Đám rước lễ hội đền Tả Phủ (Chụp bằng ĐT Nokia 7610 nên hơi mờ)
Y đang ngồi thuyền máy tiến về lễ hội chùa Hương 26/3/2009
Đối với ngành
văn hóa dân gian học cũng vậy (folkloriticque), đặc biệt văn hóa dân gian lại
là một nghệ thuật nguyên hợp. Môi trường của văn hóa dân gian (Folklore) rất
rộng lớn. Sinh hoạt văn hóa dân gian diễn ra mọi nơi, mọi lúc. Trong các sinh
hoạt văn hóa dân gian đó thì có thể nói lễ hội dân gian (Giáo sư Đinh Gia Khánh
gọi là Hội lễ dân gian) là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian rất đặc sắc
và được tổ chức ở một mức độ cao. Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian còn gọi
đây là “thời điểm mạnh” trong đời sống văn hóa xã hội của quần chúng nhân dân.
Đúng như vậy,
nước ta là một nước nông nghiệp lễ hội có một sức lôi cuốn cực kỳ lớn đối với
dân chúng, ở đó con người ta được tham gia được hưởng thụ văn hóa của bản thân
cộng đồng mình được hòa mình và sáng tạo ra những giá trị văn hóa. Chính bởi vì
vậy mà nghiên cứu lễ hội truyền thống dân gian có một vai trò rất lớn trong
nghiên cứu văn hóa dân gian.Nghiên cứu lễ hội cho ta thấy phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gia, trò chơi dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian..v..v.Tiếp cận với lễ hội biện pháp tốt nhất là điền dã quan sát.
Quan sát cũng cần phải có phương pháp, có hai cách là quan sát tự do và quan sát thâm nhập.
Quan sát tự do hay còn gọi là quan sát không thâm nhập tức là người nghiên cứu ngồi một mình để quan sát lễ hội diễn ra theo thời gian, không gian…Mục đích của người đi lễ hội, các trò chơi, nghi lễ diễn ra nắm bắt ngôn ngữ dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian. Kết quả là thu được một hệ thống thông tin khách quan bên ngoài về lễ hội.
Cách thứ hai cũng đem lại hiệu quả cao cho nhà nghiên cứu là quan sát thâm nhập thực tế, có nghĩa là nhà nghiên cứu ngoài các thao tác quan sát, ghi chép thu thập thông tin quan sát tự do như đã nói ở trên thì còn đóng vai trò là môth người đi dự lễ hội đích thực. Hòa mình vào dòng người đi hội người nghiên cứu thấy rõ hơn mục đích, nội dung của lễ hội, của những người đi dự hội.
Người quan sát có thể phỏng vấn các lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp để tìm ra mục đích đi dự hội của họ. Ví dụ như đi lễ cầu may hay đi vui chơi giải trí hay đi nghiên cứu.v..v Phương pháp này có thể nắm bắt được thông tin sâu hơn và có con số cụ thể có thể lập được các biểu mẫu thống kê, so sánh, quan sát thâm nhập có thể nghiên cứu, miêu tả kỹ lưỡng các sinh hoạt văn hóa dân gian diễn ra trong hội. Tuy nhiên phương pháp quan sát tự do cũng có thế mạnh nhất định, đó là có cái nhìn tổng thể về lễ hội rút ra những nhận xét tổng quát và để nhận xét các mặt mạnh, yếu, đặc sắc của lễ hội, kết quả quan sát cũng mang tính khách quan hơn. Do không phải thâm nhập thực tế nên có nhiều thời gian quan sát hơn.
Cách tốt nhất để nghiên cứu là chúng ta nghiên cứu tập thể và phối hợp cả hai phương pháp hoặc nếu một người mà lễ hội mà ta quan sát trong hai hay nhiều kỳ lễ hội, từ đó tập hợp tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu lễ hội.
Mới đây nhất chúng tôi tiến hành đi quan sát lễ hội khi điền dã Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Hội chùa Thầy diễn ra vào ngày 7 tháng 3 âm lịch hàng năm (Dương lịch năm nay rơi vào 22/4/1999).
Theo lời thượng tọa Thích Viên Thành hiện trụ trì chùa Thầy thì tương truyền rằng ngày 7 tháng 3 là ngày pháp sư hóa Phật. Để kỷ niệm pháp sư Từ Đạo Hạnh nhân dân đã mở hội chùa Thầy.
Chùa Thầy hiện nay có quy mô lớn ở chân núi đá Phật Tích có tên chữ là “Thiên Phúc tự”. Hệ thống chùa với kiến trúc cổ truyền Việt Nam với những đường nét của những nghệ nhân dân gian tạo nên một cách tinh tế cầu kỳ. Trước chùa có (hồ) Long trì, dưới hồ có Thủy đình là nơi biểu diễn múa rối trong hội. Hai bên chùa có hai chiếc cầu lợp theo kiểu “thượng gia hạ kiều”.
Ngoài hệ thống chùa, đền, đình, am rải rác trên dãy núi đá kỳ thú phủ đầy hoa dại còn có các hang động rất đẹp như hang Gió, hang Cắc Cớ…nơi mà hầu hết trai gái đến hội đều phải leo lên cho kỳ được:
“Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”
(Ca dao)
Hội Chùa Thầy
được mở trong 3 ngày từ ngày 6/3 đến 9/3 âm lịch hàng năm và ngày 7 là ngày
chính lễ với các nghi lễ tín ngưỡng như tắm tượng, lau rửa bàn thờ, lễ cúng
Phật, chạy đàn, lễ rước…
Đây là lễ hội
tín ngưỡng nhưng hiện nay đã dân gian hóa nhiều, hai yếu tố đó đan xen hòa
quyện với nhau rất khó phân định ranh giới.
Lễ tắm tượng ở
Chùa Thầy được tiến hành với sự tham gia của đông đảo các nhà sư, tăng, ni,
phật tử, nhân dân với tất cả lòng thành kính nghiêm trang và cầu khẩn. Không
khí lúc này rất trang nghiêm, thiêng liêng và huyền bí, người tham dự và người
xem như được thoát tục trút hết những lo âu đời thường tâm trí trở nên thảnh
thơi trong sáng hơn.
Các đồ tế khí
cũng được lau rửa kỹ lưỡng. Một nghi lễ lớn nữa là lễ cúng Phật và chạy đàn
được tổ chức trang nghiêm và lộng lẫy. Nghi lễ này là một màn diễn xướng mang
tính chất tôn giáo. Đây cũng là nghi lễ lôi cuốn được nhiều người xem nhất, hấp
dẫn nhất.
Các trò chơi
dân gian trong hội năm nay ít, chỉ còn trò tiêu biểu truyền thống là trò múa
rối nước ở thủy đình diễn ra vào buổi tối.
Người đi trảy
hội chùa Thầy năm nay rất đông với đủ mọi thành phần khác nhau nam, phụ, lão,
ấu. Có nhiều người hành hương từ nơi xa đến, có nhiều khách tham quan du lịch
và có cả những người đến nghiên cứu như chúng tôi. Nhưng đại đa số vẫn là các
tăng ni phật tử và trai gái trong vùng đến trảy hội.
Các tăng, ni,
phật tử đến cử Phật để lễ bái với tất cả lòng thành tâm cầu mong cho một năm
mới an khang thịnh vượng.
Có thể nói đại
đa số người đến hội
là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi. Họ đi hội để thỏa không
khí ngày hội dù rằng có thể năm nào họ cũng đi. Đường từ chùa lên núi đông cứng
người chen chúc nhau đúng là “vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội…” đến
nỗi chúng tôi không thể đi thăm được hết các chùa-động. Người đi chen nhau như
sợ không kịp một cái gì đó. Không khí lễ hội làm cho người ta chan hòa cởi mở
với nhau hơn như hưng phấn hơn. Chính vì vậy mà việc phỏng vấn của chúng tôi dễ
dàng hơn. Nhiều đôi trai gái đều trả lời họ đi hội để xem các trò chơi dân gian để
gắn thêm tình cảm với nhau và trong sâu thâm tâm của họ tuy không nói rõ nhưng
đều cầu mong một điều gì đó tuy rất mơ hồ rằng sẽ có may mắn đến với mình.
Nhiều đôi vợ
chồng đem theo cả con cái đến hội, họ nói rằng đây là một dịp picnic của gia đình
để cho con cái biết lễ hội. Các trò chơi dân gian trong hội không còn phong phú
như xưa cho nên người đi dự hội ít được tham gia vào các trò chơi đó nên mặc dù
số lượng người đi hội rất đông nhưng thời gian ở hội của họ không nhiều. Nhiều
người chỉ đi một vòng các chùa động sau đó là ra về luôn vì không biết còn làm
gì hơn.
Hàng quán,
dịch vụ được mở ra rất nhiều và ở tất cả các nơi trong khu vực lễ hội trong đó
chủ yếu là dịch vụ ăn uống và hàng lưu niệm tạo thuận lợi cho người đi hội. Năm
nay số người nước ngoài đến lễ hội cùng đông, họ đến để chiêm ngưỡng lễ hội,
kiến trúc chùa và phong cảnh của chùa.
Tóm lại, từ
các phương pháp quan sát điền dã trong lễ hội chùa Thầy chúng tôi đã thu thập được
một số thông tin như vừa nêu trên. Đây là tiền đề, là cơ sở cho việc nghiên cứu
tiếp theo với những mục tiêu định hướng khác nhau. Để đi sâu nghiên cứu một
khía cạnh nào đó thì cần phải có những phương pháp khác tiếp theo. Nhưng để
tiếp cận với vấn đề thì quan sát trong điền dã folkore là rất cần thiết.
Y cùng các nhà nghiên cứu VHDG đi điền dã chùa Hương 2009
Xem thêm: