Cha
mẹ sinh con...y đâu có được chọn. Y cầm tinh con vật mà hễ bị ghét là
người ta rủa, ai ngu thì cũng ví với nó. Y không rồng vàng, lợn vàng gì
cả. Cả thời thơ ấu và kể cả vị thành niên của y gắn với con trâu mông
bụng báng.
Đó là một con trâu khá to không biết cha mẹ đã mua từ bao giờ, chỉ biết lớn lên đã có con trâu ấy rồi, trông nó to cân đối và đã bị thiến nên gọi là trâu mộng. Mỗi khi ăn no, bụng nó căng tròn, cái đầu to với hai cái sừng cân đối trông rất hiên ngang. Lũ mục đồng làng Chiềng thường gọi là con trâu mộng bụng báng, ý là nó chỉ ăn hại không biết húc nhau dữ dội như trâu nhà chúng nó. Từ lúc học cấp I y đã gắn bó với chú trâu mộng của mình. Hàng ngày sau khi đi học về, ăn cơm xong là y có nhiệm vụ đưa trâu đi chăn, gọi là đi trâu. Không có chuyện như trong Tấm cám, chăn đồng gần làng bắt mất trâu nhưng tôi vẫn phải đưa đi chăn đồng xa vì đồng làng đã hết cỏ, mà phải giữ cho nó sao không ăn lúa, chỉ được ăn cỏ già cụt trên bờ đã nhẵn bóng chân trâu. Trời mưa cũng như nắng, rét cũng như ấm tôi đều phải gắn bó với lưng trâu sặc nồng mùi bùn. Không biết nó ghét phải tha nó trên lưng hay nóng mà cứ ra khỏi chuồng là nó chạy lồng lên rồi lao xuống ruộng đằm bùn, tung tóe chỉ hở hai cái mắt nhưng sau đó khô bùn là y lại trèo lên ngồi cho đỡ mỏi, cưỡi một lúc thì mồ hôi ra lưng trâu lại đen bóng tối về người hôi toàn mùi trâu mùi bùn rồi cũng cứ thế rúc vào chăn bông mà ngủ, hôm sau lại thế. Cuộc đời cứ vậy mà không bao giờ nghĩ sau này lại đi làm anh giáo học như bây giờ, công không mơ ước gì nào công hầu, nào khanh tướng, bởi làng Chiềng là làng hình con rùa. Nhiều hôm y cưỡi trâu từ chuồng đi chăn lúc ăn cơm trưa xong và lại đưa trầu về chuồng lúc xẩm tối mà chân không hề bén đất. Y cưỡi trâu đến tận năm đi ra tỉnh nuôi giấc mộng đèn sách. Con trâu của y là trâu mộng nhưng cũng rất hung hăng không kém gì trâu dái dậy lăm. Mỗi khi ra khỏi chuồng là mắt nó đỏ vằn lên và nhẩy quẫng quanh dây thừng cái thằng tôi đang cầm, có vẻ như sắn sàng lao vào chiến đấu với đồng loại.
Con trâu mộng bụng báng nhà y rất "kỵ" với con trâu nhà ông Phán và con trâu sừng vòng nhà ông Chương còn gọi là cụ cố, nó gầy đít tóp nhưng có lợi thế là sừng vòng nên móc mắt đối phương rất hiểm.
Lần nào húc nhau xong cũng rách mắt, máu me be bét, y lại phải lấy nước muối rửa cho nó vì con trâu là đầu cơ nghiệp, nồi cơm và cái sự học của anh em nhà y trông vào nó.
Có lần nghênh chiến với con trâu nhà ông Phán, nó đánh thần tốc trong 4 phút rồi đuổi con trâu nhà ông Phán chạy qua mấy cây số, đến làng Áng nó chạy qua sân nhà ông Nhỡ, nhảy qua đầu tay Ngô Chí Trai đang đóng cối xay ở sân, rồi tút ra phía xứ đồng Tu Luông, báo hại cho Y cả buổi chiều đông tìm trâu trong bê bết bùn đất và nước mắt, tối về trâu vẫn đói, bụng lép kẹp...
Còn nữa
Cánh đồng tôi vẫn chăn trâu thời bé nay đã khác nhiều, chợt nhớ câu thơ của Tú Xương:
Sông kia rày đã nên đồng
Nơi thì trồng lúa, nơi trồng ngô khoai
Bỗng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò
Con trâu mộng bụng báng ngày xưa đã được thay bằng con trâu sắt này
Đó là một con trâu khá to không biết cha mẹ đã mua từ bao giờ, chỉ biết lớn lên đã có con trâu ấy rồi, trông nó to cân đối và đã bị thiến nên gọi là trâu mộng. Mỗi khi ăn no, bụng nó căng tròn, cái đầu to với hai cái sừng cân đối trông rất hiên ngang. Lũ mục đồng làng Chiềng thường gọi là con trâu mộng bụng báng, ý là nó chỉ ăn hại không biết húc nhau dữ dội như trâu nhà chúng nó. Từ lúc học cấp I y đã gắn bó với chú trâu mộng của mình. Hàng ngày sau khi đi học về, ăn cơm xong là y có nhiệm vụ đưa trâu đi chăn, gọi là đi trâu. Không có chuyện như trong Tấm cám, chăn đồng gần làng bắt mất trâu nhưng tôi vẫn phải đưa đi chăn đồng xa vì đồng làng đã hết cỏ, mà phải giữ cho nó sao không ăn lúa, chỉ được ăn cỏ già cụt trên bờ đã nhẵn bóng chân trâu. Trời mưa cũng như nắng, rét cũng như ấm tôi đều phải gắn bó với lưng trâu sặc nồng mùi bùn. Không biết nó ghét phải tha nó trên lưng hay nóng mà cứ ra khỏi chuồng là nó chạy lồng lên rồi lao xuống ruộng đằm bùn, tung tóe chỉ hở hai cái mắt nhưng sau đó khô bùn là y lại trèo lên ngồi cho đỡ mỏi, cưỡi một lúc thì mồ hôi ra lưng trâu lại đen bóng tối về người hôi toàn mùi trâu mùi bùn rồi cũng cứ thế rúc vào chăn bông mà ngủ, hôm sau lại thế. Cuộc đời cứ vậy mà không bao giờ nghĩ sau này lại đi làm anh giáo học như bây giờ, công không mơ ước gì nào công hầu, nào khanh tướng, bởi làng Chiềng là làng hình con rùa. Nhiều hôm y cưỡi trâu từ chuồng đi chăn lúc ăn cơm trưa xong và lại đưa trầu về chuồng lúc xẩm tối mà chân không hề bén đất. Y cưỡi trâu đến tận năm đi ra tỉnh nuôi giấc mộng đèn sách. Con trâu của y là trâu mộng nhưng cũng rất hung hăng không kém gì trâu dái dậy lăm. Mỗi khi ra khỏi chuồng là mắt nó đỏ vằn lên và nhẩy quẫng quanh dây thừng cái thằng tôi đang cầm, có vẻ như sắn sàng lao vào chiến đấu với đồng loại.
Con trâu mộng bụng báng nhà y rất "kỵ" với con trâu nhà ông Phán và con trâu sừng vòng nhà ông Chương còn gọi là cụ cố, nó gầy đít tóp nhưng có lợi thế là sừng vòng nên móc mắt đối phương rất hiểm.
Lần nào húc nhau xong cũng rách mắt, máu me be bét, y lại phải lấy nước muối rửa cho nó vì con trâu là đầu cơ nghiệp, nồi cơm và cái sự học của anh em nhà y trông vào nó.
Có lần nghênh chiến với con trâu nhà ông Phán, nó đánh thần tốc trong 4 phút rồi đuổi con trâu nhà ông Phán chạy qua mấy cây số, đến làng Áng nó chạy qua sân nhà ông Nhỡ, nhảy qua đầu tay Ngô Chí Trai đang đóng cối xay ở sân, rồi tút ra phía xứ đồng Tu Luông, báo hại cho Y cả buổi chiều đông tìm trâu trong bê bết bùn đất và nước mắt, tối về trâu vẫn đói, bụng lép kẹp...
Còn nữa
Cánh đồng tôi vẫn chăn trâu thời bé nay đã khác nhiều, chợt nhớ câu thơ của Tú Xương:
Sông kia rày đã nên đồng
Nơi thì trồng lúa, nơi trồng ngô khoai
Bỗng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò
Con trâu mộng bụng báng ngày xưa đã được thay bằng con trâu sắt này