Giật cái "tít" câu view thế thôi, thực ra là Giáo làng thấy bây giờ cái gì cũng bao gói bằng nilon, cụ thể là thùng rác nhà giáo mỗi ngày cũng có đến không dưới chục cái túi bóng, túi giấy, bao bì có tráng nilon đựng hàng hoá, rau quả, quà bánh, thuốc men hằng ngày. Mà cái thứ này nghe đâu hàng trăm năm nó mới phân hủy hết, ở ta chưa có thói quen phân loại rác trước khi vứt ra thùng cho công ty vệ sinh chuyển đi dù đã có hô hào nhưng chắc để thực hiện thành thói quen văn minh thì phải một số chục năm nữ nên thùng rác gia đình và công cộng là một mớ hổ lốn cả rác chất thải rắn, vô cơ, hữu cơ, thậm chí y tế và chất thải độc hại như pin, hóa chất... rất khó khăn cho công nhân vệ sinh môi trường. Vậy là, sẵn có cái kéo tốt mua ở Tokyo hồi đầu năm, buổi tối, trước khi bọn trẻ con đổ rác ra thùng cho công nhân môi trường thu gom, y lại lấy kéo cắt vụn các loại rác nilon, làm cho thùng rác gọn gàng, dễ đổ...và biết đâu nó lại phân hủy nhanh hơn? Vợ giáo thì bảo, ông vô công rồi nghề. Con trai giáo thì không hiểu bố cắt để làm gì. Kệ, giáo thích thì giáo cứ làm thôi, he he
Dụng cụ bảo vệ môi trường của y đây (Không phải quảng cáo hay khoe khoang gì nhé)
Hoan hô anh Giáo làng mình Việc làm này là tốt mà sợ gì ai nói chứ. Cắt nhỏ rác sẽ gọn hơn và đúng là sẽ phân hủy nhanh hơn, em cũng nghĩ thế. Em chỉ làm được mỗi việc phân loại chai lọ nhựa,thủy tinh,... riêng với rác, gói ghém cẩn thận, kỹ càng pin hỏng, mảnh kim loại hay thủy tinh vỡ để người nhặt rác không bị thương hoặc mọi người không bị nhiễm độc chứ kiên nhẫn, tỉ mỉ như anh thì em chưa làm được. Bái phục anh Giáo luôn !!!
Trả lờiXóaGiáo cứ thích tỉ mẩn thế đấy, già rồi chăng?
Xóakhông già đâu
Xóa2000Y x 205,40 = 410.800VND
Trả lờiXóaHơi "chát" nhề
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa