Xưa. Cái thưở đất nước loạn lạc, mất mùa đói kém "gạo châu, củi quế"
nên người ta chỉ lo đút cái ăn vào dạ dày cho đủ không nghĩ đến lễ
nghĩa, tết nhất. Những ngày tết may lắm thì được mấy cái kẹo cháy nấu
bằng bột mì và đường phên, gói bằng thứ giấy xanh, đỏ người ta vẫn dùng
trong đám ma. Mấy năm gần đây, đất nước thanh bình, của cải dồi dào "phú quý sinh lễ nghĩa",
bọn trẻ mục đồng nhà quê cũng như chốn thị thành cũng được quan tâm,
chăm bẵm nhiều hơn. Tết thiếu nhi1/6, tết Trung thu không còn là của trẻ
con nữa mà là của người lớn để so bì, suy tỵ, tranh thủ hối lộ quan
trên... Ở thành thị, bọn choai choai cũng đi rước đèn, hò hét, uống ruơụ
chật cả phố. Mấy con nặc nô ngồi sau xe đi một bánh gầm rú điên loạn
đến tận nửa đêm.
Xưa chả có mà đút vào mồm, nay thì bánh kẹo cao cấp ê
hề, nhà nào cũng đẻ ít con nên có đứa chia ngày ra đi liên hoan không
hết nào là cơ quan bố, cơ quan mẹ, nhà trường, khối phố, rồi thì tổ liên
gia, hội đồng hương vân vân và vân vân..đều tổ chức liên hoan, phát quà
rồi thì bọn chưa chồng cũng đưa cháu, đưa em ...đến cơ quan góp vui. Cơ
man nào là quà và phần thưởng....he he, giá mà mình bé lại để làm mục
đồng, ôi! sướng!
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai...(16/02/2008)
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011
Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 ra đời như thế nào?
Ngày
nay, cứ đến 1/6 hàng năm, chúng ta làm thật nhiều điều để được thấy các em
nhỏ nở những nụ cười rạng rỡ. Bởi vì vào ngày 1/6/1942, một tội ác
không thể dung thứ được đã giáng lên số phận của hàng trăm trẻ em. Nhân
loại tiến bộ rơi nước mắt. Nhân loại quyết định rằng: cần phải có một
ngày nhắc nhở Thế giới Hành động vì Trẻ em!
Vào
rạng sáng ngày 1-6-1942, bọn phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xe (Tiệp
Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại
đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại
tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi
làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xe không còn một bóng người.
Hai năm sau, ngày 10-6-1944, bọn phát xít Đức lại bao vây thị trấn
Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ
nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.
Căm
phẫn trước tội ác dã man của phát xít Đức, cả loài người tiến bộ trên
toàn thế giới đã kịch liệt lên án và đấu tranh để tiêu diệt chủ nghĩa
phát xít. Sau khi phát xít Đức bị đánh bại, Nhà nước Tiệp Khắc đã cho
xây dựng lại làng Li-đi-xe và Đài tưởng niệm để khắc sâu tội ác của bọn
phát xít. Tháng 12-1949, Liên hiệp Hội phụ nữ Á Phi họp ở Bắc Kinh
(Trung Quốc) đã đề nghị và được Liên đoàn phụ nữ Dân chủ thế giới nhất
trí chọn ngày 1-6 hàng năm làm ngày Quốc tế Thiếu nhi, nhằm nhắc
nhở nhân dân toàn thế giới nhớ đến vụ thảm sát Li-đi-xe và Ô-ra-đua của
bọn phát xít, và hành động để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Nào ta cùng bay lên...!
Tiếp theo, tháng 4 năm 1952 tại Viên ( thủ đô nước Áo) đã có cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Hội nghị này đã yêu cầu tất cả Chính phủ các nước đặt ra những Pháp luật cho nước mình nhằm đảm bảo hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em, đòi cấm dùng những phát minh khoa học vào mục đích chiến tranh.
Đến năm 1955, Đại hội các bà mẹ của hầu hết các nước trên thế giới họp tại Moskva đã tố cáo bọn đế quốc âm mưu gây lại chiến tranh và kêu gọi các bà mẹ khắp năm châu xiết chặt thêm hàng ngũ đấu tranh cho một nền hòa bình bền vững trên đất nước.
Từ đó đến nay, những tổ chức phụ nữ thanh niên ở các nước đã lấy ngày 1 - 6 làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới.
Ở nước ta, từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 1- 6 đã được tổ chức hàng năm và trở thành ngày hội chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ măng non cho Tổ Quốc. Nhà nước ta cũng ban hành Pháp lệnh về chăm sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng coi trách nhiệm vẻ vang ấy là của toàn dân.
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em- Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Từ 15/5 đến 30/6 được coi là Tháng Hành động vì trẻ em Việt Nam. Năm 2004, Quốc hội nước ta ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Gồm: những quy định chung, các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các điều khoản thi hành.)
Bể bơi dành cho thiếu nhi
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011
Đố ai bằng tớ!
He he, sắp bầu cử các kiểu rồi nhể, bởi nhà y sát với địa điểm bầu
cử (cách khoảng trên 10 mét) nên khỏi nói bà con cũng biết y sẽ đi
thực hiện cái quyền của y vào lúc nào. (Loa ầm ĩ từ hôm nay rồi)
Y rất tự hào vì còn giữ được tất cả các Thẻ cử tri từ khi đủ tuổi à mà quên, cái thẻ đầu tiên được cầm là vào năm 1989 khi còn là sinh viên đã bị thu lại rùi. Không phải cái đứa nào cũng chấp hành pháp luật tốt như Y đây đâu nhá! Nói cho mà biết!
Ke ke...sau này thể nào bọn Bảo tàng lại chả tìm y để xin mấy cái thẻ này làm sưu tập hiện vật.
Một số hình ảnh bầu cử sáng 22/5 ở khu của y.
Kiểm tra thùng phiếu trước khi bầu.
Chờ lấy phiếu bầu
Xem tiểu sử các ứng viên
Năm 1994
Năm 1997
Năm 2007
Năm 2011
Lại còn được mời khai mạc nữa nhá.
Y rất tự hào vì còn giữ được tất cả các Thẻ cử tri từ khi đủ tuổi à mà quên, cái thẻ đầu tiên được cầm là vào năm 1989 khi còn là sinh viên đã bị thu lại rùi. Không phải cái đứa nào cũng chấp hành pháp luật tốt như Y đây đâu nhá! Nói cho mà biết!
Ke ke...sau này thể nào bọn Bảo tàng lại chả tìm y để xin mấy cái thẻ này làm sưu tập hiện vật.
Một số hình ảnh bầu cử sáng 22/5 ở khu của y.
Kiểm tra thùng phiếu trước khi bầu.
Chờ lấy phiếu bầu
Xem tiểu sử các ứng viên
Năm 1994
Năm 1997
Năm 2007
Năm 2011
Lại còn được mời khai mạc nữa nhá.
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011
Hôm nay, kỷ niệm 24 năm ngày mất ông giáo Vỵ
Hôm nay, tròn 24 năm ngày mất của ông giáo Vỵ, làng
Chiềng, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (21/5/1987 -
21/5/2011).
Ông giáo Vỵ là tên mà dân làng thường gọi. Tên thật là Nguyễn Vỵ, sinh ngày 01/01/1934, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông cơ sở Lâu Thượng, từ trần ngày 21/5/1987 (nhằm ngày 24/4 âm lịch) do lâm trọng bệnh.
Ông giáo Vỵ là tên mà dân làng thường gọi. Tên thật là Nguyễn Vỵ, sinh ngày 01/01/1934, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông cơ sở Lâu Thượng, từ trần ngày 21/5/1987 (nhằm ngày 24/4 âm lịch) do lâm trọng bệnh.
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011
Đìu hiu chợ cửa khẩu Tân Thanh
Tân Thanh là chợ cửa khẩu lớn nhất tỉnh Lạng
Sơn, cách TP Lạng Sơn khoảng 30km, cách Hà Nội khoảng 180km, chừng hơn 3
giờ xe ô tô. Cách đây 20 năm thì Tân Thanh là bản Nà Lầu hoang vu với
toàn bãi sắn, nương ngô. Giờ đây thì đã khác, Tân Thanh từng được mệnh
danh là "thiên đường mua sắm" với
chợ cửa khẩu Tân Thanh, chợ Sài Gòn - Hữu Nghị, Trung tâm thương mại
Hồng Công, Trung tâm thương mại Việt - Trung với hàng ngàn quầy hàng.
Đông đúc nhất là vào khoảng tháng 9 ta trở đi đến khi vào hạ, khi đó
khách hàng chen lấn xô đẩy để mua hàng theo phong trào, theo tâm lý đám
đông mà có khi mua về không biết để làm gì. Người bán không kịp bán,
không kịp trả lời mặc dù nhiều mặt hàng nói thách đến 100% và hơn thế
nữa nhưng người ta vẫn chen lấn mua bằng được như có ma ám. Bãi xe rộng
mênh mông sức chứa hàng ngàn chiếc là vậy mà có khi không thể tìm được
một chỗ đỗ. Tân Thanh còn có Chùa Phật Quang Sơn mới khởi công với số
vốn đầu tư lên đến hơn nửa ngàn tỷ đồng. Tân Thanh hôm qua tôi lên đìu
hiu, các chủ hàng bắc quạt nằm ngủ hoặc đánh bài, nhiều quầy hàng trùm
bạt, hững hờ với việc bán mua, chắc họ đã kiếm đủ cho cả năm vào dịp vừa
rồi. Nhiều quầy hàng di động nghêng ngang bán hàng giữa đường phố.
Nhưng nói thách thì vẫn thế không hạ chút nào....
Đường xá trước cổng chợ vắng vẻ (19/5/2011)
Phía sau lại càng vắng hơn, người bán thì nhiều người mua thì ít
Đường xá trước cổng chợ vắng vẻ (19/5/2011)
Phía sau lại càng vắng hơn, người bán thì nhiều người mua thì ít
Đìu hiu chợ cửa khẩu Tân Thanh
Tân Thanh là chợ cửa khẩu lớn nhất tỉnh Lạng
Sơn, cách TP Lạng Sơn khoảng 30km, cách Hà Nội khoảng 180km, chừng hơn 3
giờ xe ô tô. Cách đây 20 năm thì Tân Thanh là bản Nà Lầu hoang vu với
toàn bãi sắn, nương ngô. Giờ đây thì đã khác, Tân Thanh từng được mệnh
danh là "thiên đường mua sắm" với
chợ cửa khẩu Tân Thanh, chợ Sài Gòn - Hữu Nghị, Trung tâm thương mại
Hồng Công, Trung tâm thương mại Việt - Trung với hàng ngàn quầy hàng.
Đông đúc nhất là vào khoảng tháng 9 ta trở đi đến khi vào hạ, khi đó
khách hàng chen lấn xô đẩy để mua hàng theo phong trào, theo tâm lý đám
đông mà có khi mua về không biết để làm gì. Người bán không kịp bán,
không kịp trả lời mặc dù nhiều mặt hàng nói thách đến 100% và hơn thế
nữa nhưng người ta vẫn chen lấn mua bằng được như có ma ám. Bãi xe rộng
mênh mông sức chứa hàng ngàn chiếc là vậy mà có khi không thể tìm được
một chỗ đỗ. Tân Thanh còn có Chùa Phật Quang Sơn mới khởi công với số
vốn đầu tư lên đến hơn nửa ngàn tỷ đồng. Tân Thanh hôm qua tôi lên đìu
hiu, các chủ hàng bắc quạt nằm ngủ hoặc đánh bài, nhiều quầy hàng trùm
bạt, hững hờ với việc bán mua, chắc họ đã kiếm đủ cho cả năm vào dịp vừa
rồi. Nhiều quầy hàng di động nghêng ngang bán hàng giữa đường phố.
Nhưng nói thách thì vẫn thế không hạ chút nào....
Đường xá trước cổng chợ vắng vẻ (19/5/2011)
Phía sau lại càng vắng hơn, người bán thì nhiều người mua thì ít
Đường xá trước cổng chợ vắng vẻ (19/5/2011)
Phía sau lại càng vắng hơn, người bán thì nhiều người mua thì ít
Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011
Thích Ca cũng đội mũ bảo hiểm
Trong ảnh là một bức tượng tôi chụp được ở phố cổ Hội An chiều ngày 04/5/2011, có cả địa chỉ hẳn hoi.
Tôi không có bình luận gì cả, bà con thấy thế nào?
Tôi không có bình luận gì cả, bà con thấy thế nào?
Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011
...du hý tiếp tục
Lâu lâu cũng muốn viết tý chút nhưng ba hoa xích tốc thì không có thời
gian, còn viết bài nghiên cứu chuyên môn thì lười đánh máy quá, thôi
...tiếp tục du hý ...lúc nào hứng chí lên thì ngồi gõ vậy. Nhiều vấn đề
hay như phết, tỷ như hát quan làng trong đám cưới người Tày, tục làm ma
khô của người Dao...
Hẹn khi khác!
Cầu vào bản nhỏ
Phút tự do cuối cùng...
Thâm sơn cùng cốc
Ánh mắt trẻ thơ
Không ai muốn thế...
Lớp học vùng cao vắng quá
Một cô, hai lớp với 05 học trò
Xưa...
...và nay
Hẹn khi khác!
Cầu vào bản nhỏ
Phút tự do cuối cùng...
Thâm sơn cùng cốc
Ánh mắt trẻ thơ
Không ai muốn thế...
Lớp học vùng cao vắng quá
Một cô, hai lớp với 05 học trò
Xưa...
...và nay
CHÀO MỪNG 34 NĂM NGÀY QUỐC TẾ BẢO TÀNG 18.5.1977 - 18.5.2011
Kể
từ năm 1977, Hội đồng Bảo tàng quốc tế (ICOM) tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc
tế Bảo tàng (International Museum Day - IMD), dịp đặc biệt dành cho
cộng đồng bảo tàng quốc tế. Trong dịp này, các bảo tàng tham gia giới
thiệu các hoạt động văn hóa của mình. Ngày Quốc tế bảo tàng cũng là cơ
hội để những người làm bảo tàng gặp gỡ với khách tham quan bảo tàng.
Theo
truyền thống, Ngày Quốc tế bảo tàng được tổ chức xung quanh ngày 18
tháng 5. Dịp kỷ niệm có thể kéo dài trong một ngày, hoặc một tuần với
mục tiêu tập trung vào phương châm : Bảo tàng là một phương tiện
quan trọng của giao lưu văn hóa, làm giàu nền văn hóa và phát triển hợp
tác lẫn nhau, hiểu biết và hòa bình giữa các dân tộc.
Hàng
năm, Ban tư vấn của Hiệp hội Bảo tàng quốc tế - ICOM đề xuất một chủ đề
cho các hoạt động chuyên môn nhằm tăng cường công tác nghiên cứu, sưu
tầm, trưng bày và giới thiệu để bảo tàng thực sự là một nhân tố nòng cốt
của xã hội. Chủ đề được đề xuất cho năm 2011 là “Bảo tàng và Ký ức – Museum & Memory”,
nhằm tạo điều kiện cho các bảo tàng giới thiệu cho khách tham quan khám
phá những câu chuyện ẩn chứa sau các sưu tập hiện vật của bảo tàng,
đồng thời, thông qua đó, khách tham quan có thể nhớ lại những ký ức của
bản thân và mối liên hệ với những hiện vật đó, những hiện vật biểu hiện
cho tự nhiên, con người và di sản văn hóa của nhân loại.
Như mỗ đây xin nhiệt liệt chúc mừng những người làm công tác bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam nhân ngày Quốc
tế bảo tàng!
Du khách chụp ảnh lưu niệm trước Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị (11/4/2011)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)