Y vào trấn LB đã bước sang tháng thứ ba và năm thứ hai của nghiệp mới. Công việc mới mẻ bận rộn làm y cũng chẳng có thời gian vào blog nữa. Và giờ thì người ta cũng chẳng còn ai vào chơi blog nữa mọi người đều vào Facebook hoặc Zalo nhanh hơn, tương tác thuận lợi hơn.
Chẳng ai dạy y cái nghề gì ra hồn và y cũng làm đủ thứ việc và ngẫm ra một điều nếu mình toàn tâm toàn ý cho việc gì và lấy sự thành công của công việc làm niềm vui và động lực thì chắc ai cũng có thể làm tốt một vài việc.
Ngày đầu tuần lưu lại nơi nhiệm sở buổi tối y tranh thủ gõ vài dòng khai bút năm mới cho blog năm tây lịch 2019.
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019
Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018
Công việc mới
Tháng 11 năm nay nhằm ngày 24 tháng 9 ta, anh giáo làng Chiềng giã từ nghề đổng lý đi nhận nhiệm vụ ở một huyện phía đông của tỉnh biên thuỳ. Công việc ban đầu cũng gặp được hanh thông thuận lợi ít nhiều. Chẳng dám kỳ vọng gì ghê gớm chỉ mong chân cứng đá mềm, vượt qua chông gai thử thách. Ngày rời nhiệm sở ông cử non cùng phòng xóm đầu cầu năm xưa lẩy đôi câu Kiều tiễn y ra ngoài biên tái:
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Tuần tới dân biểu huyện này sẽ xác quyết nhiệm vụ của y, anh giáo làng Chiềng
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Tuần tới dân biểu huyện này sẽ xác quyết nhiệm vụ của y, anh giáo làng Chiềng
Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018
Tháng Tám có chiếu vua ra
Nhớ câu ca dao xưa:
"Tháng Tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
..."
Klq (Netizen gọi là không liên quan) nhưng hôm nay giáo Làng Chiềng chẳng có Chiếu của Vua ra nhưng có trát của quan tỉnh sức về thu hồi cái thẻ bài của y đã dùng hai năm có lẻ
Nó đây bà con
Thôi từ nay thoát kiếp bưng bê kê dọn rồi.
"Tháng Tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
..."
Klq (Netizen gọi là không liên quan) nhưng hôm nay giáo Làng Chiềng chẳng có Chiếu của Vua ra nhưng có trát của quan tỉnh sức về thu hồi cái thẻ bài của y đã dùng hai năm có lẻ
Nó đây bà con
Thôi từ nay thoát kiếp bưng bê kê dọn rồi.
Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018
Chuồng trâu làng Chiềng
Làng Chiềng ai lớn lên cũng phải trải qua thời trẻ trâu, đứa lớn thì ít hơn vì 1,2 năm là đứa kế tiếp còn con út như y thì chăn trâu thâm niên đến tận lúc rời quê ra thành phố vẫn chưa thoát hẳn mỗi khi hè về. Lúc đó chân y dài quết đất vẫn cưỡi con trâu mộng bụng báng có khi từ cửa chuồng suốt buổi và trâu lại đưa về cửa chuồng mới xuống lúc chiều tà, người khét lẹt mùi nắng và mùi da trâu ám vào người tắm gột cũng không sạch hết. Con trâu là đầu cơ nghiệp, làng làm nông nên hầu như nhà nào cũng có trâu và chuồng trâu. Chuồng trâu không chỉ là nơi nhốt trâu mà còn là nơi chứa rơm, là nơi ngủ trưa của trẻ trâu trên đống rơm. gác trên áp mái. Chuồng trâu chủ yếu làm bằng gỗ lợp rơm hoặc cỏ tranh. Có hai giam một gian nhốt trâu và gian kia là bẫu phân bón ruộng và xa nhà ở chứ k phải nhốt dưới gầm nhà sàn dù rằng khi đó 90% nhà ở làng Chiềng là nhà sàn. Có chuồng trâu như nhà ông Tép cột bằng cây mai các toang chạy bằng cây hóp lại ỏ giữa đỉnh làng nới buổi trưa chúng hay chơi bi, chơi sảng và chuồng trâu là nơi trú nắng và chạy trên các toang đuổi bắt hò ro lý tưởng có khi cả người lớn cũng tham gia.
Trâu thiến người làng Chiềng gọi là trâu mộng, trâu cái có con gọi là trâu tháu, trâu nghé con thì gọi trâu nhe, chăn trâu thì gọi là đi trâu, trâu đực trưởng thành cổ to thì gọi là lên lăm hay dậy lăm.
Trâu thiến người làng Chiềng gọi là trâu mộng, trâu cái có con gọi là trâu tháu, trâu nghé con thì gọi trâu nhe, chăn trâu thì gọi là đi trâu, trâu đực trưởng thành cổ to thì gọi là lên lăm hay dậy lăm.
Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018
Chào tháng Mười
Tháng Mười hình như đi vào thơ ca nhiều hơn:
"Bao giờ cho đến tháng Mười
Bát cơm đầy ắp con cá chuồi nằm ngang"
Nghe đã thấy no đủ
Thàng Mười là giữa thu, thời tiết khi hậu chiều lòng người mát mẻ mà không rét, mặc sao cũng được, tháng Mười là mùa gặt hái, thu về thành quả và để bắt đầu cho một chu trình mới đầy hứa hẹn. Tháng Mười cũng ít thiên tai khắc nghiệt, là tháng vào mùa thành đôi lứa, sinh sôi nảy nở
Tháng Mười này y cũng sang ngang bỏ nghề thư lại, chửa đi mà ông bạn đã lẩy Kiều:
"Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san...
Đi là để trở về
Đi là để mở ra một hành trình mới, chính là sự phát triển như Tháng Mười và no đủ ấm yên như tháng Mười vậy
Đi thôi...
"Bao giờ cho đến tháng Mười
Bát cơm đầy ắp con cá chuồi nằm ngang"
Nghe đã thấy no đủ
Thàng Mười là giữa thu, thời tiết khi hậu chiều lòng người mát mẻ mà không rét, mặc sao cũng được, tháng Mười là mùa gặt hái, thu về thành quả và để bắt đầu cho một chu trình mới đầy hứa hẹn. Tháng Mười cũng ít thiên tai khắc nghiệt, là tháng vào mùa thành đôi lứa, sinh sôi nảy nở
Tháng Mười này y cũng sang ngang bỏ nghề thư lại, chửa đi mà ông bạn đã lẩy Kiều:
"Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san...
Đi là để trở về
Đi là để mở ra một hành trình mới, chính là sự phát triển như Tháng Mười và no đủ ấm yên như tháng Mười vậy
Đi thôi...
Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018
Lan man tháng 9
Tháng chín, trời vào Thu se lạnh, còn là mùa khai trường, có đứa xỏ lá gọi mùa khai trường còn gọi là mùa Thu theo nghĩa đen, nghĩ mà chua chát cho cái sự giáo dục be bét nước nhà.
Dù thế cha con y vẫn vui vẻ khai trường
Học viện Tài chính
Dự khai giảng tại Trường Mầm non Trấn Yên, Bắc Sơn
Về quê làng Chiềng mừng Tết Độc lập 2/9
Một mẹ sinh được 4 giai, có giai nay mái đầu đã điểm bạc
Đại gia đình bên mẹ, tất nhiên là chưa đầy đủ vì có người ở xa không về, có người còn làm bếp chuẩn bị liên hoan Tết Độc lập
Ngày ấy cả xã đều gọi Cha y là ông giáo Vỵ và như vậy mẹ y cũng được kính trọng gọi là bà giáo Vỵ dù rằng bà không phải giáo viên. Thầy giáo Vỵ hồi đó giản dị, mô phạm và trong sạch đến tuyệt đối. Nhiều thế hệ học trò và có cả những người chỉ học trường đó mà cha y không trực tiếp giảng dạy cũng đều gọi là thầy, rồi đến con họ sau này không học với thầy cũng vẫn gọi thầy, những người hơn y 20, 30 tuổi cũng chỉ xưng anh với y chỉ vì y là con thầy giáo Vỵ.
Lúc y học cấp 3, giáo dục vẫn còn trong trẻo như vậy, khi tốt nghiệp đại học sư phạm Việt Bắc y không theo nghề và giáo dục nó như bây giờ các bạn thấy.
Tưởng nhớ Người đã khuất (TS Đặng Vũ Khắc, con trai GS Đặng Vũ Khúc, anh trai của bà giáo Vỵ làng Chiềng)
Dù thế cha con y vẫn vui vẻ khai trường
Học viện Tài chính
Dự khai giảng tại Trường Mầm non Trấn Yên, Bắc Sơn
Về quê làng Chiềng mừng Tết Độc lập 2/9
Một mẹ sinh được 4 giai, có giai nay mái đầu đã điểm bạc
Đại gia đình bên mẹ, tất nhiên là chưa đầy đủ vì có người ở xa không về, có người còn làm bếp chuẩn bị liên hoan Tết Độc lập
Ngày ấy cả xã đều gọi Cha y là ông giáo Vỵ và như vậy mẹ y cũng được kính trọng gọi là bà giáo Vỵ dù rằng bà không phải giáo viên. Thầy giáo Vỵ hồi đó giản dị, mô phạm và trong sạch đến tuyệt đối. Nhiều thế hệ học trò và có cả những người chỉ học trường đó mà cha y không trực tiếp giảng dạy cũng đều gọi là thầy, rồi đến con họ sau này không học với thầy cũng vẫn gọi thầy, những người hơn y 20, 30 tuổi cũng chỉ xưng anh với y chỉ vì y là con thầy giáo Vỵ.
Lúc y học cấp 3, giáo dục vẫn còn trong trẻo như vậy, khi tốt nghiệp đại học sư phạm Việt Bắc y không theo nghề và giáo dục nó như bây giờ các bạn thấy.
Tưởng nhớ Người đã khuất (TS Đặng Vũ Khắc, con trai GS Đặng Vũ Khúc, anh trai của bà giáo Vỵ làng Chiềng)
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018
Nghề giáo gia truyền
Nghề giáo là nghề gia truyền của Y không dễ gì từ bỏ. Dẫu đã rẽ bước sang ngang nhưng hằng tháng y vẫn được mời
Ảnh này do học viên chụp lúc nào đó và gửi qua Zalo cho y
Ảnh này do học viên chụp lúc nào đó và gửi qua Zalo cho y
Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018
Nào mình cùng lên xe buýt
Thỉnh thoảng có việc về quê, đi xe buýt thấy thoải mái, nhanh và mát rượi, giá lại rẻ bất ngờ có 15 ngàn cho 30km (tất nhiên là đã có trợ giá của Chính phủ).
Đi xe buýt mới thấy cuộc sống muôn màu khác với đi xe cá nhân.
Từ giờ có việc là lại đi xe buýt thôi
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)