Người theo dõi

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Bắc Kạn có suối đãi vàng...

Ừ thì vàng, những bãi vàng mà y đã nghe từ thới f sinh viên và cũng đã có lúc nghĩ đến hay là sau khi ra trường lên đó thử vận may. Nhiều nhất ở Bắc Kạn nào là Ma Nu, Ngân Sơn, Thiên Kim, Khau Âu mà hình như cái tên ít nhiều đã nói lên điều gì đó.
"Bắc Kạn có suối đãi vàng, có hồ Ba Bể có nàng áo xanh"
Nghe hấp dẫn mới gọi quá đi chứ
Nhưng đón y lại là một nàng áo dài đỏ, đi xe Leed màu đồng ôm cua rất ngọt, Bắc Kạn phố vắng người thưa rất yên bình, "Nhà có việc" thấy khách khứa con cháu mọi miền tề tựu đầy đủ, cả người nổi tiếng một thời cũng góp vui.


Chờ cơm


Cơm xong


Hội làng vào đám


Về qua phố thị Đình Cả


Entry ngày tất niên 2016

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Người làng Chiềng cứ thế

Chả phải nói gì chứ, người làng Chiềng xưa (Xưa là tính từ thời bao cấp về trước thôi) rất chân chất mộc mạc, có lúc hơi tục nhưng mà không thô lỗ, bỉ ổi. Nhiều thành ngữ hay phết nhé, ví như
- Giữ đằng trôn, đằng ...lưng bỏ ngỏ
- Kiêng L.   đ. đít
- Già trái non hột thì cứ vô tư bảo "Già dái non hột", ấy mà ai cũng hiểu cả
Mọi thứ thức ăn trên mâm đều gọi là canh.   Gắp canh ăn đi là câu mời mà người xuôi lên rất lạ
- Giữ L cho chúa
- Con mày con nuôi, không bằng con đầu B làm ra
- Chồng người lên ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp để B chấm gio
- Sồn sồn như ..lưng phải lá han
- Dày đụp như L Mán
- Ai làm việc gì khác thường thì bảo "Phen này thì L làng phải gáy". Khiếp!

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Giáo làng Chiềng lên vô tuyến

Chả là cuối năm, vẫn là công dân đạt gia đình văn hóa nên Khối phố chọn giáo đi báo cáo điển hình trên phường, thế quái nào lại được lên vô tuyến, mà lại trực tiếp nữa chứ, he he, trông ra gì phết!




Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Năm hết, tết đến

Tháng 12, tháng có ngày sinh nhật của y; tháng cũng nhiều vất vả, nếu vượt qua thì hy vọng sẽ đền đáp nhiều trái ngọt, hoa thơm
Cố gắng là vậy nhưng ở đời còn ăn nhau cái số nữa
Bọn cờ bạc thì bảo ăn nhau về gà gáy
Bọn túc cầu thì bảo phút 89 mới biết được
Dân gian lại tương một câu "ba mươi chưa phải là tết"
He he
Vậy thì cứ chờ thôi
cái gì đến tự nó khắc đến
Vô lo đi
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chả dạy rồi: việc có thể giải quyết được chả có gì phải lo, việc không thể giải quyết được lo cũng chả ích gì, vậy có gì mà phải lo, phỏng ạ ???
He he!

Chửa đến tháng củ mật mà đêm qua đạo chích đã ghé thăm

 

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Xin lỗi, anh chỉ là thằng phụ vữa!

Thì đây, giáo làng Chiềng giờ thêm cả nghề phu hồ nữa
Các cụ chẳng bảo "một nghề thì sống, đống nghề thì chết" à?

Hôm nay 20/11 đây, giỗ tổ nghề, he he!




Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Đá Chông

Đá Chông ở Ba Vì nơi có di tích K9, xưa thì người ta chỉ biết Đá Chông ở Ba Vì, nay thì nhiều người biết là nơi trước đây Bác Hồ đã từng ở và cũng là nơi lưu giữ bảo quản thi hài của Người những năm chiến tranh ác liệt.
Đã 10 năm giáo làng Chiềng mới quay lại K9. Vẫn thấy xao xuyến khó tả, mới thấy Bác thực sự là lãnh tụ vĩ đại.
Mà trùng hợp là vừa tháng trước vợ giáo thăm di tích, hôm kia y qua trồng cây và hôm nay con giai y cũng đi thăm K9 theo lớp.
Y là cháu ngoan bác Hồ thật rồi, y tin là như thế.

Trồng cây


...và phần thưởng xứng đáng

 

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Anh giáo làng Chiềng bảo vệ môi trường

Giật cái "tít" câu view thế thôi, thực ra là Giáo làng thấy bây giờ cái gì cũng bao gói bằng nilon, cụ thể là thùng rác nhà giáo mỗi ngày cũng có đến không dưới chục cái túi bóng, túi giấy, bao bì có tráng nilon đựng hàng hoá, rau quả, quà bánh, thuốc men hằng ngày. Mà cái thứ này nghe đâu hàng trăm năm nó mới phân hủy hết, ở ta chưa có thói quen phân loại rác trước khi vứt ra thùng cho công ty vệ sinh chuyển đi dù đã có hô hào nhưng chắc để thực hiện thành thói quen văn minh thì phải một số chục năm nữ nên thùng rác gia đình và công cộng là một mớ hổ lốn cả rác chất thải rắn, vô cơ, hữu cơ, thậm chí y tế và chất thải độc hại như pin, hóa chất... rất khó khăn cho công nhân vệ sinh môi trường. Vậy là, sẵn có cái kéo tốt mua ở Tokyo hồi đầu năm, buổi tối, trước khi bọn trẻ con đổ rác ra thùng cho công nhân môi trường thu gom, y lại lấy kéo cắt vụn các loại rác nilon, làm cho thùng rác gọn gàng, dễ đổ...và biết đâu nó lại phân hủy nhanh hơn? Vợ giáo thì bảo, ông vô công rồi nghề. Con trai giáo thì không hiểu bố cắt để làm gì. Kệ, giáo thích thì giáo cứ làm thôi, he he

Dụng cụ bảo vệ môi trường của y đây (Không phải quảng cáo hay khoe khoang gì nhé) 

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Gặp lại

Ngót 25 năm ngày ra trường, đứa nào cũng già đi, con cái đã lớn nhưng đứa nào cũng như trẻ lại. Ôn lại kỷ niệm một thời, đói ăn, đói học. Những lỗi lầm cũng được bỏ qua, thể tất. Vẫn mày tao chi tớ như xưa

Vẫn cổng trường xưa nhưng tên ĐHSP Việt Bắc thân thương đã được đổi thành ĐHSP Thái Nguyên


Hơn 24 năm trước



50 năm thành lập khoa Lịch Sử


Về thăm mẹ


Rặng cau trên 40 tuổi



Cùng các thầy cô tại Văn phòng khoa



Vẫn còn tòa nhà hiệu bộ 3 tầng


Văn phòng các khoa bây giờ


Hải Yến, ngày ấy - bây giờ



Tuấn Anh: xưa và nay



Nhà thí nghiệm ngày xưa và bây giờ



Trước cửa Văn phòng Khoa




Tụ tập sân trường


"Y đứng giữa giảng đường hôm nay ..."




Đường tròn TN bây giờ

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Hơn 20 năm gặp lại

Ra trường 24 năm, hôm nay mới gặp lại "Dũng đen" khoa Sử sau y một khóa ngay trước thềm kỷ niệm 50 năm thành lập khoa.
Hắn cũng bỏ nghề và hiện là Phó Bí thư Huyện ủy Bắc Quang nơi hắn ở
Vẫn dáng vóc, hình ảnh như xưa

Tranh thủ làm kiểu ảnh kỷ niệm hơn 20 năm ra trường, khác khóa nhưng cùng phòng ký túc xá


Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Chiếm lĩnh đỉnh cao

Chiếm lĩnh đỉnh cao, dấu mốc đời anh giáo làng Chiềng


Cờ đỏ tung bay trong gió chiều cuối thu






Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Mới đó đã 30 năm

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới đó mà đã 30 năm ngày y từ làng Chiềng bỡ ngỡ lên tỉnh đèn sách theo nghề của cha. Lúc đó với tâm lý của một kẻ nhà quê ra tỉnh, y cảm thấy rất oai với cái mác SINH VIÊN, giờ đã thành cựu.
Có Giấy mời rồi đây, chuẩn bị mà đi thôi


Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Qua miền Tây Bắc

"Náu mình chờ thời" ít bữa, vì ngứa nghề và hoa chân nổi lên y lại xách ba lô lên và đi qua miền Tây Bắc. Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La trải dài ngút ngàn hiện ra trước mắt, nơi đây thủ phủ của bò sữa, chè và buôn lậu ma túy. Mộc Châu cũng chuẩn bị khánh thành cửa khẩu quốc tế với Lào, nơi đây có lễ hội cách mạng 2/9 rất độc đáo của bà con người Mông, có lẽ cùng với Bắc Sơn, Lạng Sơn kỷ niệm ngày 27/9 làm nên vết son cho lịch sử cách mạng từ lễ hội cách mạng thành dân gian tự bao giờ.
Đây còn có lễ hội thi hoa hậu bò sữa (nghe ngộ nhỉ), lễ hội hái quả...Huyện có thị trấn nông trường và thị trấn huyện lỵ sát nhau. Ngôi nhà dự định làm khách sạn của Tàng Kengnam chơ vơ giữa cao nguyên chẳng là gì so với khách sạn Mường Thanh bề thế 12 tầng kiến trúc khá độc đáo cùng với khu vui chơi, siêu thị...nói lên sự giàu có không kém phần quý tộc của đại gia điếu cày Thanh Thản. Dù rằng tọa lạc trên bãi tha ma nhưng sau 9 tháng đã đi vào hoạt động làm cho phố núi cao nguyên diện mạo mới. Chẳng biết do hồn ma cảm thông do ông chủ đã làm một ngôi miếu trong khu mà y đặt lưng kéo gỗ một mạch đến sáng. lang thang đồi chè, bò sữa 2 ngày y ngược lên Mường La xem thủy điện lớn nhất mà y đã có dịp lên đó khi vừa khởi công.
À, còn điều này nữa, chỉ được xem bò sữa ở nơi trình diễn thôi còn nơi sản xuất thì người ngoài không bao giờ được bén mảng và các cô ả bò ở đó đều được mua bảo hiểm. Tội cho những sinh linh bò mang kiếp " đàn ông" bởi ra đời được vài ngày thì đều chung số phận lâm chung tại các nhà hàng bê sữa quay. Ở đó người ta chỉ nuôi các Hoa hậu bò mà thôi!

Trước cửa KS Mường Thanh



KS Mường Thanh về đêm


Khu du lịch sinh thái


Thăm trang trại bò sữa


"Sáng giăng chia nửa vườn chè"


Nhà tù Sơn La



Thủy điện Sơn La



Thủy điện Hòa Bình


Hoa tam giác mạch


Trình diễn vắt sữa bò cho khách tham quan



Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Đón Trung thu bên bờ Cửa Lục

Đã nhiều Trung thu y đi công tác không đón Tết trung thu ở nhà
Lần này là đón Trung thu bên bờ Cửa Lục, nơi khi xưa là bến phà Bãi Cháy đã đi vào lịch sử và ký cứ của nhiều người dân Hồng Gai và kể cả y khi học lớp 6 đã được đến đó dự trại hè cháu ngoan Bác Hồ mùa hè năm 1983. Làm con cá Hói nướng cùng tôm phơi khô nướng cháy chấm tương ớt Mường Khương với bia Sài Gòn xanh cổ rụt, ngắm vịnh Hạ Long trong gió thu lồng lộng, phía trên đầu là cáp treo 2 cabin sức chứa trên 200 người chạy đi chạy lại qua vịnh lên khu vui chơi Sun Wheel do Sun group đầu tư mới thấy tầm nhìn của nhưng người có tiền và luôn bắt tiền đẻ ra tiền. Cầu Bãi Cháy được trang trí bởi dàn đèn trang trí cung của Sun group tài trợ đẹp có phần hơn cả cầu Sông Hàn Đà Nẵng mà nghe nói số tiền chỉ bằng nửa nếu nhà nước đầu tư. Cũng nghe khi thi công cầu bằng loại beton chết ngay lập tức có 1 kỹ sư Nhật Bản và  1 công nhân Việt Nam ngã vào trụ cầu phía Hồng Gai và hóa thân luôn vào cầu, R.I.P họ, cầu mong linh hồn họ siêu thoát và cây cầu trở thành đền và lăng mộ của họ. Chỗ đất đắc địa bến phà cũng sắp bị Vingroup thôn tính, nhiều dự án được triển khai hoành tráng nghe đâu cũng có công của ông Bí thư luân chuyển vừa về Trung ương. Họ còn đầu tư bãi biển nhân tạo, bệnh viện nghỉ dưỡng. Lại nghe ông chúa đảo nổi tiếng cũng sắp sửa đi làm thuê trên chính hòn đảo của ông khởi nghiệp, cuộc sống vốn vận động liên tục mà!
Y cung nghe đúng hôm ra Quảng Ninh thì cô giáo Phượng khoa Sinh thực tập đồng chủ nhiệm lớp 10a3 trường cấp 3 Lương Ngọc Quyến cùng y năm nào đang từ Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo được bổ nhiệm Hiệu trưởng trường cán bộ Nguyễn Văn Cừ, bèn bấm máy chúc thì cô bạn ngạc nhiên sao biết và đáp rằng, chúc mừng nhưng có người không thích, hoá ra y bị việt vị, he he. À mà tháng sau kỷ niệm 50 năm thành lập trường ĐHSP Việt Bắc không biết các bạn có về dự không nhỉ

Bạn Phượng nhận quyết định bổ nhiệm từ tay Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy




Tấm ảnh chụp y và Phượng đồng chủ nhiệm lớp 10A3 năm 1992, Phượng mặc áo đen còn y đứng khoanh tay hàng thứ 2






Cầu Bãi Cháy về đêm



Trẻ em Hòn Gai đón Trung thu



Vịnh Hạ Long nhìn từ cà phê tầng 21 



Nhậu đêm bên bến phà Bãi Cháy cũ phía Hồng Gai

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Cái xơ mướp

Quả mướp già thì không ăn được vì nó có màng chằng chịt như tổ ong nhưng cấu trúc khác hơn, khi quả già khô trên dây thì thịt mướp không còn chỉ còn xơ và hạt. Người làng Chiềng lấy quả mướp già cắt khúc ra để rửa bát rất tiện và sạch, dĩ nhiên là bát đĩa ngày xưa không có nhiều dầu mỡ như bây giờ. Xơ mướp còn bổ ra thành mảng lớn lót dưới đáy chõ để đồ xôi vì nó thoáng cho hơi bốc lên mà lại ngăn không cho gạo rơi xuống nồi.
Xơ mướp te tua nên áo ai rách thì người làng Chiềng nói rách như xơ mướp và cũng có hàm ý chỉ cuộc đời kẻ nào quanh năm túng thiếu rách nát.
Đời y, cũng có lúc rách như xơ mướp rồi đấy chứ, he he

Nhưng có cây đu đủ đầu nhà xanh tốt thế này y tin cuộc sống cũng sẽ đu đủ thôi 






Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Tháng cô hồn sắp đi qua

Rồi tháng cô hồn cũng qua đi.
Loài người càng trở nên khó bảo lẫn nhau
Càng lớn càng già lại càng khó bảo
Miền Nam có câu rất hay: Dzậy mà không phải dzậy
Càng già càng thủ đoạn, mưu mô, che dấu bề ngoài
Nói vậy mà không nghĩ vậy, làm vậy
người tốt, người thật thà ngày cảng trở nên cực kỳ khan hiếm, he he
Về làng Chiềng xả stress thôi nào, ở đó có những câu chuyện của ông Đãng, Ông Nhỏ, ông Hàn Thuyên... còn được dân làng lưu truyền mãi, vui đáo để