏa". Đầu tiên lão cảnh báo:
Cấm đái bậy. Một thời gian sau tình hình không cải thiện
Lão lại xóa đi và viết; Đái bậy thì xẻo chim. Thời buổi gái thiếu trai thừa nhà đã có vài thằng chống gậy còn đang chưa lấy được vợ nên có thiến quách đi càng tốt nên bọn nó không sợ. Lúc lúc lại một thằng chờ việc ở chợ người hay một gã nhà quê ra tỉnh mới xuống xe bus chắc là nhịn đã lâu đến xả như trạm bơm hồ Yên Sở của Hà thành, thằng ấy vừa đi lại một mụ bán bánh cuốn ế ngó trước ngó sau rồi thụp xuống giãn cả nét mặt. Xả xong, vẫn đôi tay ấy mụ lại vô tư bốc bánh bán cho mấy ả nội trợ thích hàng rong vì ..rẻ, tiện và lãng mạn nữa (nên tôi không ăn bánh cuốn rong bao giờ).
Thế này thì tức quá, lão lại thay đổi chiến thuật, một khẩu hiêu khác được kẻ màu đỏ hẳn hoi: Đái bậy phạt 50.000 (Không thấy ghi là tiền gì nhưng đoán chắc không phải ngoại tệ). Ai cho phạt mà phạt, ai cũng phạt được thì cái nước này loạn à; nghĩ vậy nên tay công chức hàng tỉnh chắc là vừa đi khách về với cái bụng bia tổ bố khệnh khạng xuống xe, nhếch mép và tiến thẳng vào góc chết nhà lão để lẩm bẩm đếm xem hôm nay đã thi đấu với sếp được mấy chục vại bia miễn phí. Dễ có đến 5 phút sau cái vòi của tạo hóa ấy vẫn chưa khóa, hay là chưa khóa được cũng nên.
Tình hình ngày càng phức tạp, buổi tối hôm ấy lão cắt hản chữ bằng đề - can màu đỏ chữ in hoa hẳn hoi nhé dán vào bìa các - tông ra cắm trịnh trọng: CHỖ DÀNH CHO CHÓ ĐÁI, LÀM NGƯỜI THÌ KHÔNG ĐÁI Ở ĐÂY.
Trưa hôm sau, thằng công chức bụng bia định vào xả, hắn đã lôi cái của nợ ấy ra rồi xong thấy cái biển nghĩ ơ kìa, hình như mình cũng là thằng người đấy chứ nhỉ ngần ngừ vài giây rồi trịnh trọng trả nó về đơn vị cũ, kéo phẹc - mơ - tuya cẩn thận rồi mới lên xe dông thẳng, ném lại đằng sau mấy câu chửi đổng và từ đó không thấy dừng xe vào đó nữa mỗi khi đi nốc bia về. Tác dụng đấy chứ nhỉ không biết do lòng tự trọng, tự ái hay công dụng của sờ - lô - gân? Đấy là tôi còn chưa thèm mách lão cái võ của mụ Trang Hạ nhà văn đấy: mụ xui đặt mẹ cái bát thương thờ ai cũng được vào đó thì bố bảo thằng nào cũng không dám thò chim mà đái vào đấy.
Chẳng phải tôi thích bẻ chữ hay bệnh của mấy thằng tập tọng sắp làm khoa học đâu mà chợt nhớ mấy cái slogan ấn tượng của các bác tài xe tải, xe khách nhân dịp trên đường thiên lý vào miền Nam vừa rồi.
Mấy cái slogan ấy nhẹ nhàng, dí dỏm, ấn tượng, nhớ lâu và cũng tác dụng ghê gớm đấy, các nhà quản lý các nhà văn hóa, khoa học cứ mất công (thì ít) mất của (thì nhiều) tổ chức vô khối cuộc thi mà có tìm được cái slogan nào ra hồn đâu.
Đây nhé, qua Xứ Thanh, một "con" đầu kéo dài ngoẵng bọn tôi vẫn gọi là khủng long đe dọa: XA EM RA! (Hix, nhìn thấy từ xa đã tránh rồi)
Qua Thanh đến Nghệ: một em county 24 chỗ nhẹ nhàng, lơi lả: TỪ TỪ, EM SẼ CHO
Cuối đất Nghệ một ông mobihome gường nằm cao cấp 45 chỗ sơn đỏ chót cảnh báo: CHÚ Ý: KHI ĐÍT EM ĐỎ, cô đồng nghiệp ngồi ghế trên đỏ mặt che miệng cười khúc khích, chắc cô lại liên tưởng chi đây!
Đăng kèm cái ảnh tôi chộp được không bà con lại bảo tôi nói khoác (dòng chữ màu vàng ở sàn đuôi xe ý)
Lại có ông văn thơ lai láng:
Nhớ về mẹ vững vàng tay lái
Thương về em nhè nhẹ chân ga vậy nhưng nó vẫn phóng vù vù như đi ăn cướp đánh võng vô tư trên con đường vốn đã không còn mấy chỗ hở.
Một con van 1,5 tấn nhẹ nhàng lách qua, ông này chắc người Tràng An đây, khi ngó bảng số thì đúng vậy: 30Y -342X
NGƯỜI LỊCH SỰ KHÔNG BÓP CÒI INH ỎI
Có gã lại gầm gừ: ĐỪNG GẦN ANH, ĐỜI EM SẼ KHỔ, rồi thì e ấp giả nai: ĐỪNG ANH! MẸ THẤY. Hay có khi ỡm ờ: Yêu, có khi phải nói!
Hôn em thì phải trả tiền, Hà Nội không vội được đâu
Chụp tại Khu Di tích ngã 3 Đồng Lộc, Hà Tĩnh tháng 4/2011 (ảnh này khoe chơi vậy thôi chớ không liên quan gì đến bài viết đâu nhá)
Và còn rất nhiều slogan nữa nhưng không rõ tác dụng hiệu quả của các slogan này thế nào chứ ông hàng xóm nhà tôi thì có quái chiêu này rất hiệu quả
Chả là nhà lão ở đầu ngõ nhưng lại hơi thụt vào thành ra cái đầu nhà lão hay bị đổ rác và biến thành nơi bọn khách vãng lai lấy làm "nơi hạnh phúc thăng hoa và nỗi buồn giải tỏa". Đầu tiên lão cảnh báo:
Cấm đái bậy. Một thời gian sau tình hình không cải thiện
Lão lại xóa đi và viết; Đái bậy thì xẻo chim. Thời buổi gái thiếu trai thừa nhà đã có vài thằng chống gậy còn đang chưa lấy được vợ nên có thiến quách đi càng tốt nên bọn nó không sợ. Lúc lúc lại một thằng chờ việc ở chợ người hay một gã nhà quê ra tỉnh mới xuống xe bus chắc là nhịn đã lâu đến xả như trạm bơm hồ Yên Sở của Hà thành, thằng ấy vừa đi lại một mụ bán bánh cuốn ế ngó trước ngó sau rồi thụp xuống giãn cả nét mặt. Xả xong, vẫn đôi tay ấy mụ lại vô tư bốc bánh bán cho mấy ả nội trợ thích hàng rong vì ..rẻ, tiện và lãng mạn nữa (nên tôi không ăn bánh cuốn rong bao giờ).
Thế này thì tức quá, lão lại thay đổi chiến thuật, một khẩu hiêu khác được kẻ màu đỏ hẳn hoi: Đái bậy phạt 50.000 (Không thấy ghi là tiền gì nhưng đoán chắc không phải ngoại tệ). Ai cho phạt mà phạt, ai cũng phạt được thì cái nước này loạn à; nghĩ vậy nên tay công chức hàng tỉnh chắc là vừa đi khách về với cái bụng bia tổ bố khệnh khạng xuống xe, nhếch mép và tiến thẳng vào góc chết nhà lão để lẩm bẩm đếm xem hôm nay đã thi đấu với sếp được mấy chục vại bia miễn phí. Dễ có đến 5 phút sau cái vòi của tạo hóa ấy vẫn chưa khóa, hay là chưa khóa được cũng nên.
Tình hình ngày càng phức tạp, buổi tối hôm ấy lão cắt hản chữ bằng đề - can màu đỏ chữ in hoa hẳn hoi nhé dán vào bìa các - tông ra cắm trịnh trọng: CHỖ DÀNH CHO CHÓ ĐÁI, LÀM NGƯỜI THÌ KHÔNG ĐÁI Ở ĐÂY.
Trưa hôm sau, thằng công chức bụng bia định vào xả, hắn đã lôi cái của nợ ấy ra rồi xong thấy cái biển nghĩ ơ kìa, hình như mình cũng là thằng người đấy chứ nhỉ ngần ngừ vài giây rồi trịnh trọng trả nó về đơn vị cũ, kéo phẹc - mơ - tuya cẩn thận rồi mới lên xe dông thẳng, ném lại đằng sau mấy câu chửi đổng và từ đó không thấy dừng xe vào đó nữa mỗi khi đi nốc bia về. Tác dụng đấy chứ nhỉ không biết do lòng tự trọng, tự ái hay công dụng của sờ - lô - gân? Đấy là tôi còn chưa thèm mách lão cái võ của mụ Trang Hạ nhà văn đấy: mụ xui đặt mẹ cái bát thương thờ ai cũng được vào đó thì bố bảo thằng nào cũng không dám thò chim mà đái vào đấy.
Nỗ lực, may mắn hay là số?
Chuyện thứ nhất:
Lúc học Đại học sư phạm VB năm thứ 2 có một thằng bạn quê ở vùng chiến khu cách mạng, tốt tính, nhà nghèo và cực kỳ chăm học. Năm đó có môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam thi hết môn bằng hình thức vấn đáp. Cậu ta học ngày, học đêm, mọi nơi, mọi lúc. Học trên giảng đường chưa đủ, hắn học ở ký túc xá. 3 giờ sáng hắn vẫn thắp điện để học mặc cho bạn bè nhắc nhở, khó chịu. Học nằm, học ngồi thì buồn ngủ, hắn ta có sáng kiến là đứng dưới bóng điện để học. Lợi dụng lúc gã ra ngoài rửa mặt cho tỉnh ngủ hay ...giải quyết nỗi buồn chi đó, một thằng trong phòng (Không phải tớ) lấy cây chổi phang một nhát vào cái bóng đèn làm nó tắt ngủm buộc thằng kia phải làu bàu rồi đi ngủ để sáng hôm sau đi thi sớm. Nó (Thằng kia) tự tin lên bốc đề đầu tiên vì vần A mà. Trúng câu thứ 36, trớ trêu thay đó là câu suy luận mà 35 câu còn lại nó thuộc làu. Mà xin nói thêm là quy định lúc đó nếu bốc lại câu khác bị trừ đi 2 điểm. Nó quyết định không bốc lại và lên ba hoa chích chòe một hồi rồi về chỗ với điểm 2 vì thầy giáo cho rằng nó xuyên tạc lịch sử. Hẹn sau hè xuống thi lại cùng mấy đứa lớp khác! Còn cái bọn học hành láng tráng, ngủ sớm (Trong đó có tớ) thì ơn giời, đều đạt 5 điểm trở lên không phải thi lại.
Chuyện thứ hai:
Mình là dân ly tán, run rủi thế nào rồi đậu lại đây. Gần hai thập niên trôi qua vẫn chưa có chỗ chui ra, chui vào dù đã hết sức nhẫn nhục, cố gắng, xoay sở, cựa quạy cũng như lao động chân tay và trí óc hùng hục.
Mùa đông năm Dậu sau đấy 1 năm, cũng có một thằng từ huyện gia nhập cái xóm ngụ cư ấy. Đã lâu hôm nọ mới gặp nó trong một tiệc rượu cỏ, nó khoe em đã có nhà rồi, hỏi thì nó nháy mắt tinh quái bảo gặp may bác ạ. Thì ra nó đi thuê nhà của nhà nước (Không biết sao nó lại thuê được hay được thuê nhỉ?), chưa đầy năm thì vào một ngày đẹp giời nhà nước bán cho nó cái nhà ấy theo 61 với giá cực kỳ dễ chịu, có "sang ngang" ngay cũng lời vài trăm triệu. Tiền ấy nhà nước cho nó một cách hợp pháp chẳng phải gia đình nó thuộc diện chính sách hay có cái mề đay "Phiu" như cái ông GS Châu nọ. Số tiền ấy mà sờ không đúng chỗ thì vào đề lao như chơi chứ chả đùa
Sự nỗ lực, may mắn hay là số nhỉ???
Thác Dray Nur, Đăk Lăk đẹp là thế mà anh hướng dẫn viên bản địa lại ngủ gật (17/7/2009)
Lúc học Đại học sư phạm VB năm thứ 2 có một thằng bạn quê ở vùng chiến khu cách mạng, tốt tính, nhà nghèo và cực kỳ chăm học. Năm đó có môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam thi hết môn bằng hình thức vấn đáp. Cậu ta học ngày, học đêm, mọi nơi, mọi lúc. Học trên giảng đường chưa đủ, hắn học ở ký túc xá. 3 giờ sáng hắn vẫn thắp điện để học mặc cho bạn bè nhắc nhở, khó chịu. Học nằm, học ngồi thì buồn ngủ, hắn ta có sáng kiến là đứng dưới bóng điện để học. Lợi dụng lúc gã ra ngoài rửa mặt cho tỉnh ngủ hay ...giải quyết nỗi buồn chi đó, một thằng trong phòng (Không phải tớ) lấy cây chổi phang một nhát vào cái bóng đèn làm nó tắt ngủm buộc thằng kia phải làu bàu rồi đi ngủ để sáng hôm sau đi thi sớm. Nó (Thằng kia) tự tin lên bốc đề đầu tiên vì vần A mà. Trúng câu thứ 36, trớ trêu thay đó là câu suy luận mà 35 câu còn lại nó thuộc làu. Mà xin nói thêm là quy định lúc đó nếu bốc lại câu khác bị trừ đi 2 điểm. Nó quyết định không bốc lại và lên ba hoa chích chòe một hồi rồi về chỗ với điểm 2 vì thầy giáo cho rằng nó xuyên tạc lịch sử. Hẹn sau hè xuống thi lại cùng mấy đứa lớp khác! Còn cái bọn học hành láng tráng, ngủ sớm (Trong đó có tớ) thì ơn giời, đều đạt 5 điểm trở lên không phải thi lại.
Chuyện thứ hai:
Mình là dân ly tán, run rủi thế nào rồi đậu lại đây. Gần hai thập niên trôi qua vẫn chưa có chỗ chui ra, chui vào dù đã hết sức nhẫn nhục, cố gắng, xoay sở, cựa quạy cũng như lao động chân tay và trí óc hùng hục.
Mùa đông năm Dậu sau đấy 1 năm, cũng có một thằng từ huyện gia nhập cái xóm ngụ cư ấy. Đã lâu hôm nọ mới gặp nó trong một tiệc rượu cỏ, nó khoe em đã có nhà rồi, hỏi thì nó nháy mắt tinh quái bảo gặp may bác ạ. Thì ra nó đi thuê nhà của nhà nước (Không biết sao nó lại thuê được hay được thuê nhỉ?), chưa đầy năm thì vào một ngày đẹp giời nhà nước bán cho nó cái nhà ấy theo 61 với giá cực kỳ dễ chịu, có "sang ngang" ngay cũng lời vài trăm triệu. Tiền ấy nhà nước cho nó một cách hợp pháp chẳng phải gia đình nó thuộc diện chính sách hay có cái mề đay "Phiu" như cái ông GS Châu nọ. Số tiền ấy mà sờ không đúng chỗ thì vào đề lao như chơi chứ chả đùa
Sự nỗ lực, may mắn hay là số nhỉ???
Thác Dray Nur, Đăk Lăk đẹp là thế mà anh hướng dẫn viên bản địa lại ngủ gật (17/7/2009)
Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011
Ghen tỵ với tiền nhân (jealous of your ancestors)
Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011
Đánh sảng ở Làng Chiềng
Làng Chiềng nằm bên trái Quốc lộ 1B Thái Nguyên - Lạng Sơn, phía bắc của
xã Lâu Thượng trước là tổng Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
(Lúc bé tôi vẫn thấy ông nội tôi khấn vào ngày giỗ, tết...Thái Nguyên
phủ, Vũ Nhai châu, Lâu Thượng tổng, làng Chiềng thôn...) Là địa bàn sinh
sống của người Kinh có nguồn gốc từ các tỉnh đồng bằng lên nhập cư từ
những năm giữa của thế kỷ XIX gồm các họ Nguyễn, Trần, Dương... hiện
làng có khoảng 100 nóc nhà, gấp đôi so với hồi giữa thế kỷ XX. Thế đất
của làng nhìn từ đỉnh núi Bãi Chuối xuống hình con rùa à chết, quên ...Cụ Rùa
chứ có cả đầu, đuôi và 4 chân. Thầy địa lý nói dân ở làng con rùa này
thì chậm phát triển, muôn đời lam lũ, nghèo khó, chỉ có nhà nào ở cổ hay
vai rùa thì con cái mới khấm khá, học hành đỗ đạt. Chẳng biết có phải
thế không mà sau đó có một nhà chuyển ra cổ sát tai rùa cất nhà ở nhưng
rồi sau đó không lâu lại phải chuyển đi chẳng biết vì lý do gì. Làng Cụ
Rùa từ đó đến nay vẫn yên bình nhưng chưa thấy thịnh vượng cho lắm. Vì
là làng người Kinh và dây rớt tàn dư phong kiến nên vẫn trọng nam khinh
nữ có tư tưởng "nữ nhi ngoại tộc" nên ai cũng cố đẻ để có thằng chống
gậy. Phụ nữ trong làng khi đi lấy chồng thì gọi theo tên chồng ví như
Chị Ngô, Chị Khoai; có con thì gọi theo tên con chị Đào, chị Mận, cô Mơ,
hay đơn giản là Bố Đĩ, Mẹ Cu. Đến khi có cháu thì gọi theo tên cháu là
ông thằng nọ, bà đứa kia, tên khai sinh chỉ được gọi khi chết thầy cúng
vào sổ gọi hồn bởi vậy gọi là tên cúng cơm hay tên củ cho nên sống trong
làng mà bị người khác nhất là trẻ con mà mà réo tên củ thì lấy thế làm
nhục lắm.
Đường vào làng Chiềng, nay đã bê tông hóa
Ngôn ngữ của làng cũng có lắm sự khác biệt ví dụ thức ăn nói chúng trong bữa ăn bất kể rau thịt, canh gì thì đều gọi là canh; hôm nay nhà cháu ăn cơm canh gì? Mời bác gắp canh ăn đi (ông khách Hà Nội lên trố mắt ngạc nhiên, canh thì gắp thế quái nào được nhỉ. Bố vợ, mẹ vợ thì gọi là ông vãi, bà vãi (không phải ông sư, bà vãi trong chùa). Điếc thì gọi là lòi mà đi ngủ thì cũng gọi là đi lòi. Đi đồng có thể là đi làm đồng mà cũng có thể là ...đi nặng đấy...vân vân và vân vân. Trước tết đi tảo mộ thì gọi là quét chạp mời tổ tiên về ăn tết. Sau tết tiễn các cụ đi không gọi là hóa vàng mà gọi là cúng đưa đảng. Từ đảng còn được chỉ vị trí trang trọng chỗ cửa sổ phía trên bàn thờ thường là nơi tiếp khách. Nhà có việc ai là người có vai vế mới được ngồi mâm cơm trên đảng, cho nên còn có từ láy là đảng cửa.
Làng có đình thờ thành hoàng nhưng không có miếu thờ thần, người dân cũng vô thần hàng năm chỉ giỗ tết mới thắp hương tổ tiên, nhiều người báng bổ thánh thần nhưng không thấy làm sao cả. Vị trí trước kia là Đình làng bọn trẻ con đến nô đùa, phóng uế ra đấy nhưng người lớn cũng không coi đó là việc quan trọng phải nhắc nhở. Tôi chỉ thấy người làng sợ ma gà, ma gà thì một số gia đình bị cho là có ma gà. Người ấy mà đến nhà vay tiền hay thóc chẳng hạn mà không được đáp ứng thì dứt khoát đêm xuống trẻ con nhà ấy sẽ khóc tuột ruột, tuột gan cho mà xem. Chỉ khi nào sang nhà đó nói khéo và cho mượn thì đứa trẻ sẽ thôi khóc nín tắp lự. Thực hư không biết vì cũng chỉ toàn nghe kể lại, không biết thế nào. Xứ đồng Châu Úy, ngày xưa nơi Châu Úy bị cách mạng chém cổ, trước đây nghe đồn khi chiều tà có oan hồn, mặc áo trắng đi dọc lên Bãi Lai đánh cờ với ông Huynh (Ông này tự tử treo cổ lên cây ở Bãi Lai), rồi thì Ao Mỏ có con Rắn có mào màu đỏ quăng mình ào ào trên mặt hồ dài hàng chục mét, to bằng bắp chân người lớn, đã có ông Cột, bà Kèo, chú Chầy.. đi lên hang lấy củi về tận mắt nhìn thấy lúc sẩm tối cứ hư hư, thực thực, nhất là khi Ao Mỏ có người chết đuối thì câu chuyện càng trở nên bí hiểm, tối đến phụ nữ, trẻ con không dám ra vườn đi đái mà câu thẳng từ trên sàn nhà xuống. Không biết thật hay bịa có nhà con dâu còn tương đúng đầu bố chồng đang lui cui ở dưới gầm sàn.
Làng cũng có tư tưởng kỳ thị người dân tộc, gọi là bon "Pựưt". Người dân tộc xung quanh thì gọi dân làng là bọn "Keo". Giờ đây không còn phân biệt nữa vì làng cũng có nhiều người dân tộc đến làm dâu. Người Kinh lên sau này thì gọi là bọn khai hoang (Nhưng làm gì có đất trống nữa mà khai hoang). Ai đến làm rể ở làng thì gọi là bọn "vá làng", ăn cỗ phải ngồi mâm dưới. Chỉ dân bản địa lâu năm trong làng khống biết ở từ bao giờ mới được dân trong làng, trong cả khu vực coi trọng, kính nể thực sự. Các xứ đồng làng tôi còn đậm dấu ấn thời phong kiến, kháng chiến tầng tầng văn hóa, lớp lớp lịch sử. Chỗ này là Trại Gái, chỗ kia là Đồng Đồn (Đồn Pháp), Rồi thì Sân Tập, Cột Cờ, Châu Úy. Rồi rất nhiều tên bắt đầu từ chữ Là (Có lẽ bắt nguồn từ Nà, tiếng Tày là ruộng ra chăng?) Như Là Tin, Là Phái, Là Tái, Là Thâm...Đỉnh làng có một cái kẻng bằng vỏ quả bom đại treo lên cây nhãn nay đã bóng loáng. Thời Hợp tác xã nông nghiệp làm ăn tập thể tiếng kẻng theo xã viên đi ra đồng và các việc tập trung dân quân, chia thóc, đi họp, tiếng kẻng ấy cũng vang lên cùng với tiếng loa truyền thanh dưới trời mưa tầm tã khi hay tin Bác Hồ mất...và báo động khi có máy bay, nhà cháy. Tôi chỉ được nghe tiếng kẻng báo động đúng một lần khi đập Ao Mỏ vỡ, tiếng kẻng 3 hồi liên tiếp thúc giục, mọi người nháo nhác chạy ra nhưng chỉ đứng xem không cứu được đập vì nước mạnh quá.
Thời đánh Mỹ do làng gần cầu Rắn nên cũng bị bom Mỹ rải mấy lần, cả bom bi mà mẹ tôi chứng kiến kể lại. Máy bay B52 ầm ì rồi gầm réo trên trời, mọi người đang làm đồng vứt nón trắng bỏ chạy nấp vào các mô đất, bờ ruộng. Bom tấn nổ inh tai, bom bi lụp bụp. Máy bay qua mọi người lại dậy làm đồng và phát hiện cô Mão bị thương rồi ra đi mãi mãi. Tối hôm ấy cả làng đốt đuốc đóng áo, đào huyệt, đưa ma, sợ hôm sau Mỹ lại đến ném bom. Cả đêm làng xóm lao xao, không ngủ, căm hờn. Làng đưa cô Mão an táng ở xứ đồng Sân Tập. Lại nói thêm hồi đó làng phải làm lán sơ tán vào trong chân hang. Nhà ở ngoài làng thì phải đào hầm trú ẩn, nhà tôi cũng có 2 cái tang - xê đầu nhà giờ vẫn còn. Bom nổ, người đi công tác, người đi chiến trường miền Nam, ở nhà làng vẫn đẻ nhiều vì đạn bom, nếu không đẻ ngộ nhỡ chết đứa này còn đứa khác.
Năm 1998, tôi đã có lần hỏi Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng khi tôi là học trò của ông ở Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia tên làng Chiềng có nghĩa là gì thì Giáo sư Vượng trả lời rằng Chiềng có nghĩa là to. Không biết có to không nhưng thời phong kiến mấy đời Chánh tổng đều là người họ Nguyễn ở làng Chiềng nắm giữ. Người làng Chiềng chiếm giữ các xứ đồng lớn hạng nhất đẳng điền bờ xôi ruộng mật. Có người suýt bị phong là địa chủ thời cải cách ruộng đất. Nay thì các cánh đồng bị băm nát bét để làm nhà, làm trang trại và mua đất đầu cơ chờ mở rộng thị trấn đến đó (Chỉ còn cách vài trăm mét). Các thôn bản xung quanh như Đồng Chăn, Là Dương, Cây Hồng...đều là người dân tộc Nùng thỉnh thoảng có cả dân tộc Tày có nguồn gốc từ các huyện Bình Gia, Văn Quan.. Lạng Sơn di cư xuống từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhất là trong những năm chiến tranh biên giới 1979. Bởi vậy văn hóa của làng xen lẫn ngụ cư và bản địa, giữa dân tộc thiểu số và thuần Việt. Làng xưa kia cũng có đình to lắm, bởi vậy vẫn còn tên đình như xứ ruộng Đồng Đình (Nhà ông bà Kim - Cảnh hiện nay) hay xứ đồng Đình Găng. Dĩ nhiên là Đình Cả cũng nằm cách đó không xa. Làng như một bức tranh xã hội thu nhỏ, kẻ đỗ đạt khoa bảng cũng có, người thành danh cũng có; có công chức, có liệt sỹ, thương binh công hiến cho đất nước, người ly tán vào miền nam, ra nước ngoài có, lấy chồng Trung quốc có, tù đày, nghiện hút cũng đủ cả. Người giàu có xe hơi, có nhà ở Hà Nội, kẻ nghèo thì đứt bữa nhà nước phải trợ cấp cũng không là cá biệt. Nhưng tựu trung về cơ bản văn hóa của làng vẫn giữ được bản sắc yên bình, hòa thuận. Cả làng ở nhà sàn, gia súc, gia cầm nhốt riêng không để ở dưới gầm sàn, nhưng hiện nay chỉ còn nhà ông Chính Trưởng thôn, (gọi theo tên con là nhà bố Hiếu) và nhà ông Nghĩa bên cạnh đó là còn ở nhà sàn, còn lại đã phá hết để làm nhà đất hoặc nhà xây gạch hiện đại. Nhà ông Chính được làm từ thời ông cụ thân sinh ra ông là ông giáo Vỵ (Người lớn tuổi và những người chức sắc ở huyện đều biết, nhiều người trong số họ là học trò của ông) từ năm 1972. Bộ cột nhà bằng gỗ nghiến lõi được lấy từ rừng Vũ Lễ Bắc Sơn, chở về bằng xe ô tô Giải phóng của trường Thiếu nhi Vùng cao Việt Bắc năm 1970, bằng tuổi con trai út ông giáo Vỵ. Bộ cột ấy ngâm xuống ao hai năm sau mới dựng, nên lên màu đen bóng như sừng. Cứ 4 cột thì được xẻ vuông vắn từ một cây gỗ nghiến. Bộ cột ấy đẹp nhất làng vì chiều cao, kích thước và chất lượng gỗ không chê vào đâu được.
Nhà Trưởng thôn Nguyễn Văn Chính, một trong hai ngôi nhà sàn còn sót lại ở làng Chiềng hiện nay (chụp 17/01/2010)
Đàn ông trong làng mặc áo ba túi, quần chân què vải gụ, đi guốc gỗ hoặc tre, quai bằng dây chuối hay dây rừng, đi làm đồng hay đi rừng thường xuyên đeo dao trong bao gỗ gọi là phẻn. Đàn bà mặc áo bà ba, vấn khăn từ thời trẻ, quần vải phíp hoặc lụa màu đen ống rộng, bởi thế nên các bà, các cô lắm khi ra bờ tre vén quần đứng như đàn ông để làm cái việc muôn đời nay vẫn ngồi làm. Đi xa hay đi đâu có việc hệ trọng rất kỵ ra ngõ gặp gái. Nếu gặp gái mà lại là người vía nặng thì phải quay về chờ lúc sau mới đi. Người làng cũng kiêng kỵ nhiều thứ như kiêng chim sa, cá nhảy; kiêng đặt tên trùng nhau trong dòng họ, kiêng hái quả vào buổi tối, đàn bà có mang thì phải kiêng vô số thứ nhưng nay cũng có vẻ giản tiện hơn đi rồi.
Làng còn có chuyện vui nay còn lưu truyền mãi. Có một ông nọ có lẽ ra vẻ đài các quạ không ăn thịt trâu, có thể khứu giác của ông ta mẫn cảm với mùi thịt trâu nên không thích ăn và nói là không ăn được. Một hôm có ông ưa nhậu muốn chơi khăm nên mới mua thịt trâu rồi dùng nhiều gia vị như tỏi,sả, xương sông để chế biến cho át mùi rồi sai con đến mời ông nọ về nhắm rượu bảo rằng mới mua được mấy cân thịt nai ở mãi chợ Ngả Hai tỉnh Lạng Sơn kia.
Chén tạc chén thù rồi mấy đĩa tướng thịt trâu bay sạch đằng nào. Cơm nước xong xuôi, gia chủ mới thủng thẳng bảo rằng thịt quan bác xơi hôm nay là thịt con trâu chết rét mới mua ở La Mạ sáng nay đấy. Ông khách ọe mãi mà không ra được có lẽ vì lúc ăn ông ra sức khen thịt nai ngon và nể cái tình của gia chủ đã chu đáo, khéo mời. Nghe đâu sau đó hai ông còn tức nhau mãi.
Cả làng có duy nhất một cái giếng ở đầu làng. Chiều chiều cả làng ra xếp hàng gánh nước và trao đổi thông tin mà nay bọn trẻ gọi là "buôn dưa lê". Con gái nhà ai chửa hoang, lợn nhà ai chết, nhà ông Thuổng tháo ao, nhà bà Chõng đã hết gạo từ mấy hôm nay hay con rắn nó chui vào buồng nhà đĩ Gạo.... đều từ cái giếng đầu làng mà ra cả. Mỗi tối trăng lên, giếng làng lại thành nơi hẹn hò, tình tự của bao đôi trai gái. Dân quanh vùng còn lưu truyền câu hát:
Giếng làng Chiềng vừa trong vừa mát
Đường làng Chiềng lắm cát dễ đi
Quan, hôn, tang, tế cơ bản vẫn theo sách Thọ Mai gia lễ.
Trẻ con ở làng lớn lên tự nhiên như củ khoai củ sắn, chẳng ốm đau mấy hồi. Đứa nào cũng biết bơi, biết đánh lươn, mò cua bắt ốc, đi hang lấy củi. Sáng ra chúng đến trường, trưa về thì tuổi nào việc ấy, có khi chăn trâu cắt cỏ cũng có khi làm công việc của người lớn, chiều buông thì ra suối chơi pháo đài hoặc đá bóng, đánh sảng, đánh khăng theo mùa. Thích nhất là chơi pháo đài ở vực Là Lìu. Bọn trẻ mà có khi cả những đứa đã mười chín, đôi mươi chia phe ở trên bờ vực để vật nhau ở đám bùn đất, bên nào bị ném xuống vực trước thì thua. Hai bên xáp vào nhau, lăn lộn, bấu víu vào rễ cây, mô đất hò hét vang trời. Có đứa khắp người đen bùn đất chỉ còn hở hai con mắt. Chúng chơi cho đến tối chạng vạng chưa biết đằng về.
Mỗi khi trong làng có người nằm xuống thường báo hiệu bằng ba phát súng và cũng như vậy khi di quan và khi hạ huyệt. Như trên đã nó, việc tang chế cơ bản theo sách Thọ mai gia lễ, chỉ kể thêm là làng toàn người Kinh nên khi có đám thường phải mời thầy mo Nùng vì đám ma mà không có thầy cúng với tiếng thanh la, chũm chọe, xóc nhạc thì...không vui. Đám tang ông nội tôi năm 1980 mời ông mo Hiển ở xóm Cây Hồng, đến đám tang bố tôi năm 1987 thì cũng mời ông mo Quý (Còn gọi là ông Quý Reeng) cùng xóm ấy; đến nay cả hai ông ấy đều đã mất và truyền nghề lại cho các con của mình. Làng có hàng phe để chuyên phục vụ từ A-Z cho tang chủ. Mỗi hộ theo phe phải cử một người lớn để phục vụ từ lúc Trùm Phe thông báo với kỷ luật vô cùng khắt khe. Mỗi đám hiếu như vậy hàng phe mỗi hộ phải góp một đấu gạo tẻ (Khoảng 3,3 bơ sữa bò, dụng cụ đo lường này hình như bây giờ ngày càng ít dùng, thay vào đó là dùng cân ki lô) và một số tiền nhất định, không rõ bây giờ là bao nhiêu, hồi tôi chưa đi khỏi làng tha phương cầu thực thì số tiền này là 2.000 quan tiền Cụ Hồ, tương đương với một kg gạo tẻ loại bình thường). Sau khi đưa ma xong, phe họp lại trước khi ăn cơm để rút kinh nghiệm. Từng sơ xuất nhỏ nhất cũng được đưa ra mổ xẻ, có khi chì chiết nên ai cũng rất sợ các kỷ luật của phe. Bị khai trừ phe là nối ám ảnh của làng nên ít khi có ai không tuân thủ hàng phe, có khi sợ hơn bị khai trừ khỏi Đảng. Làng Chiềng không có nghĩa trang mà nhà ai có người nằm xuống thì chôn luôn ở phần đất của mình, có thể là đồi chè, ruộng, doi đất nào đó cho đến giờ vẫn vậy không có nghĩa trang. Có nhà cải táng, có nhà không nhưng những gia đình có điều kiện đều đã xây mộ và có ý thức quy hoạch thành các nghĩa trang của gia đình, dòng tộc. Cũng bởi không có nghĩa trang tập trung và địa hình không bằng phẳng nên đưa tang không dùng xe kéo hay xe ô tô mà dùng dàn đòn để khiêng (Xem ảnh)
Một đám tang ở làng Chiềng đang đưa qua ruộng đến nơi chôn cất ở xứ đồng Sân Tập (19/7/2009)
Đánh sảng, có nơi còn gọi là đánh cù hay đánh quay. Sảng được đẽo từ gỗ cứng như nghiến, lý nhưng thường là lõi hay củ, rễ gỗ nghiến. Đẽo sảng phải có nghề, dao phải sắc không thì mẻ như chơi vì gỗ nghiến rất cứng, nếu đem ngâm bùn ao vài tháng hay một năm thì càng cứng và dai hơn, gỗ chuyển màu đen bóng. Sảng phải to và cân đối thì quay mới tít và bổ được đối phương. Mũi sảng có khi được đóng đinh cho chắc và để hủy diệt sảng của đối phương. Chơi sảng rất dễ, có thể 2 người hay nhiều người với các quy ước tự thỏa thuận như kích thước sảng, sảng có đóng đinh mũi hay không, chơi theo phe hay chơi tự do. Để là người đi trước phải qua vòng xác định thứ tự gọi là dướng sảng, tức là buộc một đầu dây vào ngón tay giữa rồi quấn vào đầu dưới sảng, dùng sức giật mạnh đầu dây cho sảng quay và văng xuống đất. Trước đây hay dùng dây sảng bằng dây đay lấy từ bao tải hoặc từ áo đông xuân xé ra là tốt nhất nhưng áo phải mới thì dây mới chắc, xoăn lại và dài. Nhưng thời bao cấp thì lấy đâu ra áo mới mà xé nên dây hat đứt lắm. Ngày nay bọn trẻ có dây dù, dây ni lông và nhiều loại dây khác khó đứt lắm. Sảng ai quay lâu hơn là thắng và cứ tính thứ tự thời gian để đến lượt. Sảng ai chết trước thì phải đi sau cùng và bị bổ đầu tiên. Để sảng quay lâu, ngoài kỹ thuật dướng sảng còn phải chọn chỗ phẳng, nhẵn của bãi đất sau khi dướng phải thổi đất, bụi quanh đó và không được nuôi hay quất sảng (tức là dùng đầu dây quất vào sảng cho quay lâu hơn)
Các loại sảng (Chụp ở nhà trưởng thôn Nguyễn Văn Chính -còn có tên thời đi học là Cương)
Chân dung Trưởng thôn làng Chiềng Nguyễn Chính tức Nguyễn Văn Chính, tên cúng cơm và tên đi học phổ thông là Nguyễn Đặng Kim Cương
Người chơi sảng có thể là trẻ con cũng có thể là người lớn thậm chí cả người già và phụ nữ. Cứ buổi trưa lại tụ tập giữa làng hò reo vang trời, đất cát cày xới mù mịt, sảng ai bị bổ vỡ hoặc chui vào giữa bụi tre thì tiếng hò reo vọng tới chín vàn hang (Người Làng Chiềng gọi núi đá nói chung là hang - đi lên núi thì gọi là đi lên hang). Người thua cay cú hôm sau phải đi tìm lõi hay củ nghiến để đẽo sảng to hơn, dai hơn, thớ gỗ quắn vào nhau thì mới không bị bổ vỡ. Trẻ con làng Chiềng ai cũng biết đẽo sảng và chơi sảng, chúng mang theo người đi học đi chăn trâu, đi làm đồng để có thể tỉ thí bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, vì sảng dễ chơi chỉ cần hai người là được. Tối về có đứa vẫn đeo sảng lủng lẳng ở cổ cho đến khi đi ngủ. Hết mùa sảng, khi nhà nông vào vụ chúng ném sảng xuống ao ngâm để năm sau lấy lên sảng đen bóng, ngai ngái mùi bùn - một mùa sảng mới bắt đầu.
Một trận "huyết chiến sảng" ở giữa làng Chiềng đầu nhà trưởng thôn Chính (Trong ảnh thấy cả người lớn, trẻ con và phụ nữ cùng tham chiến)
Mùa sảng thường bắt đầu và kết thúc trước và sau tết nguyên đán khoảng 2 tháng, địa điểm là bãi đất giữa làng nhưng nền đất phải cứng và gần bụi tre càng tốt
Một buổi quét chạp mộ của gia tộc họ Nguyễn ở làng Chiềng, ngôi mộ này nằm gần chân hang (chân núi đá) sát nhà ông Hưng cá giống Ao Mỏ
...
Có tiền mua mía đánh khăng vào mồm...
(Ca dao)
Đánh khăng cũng là một trò chơi dân gian thú vị ở làng Chiềng, cũng giống như đánh sảng, đánh khăng không chỉ dành cho trẻ con mà người lớn cũng rất ham.
Đánh khăng rất đơn giản, dụng cụ cần có dùi khăng và con khăng. Dùi khăng dài chừng 30 đến 40 cm (Hix, đấy là tôi cứ hiện đại hóa thế thôi, chứ làng Chiềng thì chỉ đo gang tay hoặc ước lượng) khi đánh thì điều chỉnh bằng cách chặt bớt đi cho đến khi thấy vừa tay, đánh con khăng bay đi xa thì thôi. Dùi khăng thường làm bằng cây găng gật nó mới đanh và dai vì cây găng nhiều mắt chi chít mà thớ gỗ lại quẳn, không bị gẫy hay vỡ như gỗ nghiến. Bãi đánh khăng chỉ cần một đám ruộng hay bãi đất rộng là được. Số lượng người chơi không hạn chế, đầu tiên khoét một cái lồ khăng để đặt con khăng vào đó, có thể chơi gẩy hay chơi gõ, Chơi gẩy thì chỉ dành cho bọn mới tập hoặc đàn bà con gái, chơi gẩy thì cho con khăng ngang miệng lỗ rồi lấy dùi khăng gẩy đi xa, người đỡ không đỡ được thì thua. Để xác định người đi trước bằng cách khấc khăng: tung con khăng lên rồi dùng dùi khăng để đỡ và hất lên liên tục càng nhiều càng tốt. Ai được nhiều nhất là thắng cuộc và đi trước bằng cách đặt con khăng dọc lỗ khăng rồi gõ vào một đầu cho con khăng nẩy lên rồi lấy dùi khăng vụt mạnh cho con khăng bay xa, sau đó đặt dùi khăng ngang qua lồ. Người đỡ mà đỡ được thì đến lượt đánh nếu không thì phải dùng tay ném về phía lồ, nếu trúng dùi thì cũng đến lượt, nếu không trúng thì người đánh sẽ lấy dùi khăng để đo khảng cách cho nên dùi khăng dài thì số lần đo bị thiệt, nếu ngắn quá thì đánh sẽ không mạnh cho nên chiều dài dùi khăng rất quan trọng. Số lần đo được sẽ làm căn cứ để tính điểm. Việc đo cũng phải được người thua giám sát vì nhiều anh ma giao rất hay đo gian bằng cách làm động tác nhanh không đúng vị trí đầu dùi và đếm nhầm cố ý. Không có ai đo thật thà nên cãi nhau như mổ bò có khi bỏ cuộc và tẩn nhau như chơi. Ai thua cuộc hoặc bị phạt nhiều thì cũng tự gây cãi cọ để bỏ cuộc vì trò này không có trọng tài và nếu có ai đó tự nguyện đứng ra làm trọng tài thì cũng rất hay thiên vị.
Ai thua cuộc khi không đỡ được thì bị phạt bằng cách sau: người thắng cuộc khấc khăng được bao nhiêu cái thì dùng một tay tung con khăng lên rồi vẫn dùng tay ấy để cầm dùi khăng đánh mạnh hết cỡ về phía trước cho đối phương đỡ lại, nếu không đỡ được thì cứ con khăng rơi xuống vị trí nào thì người thắng lại ra đánh tiếp cho đến hết số lần khấc khăng được. Rồi người thua phải u thật to từ vị trí cuối cùng về lồ khăng không được đứt đoạn, nếu đứt đoạn hay tắt ở đâu thì bị phạt một lần khăng. Người thắng cuộc hoan hỉ cầm dùi chạy theo người thua để giám sát trong tiếng hò ro của người xem. Chới khăng cũng rất nguy hiểm vì không tinh nhanh sẽ bị con khăng bay vào đầu vào người, nhất là vào mắt. Đã có anh L, người trong xóm bị hỏng một mắt vì bị con khăng bay vào. Nhưng dù vậy trò đánh khăng vẫn không bỏ được vì nó vui và khỏe mối khi nông nhàn, âu cũng là một môn thể thao rèn luyện sức khỏe của người làng Chiềng. Khăng thường được chơi vào dịp tết nguyên đán hay nông nhàn vì làng Chiềng không mở hội.
Đàn ông, trẻ con chơi sảng, đánh khăng, chơi bi, đánh trận giả, . Đàn bà con gái thì chơi chồng nụ, chồng hoa; u muỗi, đánh chuyền, đánh chắt, thả đỉa ba ba và hát đồng dao dung dăng dung dẻ; Có lúc là:
"Ông Liên Xô,
bà Trung Quốc,
ông đi guốc,
bà đi giày,
ông nhảy dây,
bà đá bóng
....
Có lúc lại bắt chước bọn trẻ con thành thị:
"Maria là nhà tạo mốt
Hoan-Các-Lốt là đồ bỏ đi
Bà Ma Chi là người thâm độc
Con rắn độc là mụ Lo-Ren..."
....
(Phim Người giàu cũng khóc)
Hoặc là đồng dao một vần như: "Bà Ba bán bánh bèo bên bờ biển bị bom bi bắn ba bốn bận...." hay là " Đang đêm đốt đèn đi đâu đấy?. Đốt đèn đi đãi đỗ đen, đánh đổ đèn đếch đãi được..." rồi đố nhau sáng tác thêm..rất vui. Cũng có khi chúng đố nhau nói thật nhanh các cụm từ mà không bị vấp, lộn là thắng như: "Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch" hoặc "Liềm chị lộn liềm em" (Liềm là cái dụng cụ của nông dân để cắt cỏ, cắt lúa, có trấu để cắt rất sắc, ngọt)
Ngày nay ông trưởng thôn Chính nói khi hội xuân làng thường hay tổ chức thi đấu bóng chuyền, cầu lông, cờ tướng tôi thấy không hay. Cứ tổ chức đánh khăng, đánh sảng và cờ lờ chó lại hay, vui và rẻ, đậm chất dân gian, quốc hồn quốc túy.
Chú thích: Cờ l. chó còn gọi là cờ 4 quân vì chỉ có 4 quân của hai phía có thể dùng quân bằng bất kỳ vật gì miễn là phân biệt được của hai bên. Bàn cờ có thể vẽ ra đất cũng được là một hình vuông (xem ảnh: cái pin tiểu màu đỏ và cái pin tiểu màu xanh cùng hàng là một bên, cái pin tiểu màu xanh và lọ dầu Trường Sơn là một bên) với hai đường chéo tạo thành 5 vị trí. Tại một cạnh giữa hai bên có vẽ một hình tượng trưng là cái "hoa" của con chó cái và đường ấy không được phép đi qua hai bên đuổi nhau cho đến khi một bên bị nhốt lại không có đường đi thì bị coi là thua và phải lấy tay sờ vào cãi chỗ đã vẽ tượng trưng đó. Nếu không nhanh mắt và có kinh nghiệm thì cũng rất dễ thua, còn nếu hai bên ngang sức thì cũng cò cưa cả buổi đấy. Các bạn thử chơi xem! Hay như phết! Đến nỗi GS.TSKH Đặng Vũ Khúc khi lên làng Chiềng nghe trẻ con rủ nhau chơi cờ l. chó cũng trợn tròn mắt không biết là môn thể thao môn phái nào???
Đường vào làng Chiềng, nay đã bê tông hóa
Ngôn ngữ của làng cũng có lắm sự khác biệt ví dụ thức ăn nói chúng trong bữa ăn bất kể rau thịt, canh gì thì đều gọi là canh; hôm nay nhà cháu ăn cơm canh gì? Mời bác gắp canh ăn đi (ông khách Hà Nội lên trố mắt ngạc nhiên, canh thì gắp thế quái nào được nhỉ. Bố vợ, mẹ vợ thì gọi là ông vãi, bà vãi (không phải ông sư, bà vãi trong chùa). Điếc thì gọi là lòi mà đi ngủ thì cũng gọi là đi lòi. Đi đồng có thể là đi làm đồng mà cũng có thể là ...đi nặng đấy...vân vân và vân vân. Trước tết đi tảo mộ thì gọi là quét chạp mời tổ tiên về ăn tết. Sau tết tiễn các cụ đi không gọi là hóa vàng mà gọi là cúng đưa đảng. Từ đảng còn được chỉ vị trí trang trọng chỗ cửa sổ phía trên bàn thờ thường là nơi tiếp khách. Nhà có việc ai là người có vai vế mới được ngồi mâm cơm trên đảng, cho nên còn có từ láy là đảng cửa.
Làng có đình thờ thành hoàng nhưng không có miếu thờ thần, người dân cũng vô thần hàng năm chỉ giỗ tết mới thắp hương tổ tiên, nhiều người báng bổ thánh thần nhưng không thấy làm sao cả. Vị trí trước kia là Đình làng bọn trẻ con đến nô đùa, phóng uế ra đấy nhưng người lớn cũng không coi đó là việc quan trọng phải nhắc nhở. Tôi chỉ thấy người làng sợ ma gà, ma gà thì một số gia đình bị cho là có ma gà. Người ấy mà đến nhà vay tiền hay thóc chẳng hạn mà không được đáp ứng thì dứt khoát đêm xuống trẻ con nhà ấy sẽ khóc tuột ruột, tuột gan cho mà xem. Chỉ khi nào sang nhà đó nói khéo và cho mượn thì đứa trẻ sẽ thôi khóc nín tắp lự. Thực hư không biết vì cũng chỉ toàn nghe kể lại, không biết thế nào. Xứ đồng Châu Úy, ngày xưa nơi Châu Úy bị cách mạng chém cổ, trước đây nghe đồn khi chiều tà có oan hồn, mặc áo trắng đi dọc lên Bãi Lai đánh cờ với ông Huynh (Ông này tự tử treo cổ lên cây ở Bãi Lai), rồi thì Ao Mỏ có con Rắn có mào màu đỏ quăng mình ào ào trên mặt hồ dài hàng chục mét, to bằng bắp chân người lớn, đã có ông Cột, bà Kèo, chú Chầy.. đi lên hang lấy củi về tận mắt nhìn thấy lúc sẩm tối cứ hư hư, thực thực, nhất là khi Ao Mỏ có người chết đuối thì câu chuyện càng trở nên bí hiểm, tối đến phụ nữ, trẻ con không dám ra vườn đi đái mà câu thẳng từ trên sàn nhà xuống. Không biết thật hay bịa có nhà con dâu còn tương đúng đầu bố chồng đang lui cui ở dưới gầm sàn.
Làng cũng có tư tưởng kỳ thị người dân tộc, gọi là bon "Pựưt". Người dân tộc xung quanh thì gọi dân làng là bọn "Keo". Giờ đây không còn phân biệt nữa vì làng cũng có nhiều người dân tộc đến làm dâu. Người Kinh lên sau này thì gọi là bọn khai hoang (Nhưng làm gì có đất trống nữa mà khai hoang). Ai đến làm rể ở làng thì gọi là bọn "vá làng", ăn cỗ phải ngồi mâm dưới. Chỉ dân bản địa lâu năm trong làng khống biết ở từ bao giờ mới được dân trong làng, trong cả khu vực coi trọng, kính nể thực sự. Các xứ đồng làng tôi còn đậm dấu ấn thời phong kiến, kháng chiến tầng tầng văn hóa, lớp lớp lịch sử. Chỗ này là Trại Gái, chỗ kia là Đồng Đồn (Đồn Pháp), Rồi thì Sân Tập, Cột Cờ, Châu Úy. Rồi rất nhiều tên bắt đầu từ chữ Là (Có lẽ bắt nguồn từ Nà, tiếng Tày là ruộng ra chăng?) Như Là Tin, Là Phái, Là Tái, Là Thâm...Đỉnh làng có một cái kẻng bằng vỏ quả bom đại treo lên cây nhãn nay đã bóng loáng. Thời Hợp tác xã nông nghiệp làm ăn tập thể tiếng kẻng theo xã viên đi ra đồng và các việc tập trung dân quân, chia thóc, đi họp, tiếng kẻng ấy cũng vang lên cùng với tiếng loa truyền thanh dưới trời mưa tầm tã khi hay tin Bác Hồ mất...và báo động khi có máy bay, nhà cháy. Tôi chỉ được nghe tiếng kẻng báo động đúng một lần khi đập Ao Mỏ vỡ, tiếng kẻng 3 hồi liên tiếp thúc giục, mọi người nháo nhác chạy ra nhưng chỉ đứng xem không cứu được đập vì nước mạnh quá.
Thời đánh Mỹ do làng gần cầu Rắn nên cũng bị bom Mỹ rải mấy lần, cả bom bi mà mẹ tôi chứng kiến kể lại. Máy bay B52 ầm ì rồi gầm réo trên trời, mọi người đang làm đồng vứt nón trắng bỏ chạy nấp vào các mô đất, bờ ruộng. Bom tấn nổ inh tai, bom bi lụp bụp. Máy bay qua mọi người lại dậy làm đồng và phát hiện cô Mão bị thương rồi ra đi mãi mãi. Tối hôm ấy cả làng đốt đuốc đóng áo, đào huyệt, đưa ma, sợ hôm sau Mỹ lại đến ném bom. Cả đêm làng xóm lao xao, không ngủ, căm hờn. Làng đưa cô Mão an táng ở xứ đồng Sân Tập. Lại nói thêm hồi đó làng phải làm lán sơ tán vào trong chân hang. Nhà ở ngoài làng thì phải đào hầm trú ẩn, nhà tôi cũng có 2 cái tang - xê đầu nhà giờ vẫn còn. Bom nổ, người đi công tác, người đi chiến trường miền Nam, ở nhà làng vẫn đẻ nhiều vì đạn bom, nếu không đẻ ngộ nhỡ chết đứa này còn đứa khác.
Năm 1998, tôi đã có lần hỏi Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng khi tôi là học trò của ông ở Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia tên làng Chiềng có nghĩa là gì thì Giáo sư Vượng trả lời rằng Chiềng có nghĩa là to. Không biết có to không nhưng thời phong kiến mấy đời Chánh tổng đều là người họ Nguyễn ở làng Chiềng nắm giữ. Người làng Chiềng chiếm giữ các xứ đồng lớn hạng nhất đẳng điền bờ xôi ruộng mật. Có người suýt bị phong là địa chủ thời cải cách ruộng đất. Nay thì các cánh đồng bị băm nát bét để làm nhà, làm trang trại và mua đất đầu cơ chờ mở rộng thị trấn đến đó (Chỉ còn cách vài trăm mét). Các thôn bản xung quanh như Đồng Chăn, Là Dương, Cây Hồng...đều là người dân tộc Nùng thỉnh thoảng có cả dân tộc Tày có nguồn gốc từ các huyện Bình Gia, Văn Quan.. Lạng Sơn di cư xuống từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhất là trong những năm chiến tranh biên giới 1979. Bởi vậy văn hóa của làng xen lẫn ngụ cư và bản địa, giữa dân tộc thiểu số và thuần Việt. Làng xưa kia cũng có đình to lắm, bởi vậy vẫn còn tên đình như xứ ruộng Đồng Đình (Nhà ông bà Kim - Cảnh hiện nay) hay xứ đồng Đình Găng. Dĩ nhiên là Đình Cả cũng nằm cách đó không xa. Làng như một bức tranh xã hội thu nhỏ, kẻ đỗ đạt khoa bảng cũng có, người thành danh cũng có; có công chức, có liệt sỹ, thương binh công hiến cho đất nước, người ly tán vào miền nam, ra nước ngoài có, lấy chồng Trung quốc có, tù đày, nghiện hút cũng đủ cả. Người giàu có xe hơi, có nhà ở Hà Nội, kẻ nghèo thì đứt bữa nhà nước phải trợ cấp cũng không là cá biệt. Nhưng tựu trung về cơ bản văn hóa của làng vẫn giữ được bản sắc yên bình, hòa thuận. Cả làng ở nhà sàn, gia súc, gia cầm nhốt riêng không để ở dưới gầm sàn, nhưng hiện nay chỉ còn nhà ông Chính Trưởng thôn, (gọi theo tên con là nhà bố Hiếu) và nhà ông Nghĩa bên cạnh đó là còn ở nhà sàn, còn lại đã phá hết để làm nhà đất hoặc nhà xây gạch hiện đại. Nhà ông Chính được làm từ thời ông cụ thân sinh ra ông là ông giáo Vỵ (Người lớn tuổi và những người chức sắc ở huyện đều biết, nhiều người trong số họ là học trò của ông) từ năm 1972. Bộ cột nhà bằng gỗ nghiến lõi được lấy từ rừng Vũ Lễ Bắc Sơn, chở về bằng xe ô tô Giải phóng của trường Thiếu nhi Vùng cao Việt Bắc năm 1970, bằng tuổi con trai út ông giáo Vỵ. Bộ cột ấy ngâm xuống ao hai năm sau mới dựng, nên lên màu đen bóng như sừng. Cứ 4 cột thì được xẻ vuông vắn từ một cây gỗ nghiến. Bộ cột ấy đẹp nhất làng vì chiều cao, kích thước và chất lượng gỗ không chê vào đâu được.
Nhà Trưởng thôn Nguyễn Văn Chính, một trong hai ngôi nhà sàn còn sót lại ở làng Chiềng hiện nay (chụp 17/01/2010)
Đàn ông trong làng mặc áo ba túi, quần chân què vải gụ, đi guốc gỗ hoặc tre, quai bằng dây chuối hay dây rừng, đi làm đồng hay đi rừng thường xuyên đeo dao trong bao gỗ gọi là phẻn. Đàn bà mặc áo bà ba, vấn khăn từ thời trẻ, quần vải phíp hoặc lụa màu đen ống rộng, bởi thế nên các bà, các cô lắm khi ra bờ tre vén quần đứng như đàn ông để làm cái việc muôn đời nay vẫn ngồi làm. Đi xa hay đi đâu có việc hệ trọng rất kỵ ra ngõ gặp gái. Nếu gặp gái mà lại là người vía nặng thì phải quay về chờ lúc sau mới đi. Người làng cũng kiêng kỵ nhiều thứ như kiêng chim sa, cá nhảy; kiêng đặt tên trùng nhau trong dòng họ, kiêng hái quả vào buổi tối, đàn bà có mang thì phải kiêng vô số thứ nhưng nay cũng có vẻ giản tiện hơn đi rồi.
Làng còn có chuyện vui nay còn lưu truyền mãi. Có một ông nọ có lẽ ra vẻ đài các quạ không ăn thịt trâu, có thể khứu giác của ông ta mẫn cảm với mùi thịt trâu nên không thích ăn và nói là không ăn được. Một hôm có ông ưa nhậu muốn chơi khăm nên mới mua thịt trâu rồi dùng nhiều gia vị như tỏi,sả, xương sông để chế biến cho át mùi rồi sai con đến mời ông nọ về nhắm rượu bảo rằng mới mua được mấy cân thịt nai ở mãi chợ Ngả Hai tỉnh Lạng Sơn kia.
Chén tạc chén thù rồi mấy đĩa tướng thịt trâu bay sạch đằng nào. Cơm nước xong xuôi, gia chủ mới thủng thẳng bảo rằng thịt quan bác xơi hôm nay là thịt con trâu chết rét mới mua ở La Mạ sáng nay đấy. Ông khách ọe mãi mà không ra được có lẽ vì lúc ăn ông ra sức khen thịt nai ngon và nể cái tình của gia chủ đã chu đáo, khéo mời. Nghe đâu sau đó hai ông còn tức nhau mãi.
Cả làng có duy nhất một cái giếng ở đầu làng. Chiều chiều cả làng ra xếp hàng gánh nước và trao đổi thông tin mà nay bọn trẻ gọi là "buôn dưa lê". Con gái nhà ai chửa hoang, lợn nhà ai chết, nhà ông Thuổng tháo ao, nhà bà Chõng đã hết gạo từ mấy hôm nay hay con rắn nó chui vào buồng nhà đĩ Gạo.... đều từ cái giếng đầu làng mà ra cả. Mỗi tối trăng lên, giếng làng lại thành nơi hẹn hò, tình tự của bao đôi trai gái. Dân quanh vùng còn lưu truyền câu hát:
Giếng làng Chiềng vừa trong vừa mát
Đường làng Chiềng lắm cát dễ đi
Quan, hôn, tang, tế cơ bản vẫn theo sách Thọ Mai gia lễ.
Trẻ con ở làng lớn lên tự nhiên như củ khoai củ sắn, chẳng ốm đau mấy hồi. Đứa nào cũng biết bơi, biết đánh lươn, mò cua bắt ốc, đi hang lấy củi. Sáng ra chúng đến trường, trưa về thì tuổi nào việc ấy, có khi chăn trâu cắt cỏ cũng có khi làm công việc của người lớn, chiều buông thì ra suối chơi pháo đài hoặc đá bóng, đánh sảng, đánh khăng theo mùa. Thích nhất là chơi pháo đài ở vực Là Lìu. Bọn trẻ mà có khi cả những đứa đã mười chín, đôi mươi chia phe ở trên bờ vực để vật nhau ở đám bùn đất, bên nào bị ném xuống vực trước thì thua. Hai bên xáp vào nhau, lăn lộn, bấu víu vào rễ cây, mô đất hò hét vang trời. Có đứa khắp người đen bùn đất chỉ còn hở hai con mắt. Chúng chơi cho đến tối chạng vạng chưa biết đằng về.
Mỗi khi trong làng có người nằm xuống thường báo hiệu bằng ba phát súng và cũng như vậy khi di quan và khi hạ huyệt. Như trên đã nó, việc tang chế cơ bản theo sách Thọ mai gia lễ, chỉ kể thêm là làng toàn người Kinh nên khi có đám thường phải mời thầy mo Nùng vì đám ma mà không có thầy cúng với tiếng thanh la, chũm chọe, xóc nhạc thì...không vui. Đám tang ông nội tôi năm 1980 mời ông mo Hiển ở xóm Cây Hồng, đến đám tang bố tôi năm 1987 thì cũng mời ông mo Quý (Còn gọi là ông Quý Reeng) cùng xóm ấy; đến nay cả hai ông ấy đều đã mất và truyền nghề lại cho các con của mình. Làng có hàng phe để chuyên phục vụ từ A-Z cho tang chủ. Mỗi hộ theo phe phải cử một người lớn để phục vụ từ lúc Trùm Phe thông báo với kỷ luật vô cùng khắt khe. Mỗi đám hiếu như vậy hàng phe mỗi hộ phải góp một đấu gạo tẻ (Khoảng 3,3 bơ sữa bò, dụng cụ đo lường này hình như bây giờ ngày càng ít dùng, thay vào đó là dùng cân ki lô) và một số tiền nhất định, không rõ bây giờ là bao nhiêu, hồi tôi chưa đi khỏi làng tha phương cầu thực thì số tiền này là 2.000 quan tiền Cụ Hồ, tương đương với một kg gạo tẻ loại bình thường). Sau khi đưa ma xong, phe họp lại trước khi ăn cơm để rút kinh nghiệm. Từng sơ xuất nhỏ nhất cũng được đưa ra mổ xẻ, có khi chì chiết nên ai cũng rất sợ các kỷ luật của phe. Bị khai trừ phe là nối ám ảnh của làng nên ít khi có ai không tuân thủ hàng phe, có khi sợ hơn bị khai trừ khỏi Đảng. Làng Chiềng không có nghĩa trang mà nhà ai có người nằm xuống thì chôn luôn ở phần đất của mình, có thể là đồi chè, ruộng, doi đất nào đó cho đến giờ vẫn vậy không có nghĩa trang. Có nhà cải táng, có nhà không nhưng những gia đình có điều kiện đều đã xây mộ và có ý thức quy hoạch thành các nghĩa trang của gia đình, dòng tộc. Cũng bởi không có nghĩa trang tập trung và địa hình không bằng phẳng nên đưa tang không dùng xe kéo hay xe ô tô mà dùng dàn đòn để khiêng (Xem ảnh)
Một đám tang ở làng Chiềng đang đưa qua ruộng đến nơi chôn cất ở xứ đồng Sân Tập (19/7/2009)
Đánh sảng, có nơi còn gọi là đánh cù hay đánh quay. Sảng được đẽo từ gỗ cứng như nghiến, lý nhưng thường là lõi hay củ, rễ gỗ nghiến. Đẽo sảng phải có nghề, dao phải sắc không thì mẻ như chơi vì gỗ nghiến rất cứng, nếu đem ngâm bùn ao vài tháng hay một năm thì càng cứng và dai hơn, gỗ chuyển màu đen bóng. Sảng phải to và cân đối thì quay mới tít và bổ được đối phương. Mũi sảng có khi được đóng đinh cho chắc và để hủy diệt sảng của đối phương. Chơi sảng rất dễ, có thể 2 người hay nhiều người với các quy ước tự thỏa thuận như kích thước sảng, sảng có đóng đinh mũi hay không, chơi theo phe hay chơi tự do. Để là người đi trước phải qua vòng xác định thứ tự gọi là dướng sảng, tức là buộc một đầu dây vào ngón tay giữa rồi quấn vào đầu dưới sảng, dùng sức giật mạnh đầu dây cho sảng quay và văng xuống đất. Trước đây hay dùng dây sảng bằng dây đay lấy từ bao tải hoặc từ áo đông xuân xé ra là tốt nhất nhưng áo phải mới thì dây mới chắc, xoăn lại và dài. Nhưng thời bao cấp thì lấy đâu ra áo mới mà xé nên dây hat đứt lắm. Ngày nay bọn trẻ có dây dù, dây ni lông và nhiều loại dây khác khó đứt lắm. Sảng ai quay lâu hơn là thắng và cứ tính thứ tự thời gian để đến lượt. Sảng ai chết trước thì phải đi sau cùng và bị bổ đầu tiên. Để sảng quay lâu, ngoài kỹ thuật dướng sảng còn phải chọn chỗ phẳng, nhẵn của bãi đất sau khi dướng phải thổi đất, bụi quanh đó và không được nuôi hay quất sảng (tức là dùng đầu dây quất vào sảng cho quay lâu hơn)
Các loại sảng (Chụp ở nhà trưởng thôn Nguyễn Văn Chính -còn có tên thời đi học là Cương)
Chân dung Trưởng thôn làng Chiềng Nguyễn Chính tức Nguyễn Văn Chính, tên cúng cơm và tên đi học phổ thông là Nguyễn Đặng Kim Cương
Người chơi sảng có thể là trẻ con cũng có thể là người lớn thậm chí cả người già và phụ nữ. Cứ buổi trưa lại tụ tập giữa làng hò reo vang trời, đất cát cày xới mù mịt, sảng ai bị bổ vỡ hoặc chui vào giữa bụi tre thì tiếng hò reo vọng tới chín vàn hang (Người Làng Chiềng gọi núi đá nói chung là hang - đi lên núi thì gọi là đi lên hang). Người thua cay cú hôm sau phải đi tìm lõi hay củ nghiến để đẽo sảng to hơn, dai hơn, thớ gỗ quắn vào nhau thì mới không bị bổ vỡ. Trẻ con làng Chiềng ai cũng biết đẽo sảng và chơi sảng, chúng mang theo người đi học đi chăn trâu, đi làm đồng để có thể tỉ thí bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, vì sảng dễ chơi chỉ cần hai người là được. Tối về có đứa vẫn đeo sảng lủng lẳng ở cổ cho đến khi đi ngủ. Hết mùa sảng, khi nhà nông vào vụ chúng ném sảng xuống ao ngâm để năm sau lấy lên sảng đen bóng, ngai ngái mùi bùn - một mùa sảng mới bắt đầu.
Một trận "huyết chiến sảng" ở giữa làng Chiềng đầu nhà trưởng thôn Chính (Trong ảnh thấy cả người lớn, trẻ con và phụ nữ cùng tham chiến)
Mùa sảng thường bắt đầu và kết thúc trước và sau tết nguyên đán khoảng 2 tháng, địa điểm là bãi đất giữa làng nhưng nền đất phải cứng và gần bụi tre càng tốt
Một buổi quét chạp mộ của gia tộc họ Nguyễn ở làng Chiềng, ngôi mộ này nằm gần chân hang (chân núi đá) sát nhà ông Hưng cá giống Ao Mỏ
...
Có tiền mua mía đánh khăng vào mồm...
(Ca dao)
Đánh khăng cũng là một trò chơi dân gian thú vị ở làng Chiềng, cũng giống như đánh sảng, đánh khăng không chỉ dành cho trẻ con mà người lớn cũng rất ham.
Đánh khăng rất đơn giản, dụng cụ cần có dùi khăng và con khăng. Dùi khăng dài chừng 30 đến 40 cm (Hix, đấy là tôi cứ hiện đại hóa thế thôi, chứ làng Chiềng thì chỉ đo gang tay hoặc ước lượng) khi đánh thì điều chỉnh bằng cách chặt bớt đi cho đến khi thấy vừa tay, đánh con khăng bay đi xa thì thôi. Dùi khăng thường làm bằng cây găng gật nó mới đanh và dai vì cây găng nhiều mắt chi chít mà thớ gỗ lại quẳn, không bị gẫy hay vỡ như gỗ nghiến. Bãi đánh khăng chỉ cần một đám ruộng hay bãi đất rộng là được. Số lượng người chơi không hạn chế, đầu tiên khoét một cái lồ khăng để đặt con khăng vào đó, có thể chơi gẩy hay chơi gõ, Chơi gẩy thì chỉ dành cho bọn mới tập hoặc đàn bà con gái, chơi gẩy thì cho con khăng ngang miệng lỗ rồi lấy dùi khăng gẩy đi xa, người đỡ không đỡ được thì thua. Để xác định người đi trước bằng cách khấc khăng: tung con khăng lên rồi dùng dùi khăng để đỡ và hất lên liên tục càng nhiều càng tốt. Ai được nhiều nhất là thắng cuộc và đi trước bằng cách đặt con khăng dọc lỗ khăng rồi gõ vào một đầu cho con khăng nẩy lên rồi lấy dùi khăng vụt mạnh cho con khăng bay xa, sau đó đặt dùi khăng ngang qua lồ. Người đỡ mà đỡ được thì đến lượt đánh nếu không thì phải dùng tay ném về phía lồ, nếu trúng dùi thì cũng đến lượt, nếu không trúng thì người đánh sẽ lấy dùi khăng để đo khảng cách cho nên dùi khăng dài thì số lần đo bị thiệt, nếu ngắn quá thì đánh sẽ không mạnh cho nên chiều dài dùi khăng rất quan trọng. Số lần đo được sẽ làm căn cứ để tính điểm. Việc đo cũng phải được người thua giám sát vì nhiều anh ma giao rất hay đo gian bằng cách làm động tác nhanh không đúng vị trí đầu dùi và đếm nhầm cố ý. Không có ai đo thật thà nên cãi nhau như mổ bò có khi bỏ cuộc và tẩn nhau như chơi. Ai thua cuộc hoặc bị phạt nhiều thì cũng tự gây cãi cọ để bỏ cuộc vì trò này không có trọng tài và nếu có ai đó tự nguyện đứng ra làm trọng tài thì cũng rất hay thiên vị.
Ai thua cuộc khi không đỡ được thì bị phạt bằng cách sau: người thắng cuộc khấc khăng được bao nhiêu cái thì dùng một tay tung con khăng lên rồi vẫn dùng tay ấy để cầm dùi khăng đánh mạnh hết cỡ về phía trước cho đối phương đỡ lại, nếu không đỡ được thì cứ con khăng rơi xuống vị trí nào thì người thắng lại ra đánh tiếp cho đến hết số lần khấc khăng được. Rồi người thua phải u thật to từ vị trí cuối cùng về lồ khăng không được đứt đoạn, nếu đứt đoạn hay tắt ở đâu thì bị phạt một lần khăng. Người thắng cuộc hoan hỉ cầm dùi chạy theo người thua để giám sát trong tiếng hò ro của người xem. Chới khăng cũng rất nguy hiểm vì không tinh nhanh sẽ bị con khăng bay vào đầu vào người, nhất là vào mắt. Đã có anh L, người trong xóm bị hỏng một mắt vì bị con khăng bay vào. Nhưng dù vậy trò đánh khăng vẫn không bỏ được vì nó vui và khỏe mối khi nông nhàn, âu cũng là một môn thể thao rèn luyện sức khỏe của người làng Chiềng. Khăng thường được chơi vào dịp tết nguyên đán hay nông nhàn vì làng Chiềng không mở hội.
Đàn ông, trẻ con chơi sảng, đánh khăng, chơi bi, đánh trận giả, . Đàn bà con gái thì chơi chồng nụ, chồng hoa; u muỗi, đánh chuyền, đánh chắt, thả đỉa ba ba và hát đồng dao dung dăng dung dẻ; Có lúc là:
"Ông Liên Xô,
bà Trung Quốc,
ông đi guốc,
bà đi giày,
ông nhảy dây,
bà đá bóng
....
Có lúc lại bắt chước bọn trẻ con thành thị:
"Maria là nhà tạo mốt
Hoan-Các-Lốt là đồ bỏ đi
Bà Ma Chi là người thâm độc
Con rắn độc là mụ Lo-Ren..."
....
(Phim Người giàu cũng khóc)
Hoặc là đồng dao một vần như: "Bà Ba bán bánh bèo bên bờ biển bị bom bi bắn ba bốn bận...." hay là " Đang đêm đốt đèn đi đâu đấy?. Đốt đèn đi đãi đỗ đen, đánh đổ đèn đếch đãi được..." rồi đố nhau sáng tác thêm..rất vui. Cũng có khi chúng đố nhau nói thật nhanh các cụm từ mà không bị vấp, lộn là thắng như: "Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch" hoặc "Liềm chị lộn liềm em" (Liềm là cái dụng cụ của nông dân để cắt cỏ, cắt lúa, có trấu để cắt rất sắc, ngọt)
Ngày nay ông trưởng thôn Chính nói khi hội xuân làng thường hay tổ chức thi đấu bóng chuyền, cầu lông, cờ tướng tôi thấy không hay. Cứ tổ chức đánh khăng, đánh sảng và cờ lờ chó lại hay, vui và rẻ, đậm chất dân gian, quốc hồn quốc túy.
Chú thích: Cờ l. chó còn gọi là cờ 4 quân vì chỉ có 4 quân của hai phía có thể dùng quân bằng bất kỳ vật gì miễn là phân biệt được của hai bên. Bàn cờ có thể vẽ ra đất cũng được là một hình vuông (xem ảnh: cái pin tiểu màu đỏ và cái pin tiểu màu xanh cùng hàng là một bên, cái pin tiểu màu xanh và lọ dầu Trường Sơn là một bên) với hai đường chéo tạo thành 5 vị trí. Tại một cạnh giữa hai bên có vẽ một hình tượng trưng là cái "hoa" của con chó cái và đường ấy không được phép đi qua hai bên đuổi nhau cho đến khi một bên bị nhốt lại không có đường đi thì bị coi là thua và phải lấy tay sờ vào cãi chỗ đã vẽ tượng trưng đó. Nếu không nhanh mắt và có kinh nghiệm thì cũng rất dễ thua, còn nếu hai bên ngang sức thì cũng cò cưa cả buổi đấy. Các bạn thử chơi xem! Hay như phết! Đến nỗi GS.TSKH Đặng Vũ Khúc khi lên làng Chiềng nghe trẻ con rủ nhau chơi cờ l. chó cũng trợn tròn mắt không biết là môn thể thao môn phái nào???
Trẻ con làng
Chiềng còn hay chơi trò đánh bi cũng rất ham. Ngày ấy không có bi ve, bi thủy
tinh mua được như bây giờ. Bi được ghè đẽo bằng đá xanh vì làng Chiềng có dãy
núi đá vôi chạy qua đến tận Thần Sa, Sảng Mộc, Nghinh Tường nơi có phong cảnh
hang và thác nước Phượng Hoàng, thác nước Mưa rơi và di chỉ khảo cổ Thần Sa nổi
tiếng đã được cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đá ghè bi là loại
đá vôi có màu xanh thẫm, chọn viên đá ít vết nứt rồi lấy dao cùn chặt nhẹ và
đều vào xung quanh viên đá; khi đã thành hình hài viên bi thì phải gõ đều và
nhẹ hơn. Khi viên bi đã tròn là đến công đoạn xoáy bi để đánh bóng cho nhẵn và
tròn đều. Có hai cách đó là lấy vỏ ốc nhồi chọc vỡ một lỗ nhỏ hơn đường kính
của viên bi sau đó cho viên bi vào lỗ đó rồi dùng hai tay xoáy đi xoáy lại cho
viên bị tròn và nhẵn hoặc cũng có đứa lấy lọ đựng thuốc peniceline bỏ đi để
xoáy bi. Làm cật lực chừng 2 buổi trưa là chúng đã có viên bi mới. Những lò chế
tác bi thường là dưới bụi tre buổi trưa hè nắng gắt; bọn trẻ ghè ghè, đẽo đẽo
lẫn tiếng rít của vỏ ốc vào đá xanh chói tai và tiếng kể chuyện, trêu ghẹo cãi
nhau, tiếng ve kêu vang cả bờ tre; lắm khi làm mất giấc ngủ trưa của người lớn
thường bị la mắng. Nhưng trưa nào cũng vậy cứ ăn cơm xong không kéo nhau ra vực
Là Lìu chơi pháo đài thì chúng lại chơi bi, ghè bi râm ran cả góc làng. Chơi bi
ở làng Chiềng cũng có khi cả thanh niên và trung niên tham gia, cách chơi không
phải kiểu ăn bi như bây giờ mà chỉ có một viên bi nếu là đá xanh có khi chơi cả
mùa, hết mùa bi sang mùa sảng, mùa khăng chúng lại vớt lăn lóc góc nhà, năm sau
đến vụ lại đi tìm.
Luật chơi như thế
này: Trên một bãi đất bằng phẳng, khoét một lỗ hình tròn như lòng chảo đường
kính chừng 1 gang tay gọi là lồ, một
vạch ngang cách xa chừng 2 mét gọi là bít
hay mít. Để xác định người được đi
trước, người tham gia chơi phải đứng ở mít, bàn chân phải ngang hoặc dưới vạch
kẻ, nhô lên sẽ bị coi là bét tức là xếp
thứ cuối cùng hoặc đầu tiên từ dưới lên. Có thể đứng thẳng hoặc nhao người về
phía trước để tung viên bi về phía lồ (Chỉ có lợi cho những thằng dài người).
Ai vào được lồ thì người đó thắng và thứ tự được xác định cho nhưng ai có bi ở
gần lồ hơn, nếu cùng vào lồ hay ngang nhau thì có thể tung lại nhưng thường là
ai đi trước người đó thắng nên sau khi hiệu lệnh bắt đầu tất cả cùng tung bi về
phía trước.
Sau khi xác định
xong thì người thắng bắt đầu đi bằng cách phải bắn bi đối phương đi xa ít nhất
là ba gang tay gọi là tê, sau đó phải
tung bi vào lồ gọi là chuy, tiếp tục
bắn vào bi đối phương sao cho khoảng cách giữa hai viên bi cũng là ba gang tay thì
được xác định là ra và đối phương
thua. Nếu nhiều người chơi thì được tiếp tục bắn bi người tiếp theo. Nếu bị
hỏng một trong các bước thì trò chơi dừng lại và đối phương hoặc người có thứ
tự kế tiếp được chơi.
Chơi bi thắng thua do kỹ thuật bắn, kết quả
không ăn bi của nhau mà để tính chiến tích phong đẳng cấp trong làng và người
xem cổ vũ, khâm phục không đỏ đen, không sát phạt, cá cược. Bãi đất chơi bi
làng tôi ở đỉnh đồi, trung tâm làng cạnh bụi tre giữa các nhà ông Hoan, ông Khôi,
ông Tép. Nay thì bãi đất đó bị thu hẹp lại do các nhà xác định chủ quyền, có
nhà rào tre, có nhà xây tường bao bằng gạch. Xưa, cứ mỗi trưa hè trẻ con cả
làng kéo nhau ra đánh bi, người làng rỗi việc ra xem, hóng mát, cổ vũ hò reo. Đấy
cũng là công trường thủ công chế tác bi lớn nhất làng, muốn tìm con hay vợ tìm
chồng, chồng tìm vợ cứ ra bờ tre có nhóm chơi bi là thấy. Chúng chơi có khi quên
cả giờ chăn trâu hay đi làm đồng…
Thời ấy, nay
không còn nữa, trẻ con chơi bi ve, bi thủy tinh mua 2000 quan tiền ông Cụ là được hàng chục viên để ăn
thua của nhau. Không đứa nào còn biết ghè bi nữa. Trâu bò cũng bán sạch vì
người ta đã cày máy, muốn tìm trẻ con thì ra quán điện tử internet hay quán bi –a
đầu làng hoặc móc cái mô - bai ra mà gọi. Làng đang chuyển mình lên phố…
Lạng Sơn, vào hạ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)