Làng Chiềng ai lớn lên cũng phải trải qua thời trẻ trâu, đứa lớn thì ít hơn vì 1,2 năm là đứa kế tiếp còn con út như y thì chăn trâu thâm niên đến tận lúc rời quê ra thành phố vẫn chưa thoát hẳn mỗi khi hè về. Lúc đó chân y dài quết đất vẫn cưỡi con trâu mộng bụng báng có khi từ cửa chuồng suốt buổi và trâu lại đưa về cửa chuồng mới xuống lúc chiều tà, người khét lẹt mùi nắng và mùi da trâu ám vào người tắm gột cũng không sạch hết. Con trâu là đầu cơ nghiệp, làng làm nông nên hầu như nhà nào cũng có trâu và chuồng trâu. Chuồng trâu không chỉ là nơi nhốt trâu mà còn là nơi chứa rơm, là nơi ngủ trưa của trẻ trâu trên đống rơm. gác trên áp mái. Chuồng trâu chủ yếu làm bằng gỗ lợp rơm hoặc cỏ tranh. Có hai giam một gian nhốt trâu và gian kia là bẫu phân bón ruộng và xa nhà ở chứ k phải nhốt dưới gầm nhà sàn dù rằng khi đó 90% nhà ở làng Chiềng là nhà sàn. Có chuồng trâu như nhà ông Tép cột bằng cây mai các toang chạy bằng cây hóp lại ỏ giữa đỉnh làng nới buổi trưa chúng hay chơi bi, chơi sảng và chuồng trâu là nơi trú nắng và chạy trên các toang đuổi bắt hò ro lý tưởng có khi cả người lớn cũng tham gia.
Trâu thiến người làng Chiềng gọi là trâu mộng, trâu cái có con gọi là trâu tháu, trâu nghé con thì gọi trâu nhe, chăn trâu thì gọi là đi trâu, trâu đực trưởng thành cổ to thì gọi là lên lăm hay dậy lăm.
Giờ thì em đã biết cách gọi con trâu theo làng Chiềng rồi. Giá mà có thêm hình minh họa cái chuồng trâu nữa. Mà chắc giờ có còn chuồng trâu ở làng Chiềng nữa không anh?
Trả lờiXóaKhông còn trâu nên chuồng cũng bị phá hết rồi em ơi
Xóacâu chuyện rất hay
Trả lờiXóa