Đặt
cái title cho tò mò câu view vậy thôi chứ thực ra y muốn kể về cuộc
sống thời bao cấp trong khu tập thể bên bờ sông KC mà y từng ở khi mới
bước vào đời.
Đó là vào khoảng những năm đầu tiên của thập kỷ cuối
của thế kỷ trước mới ra trường, y xách ba lô lộn bắt xe ngược lên xin
việc ở một tỉnh miền núi.
Cơ quan bố trí cho hai ông cử non ở một
gian ở khu tập thể bên bờ con sông một thời huynh đệ tương tàn chưa xa,
khiến nhà báo Ta- Ca - Nô của xứ Phù Tang phải bỏ mạng.
Gọi là khu
tập thể nhưng vô cùng nhếch nhác gần nhà tù cũ của bọn thực dân đế quốc sài lang, lúc bấy giờ trở thành bãi tập kết xe chở rác của Công ty vệ sinh môi trường. Đó
là một dãy nhà cấp 4 lụp xụp, lợp ngói xi măng dài như cái nhà dài của
đồng bào Ê-đê, M'nông ở Tây Nguyên dễ có đến hai chục gian. Mỗi gian là
một hộ cán bộ của mấy cơ quan ngành cờ đèn kèn hoa và vài cơ quan khác
sinh sống, phòng chỉ có một cửa ra vào duy nhất không có cửa sổ, không
trần, không khép kín, khi đóng cửa thì tối om như hũ nút. Mùa hè thì
nóng chảy mỡ, mùa đông thì gió bắc lùa thấu xương, hễ có mưa bão thì
chuẩn bị chậu mà hứng nước. Khổ là vậy nhưng không ai có ý định sửa sang
lại vì nghèo và cũng vì cha chung không ai khóc. Y và một ông cử vốn
rất giỏi cái chữ thánh hiền quê một tỉnh cửa ngõ thủ đô nay đã đi vào dĩ
vãng được phân vào một gian tập thể, thôi thế cũng tốt chán vì không
phải đi thuê.
Cả xóm, mỗi nhà có một gian bếp con con phía trước (trừ
gian y ở không có, đun bếp dầu luôn trong phòng) được lợp bằng đủ thứ
vật liệu chắp và từ giấy dầu, tấm lợp và tất cả những gì có thể, tường
trát đất xiêu vẹo thấp lè tè, ẩm thấp, hôi hám không bằng cái chuồng vịt
của nông thôn mới bây giờ. Ấy vậy mà chứa trong đó là những con người
có trình độ, nhiệt huyết ngùn ngụt với nghề. Con người sống trong xóm
nghèo cũng rất chân tình, thân ái. Việc gì cũng có nhau vui, buồn, "khi
chén rượu, khi cuộc chè"...hay mỗi khi World cup, vợ giận đều sẻ chia
rất chi là thân thiết.
Y và gã cử nhân tân khoa được phân vào một
phòng thay nhau nấu cơm hàng ngày, thức ăn chỉ hai món xào luộc quen
thuộc, thi thoảng lắm mới dám sáng kiến món mới vì chẳng biết nấu và
cũng vì cái ví chưa hết tháng đã lép kẹp. Nhưng mà cũng hay hung hăng
uống rượu như Phết, có hôm 3 thằng mà ngả hết gần 4 chai rượu loại rượu
săm ô tô nồng nặc mùi cồn đựng trong chai bia tàu, say đến 3 ngày chưa
hoàn hồn đến nỗi nôn ra nửa chậu tuyền nước, he he
Lúc mới lên công
tác, nhiều đêm mưa gió hai thằng trằn trọc không ngủ được thấy hàng xóm
có nhiều tiếng động lạ như có kẻ trộm rình mò, rồi thì lại thấy tiếng
thở hồng hộc, tiếng rên la ư ử. Thôi chết, chắc các bác hàng xóm lại đau
ốm sốt cao rồi đây, lại lo cho cái thân mình đất khách quê người, gạo
châu củi quế mà lương thì eo hẹp gặp cảnh ốm đau không người thân bên
cạnh thì biết làm thế nào, thế là lại lo cả đêm. Cũng may, một lúc sau thì
các nhà hàng xóm lại ngáy pho pho, chắc là họ có sẵn thuốc cảm dự phòng.
Sau này mấy thằng mới lớn có kinh nghiệm mới biết là họ chẳng ốm đau gì
sất mà thậm chí là đang rất khỏe, he he!
Gian nhà ấy vậy mà cũng
nuôi nấng giấc mộng đèn sách của hai chàng thành sự thực; gian phòng ấy
còn là "giảng đường" của y dạy lũ học trò cuối cấp 3. Trên chục đứa ngồi
chen chúc, đứa ngồi ghế, kẻ ngồi trên giường, bàn học thì tận dụng các
loại. Bảng bằng tấm pa - no sơn đen gắn lên tường, cái chạn bát kiêm
luôn bàn giáo viên của y. Giờ học từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối cũng là
giờ hàng xóm nấu cơm, mắng con..râm ran!
Xóm nghèo khi ấy cũng có một
doanh nhân (quốc doanh) trong ngành tạm coi thành đạt, lúc mới ra đời cái điện thoại
nối dài còn gọi là "máy mẹ, máy con" to bằng cục gạch lúc nào cũng như
vật bất ly thân của bác ta, kể cả đi xuống bếp nó réo líu lo cả ngày
thấy rất là ngưỡng mộ.
Hồi ấy nhiều cán bộ ngoài việc nhà nước còn
làm thêm bên kinh doanh vận tải mà dân địa phương quen gọi là "Cẩu
pỉnh". Chiều chiều từng bầy Min-xcơ đổ về xóm rầm rập, vui tai, từng
đống tiền lẻ được đổ ra đếm và vuốt mép xếp lại, đầu tư cho tương lai.
Cả khu tập thể có một bể nước công cộng đầu xóm. Mọi sinh hoạt diễn ra ở đó như
cái giếng làng ở quê. Có hôm, anh em thằng Chẫu chuộc, thằng Gạo ra tắm
truồng, cô Phụng trong xóm tuổi trăng rằm ra rửa rau, y phải sốt ruột
chờ cái vòi chảy ri rỉ như ve đái nên mới cao giọng mắng mấy thằng:
-
Ê, thằng Chẫu, thằng Gạo! Chúng bay về nhà mà tắm hay ít ra cũng phải
mặc cái quần đùi vào chứ, mày có thấy chị Phụng tắm ở bể như thế bao giờ
không?. Cô Phụng đỏ mặt lảng đi, hai thằng bé chừng 9,10 tuổi cũng xấu
hổ bỏ về thế là y chiếm trọn cái vòi công cộng tha hồ tắm gội.
Lại có
hai cha con nhà nọ giữa trưa ngồi xổm cắt tóc cho con ngoài sân tập
thể, bố cứ loay hoay cắt cho con, còn ông con trạc 6, 7 tuổi trùm áo mưa
cứ thản nhiên lấy que chọc ngoáy "thằng em" của ông bố như một trò chơi
thú vị, nhìn cảnh ấy, đố ai nhịn được cười!
Nhà
vệ sinh công cộng cách xa khu tập thể hơn trăm mét gồm bốn gian, đó là
thứ nhà xí thời bao cấp rất bẩn không tự hoại, không dội nước nên rất
hôi thối, trời nồm và nắng lại càng hôi tệ mà sáng ra chờ nhau cũng hết
hơi. Giấy vệ sinh là giấy báo cũ tận dụng của cơ quan, tiếng vò báo sột
soạt, tiếng hất nước râm ran buổi sáng, đôi anh kỹ tính còn đốt lửa cho
đỡ ám khí. Ấy vậy mà dãy nhà vệ sinh lại có khóa và rất nhiều khóa mới
tài vì khu ấy ô hợp đầy dân buôn bán ở trọ vãng lai. Bởi mỗi nhà một
khóa không chung nhau nên cái chùm khóa có khi đến 5, 6 cái. Tuy nhiên
không biết do vô tình hay cố ý mà có anh đi xong khóa không đúng quy
trình mà lại khóa tắt nên có vài cái vẫn móc ở chùm nhưng dù có mở được
khóa nhà mình nhưng vẫn không vào được vì nó không theo móc xích nguyên
tắc cái nọ nối với cái kia sao cho cái nào cũng có thể mở được nên rất
mót mà không được đi đành nhăn mặt chửi đổng rồi quay về tìm "thủ phạm".
Có đứa quái đản cứ rình buổi tối ra đái vào chùm khóa, thứ khóa Trung
Quốc hàng địa phương bằng sắt gặp nước đái mặn két lại, vài hôm thì kẹt
không tài nào mở được.
Chỗ tập thể ấy gần sông nên bọn này hay ra đó
tắm, chỉ mùa thu và mùa đông thôi vì mùa hè nước lúc nào cũng đục ngầu.
Có lần bọn y xuống bãi cạn (not Scarborough!) tắm
cùng với một văn sỹ nơi thượng nguồn sông Thương tên Đấu, hắn nhỏ người
loắt choắt nhưng rất tinh ranh, hoạt ngôn có lẽ vì thế nên có biệt danh
là monkey, hồi ấy còn thịnh hành mốt tất xù của tàu, trời rét hắn ta
biện liền hai đôi hiên ngang cùng bọn y xuống bãi cạn đốt lửa rồi cởi
quần áo ào xuống tắm. Vốn không chịu được rét hắn lên bờ trước sấp ngửa
thay quần áo. Không biết đãng trí hay rét quá mà một chân hắn đi liền 3
cái tất nên chân kia chỉ còn một cái, thế là hắn dáo dác đi tìm quanh
quẩn rồi lại nhìn theo dòng nước hay là nó trôi mất, rồi lại nghi ngờ
hay đứa nào chơi xỏ giấu đi của hắn. Mãi sau y mới bảo hắn kiểm tra xem
chân kia mấy tất thì ra đúng là có ba cái, cả bọn cứ cười ngặt nghẽo.
Thấm thoắt đã hơn chục năm cái xóm nghèo ấy bị giải tán không thương
tiếc để xây trung tâm thương mại, mỗi người chạy mỗi ngả, giờ đây có
người đã trở thành thiên cổ, những đứa trẻ bọn y còn bế ẵm ngày ấy nhiều
đứa giờ đã lấy vợ lấy chồng rồi sinh con đẻ cái.
Chếch phía cầu là xóm trọ và xưởng sửa chữa ô tô, rồi thì ổ làm nước mắm giả quanh năm bốc mùi...
Mười lăm năm trôi đi, xóm nghèo ngày xưa nay chửa thấy trung tâm thương mại
hiện đại đâu, vẫn chỉ là bãi đất hoang cho chó ỉa, cỏ mọc...tuy là có hàng rào bằng tole che xung quanh...
(Còn nữa)
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012
Mưa nắng Đồng Nai
Mấy
ngày qua y vừa du hý Quảng Ninh về, trời đã giữa thu, biển Bãi Cháy
lặng như tờ vi không giông bão, khách du lịch thưa dần, từng đoàn tàu du
lịch neo đậu gần bờ thấy ảm đạm. Trời mưa rả rích chả đi đâu chơi được
đành đứng ban công khách sạn Hạ Long Dream làm vài kiểu ảnh ngõ hầu
chứng minh rằng y có đến đây.
Bãi Chãy vắng vẻ vào mùa thu
Rời Hạ Long về nhà, tình cờ y có được tập ký sự "Mưa nắng Đồng Nai" do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành của nhà văn Võ Nguyện, người Huế, cư trú Sài Gòn nhưng lại là Hội viên Hội VHNT Đồng Nai!
Chắc bác ta nhớ câu ca dao:
"Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng".
Bác Nguyện thì chắc gắn bố Đồng Nai quá rồi nhưng y cũng có vài lần đến đó, đọc ký của bác mới hiểu thêm về vùng đất địa linh nhân kiệt này.
Tập ký của nhà văn Võ Nguyện trên tủ sách nhà y
Tập ký vừa phải, hành văn dung dị, những điều bác kể y cũng có nghe đâu đó nhưng qua tập ký toát lên lòng yêu Đồng Nai, yêu môi trường của tác giả..y đọc một mạch đến hết rồi thở phào!
Cứ ngỡ là một nhà hoạt động môi trường không của Việt Nam thì cũng của Tổ chức Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).
Ẩn trong những dòng ký sự là tấm lòng trĩu nặng với môi sinh và nỗi lo cho hậu thế!
Trừ vài bài cuối còn lại là về môi trường với những nỗi niềm đau đáu về cả môi trường sống và môi trường xã hội. Con người ngày càng khó bảo lẫn nhau và lạnh lùng với nhau quá! Nhiều câu hỏi cuối bài của Võ Nguyện đang chờ con người trả lời:
"Con người đang phá nhà của voi hỏi sao voi không trả đũa? (Voi đi đâu?)
"Nhưng con người chỉ cần chạy theo lợi nhuận thì rắn đã chết rồi. Ai độc hơn ai?" (Đôi chuyện về rắn)
"Suối Tôm ở Trị An đầy tôm hùm nay còn đâu?" (Nhộn nhịp thịt rừng)
"Sông ơi! Xin sông đừng chết!" (Sông ơi! đừng chết)
.......
Những câu hỏi, câu cảm thán xoáy vào lòng người có lương tri..
âu cũng cũng là tấm lòng của nhà văn Võ Nguyện mà chúng ta nên trân trọng. Những chuyện ông kể đều là sự thật trần trụi, đau lòng mà y biết sự thật còn hơn thế nữa. Cũng chỉ vì mưu sinh của con người chụp giật sống hôm nay không biết đến ngày mai, không lo gì cho hậu thế. Tập ký là lời cảnh tỉnh với con người và với các nhà quản lý, nếu không nhanh chóng có ý thức ứng xử đúng mực với thiên nhiên thì sẽ sớm lãnh hậu quả khôn lường và thực tế đã lãnh...
Có một điều hơi khó chịu khi đọc tập ký nhưng có lẽ ngoài tầm kiểm soát của nhà văn đó là nhiều lỗi chính tả quá, có lẽ người đọc morat hôm đó tâm tư chuyện gì đó nên lơ đễnh chăng???
Y đi thị sát bằng cano của Công an tỉnh trên sông Đồng Nai
Bãi Chãy vắng vẻ vào mùa thu
Rời Hạ Long về nhà, tình cờ y có được tập ký sự "Mưa nắng Đồng Nai" do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành của nhà văn Võ Nguyện, người Huế, cư trú Sài Gòn nhưng lại là Hội viên Hội VHNT Đồng Nai!
Chắc bác ta nhớ câu ca dao:
"Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng".
Bác Nguyện thì chắc gắn bố Đồng Nai quá rồi nhưng y cũng có vài lần đến đó, đọc ký của bác mới hiểu thêm về vùng đất địa linh nhân kiệt này.
Tập ký của nhà văn Võ Nguyện trên tủ sách nhà y
Tập ký vừa phải, hành văn dung dị, những điều bác kể y cũng có nghe đâu đó nhưng qua tập ký toát lên lòng yêu Đồng Nai, yêu môi trường của tác giả..y đọc một mạch đến hết rồi thở phào!
Cứ ngỡ là một nhà hoạt động môi trường không của Việt Nam thì cũng của Tổ chức Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).
Ẩn trong những dòng ký sự là tấm lòng trĩu nặng với môi sinh và nỗi lo cho hậu thế!
Trừ vài bài cuối còn lại là về môi trường với những nỗi niềm đau đáu về cả môi trường sống và môi trường xã hội. Con người ngày càng khó bảo lẫn nhau và lạnh lùng với nhau quá! Nhiều câu hỏi cuối bài của Võ Nguyện đang chờ con người trả lời:
"Con người đang phá nhà của voi hỏi sao voi không trả đũa? (Voi đi đâu?)
"Nhưng con người chỉ cần chạy theo lợi nhuận thì rắn đã chết rồi. Ai độc hơn ai?" (Đôi chuyện về rắn)
"Suối Tôm ở Trị An đầy tôm hùm nay còn đâu?" (Nhộn nhịp thịt rừng)
"Sông ơi! Xin sông đừng chết!" (Sông ơi! đừng chết)
.......
Những câu hỏi, câu cảm thán xoáy vào lòng người có lương tri..
âu cũng cũng là tấm lòng của nhà văn Võ Nguyện mà chúng ta nên trân trọng. Những chuyện ông kể đều là sự thật trần trụi, đau lòng mà y biết sự thật còn hơn thế nữa. Cũng chỉ vì mưu sinh của con người chụp giật sống hôm nay không biết đến ngày mai, không lo gì cho hậu thế. Tập ký là lời cảnh tỉnh với con người và với các nhà quản lý, nếu không nhanh chóng có ý thức ứng xử đúng mực với thiên nhiên thì sẽ sớm lãnh hậu quả khôn lường và thực tế đã lãnh...
Có một điều hơi khó chịu khi đọc tập ký nhưng có lẽ ngoài tầm kiểm soát của nhà văn đó là nhiều lỗi chính tả quá, có lẽ người đọc morat hôm đó tâm tư chuyện gì đó nên lơ đễnh chăng???
Y đi thị sát bằng cano của Công an tỉnh trên sông Đồng Nai
Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012
Bạn đang ở giai đoạn nào?
Hôm
ngồi uống bia bên bờ biển Mũi Né, Bình Thuận được ông bạn "Đào lộn hột"
tức Điều (hơi xách mé tý, xin lỗi ông bạn quý) kể cho nghe tên các loài
cá nước mặn ứng với chu kỳ sinh học của cánh đàn ông ta, cười sặc cả
bia, suýt lăn ra bãi cát mà ngẫm thấy đúng quá. Hồi còn học ở Viện
nghiên cứu văn hóa có hẳn một môn gọi là "Văn hóa dân gian miền biển"
hàng mấy chục tiết do PGS Viện phó Lê Hồng Lý dạy mà tuyệt nhiên không
thấy thầy dạy hay kể chi tiết thú vị đó.
Này nhé khi bé thì gọi cá CHIM, lớn chút thì cá CU, chút nữa thì cá BÓP, thành niên thì cá ĐÙ, về già thì cá ĐUỐI, không đủ sức thì cá CHUỒN, cuối đời thì cá LIỆT. Bạn (hay ông xã, bạn giai của bạn) đang ở giai đoạn nào? Xem lại xem có phải cá ĐUỐI hay cá CHUỒN không, mau mau đi tìm loại rượu "hải lục không quân" (gồm tắc kè, cá ngựa, bìm bịp, sao biển...) về mà cải thiện, để cá LIỆT thì cầm chắc giàn lý nhà bạn sắp đổ rồi đó.
Hình ảnh bộ xương CÁ ÔNG VOI LƯNG XÁM (THE SKELETON OF FIN WHALE)
BALAENOPTERA PHYSALUS (LINNAEUS, 1758)
Chiều dài toàn thân 22m, trọng lương cơ thể 65 tấn. Đây là bộ xương cá Ông Voi lớn nhất Việt Nam và cũng là lớn nhất Đông Nam Á)
(Chụp ở Dinh Vạn Thủy Tú, thành phố Phan Thiết)
Đây là Bằng xác nhận kỷ lục (Trong khung kính, dưới ánh điện, máy ảnh thì cũ, người chụp thì kém nên ảnh không rõ, bà con thông cảm)
Ngư dân đang hoàn thiện thuyền thúng để đi biển câu mực, bắt cá, nhưng mà cái bác ngồi ngoài "lộ hàng" quá!(Giá mỗi chiếc thành phẩm khoảng hơn 2 triệu đồng)
Trong ảnh là cầu treo Lê Hồng Phong bắc qua sông Cà Ty ở thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, cây cầu rất đẹp nhưng nghe nói người dân cự nự rằng cầu này có "treo" đồng chí Lê Hồng Phong hồi nào đâu, vậy nên nhà chức trách đã phải đặt lại tên cây cầu và gắn biển là "CẦU DÂY VĂNG LÊ HỒNG PHONG"
Này nhé khi bé thì gọi cá CHIM, lớn chút thì cá CU, chút nữa thì cá BÓP, thành niên thì cá ĐÙ, về già thì cá ĐUỐI, không đủ sức thì cá CHUỒN, cuối đời thì cá LIỆT. Bạn (hay ông xã, bạn giai của bạn) đang ở giai đoạn nào? Xem lại xem có phải cá ĐUỐI hay cá CHUỒN không, mau mau đi tìm loại rượu "hải lục không quân" (gồm tắc kè, cá ngựa, bìm bịp, sao biển...) về mà cải thiện, để cá LIỆT thì cầm chắc giàn lý nhà bạn sắp đổ rồi đó.
Hình ảnh bộ xương CÁ ÔNG VOI LƯNG XÁM (THE SKELETON OF FIN WHALE)
BALAENOPTERA PHYSALUS (LINNAEUS, 1758)
Chiều dài toàn thân 22m, trọng lương cơ thể 65 tấn. Đây là bộ xương cá Ông Voi lớn nhất Việt Nam và cũng là lớn nhất Đông Nam Á)
(Chụp ở Dinh Vạn Thủy Tú, thành phố Phan Thiết)
Đây là Bằng xác nhận kỷ lục (Trong khung kính, dưới ánh điện, máy ảnh thì cũ, người chụp thì kém nên ảnh không rõ, bà con thông cảm)
Ngư dân đang hoàn thiện thuyền thúng để đi biển câu mực, bắt cá, nhưng mà cái bác ngồi ngoài "lộ hàng" quá!(Giá mỗi chiếc thành phẩm khoảng hơn 2 triệu đồng)
Trong ảnh là cầu treo Lê Hồng Phong bắc qua sông Cà Ty ở thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, cây cầu rất đẹp nhưng nghe nói người dân cự nự rằng cầu này có "treo" đồng chí Lê Hồng Phong hồi nào đâu, vậy nên nhà chức trách đã phải đặt lại tên cây cầu và gắn biển là "CẦU DÂY VĂNG LÊ HỒNG PHONG"
Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012
Ông Đãng Làng Chiềng
Chẳng biết
ông Đãng đến làng Chiềng từ khi nào, nhưng chắc chắn không phải từ ngày
các cư dân đồng bằng sông Hồng chạy giặc Cờ Đen đến Làng Chiềng khai
hoang lập bản. Nghe nói ông là người Hà Tây, nay đã thuộc kinh thành
Thăng Long. Có lẽ là người đến sau nên ông không vào làng mà chọn doi
đất nổi lên giữa xứ đồng Tu Luông để "đóng đô" ở đấy, chỗ ấy gần làng
Áng nhưng "biên chế" lại ở Làng Chiềng dù xa hơn. Vốn có cái lanh lợi
sẵn có của người dân đồng bằng duyên hải, ông vừa làm ruộng vừa kiêm lái
trâu. Những năm bao cấp nhà nhà khốn khó ông Đãng vẫn sống sung túc.
Thời ông Đãng, phong kiến đã qua mà Chủ nghĩa xã hội còn chưa tới không
còn mốt sập gụ tủ chè nhưng nhà ông lúc nào cũng thóc lúa đầy nhà, vịt
gà đầy sân và ông luôn rủng rỉnh tiền tiêu từ nghề lái trâu. Thời ấy
người ta chỉ lo làm sao vơ cái gì cho đầy bụng, không đến mức chết đói,
rét là được không mưu cầu giàu có cao sang gì. Người ta còn gọi ông là
ông Quang Đãng hay "Bố ông Giời".
Gọi ông Quang Đãng bởi tên cúng cơm của ông là Quang còn Đãng là gọi theo tên con. Vốn làng Chiềng chỉ gọi tên con nhưng chắc ông hay bông phèng nên người ta gọi cả tên kép là ông "Quang Đãng"
Còn "Bố ông Giời" thì là vì ông hay chửi giời chả kiêng nể gì cả, trời mưa ông cũng chửi Đ.m ông giời, nắng hay gió ông cũng chửi, tóm lại động tý là ông chửi Đ.m giời nên làng Chiềng gọi là bố ông giời vì chỉ có bố ông Giời mới dám chửi giời, rồi ông luôn than vãn câu cửa miệng: Khổ đời rồi!
Đường vào làng Chiềng ngày nay
Y nhớ như in thời còn bé Bố ông Giời đã có chiếc xe đạp PEUGEOT của Pháp quốc màu lá mạ, loại xe dam (Xe dam là xe nữ, gốc từ chữ madam là quý bà, khung chéo không phải như xe nam khung ngang) ông hay dùng để đi chợ phố huyện. Nhà giữa cánh đồng nên mỗi khi ra đường cái quan ông phải dắt xe, tiếng líp kêu giòn tanh tách vui tai, thỉnh thoảng thấy người cấy dưới ruộng ông lại bấm chuông kêu kính coong, kính coong nắng chiều chiếu vào cái xe bóng loáng ánh kim của ông sáng cả cánh đồng Tu Luông. Trời mưa thì ông cắp nách ra tận đường cho đỡ bẩn. Cái xe thời ấy có khi đến tận bạc nghìn chứ chả chơi. Mỗi khi về chợ, trên ghi đông xe PEUGEOT của ông là một miếng thịt lợn xâu lạt treo lủng lẳng quết đất, nhìn mà thèm.
Thời ấy như thế là sung túc lắm lắm, làng hiếm có ai được như thế bởi vợ con ông đông và chăm chỉ căn cơ. Mỗi lần bán trâu ông lại có lời cả trăm bạc. Ông hiền lành và hay nói, hay chửi, chửi ngọt sớt...
Mỗi lần ông đi dắt trâu về dọc đường cái quan thi thoảng gặp cái ô tô trên đường trâu vốn trong rừng thấy lạ lại lồng lên, bọn trẻ thích chí lắm, hỏi xéo ông Đãng:
- Ông ơi sao nó lại chạy thế?
Ông Đãng giả nhời ngọt như mía mà cay độc:
- Khổ đời rồi, Bố nó chết đấy em à, đi đéo đâu mà vội thế (Ý ông nói cái xe ô tô làm con trâu của ông nó lồng) Bọn trẻ con làng lấy thế làm thích thú cười tít!.
Lớn lên, y đi tha phương cầu thực thấm thoắt đã gần ba chục năm, ông Đãng già rồi mất nhưng những câu chuyện về ông Đãng lắm lúc khiến y bật cười một mình.
Hôm tuần trước Y về thấy nhiều thứ trong làng thay đổi, Làng Chiềng nay cũng dần chuyển mình từ làng lên phố. Nhà ông Đãng vẫn giữa đồng Tu Luông. Người làng Chiềng muôn đời nay vẫn thế thôi, không biết có phải???
Nhưng thói quen tắm giếng thì người làng Chiềng vẫn giữ như xưa.
Gọi ông Quang Đãng bởi tên cúng cơm của ông là Quang còn Đãng là gọi theo tên con. Vốn làng Chiềng chỉ gọi tên con nhưng chắc ông hay bông phèng nên người ta gọi cả tên kép là ông "Quang Đãng"
Còn "Bố ông Giời" thì là vì ông hay chửi giời chả kiêng nể gì cả, trời mưa ông cũng chửi Đ.m ông giời, nắng hay gió ông cũng chửi, tóm lại động tý là ông chửi Đ.m giời nên làng Chiềng gọi là bố ông giời vì chỉ có bố ông Giời mới dám chửi giời, rồi ông luôn than vãn câu cửa miệng: Khổ đời rồi!
Đường vào làng Chiềng ngày nay
Y nhớ như in thời còn bé Bố ông Giời đã có chiếc xe đạp PEUGEOT của Pháp quốc màu lá mạ, loại xe dam (Xe dam là xe nữ, gốc từ chữ madam là quý bà, khung chéo không phải như xe nam khung ngang) ông hay dùng để đi chợ phố huyện. Nhà giữa cánh đồng nên mỗi khi ra đường cái quan ông phải dắt xe, tiếng líp kêu giòn tanh tách vui tai, thỉnh thoảng thấy người cấy dưới ruộng ông lại bấm chuông kêu kính coong, kính coong nắng chiều chiếu vào cái xe bóng loáng ánh kim của ông sáng cả cánh đồng Tu Luông. Trời mưa thì ông cắp nách ra tận đường cho đỡ bẩn. Cái xe thời ấy có khi đến tận bạc nghìn chứ chả chơi. Mỗi khi về chợ, trên ghi đông xe PEUGEOT của ông là một miếng thịt lợn xâu lạt treo lủng lẳng quết đất, nhìn mà thèm.
Thời ấy như thế là sung túc lắm lắm, làng hiếm có ai được như thế bởi vợ con ông đông và chăm chỉ căn cơ. Mỗi lần bán trâu ông lại có lời cả trăm bạc. Ông hiền lành và hay nói, hay chửi, chửi ngọt sớt...
Mỗi lần ông đi dắt trâu về dọc đường cái quan thi thoảng gặp cái ô tô trên đường trâu vốn trong rừng thấy lạ lại lồng lên, bọn trẻ thích chí lắm, hỏi xéo ông Đãng:
- Ông ơi sao nó lại chạy thế?
Ông Đãng giả nhời ngọt như mía mà cay độc:
- Khổ đời rồi, Bố nó chết đấy em à, đi đéo đâu mà vội thế (Ý ông nói cái xe ô tô làm con trâu của ông nó lồng) Bọn trẻ con làng lấy thế làm thích thú cười tít!.
Lớn lên, y đi tha phương cầu thực thấm thoắt đã gần ba chục năm, ông Đãng già rồi mất nhưng những câu chuyện về ông Đãng lắm lúc khiến y bật cười một mình.
Hôm tuần trước Y về thấy nhiều thứ trong làng thay đổi, Làng Chiềng nay cũng dần chuyển mình từ làng lên phố. Nhà ông Đãng vẫn giữa đồng Tu Luông. Người làng Chiềng muôn đời nay vẫn thế thôi, không biết có phải???
Nhưng thói quen tắm giếng thì người làng Chiềng vẫn giữ như xưa.
Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012
Thuốc hay chữa bệnh
Ngày nay nhiều người bị những bệnh rất oái oăm mà xưa ít gặp, ví dụ như
bệnh mà y văn gọi là bài tiết dưỡng chất, triệu chứng là đi tiểu nước
đục, đóng cặn (không phải tiểu đường) người gầy rộc, ăn uống, bồi bổ bao
nhiêu cũng không lại. Nhiều bệnh nhân đã đi khám và dùng nhiều thuốc
tây và can thiệp tây y nhưng bệnh tình không thuyên giảm.
Một lần tình cờ ngồi uống cà - phê sáng trên đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn với giáo sư Nguyễn Minh Thuyết; trước cửa quán ấy có một cây đa lông, ông mới kể người nhà của ông bị bệnh này chữa mãi không khỏi. Cũng cần lưu ý rằng nếu nước tiểu đóng cặn lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn không được phải phẫu thuật (mổ). Một lần nghe ông lang mách lấy rễ củ của cây đa lông và cây rau dừa chăn lợn ở ngoài đồng ruộng hay mọc về mùa hè sao vàng cho khô rồi sắc uống thay nước chè hàng ngày, giáo sư đã làm theo. Rất đơn giản vậy mà bệnh thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Đúng là gặp thầy gặp thuốc. Nếu bạn hay người thân của bạn có bị bệnh trên thì nên áp dụng xem sao, nhưng tôi khuyên là trước khi dùng hãy viết thư hỏi cụ thể giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn về cách dùng, liều dùng.
GS Nguyễn Minh Thuyết, cựu ĐBQH tỉnh Lạng Sơn
Một lần tình cờ ngồi uống cà - phê sáng trên đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn với giáo sư Nguyễn Minh Thuyết; trước cửa quán ấy có một cây đa lông, ông mới kể người nhà của ông bị bệnh này chữa mãi không khỏi. Cũng cần lưu ý rằng nếu nước tiểu đóng cặn lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn không được phải phẫu thuật (mổ). Một lần nghe ông lang mách lấy rễ củ của cây đa lông và cây rau dừa chăn lợn ở ngoài đồng ruộng hay mọc về mùa hè sao vàng cho khô rồi sắc uống thay nước chè hàng ngày, giáo sư đã làm theo. Rất đơn giản vậy mà bệnh thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Đúng là gặp thầy gặp thuốc. Nếu bạn hay người thân của bạn có bị bệnh trên thì nên áp dụng xem sao, nhưng tôi khuyên là trước khi dùng hãy viết thư hỏi cụ thể giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn về cách dùng, liều dùng.
GS Nguyễn Minh Thuyết, cựu ĐBQH tỉnh Lạng Sơn
CŨNG CHỈ LÀ BÁT CƠM MANH ÁO...
Nghe kể lại,
ấy là chuyện của công chức với những ai là chuyên viên chính hay nhăm
nhe muốn thành chuyên viên cao cấp, hòng tăng thêm tý lương trong thời
buổi "gạo châu củi quế" giá cả nhảy múa tưng bừng và có khi lao
như tên bắn. Cái cảnh "sáng vác ô đi tối vác về" đã chán muốn đổi đời
sang "Sáng vác ô (tô) đi tối vác về" he he...
Đầu tiên là hắn ta phải hội đủ một số yếu tố A,B,C gì đó và sau đó là phải đi học một cua "cave" (từ lóng chỉ chuyên viên - CV) cao cấp tại Học viện Hành chính quốc gia (Chắc các Học viện khác không có chữ quốc gia thì không phải quốc gia, he he) sau đó là nín thở nằm im đừng vi phạm gì chờ đến lượt đi thi và phải nhớ nguyên tắc bất di bất dịch "Đường sữa từ trên xuống, cuốc xẻng từ dưới lên" do đó nhiều anh chờ đến lúc hưu mà vẫn chưa được đi thi vì chỉ tiêu có hạn mà người muốn thi và người có chứng chỉ thì rất nhiều. Chả thế mà mấy bác già vui tính bảo cuối đời đi học kiếm cái chứng chỉ về để mai mốt ngõ hầu viết cái điếu văn cho sinh động thôi!
Lễ Khai giảng một khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước Chương trình Chuyên viên cao cấp
Trước đây Chuyên viên cao cấp là đồ xa sỉ quý hiếm vì nó ít và có phần "xịn" hơn bây giờ nhiều. Cả năm Học viện mới hân hoan đón lớp học viên cao cấp (theo lời thầy giáo), giờ thì một năm rất nhiều lớp, nhiều vùng miền, khu vực các thầy cũng không thể nhớ hết. Giảng đường học viện sử dụng hết công suất. Chả thế mà cách đây vài năm cán bộ, giáo viên của Học viện mới có vài trăm thì nay đã ngót một ngàn, cũng theo lời thầy.
Cũng bởi mở nhiều nên tiêu chí bị hạ bớt xuống thảm hại, các Trưởng phòng và tương đương cũng được cử đi, trẻ nhất chỉ có 38 tuổi, có anh lương còn chưa quá 4 phẩy. Cơ chế ở đây cũng rất linh hoạt bởi nuôi sống cả bộ máy khổng lồ ấy mà chờ bao cấp thì chắc đóng cửa trường.
Tiêu chí đã vậy thì chất lượng thế nào? Chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính cũng không khác nhau về "chất" là bao, có chăng là khác nhau về thang bậc lương vốn đã vô vàn sự bất cập khập khiễng vô lý, vô lối. Cũng vì lẽ đó mà đi học và đi thi CVCC cũng chỉ là bát cơm manh áo mà thôi! Hay là đi học lơ là nên không nhận thức được gì nhỉ, he he
Trước đây chương trình học 3 tháng nay cắt đi chỉ còn gần 2 tháng trong đó gần một tháng học và đi thực tế thời gian còn lại viết một đề án tối thiểu 15 trang và không quá 35 trang nói chung 20 trang, bìa cứng nhũ vàng là đẹp. Làm hai bài kiểm tra chưa thấy ai trượt mặc dù cũng dọc phách cũng chấm thi, cũng đề cương câu hỏi cũng niêm phong đề với lời dặn học viên không được sử dụng tài liệu và cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm, he he
Khổ cho các học viên già vốn làm sếp chỉ quen chỉ tay và... ký giờ ngồi viết 3 tiếng vật vã khổ sở, mà không làm bài kiểm tra thì không được. Thời tiết Hà Nội tháng 6 ngột ngạt, phòng không có điều hòa, nhiều cha béo quá sống trong nhà vệ sinh nhiều hơn vì chốc chốc lại phải vào dội nước cho mát. Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, câu này luôn đúng với bọn học sinh. Tay nào cũng mong thầy ốm, thầy cho nghỉ sớm; chắc cũng khác lũ sinh viên trẻ nên giờ nào thầy cũng hứa trước là cho nghỉ sớm hoặc đại loại là người nói phải nghỉ trước khi người nghe dừng việc nghe, rồi thì nghỉ sớm cũng là văn hóa v v và v v Ai đời sàn nhà lát gỗ ép công nghiệp mà các bố đổ cả xô nước ra cho mát, trước khi đi ăn cơm còn đổ thêm nửa xô cho chắc ăn! Gỗ ép gặp nước nở ra như bánh đa ngâm nước.
Sản phẩm của những "ca - ve" già sau 2 tháng dùi mài...
Dù chỉ là hai tháng không đầy đủ chưa biết hết mặt nhau nhưng lớp nào cũng làm kỷ yếu vì là thông lệ và có người làm cho trọn gói cho rồi!
Vui nhất là vụ đi thực tế vì trong chương trình nó thế! he he
Tay nào cũng sợ lớp về địa phương mình thực tế vì lớp nào cũng đông như quân Nguyên, tiếp ăn đã đủ như tằm ăn rỗi. Nhiều anh có chức sắc làm đến phó tỉnh trưởng cũng hốt. Cái loại trưởng phó ngành thì không nói vì nó cũng sợ nhưng những tay trong diện hạ tiêu chí thì hết hơi vì không khéo tỉnh nghĩ "rước" về nên sợ ăn chửi, he he, khổ thật
Nhưng rồi vẫn phải đi và cũng nhiều người thích đi vì cũng lắm anh ở nhà công việc căng thẳng đi thế khác gì đi chơi!
Vui nhất vẫn là tụ tập tán gẫu, bia bọt trêu đùa như bọn sinh viên mới nhập trường. Đi học hai tháng, bọn già được trẻ lại đến mấy tuổi.
Một lớp học lên đường đi thực tế
Hà Nội mùa hè 2012 - Nghe kể lại
Đầu tiên là hắn ta phải hội đủ một số yếu tố A,B,C gì đó và sau đó là phải đi học một cua "cave" (từ lóng chỉ chuyên viên - CV) cao cấp tại Học viện Hành chính quốc gia (Chắc các Học viện khác không có chữ quốc gia thì không phải quốc gia, he he) sau đó là nín thở nằm im đừng vi phạm gì chờ đến lượt đi thi và phải nhớ nguyên tắc bất di bất dịch "Đường sữa từ trên xuống, cuốc xẻng từ dưới lên" do đó nhiều anh chờ đến lúc hưu mà vẫn chưa được đi thi vì chỉ tiêu có hạn mà người muốn thi và người có chứng chỉ thì rất nhiều. Chả thế mà mấy bác già vui tính bảo cuối đời đi học kiếm cái chứng chỉ về để mai mốt ngõ hầu viết cái điếu văn cho sinh động thôi!
Lễ Khai giảng một khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước Chương trình Chuyên viên cao cấp
Trước đây Chuyên viên cao cấp là đồ xa sỉ quý hiếm vì nó ít và có phần "xịn" hơn bây giờ nhiều. Cả năm Học viện mới hân hoan đón lớp học viên cao cấp (theo lời thầy giáo), giờ thì một năm rất nhiều lớp, nhiều vùng miền, khu vực các thầy cũng không thể nhớ hết. Giảng đường học viện sử dụng hết công suất. Chả thế mà cách đây vài năm cán bộ, giáo viên của Học viện mới có vài trăm thì nay đã ngót một ngàn, cũng theo lời thầy.
Cũng bởi mở nhiều nên tiêu chí bị hạ bớt xuống thảm hại, các Trưởng phòng và tương đương cũng được cử đi, trẻ nhất chỉ có 38 tuổi, có anh lương còn chưa quá 4 phẩy. Cơ chế ở đây cũng rất linh hoạt bởi nuôi sống cả bộ máy khổng lồ ấy mà chờ bao cấp thì chắc đóng cửa trường.
Tiêu chí đã vậy thì chất lượng thế nào? Chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính cũng không khác nhau về "chất" là bao, có chăng là khác nhau về thang bậc lương vốn đã vô vàn sự bất cập khập khiễng vô lý, vô lối. Cũng vì lẽ đó mà đi học và đi thi CVCC cũng chỉ là bát cơm manh áo mà thôi! Hay là đi học lơ là nên không nhận thức được gì nhỉ, he he
Trước đây chương trình học 3 tháng nay cắt đi chỉ còn gần 2 tháng trong đó gần một tháng học và đi thực tế thời gian còn lại viết một đề án tối thiểu 15 trang và không quá 35 trang nói chung 20 trang, bìa cứng nhũ vàng là đẹp. Làm hai bài kiểm tra chưa thấy ai trượt mặc dù cũng dọc phách cũng chấm thi, cũng đề cương câu hỏi cũng niêm phong đề với lời dặn học viên không được sử dụng tài liệu và cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm, he he
Khổ cho các học viên già vốn làm sếp chỉ quen chỉ tay và... ký giờ ngồi viết 3 tiếng vật vã khổ sở, mà không làm bài kiểm tra thì không được. Thời tiết Hà Nội tháng 6 ngột ngạt, phòng không có điều hòa, nhiều cha béo quá sống trong nhà vệ sinh nhiều hơn vì chốc chốc lại phải vào dội nước cho mát. Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, câu này luôn đúng với bọn học sinh. Tay nào cũng mong thầy ốm, thầy cho nghỉ sớm; chắc cũng khác lũ sinh viên trẻ nên giờ nào thầy cũng hứa trước là cho nghỉ sớm hoặc đại loại là người nói phải nghỉ trước khi người nghe dừng việc nghe, rồi thì nghỉ sớm cũng là văn hóa v v và v v Ai đời sàn nhà lát gỗ ép công nghiệp mà các bố đổ cả xô nước ra cho mát, trước khi đi ăn cơm còn đổ thêm nửa xô cho chắc ăn! Gỗ ép gặp nước nở ra như bánh đa ngâm nước.
Sản phẩm của những "ca - ve" già sau 2 tháng dùi mài...
Dù chỉ là hai tháng không đầy đủ chưa biết hết mặt nhau nhưng lớp nào cũng làm kỷ yếu vì là thông lệ và có người làm cho trọn gói cho rồi!
Vui nhất là vụ đi thực tế vì trong chương trình nó thế! he he
Tay nào cũng sợ lớp về địa phương mình thực tế vì lớp nào cũng đông như quân Nguyên, tiếp ăn đã đủ như tằm ăn rỗi. Nhiều anh có chức sắc làm đến phó tỉnh trưởng cũng hốt. Cái loại trưởng phó ngành thì không nói vì nó cũng sợ nhưng những tay trong diện hạ tiêu chí thì hết hơi vì không khéo tỉnh nghĩ "rước" về nên sợ ăn chửi, he he, khổ thật
Nhưng rồi vẫn phải đi và cũng nhiều người thích đi vì cũng lắm anh ở nhà công việc căng thẳng đi thế khác gì đi chơi!
Vui nhất vẫn là tụ tập tán gẫu, bia bọt trêu đùa như bọn sinh viên mới nhập trường. Đi học hai tháng, bọn già được trẻ lại đến mấy tuổi.
Một lớp học lên đường đi thực tế
Hà Nội mùa hè 2012 - Nghe kể lại
Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012
12C ngày ấy - bây giờ
Mới có 25 năm
mà cũng nhiều đổi khác, vật đổi sao rời. Hôm trước bọn bạn tổ chức kỷ
niệm 25 năm ngày ra trường tiếc quá Y không về được. Ngày thằng Mạnh cho
con gái đi lấy chồng ở Bắc Giang, Y cũng chỉ có lời chúc phúc. Thế mới
thấm thân phận của kẻ tha phương cầu thực
Trường học tranh tre nứa lá và lũ bạn ngày xưa
Trường học và lũ bạn ngày nay, nhà tranh tre nứa lá đã không còn, nhà cửa khang trang hơn còn Y và bạn bè thì ngày càng ọp ẹp.
Trường học tranh tre nứa lá và lũ bạn ngày xưa
Trường học và lũ bạn ngày nay, nhà tranh tre nứa lá đã không còn, nhà cửa khang trang hơn còn Y và bạn bè thì ngày càng ọp ẹp.
Nhiều
tên đã già và nhăm nhe lên chức ông, bà. Buồn cười nhìn cái ảnh họp lớp
nhiều đứa trông lam lũ tóc điểm bạc, có đứa hói nửa đầu, nhưng tính
cách vẫn như xưa vẫn mày tao chi tớ...Nhiều năm không gặp lại nên không
thể nhận ra đứa nào với đứa nào cả. Đứa nào trông cũng quen quen mà hình
như cũng chưa gặp bao giờ...
Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012
Bãi Cháy vào thu...(Bai Chay in the autumn ...)
Bãi Cháy vốn nổi tiếng từ thời bao cấp, những
thập niên gần đây Bãi Cháy mất dần sự hấp dẫn so với các bãi biển khác
mặc dù vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, rồi thì kỳ quan mới,
Tuần Châu đảo ngọc...v v và v v cũng không làm cho Bãi Cháy hấp dẫn
hơn.
Bởi bãi tắm bẩn quá, nhiều rác do con người xả ra, nước thải chảy xuống biển đen ngòm. Biển đục và bẩn, ra khoảng gần 1 m sâu đã không nhìn thấy đáy. Bởi là vịnh nên không có sóng hoặc sóng bé quá, tắm an toàn nhưng cũng kém gây hứng thú và cảm giác mạnh về biển cả.
Lập thu nhưng bãi biển đã vắng hoe, khách nước ngoài cũng ít.
Khách sạn èo uột dăm vị khách lẻ, vài hội thảo giải ngân cho kịp kế hoạch
Dịch vụ vẫn thế, mời mọc chèo kéo và không an tâm về giá cả, chất lượng. Y không ra vịnh nên không biết các dịch vụ như thế nào...
Những thực khách sành ăn không chọn các nhà hàng lớn ở Hạ Long hay Bãi Cháy mà đi quá vài chục km xuống Cẩm Phả đi vào ngõ ngách rồi đi sâu tiếp con đường độc đạo ra bờ biển, cây cối rậm rạp, đường mấp mô lầy lội dẫn ra sát cửa biển lên một chiếc bè đơn sơ nhưng hải sản thì tươi sống rất ngon, có những món lần đầu thưởng thức như con giuốc, gỏi tôm rảo, ốc...mà nghe dân bản địa giới thiệu đã thấy thèm...chẹp chẹp
Chiếc cầu tầu vẫn như 30 năm trước Y có dịp đặt chân đến khi đi trại hè cháu ngoan Bác Hồ
Một "quán bè" ẩn khuất giữa núi rừng nơi cửa biển Cẩm Phả
Về qua chợ Tiên Yên mua chút hải sản tươi sống ngon và rẻ hơn ở Bãi Cháy, Hạ Long
(Chụp từ tầng 15 khách sạn Hạ Long Dream ngày 20 tháng 9 năm 2012)
Bởi bãi tắm bẩn quá, nhiều rác do con người xả ra, nước thải chảy xuống biển đen ngòm. Biển đục và bẩn, ra khoảng gần 1 m sâu đã không nhìn thấy đáy. Bởi là vịnh nên không có sóng hoặc sóng bé quá, tắm an toàn nhưng cũng kém gây hứng thú và cảm giác mạnh về biển cả.
Lập thu nhưng bãi biển đã vắng hoe, khách nước ngoài cũng ít.
Khách sạn èo uột dăm vị khách lẻ, vài hội thảo giải ngân cho kịp kế hoạch
Dịch vụ vẫn thế, mời mọc chèo kéo và không an tâm về giá cả, chất lượng. Y không ra vịnh nên không biết các dịch vụ như thế nào...
Những thực khách sành ăn không chọn các nhà hàng lớn ở Hạ Long hay Bãi Cháy mà đi quá vài chục km xuống Cẩm Phả đi vào ngõ ngách rồi đi sâu tiếp con đường độc đạo ra bờ biển, cây cối rậm rạp, đường mấp mô lầy lội dẫn ra sát cửa biển lên một chiếc bè đơn sơ nhưng hải sản thì tươi sống rất ngon, có những món lần đầu thưởng thức như con giuốc, gỏi tôm rảo, ốc...mà nghe dân bản địa giới thiệu đã thấy thèm...chẹp chẹp
Chiếc cầu tầu vẫn như 30 năm trước Y có dịp đặt chân đến khi đi trại hè cháu ngoan Bác Hồ
Một "quán bè" ẩn khuất giữa núi rừng nơi cửa biển Cẩm Phả
Về qua chợ Tiên Yên mua chút hải sản tươi sống ngon và rẻ hơn ở Bãi Cháy, Hạ Long
(Chụp từ tầng 15 khách sạn Hạ Long Dream ngày 20 tháng 9 năm 2012)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)