Vinh dự của y khi được đưa vị Đại tướng huyền thoại lừng danh thế giới đi thăm Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn ngày 27/9/1995. Người áo trắng đi sát Đại tướng là sỹ quan
cận vệ, 2 người còn lại là 2 lãnh đạo cao nhất của tỉnh. Người còn lại dĩ nhiên là y rồi
Thuở bé lúc học cấp 3, y cũng khoái môn Sử, gọi là khoái thôi vì cũng hay
đọc sách của cha y để lại chứ không mê. Lại càng chẳng nghĩ mình lại
học sử và dạy Sử bởi khi hướng nghiệp thì y lại thi vào một trường Cao
đẳng mà vừa mới đây mới được nâng lên thành Đại học (duy nhất). Vỡ mộng
thủ đô y thi vào Sư phạm và cũng không được vào khoa sử mà giáo vụ phân
vào khoa Địa lý vì điểm Địa đầu vào của y cao chót vót, trong khi môn sử
chỉ có 5 điểm (Lúc đó thi đại học được 5 điểm cũng coi là cao rồi) thế
nhưng y lại chuyển vào khoa Sử bởi một lý do dài lê thê mà y đã có lần
giãi bày trong khi lại vương vấn môn Văn vì y nghe đó là môn chính, sang
trọng.
Thế rồi y vào học và ra trường làm sử
Rồi trong đời y cũng may mắn được diện kiến vị tướng huyền thoại của Việt Nam và từng là giáo sư sử học trường Bưởi danh tiếng.
Đó là vào ngày 27 tháng 9 năm 1995, kỷ niệm 45 năm ngày khởi nghĩa Bắc
Sơn, cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên do Đảng ta lãnh đạo. Vị Đại tướng đã lên
dự Lễ kỷ niệm và đi thăm nhà Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn và y vinh dự
được đón Đại tướng thăm quan Bảo tàng. Khi ấy Đại tướng còn khỏe, giọng
vẫn sang sảng, bước đi nhanh nhẹn, thần sắc tinh anh và bắt tay còn khá
chặt. Đại tướng cười hiền hậu và thi thoảng hỏi lại người nói chuyện rất
gần gũi thân thiết nhưng vẫn toát ra vẻ gì đó khó tả ở một con người
nổi tiếng văn võ song toàn. Sau đó đến nay gần 20 năm y chỉ còn gặp Đại
tướng Võ Nguyên Giáp trên ti vi mặc dù các chính khách cao cấp khác y vẫn thường xuyên
được gặp. Phải nói rằng được gặp Đại tướng là một may mắn với y và y ngưỡng mộ vị giáo sư sử học - vị tướng tài ba ấy.
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013
Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013
Ai người chép Sử bây giờ?
Cho đến giờ, cuộc đời cũng có ngã rẽ cho dù vẫn vấn vương chưa thôi cầm phấn nhưng nếu phải chọn ngành cho mình thì y vẫn cứ chọn để học và dạy môn Lịch sử. Tại sao ư? đơn giản chỉ là những môn tự nhiên thì y không có khiếu và yếu, ngoại ngữ thì theo thời cuộc, lịch sử (lại là lịch sử) cho thấy rồi, nó có "hot", thời thượng hay không là do chính trị, những thầy giáo tiếng Nga như ông hoàng một thời đã phải đôn đáo "chuyển đổi tay lái" nếu không muốn bỏ nghề. Một thời các thầy cô tiếng Trung cũng phải đi đánh trống, bảo vệ...Môn Văn thì lúc nào tâm hồn cũng nguy cơ "treo ngược cánh cây", lũ sinh viên Văn khoa và các khoa khác của trường y học cũng hay mất đoàn kết không hiểu lý do gì. Môn Địa thì sợ "hòn đất mà biết nói năng, thì thầy Địa lý..." thế nên y chọn sử và yêu môn sử vì Lịch sử là môn khoa học tinh xác và chân xác, thử nghĩ xem nếu như không có lịch sử???. He he, đùa cho vui vậy thôi theo kiểu lí luận của bọn sinh viên gần 30 năm trước của y. Nhưng không hiểu sao bây giờ học sinh không thích môn sử và điểm sử rất thấp (thằng con trai y cũng không là ngoại lệ), cho dù ai đó biết sử thì rất hay (Y dùng từ "hay" theo nghĩa rất rộng). Không biết do định hướng nghề nghiệp thời thực dụng nặng về mưu sinh hay do sai lầm của ngành giáo dục?
Xưa có quan chuyên chép sử. Sách Đại Việt sử ký toàn thư của sử thần Ngô Sỹ Liên đã từng chép: Vì sao mà làm Quốc sử? Vì chủ yếu của sử là ghi chép công việc, có chính trị của một đời, tất phải có sử của đời ấy; mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm, tô điểm việc trí trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời mặt trăng, răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt. Người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ với chính trị không phải là không nhiều. Cho nên mới làm Quốc sử.
Xem vậy đủ biết sử quan trọng ra sao và những ai hễ làm chính trị thì nên biết sử chứ không chỉ có bọn học trò. Mà bọn học trò không biết, không thích, không quan tâm đến sử thì sau này chúng mà làm quan thì nguy biết nhường nào?
Ngày nay không biết có quan chép sử hay chí ít là cơ quan nào chép Quốc sử không nhỉ???
Các cơ quan nghiên cứu, viết hoặc liên quan đến sử thì nhiều, rất nhiều thậm chí ngành ngành làm sử, nhà nhà làm sử (kiểu lịch sử truyền thống ngành dạng kể lể thành tích, đề cao cá nhân....). Các cơ quan nghiên cứu sử thì cũng rất nhiều nhưng hình như chỉ chú trọng nghiên cứu lịch sử cổ đại, trung đại cận đại, còn lịch sử hiện đại chỉ thấy lướt trên sách giáo khoa.
Còn Quốc sử như lịch sử đã từng chép?
Y "chuyển đổi tay lái" sang cả môn khác, nhưng vẫn giữ nghề sử
Món xa xỉ với nhiều học trò bây giờ...
Xưa có quan chuyên chép sử. Sách Đại Việt sử ký toàn thư của sử thần Ngô Sỹ Liên đã từng chép: Vì sao mà làm Quốc sử? Vì chủ yếu của sử là ghi chép công việc, có chính trị của một đời, tất phải có sử của đời ấy; mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm, tô điểm việc trí trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời mặt trăng, răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt. Người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ với chính trị không phải là không nhiều. Cho nên mới làm Quốc sử.
Xem vậy đủ biết sử quan trọng ra sao và những ai hễ làm chính trị thì nên biết sử chứ không chỉ có bọn học trò. Mà bọn học trò không biết, không thích, không quan tâm đến sử thì sau này chúng mà làm quan thì nguy biết nhường nào?
Ngày nay không biết có quan chép sử hay chí ít là cơ quan nào chép Quốc sử không nhỉ???
Các cơ quan nghiên cứu, viết hoặc liên quan đến sử thì nhiều, rất nhiều thậm chí ngành ngành làm sử, nhà nhà làm sử (kiểu lịch sử truyền thống ngành dạng kể lể thành tích, đề cao cá nhân....). Các cơ quan nghiên cứu sử thì cũng rất nhiều nhưng hình như chỉ chú trọng nghiên cứu lịch sử cổ đại, trung đại cận đại, còn lịch sử hiện đại chỉ thấy lướt trên sách giáo khoa.
Còn Quốc sử như lịch sử đã từng chép?
Y "chuyển đổi tay lái" sang cả môn khác, nhưng vẫn giữ nghề sử
Món xa xỉ với nhiều học trò bây giờ...
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013
Đêm Làng Chiềng
Lâu lâu y không về làng Chiềng. Gần 30 năm kể từ ngày đáng nhớ trong đời ấy, năm nào cũng nhằm ngày đó y về. Thời gian trôi sao mà nhanh, mới hôm nào còn ôn thi tốt nghiệp Phổ thông trung học mà nay đã ngoại tứ tuần rồi chả mấy chốc chuẩn bị đời con y lại ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông như cha nó.
Làng Chiềng bấy nay cũng ít nhiều đổi khác. Số dân cũng vài trăm với trên trăm nóc nhà, trong đó ngót phân nửa là công dân ra đời sau lúc y tha phương cầu thực và dân ngụ cư xưa gọi là bọn "vá làng" nên mỗi khi về nơi chôn nhau cắt rốn của mình y vẫn hay gặp những cặp mắt tò mò pha chút cảnh giác...dù rằng y rất tử tế, tướng mạo hiền lành, thong dong!
Đêm làng Chiềng vẫn vậy, tịch mịch, cô liêu từ 9 giờ tối chỉ còn ánh đèn ngủ leo lét, mấy ấm chè mạn anh em hàn huyên khiến y mất ngủ, quá nửa đêm giấc ngủ vẫn chập chờn, mở mắt tưởng tượng vài chục năm trước y sinh ra lớn lên cũng nếp nhà này. Nửa đêm nghe tiếng máy bay ù ù qua đầu lại giật mình ngỡ đến B52 thời sơ tán chống Mỹ. Không ngủ được, gần sáng y dậy ra sân, đêm cuối tháng trăng muộn trong veo buông xuống ngọn tre, cảm giác rờn rợn; vào mùa hè mà tiếng chim gọi vịt, chim thù thì, tiếng ếch nhái không còn râm ran khắp cánh đồng quê như xưa, chỉ có tiếng côn trùng rên rỉ, gió xào xạc, đêm sao mà dài!. Thi thoảng một chiếc máy bay dân dụng rất thấp bay qua về phía bắc, tiếng máy gầm rít xé gió, ánh đèn nhấp nháy hai bên cánh máy bay soi rõ đường làng, ban ngày có hôm trời quang mây tạnh, tàu bay bay thấp nhìn rõ hàng chữ Việt Nam Airline trên nền xanh và biểu tượng bông hoa sen quen thuộc, còn cánh cò và vầng trăng cũng đi vào dĩ vãng như nhưng cánh cò trên cánh đồng làng Chiềng. Mấy tay nói khoác thành thần bảo hôm qua máy bay bay ngay trên ngọn bòng. Thực ra nó bay cao cũng phải chừng vài cây số, vì cũng có lần y đi Beijing bay qua làng mình buổi chiều nhìn xuống, thật thú vị, rung rinh xúc động làm sao...Đã có mấy người Làng Chiềng được bay lượn trên đầu làng như vậy...he he he
Các nhà thơ làng về hưu, hay các nhà thơ hưu về làng không còn nguồn cảm hứng từ khói lam chiều trên nóc rạ với thiếu nữ đứng xoã tóc tựa cửa chờ người yêu với tiếng võng kẽo kẹt như tiếng hàng tre vặn mình (Tay nhà Thơ hạt gạo làng ta tả "hàng tre đứng tần ngần gỡ tóc"), làng không còn nhà sàn mái rạ thay vào đó là nhà gỗ, nhà gạch cải biên theo lối thị thành, đã bắt đầu xây tường bao, cổng làng, cổng nhà với cửa sắt như phố thị, chập tối đóng cửa, xích chó đề phòng đạo chích hoành hành. Sản vật tự nhiên như cá mú, lươn ếch, rau rừng, thú hoang hiếm dần...không còn cảnh cả làng đi đuổi bắt hươu hay ruốc cá ở suối nữa
Thỉnh thoảng làng vẫn có những anh hùng rơm với những chuyện lãng xẹt rất làng quê như ghen ăn tức ở, đánh nhau sứt đầu mẻ trán với lý do rất ngớ ngẩn, rồi thì chửi bới đá mèo, khoèo chó...
Mấy bà đanh đá cá cày đi réo chồng vốn nông nhàn lê loái hàng xóm láng giềng vang từ đầu đến cuối làng:
- Bố thằng Khoai đâu, về mà đi phun thuốc sâu chứ, ngồi thối dái ra ở nhà người ta à, lúa sâu hết lấy gì mà đổ vào mồm. Cái ngữ la cà "sáng rửa cưa, trưa mài đục, tối giục cơm thì hai tay vơ vào mồm có ăn cứt cũng chả kịp chó"
Góc kia 2 vợ chồng nhà cu Thuổng tỵ nhau chỗ ngủ dưới bãi mấy ngày hè oi bức, vợ không muốn chồng ngủ cùng không biết là ngại chồng "tòm tem" hay sao đuổi xơi xơi:
- Cút đi chỗ khác mà nằm, ngủ cùng người ta ngáy như sấm, dắm đánh đùng đùng ai mà chịu được
Hàng xóm lại bụm miệng cười
He he he...
Cá Đẩu, loài cá rất nhiều ở suối và cánh đồng làng Chiềng mỗi khi mưa to hay tát chuôm ngày xưa, nay trở nên hiếm hoi. Có lẽ nó thuộc họ cá Quả vì không thấy tên trong từ điển khoa học và y cũng không tìm được ảnh hay mô tả tương ứng nào. Chắc cũng không phải là một phát hiện gì mới, nhưng trông nó cũng khá lạ.
Làng Chiềng bấy nay cũng ít nhiều đổi khác. Số dân cũng vài trăm với trên trăm nóc nhà, trong đó ngót phân nửa là công dân ra đời sau lúc y tha phương cầu thực và dân ngụ cư xưa gọi là bọn "vá làng" nên mỗi khi về nơi chôn nhau cắt rốn của mình y vẫn hay gặp những cặp mắt tò mò pha chút cảnh giác...dù rằng y rất tử tế, tướng mạo hiền lành, thong dong!
Đêm làng Chiềng vẫn vậy, tịch mịch, cô liêu từ 9 giờ tối chỉ còn ánh đèn ngủ leo lét, mấy ấm chè mạn anh em hàn huyên khiến y mất ngủ, quá nửa đêm giấc ngủ vẫn chập chờn, mở mắt tưởng tượng vài chục năm trước y sinh ra lớn lên cũng nếp nhà này. Nửa đêm nghe tiếng máy bay ù ù qua đầu lại giật mình ngỡ đến B52 thời sơ tán chống Mỹ. Không ngủ được, gần sáng y dậy ra sân, đêm cuối tháng trăng muộn trong veo buông xuống ngọn tre, cảm giác rờn rợn; vào mùa hè mà tiếng chim gọi vịt, chim thù thì, tiếng ếch nhái không còn râm ran khắp cánh đồng quê như xưa, chỉ có tiếng côn trùng rên rỉ, gió xào xạc, đêm sao mà dài!. Thi thoảng một chiếc máy bay dân dụng rất thấp bay qua về phía bắc, tiếng máy gầm rít xé gió, ánh đèn nhấp nháy hai bên cánh máy bay soi rõ đường làng, ban ngày có hôm trời quang mây tạnh, tàu bay bay thấp nhìn rõ hàng chữ Việt Nam Airline trên nền xanh và biểu tượng bông hoa sen quen thuộc, còn cánh cò và vầng trăng cũng đi vào dĩ vãng như nhưng cánh cò trên cánh đồng làng Chiềng. Mấy tay nói khoác thành thần bảo hôm qua máy bay bay ngay trên ngọn bòng. Thực ra nó bay cao cũng phải chừng vài cây số, vì cũng có lần y đi Beijing bay qua làng mình buổi chiều nhìn xuống, thật thú vị, rung rinh xúc động làm sao...Đã có mấy người Làng Chiềng được bay lượn trên đầu làng như vậy...he he he
Các nhà thơ làng về hưu, hay các nhà thơ hưu về làng không còn nguồn cảm hứng từ khói lam chiều trên nóc rạ với thiếu nữ đứng xoã tóc tựa cửa chờ người yêu với tiếng võng kẽo kẹt như tiếng hàng tre vặn mình (Tay nhà Thơ hạt gạo làng ta tả "hàng tre đứng tần ngần gỡ tóc"), làng không còn nhà sàn mái rạ thay vào đó là nhà gỗ, nhà gạch cải biên theo lối thị thành, đã bắt đầu xây tường bao, cổng làng, cổng nhà với cửa sắt như phố thị, chập tối đóng cửa, xích chó đề phòng đạo chích hoành hành. Sản vật tự nhiên như cá mú, lươn ếch, rau rừng, thú hoang hiếm dần...không còn cảnh cả làng đi đuổi bắt hươu hay ruốc cá ở suối nữa
Thỉnh thoảng làng vẫn có những anh hùng rơm với những chuyện lãng xẹt rất làng quê như ghen ăn tức ở, đánh nhau sứt đầu mẻ trán với lý do rất ngớ ngẩn, rồi thì chửi bới đá mèo, khoèo chó...
Mấy bà đanh đá cá cày đi réo chồng vốn nông nhàn lê loái hàng xóm láng giềng vang từ đầu đến cuối làng:
- Bố thằng Khoai đâu, về mà đi phun thuốc sâu chứ, ngồi thối dái ra ở nhà người ta à, lúa sâu hết lấy gì mà đổ vào mồm. Cái ngữ la cà "sáng rửa cưa, trưa mài đục, tối giục cơm thì hai tay vơ vào mồm có ăn cứt cũng chả kịp chó"
Góc kia 2 vợ chồng nhà cu Thuổng tỵ nhau chỗ ngủ dưới bãi mấy ngày hè oi bức, vợ không muốn chồng ngủ cùng không biết là ngại chồng "tòm tem" hay sao đuổi xơi xơi:
- Cút đi chỗ khác mà nằm, ngủ cùng người ta ngáy như sấm, dắm đánh đùng đùng ai mà chịu được
Hàng xóm lại bụm miệng cười
He he he...
Cá Đẩu, loài cá rất nhiều ở suối và cánh đồng làng Chiềng mỗi khi mưa to hay tát chuôm ngày xưa, nay trở nên hiếm hoi. Có lẽ nó thuộc họ cá Quả vì không thấy tên trong từ điển khoa học và y cũng không tìm được ảnh hay mô tả tương ứng nào. Chắc cũng không phải là một phát hiện gì mới, nhưng trông nó cũng khá lạ.
Cảnh Làng Chiềng ngày nay
Làng Chiềng vào Hạ, 2013
Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013
23k2, ngày ấy - bây giờ
Lãng tử "Alexăng Đờ rếch Tò Ca" Quách Tuấn Anh cũng từng là lớp phó năm thứ hai (Ảnh chụp ở nhà Thầy Hùng Tuyết khoa Lý - Lúc í thầy độc quyền cái món ảnh ở trường Đại học sư phạm)...
...xưa hắn gầy, giờ béo như ông nhợn (nguyên Hiệu trưởng THCS Thanh Định, Định Hóa, Thái Nguyên 2005 -2012)
Bạn Trần Thị Hải Yến, lớp phó học tập ngày ấy khi vừa đôi mươi...
...và bây giờ em lại như ngày xưa (Đương kim Phó Hiệu trưởng trường THCS Tân Long, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)
Cô giáo chủ nhiệm Hoàng Thị Điệp, người hướng dẫn tiểu luận Lịch sử thế giới cận đại về Nha phiến chiến tranh (Opium war) cho y chụp ảnh lưu niệm cùng chàng Quách, Hoàng tréc, Tiến vòng, Phú lỉnh và y (kẻ đói ăn, đứng xiêu vẹo trong ảnh) năm 1990 tại Bảo tàng Quân đội, nay là Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam...
Và cô Điệp bây giờ là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hôm nọ kiếm cái ảnh trên mạng về treo nhưng chắc do bản quyền nên bị gỡ xuống mất rồi, hôm nào gặp cô thì chụp lại vậy
Và đây là ảnh một gã sinh viên lớp Lịch Sử 23k2, dĩ nhiên là ảnh chụp khi gã còn học cấp II, là ai các bạn có đoán ra không???
Và cô Điệp bây giờ là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hôm nọ kiếm cái ảnh trên mạng về treo nhưng chắc do bản quyền nên bị gỡ xuống mất rồi, hôm nào gặp cô thì chụp lại vậy
Và đây là ảnh một gã sinh viên lớp Lịch Sử 23k2, dĩ nhiên là ảnh chụp khi gã còn học cấp II, là ai các bạn có đoán ra không???
Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013
Mấy gã bạn lớp 12C
Từ trái qua là Muộn Văn Toàn, Nguyễn Hồng Thắng, Đào Vi Sơn, Hà Văn Thiện (Khi tốt nghiệp thì xảy ra "Vụ án chiếc đồng hồ" loại Raketa của Liên Xô), Nguyễn Đặng Ân, Phạm Chí Linh
Từ trái qua: Trưởng thôn, Hùng, Linh, Cường, Thắng, Thống, Ân (Có 3 tay xuất hiện ở bức anh thứ nhất ...các bạn thử so sánh xem ngày ấy, bây giờ....)
Đây là lớp 12c năm 1986
Và đây là 25 năm sau (2011)
Linh "Xương" và Cường "Giót" (Mỏ đá Trúc Mai 1984)
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013
Chợ quê làng Chiềng
Làng Chiềng không có chợ riêng cho đến tận bây giờ, dù rằng nếp sống hiện đại cũng đã len lỏi vào đến ngõ ngách với tất cả những thuận lợi của các dịch vụ thượng vàng hạ cám mang tên "thị trường"
Y muốn nói chợ quê khi xưa của cả vùng còn được gọi là chợ Đinh Cả thuở y còn bé tý. Lúc ấy cả huyện chắc chỉ có mỗi chợ Đình Cả, chợ nằm ở phố huyện Đình Cả, đi chợ hay là đi lên phố cũng chỉ là một khái niệm mà thôi.
Hồi đó chưa có thị trấn huyện lỵ Đình Cả mà chỉ là một khu phố rất nhỏ, gọi là phố cho oai nằm ở ngã tư gốc gạo cổ thụ giao cắt của đường Lạng Sơn Thái Nguyên và đường vào trụ sở huyện và đi Tràng Xá. Lên Phố hay lên Gốc Gạo cũng thế. Ngày nay Gốc Gạo đã không còn nên những người trẻ không biết nữa. Nhà cửa lúc ấy thưa thớt lắm, chỗ Gốc Gạo chỉ có một nhà chờ gọi là bến xe với mấy dãy nhà ngược xuôi cách ngã tư chỉ chừng vài trăm mét
Trong phố nhà có đông đúc hơn nhưng việc buôn bán cũng chỉ nhằm vào chợ phiên, vài nhà làm phở, kẹo bi và bán hàng tạp hóa, hai ba hiệu sửa xe đạp, 1 hiệu ảnh, 1 hiệu thuốc tây, một cửa hàng sửa chữa đồng hồ, một cửa hàng bách hóa và một cửa hàng ăn uống của Công ty cấp 3 hay nôm na là Mậu dịch quốc doanh. Đặc biệt là lại có một Hiệu sách nhân dân ngay đầu cổng chợ, những tác phẩm văn học đi vào lòng y cũng bắt đầu từ những đồng tiền lẻ bố mẹ cho ném vào hiệu sách ấy, tất nhiên là bây giờ thì không còn hiệu sách đó nữa. Bãi đất trống bên bờ sông Đào, có cầu treo sang Tràng Xá chính là chợ Đình Cả. Chỉ có hai dãy nhà cấp 4 trống hoác, thấp lè tè là chợ còn người dân tứ xứ đến bán nông sản tự sản xuất được thì bán ở xung quanh giữa trời, bởi thế chợ họp đến lúc mặt trời lên mấy con sào là tan. Chiều hôm trước các bà bán bóng đèn, bấc đèn, chun quần cho đến vải xô, móc câu, đá lửa, cá mắm, mắm tôm...từ dưới xuôi đã gánh kĩu kịt lên trọ ở phố huyện, các xã xung quanh thì sáng hôm sau mới đi, người gánh, kẻ gồng, các bà, các mế thì tay nải gió đưa (còn gọi là cái giảm) cùng nhau hướng Đình Cả thẳng tiến, ngôn ngữ bây giờ gọi là trực chỉ phố huyện, he he. Chợ quê họp vào ngày 1, ngày 6 âm lịch hàng tháng vị chi là có 6 phiên. Không có ngựa thồ chỉ có dăm chiếc xe bò, xe ngựa với các dãy hàng đậm chất quê. Cân điêu, đong thiếu vẫn có nhưng không nhiều không chụp giật chỉ có mấy bà rỗi thời gian xào xáo mua đầu chợ, bán cuối chợ. Tan chợ, các bà lại lếch thếch đi bộ về vài cây số, mấy đứa trẻ ra tận đầu ngõ mong quà, có lẽ câu "mong như mong mẹ về chợ" từ đó mà ra.
Các bà mẹ quê gánh gạo, khoai sắn hay có khi chỉ là con gà, cân chè bồm đi bán lấy tiền mua dầu, mỡ, muối hay sách vở cho con. Mùa nào thức nấy, gần tết thì bán lá dong, gạo nếp...Tang tảng sáng đường cái quan làm từ thời Pháp đã lao xao tiếng người đi chợ, con đường nhỏ hẹp ngoằn ngoèo ẩn mình dưới hàng xà cừ xanh tốt trồng từ thời đánh Mỹ. Thỉnh thoảng các bà đi chợ mỏi quá lại ghé gốc cây, kéo quần chân què lên đái đứng như đàn ông vậy, lâu lâu mới có một ông đi xe đạp chở đó, nơm úp cá đi chợ bán. Tầm giữa trưa là xe khách Lạng Sơn Thái Nguyên ầm ì bò qua, khói xịt ra đen sì, khét lẹt, mấy thằng mục đồng lại hè nhau vừa chạy theo vừa lấy đá ném rồi chạy dạt vào bụi cây lúp xúp ven đường để trốn...vui ra phết. Y cũng có lần bị chú lái xe bộ đội dừng lại nạt cho 1 trận dọa đưa lên xe chở đi.
Hồi đó chưa có thói quen bán cân mà toàn đong bằng bơ, đấu hoặc gói lá dong, lá chuối, xâu lạt
Chợ phố Đình cả lúc ấy cũng chưa có điện chưa có dịch vụ gì nhiều, tối đến cũng im lìm như bao làng quê yên bình khác, tuy vậy nghe nói đến trai trên phố là các thôn nữ cũng thấy ngưỡng mộ lắm lắm, ước gì có ngày được về làm dâu trên đó...
Hàng hóa chợ quê
Phố chợ Đình Cả ngày nay
Làng quê thanh bình...
...chuyển mình lên phố
Y muốn nói chợ quê khi xưa của cả vùng còn được gọi là chợ Đinh Cả thuở y còn bé tý. Lúc ấy cả huyện chắc chỉ có mỗi chợ Đình Cả, chợ nằm ở phố huyện Đình Cả, đi chợ hay là đi lên phố cũng chỉ là một khái niệm mà thôi.
Hồi đó chưa có thị trấn huyện lỵ Đình Cả mà chỉ là một khu phố rất nhỏ, gọi là phố cho oai nằm ở ngã tư gốc gạo cổ thụ giao cắt của đường Lạng Sơn Thái Nguyên và đường vào trụ sở huyện và đi Tràng Xá. Lên Phố hay lên Gốc Gạo cũng thế. Ngày nay Gốc Gạo đã không còn nên những người trẻ không biết nữa. Nhà cửa lúc ấy thưa thớt lắm, chỗ Gốc Gạo chỉ có một nhà chờ gọi là bến xe với mấy dãy nhà ngược xuôi cách ngã tư chỉ chừng vài trăm mét
Trong phố nhà có đông đúc hơn nhưng việc buôn bán cũng chỉ nhằm vào chợ phiên, vài nhà làm phở, kẹo bi và bán hàng tạp hóa, hai ba hiệu sửa xe đạp, 1 hiệu ảnh, 1 hiệu thuốc tây, một cửa hàng sửa chữa đồng hồ, một cửa hàng bách hóa và một cửa hàng ăn uống của Công ty cấp 3 hay nôm na là Mậu dịch quốc doanh. Đặc biệt là lại có một Hiệu sách nhân dân ngay đầu cổng chợ, những tác phẩm văn học đi vào lòng y cũng bắt đầu từ những đồng tiền lẻ bố mẹ cho ném vào hiệu sách ấy, tất nhiên là bây giờ thì không còn hiệu sách đó nữa. Bãi đất trống bên bờ sông Đào, có cầu treo sang Tràng Xá chính là chợ Đình Cả. Chỉ có hai dãy nhà cấp 4 trống hoác, thấp lè tè là chợ còn người dân tứ xứ đến bán nông sản tự sản xuất được thì bán ở xung quanh giữa trời, bởi thế chợ họp đến lúc mặt trời lên mấy con sào là tan. Chiều hôm trước các bà bán bóng đèn, bấc đèn, chun quần cho đến vải xô, móc câu, đá lửa, cá mắm, mắm tôm...từ dưới xuôi đã gánh kĩu kịt lên trọ ở phố huyện, các xã xung quanh thì sáng hôm sau mới đi, người gánh, kẻ gồng, các bà, các mế thì tay nải gió đưa (còn gọi là cái giảm) cùng nhau hướng Đình Cả thẳng tiến, ngôn ngữ bây giờ gọi là trực chỉ phố huyện, he he. Chợ quê họp vào ngày 1, ngày 6 âm lịch hàng tháng vị chi là có 6 phiên. Không có ngựa thồ chỉ có dăm chiếc xe bò, xe ngựa với các dãy hàng đậm chất quê. Cân điêu, đong thiếu vẫn có nhưng không nhiều không chụp giật chỉ có mấy bà rỗi thời gian xào xáo mua đầu chợ, bán cuối chợ. Tan chợ, các bà lại lếch thếch đi bộ về vài cây số, mấy đứa trẻ ra tận đầu ngõ mong quà, có lẽ câu "mong như mong mẹ về chợ" từ đó mà ra.
Các bà mẹ quê gánh gạo, khoai sắn hay có khi chỉ là con gà, cân chè bồm đi bán lấy tiền mua dầu, mỡ, muối hay sách vở cho con. Mùa nào thức nấy, gần tết thì bán lá dong, gạo nếp...Tang tảng sáng đường cái quan làm từ thời Pháp đã lao xao tiếng người đi chợ, con đường nhỏ hẹp ngoằn ngoèo ẩn mình dưới hàng xà cừ xanh tốt trồng từ thời đánh Mỹ. Thỉnh thoảng các bà đi chợ mỏi quá lại ghé gốc cây, kéo quần chân què lên đái đứng như đàn ông vậy, lâu lâu mới có một ông đi xe đạp chở đó, nơm úp cá đi chợ bán. Tầm giữa trưa là xe khách Lạng Sơn Thái Nguyên ầm ì bò qua, khói xịt ra đen sì, khét lẹt, mấy thằng mục đồng lại hè nhau vừa chạy theo vừa lấy đá ném rồi chạy dạt vào bụi cây lúp xúp ven đường để trốn...vui ra phết. Y cũng có lần bị chú lái xe bộ đội dừng lại nạt cho 1 trận dọa đưa lên xe chở đi.
Hồi đó chưa có thói quen bán cân mà toàn đong bằng bơ, đấu hoặc gói lá dong, lá chuối, xâu lạt
Chợ phố Đình cả lúc ấy cũng chưa có điện chưa có dịch vụ gì nhiều, tối đến cũng im lìm như bao làng quê yên bình khác, tuy vậy nghe nói đến trai trên phố là các thôn nữ cũng thấy ngưỡng mộ lắm lắm, ước gì có ngày được về làm dâu trên đó...
Hàng hóa chợ quê
Phố chợ Đình Cả ngày nay
Làng quê thanh bình...
...chuyển mình lên phố
Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013
"Dù ai đi ngược về xuôi..."
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba"
Dĩ nhiên rồi, con người ta ai chả có tổ có tông, giỗ chạp, mồ mả là chuyện hệ trọng
Thế nên ngày giỗ ai mà không vì mưu sinh bát cơm, manh áo thì đều cố mà về, chả cứ gì giỗ Tổ.
Xưa, làng Chiềng của y cứ có giỗ là vui rồi, vì giỗ là được "ăn trạc" chả mất gì, không tiền đóng gạo góp gì sất, trừ con cháu trực hệ ba đời.
Thế nên có câu "Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được ngày giỗ ông". Hả hê, vui sướng, vô tư...
Năm nay giỗ ông rất to, mà lại là ông tổ của cả nước nữa, to lắm
Thế là y áo dài khăn đóng đi ăn giỗ. Bởi năm nay " tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" được UNESCO tôn vinh công nhận là di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Năm nay cũng có đại diện của 8 tỉnh tham gia luân phiên góp giỗ: Lạng Sơn, Hà Nam, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Daklak, Bình Định, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Lạng Sơn là tỉnh dâng lễ trước tiên...
Hội khai khá sớm, ngày 8 âm đã thấy không khí lễ hội tưng bừng khắp nơi, nào cắm trại, nào nấu cơm thi, làm bánh chưng, bánh dày, hội chợ, đánh bóng...
Điều dễ thấy năm nay là Quảng trường nơi chuẩn bị vào hành lễ rộng và hoành tráng, nhiều công trình đang gấp rút hoàn thành.
Ở thành phố Việt Trì công trình Quảng trường Hùng Vương cũng giải phóng xong mặt bằng nghe đâu cỡ ngàn tỷ đồng, tổng mức đầu tư hơn ba ngàn tỷ, nhiều hơn thu ngân sách 1 năm của Phú Thọ. Dĩ nhiên ngân sách trung ương cấp từ nguồn thuế của dân. Cũng phải thôi, họ giữ giỗ, Tết cho cả nhà mà lỵ.
Cũng nghe nói quan đầu tỉnh gốc sở tại cũng được triều đình mới cử về trấn giữ. Nhiều anh nhân cơ hội này cũng đắc lộc.
Lễ xong, dù chưa đến ngày, y cũng dứt áo ra về, lại hẹn ngày "phá đỗ" sang năm.
Cổng vào lễ hội năm nay
Trại văn hóa của các địa phương trong tỉnh Phú Thọ, có trại dựng nguyên cả ngôi nhà sàn gỗ, lợp cọ vùng trung du như thật
Bên gốc cây Vạn tuế nhiều năm tuổi ở Đền Hùng
Hậu cung Đền Thượng ngày 8 tháng 3 Quý Tỵ (Nghe nói dát vàng 100%, ngày lễ cũng không dễ được vào)
Con cháu Vua Hùng thập phương thành tâm công đức
"Một miếng lộc thánh bằng một gánh quà đời". Bánh chưng giỗ Tổ thì còn gì bằng!
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba"
Dĩ nhiên rồi, con người ta ai chả có tổ có tông, giỗ chạp, mồ mả là chuyện hệ trọng
Thế nên ngày giỗ ai mà không vì mưu sinh bát cơm, manh áo thì đều cố mà về, chả cứ gì giỗ Tổ.
Xưa, làng Chiềng của y cứ có giỗ là vui rồi, vì giỗ là được "ăn trạc" chả mất gì, không tiền đóng gạo góp gì sất, trừ con cháu trực hệ ba đời.
Thế nên có câu "Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được ngày giỗ ông". Hả hê, vui sướng, vô tư...
Năm nay giỗ ông rất to, mà lại là ông tổ của cả nước nữa, to lắm
Thế là y áo dài khăn đóng đi ăn giỗ. Bởi năm nay " tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" được UNESCO tôn vinh công nhận là di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Năm nay cũng có đại diện của 8 tỉnh tham gia luân phiên góp giỗ: Lạng Sơn, Hà Nam, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Daklak, Bình Định, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Lạng Sơn là tỉnh dâng lễ trước tiên...
Hội khai khá sớm, ngày 8 âm đã thấy không khí lễ hội tưng bừng khắp nơi, nào cắm trại, nào nấu cơm thi, làm bánh chưng, bánh dày, hội chợ, đánh bóng...
Điều dễ thấy năm nay là Quảng trường nơi chuẩn bị vào hành lễ rộng và hoành tráng, nhiều công trình đang gấp rút hoàn thành.
Ở thành phố Việt Trì công trình Quảng trường Hùng Vương cũng giải phóng xong mặt bằng nghe đâu cỡ ngàn tỷ đồng, tổng mức đầu tư hơn ba ngàn tỷ, nhiều hơn thu ngân sách 1 năm của Phú Thọ. Dĩ nhiên ngân sách trung ương cấp từ nguồn thuế của dân. Cũng phải thôi, họ giữ giỗ, Tết cho cả nhà mà lỵ.
Cũng nghe nói quan đầu tỉnh gốc sở tại cũng được triều đình mới cử về trấn giữ. Nhiều anh nhân cơ hội này cũng đắc lộc.
Lễ xong, dù chưa đến ngày, y cũng dứt áo ra về, lại hẹn ngày "phá đỗ" sang năm.
Cổng vào lễ hội năm nay
Trại văn hóa của các địa phương trong tỉnh Phú Thọ, có trại dựng nguyên cả ngôi nhà sàn gỗ, lợp cọ vùng trung du như thật
Sân khấu hoành tráng trước lối lên Đền
Con cháu nô nức lên Đền lễ Tổ
Bên gốc cây Vạn tuế nhiều năm tuổi ở Đền Hùng
Hậu cung Đền Thượng ngày 8 tháng 3 Quý Tỵ (Nghe nói dát vàng 100%, ngày lễ cũng không dễ được vào)
Con cháu Vua Hùng thập phương thành tâm công đức
"Một miếng lộc thánh bằng một gánh quà đời". Bánh chưng giỗ Tổ thì còn gì bằng!
Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013
CƯỠI VOI Ở BUÔN ĐÔN
Từ Pleiku lên Buôn Ma Thuột khoảng trên 180km, đường đang làm nên cũng có đoạn khó đi khoảng 3 h mới thủ phủ của Đăklăk. Đăklăk đất rộng người đông và hình như cũng là thủ phủ của vùng Tây Nguyên. Thành phố rất rộng, có cảng hàng không Buôn Ma Thuột khá hoành tráng thấy bay loại A321 với tần suất khá dày, đường phố đông vui, nhộn nhịp. Đaklak cũng vừa tổ chức xong lễ hội cà phê thường niên vào tháng trước. Thu ngân sách của Đaklak theo lời quan đầu tỉnh khoảng trên 8 ngàn tỷ, một con số khá ấn tượng với một tỉnh Tây Nguyên tuy nhiên vẫn không đủ trang trải phải chờ vào Trung ương. Cà phê, dĩ nhiên là thế mạnh. Các quán cà phê ở đây hầu hết là quán lớn và rất lớn không giống ngoài mình và càng hoành tráng, vĩ đại hơn nhiều so với cà phê Làng Chiềng nhà y.
Như quán cà phê Xưa và nay chẳng hạn tọa lạc ở một vị trí rất đẹp và rộng đến không ngờ với không gian thơ mộng có giả sơn, non bộ cao chừng mái nhà, có ăn sáng nhẹ có cà phê tập thể và chốn riêng tư hẹn hò, lối vào và ngoài phố mới 7h sáng đã chật cứng xe.
Tập quán ở đây là họ đi làm cả ngày trong tuần nhưng thứ 7, Chủ Nhật là ngày nghỉ đúng nghĩa, cả nhà kéo nhau đi ăn sáng rồi cà phê có khi đến trưa (not rượu MS như trên chỗ y ở). Nhậu trong này thì hầu hết là bia, ra nhà hàng họ mang mỗi bàn một két và mỗi người một chai uống hết theo loạt rồi lấy loạt khác, dễ thấy là dùng đá rất nhiều, có lẽ là do nóng.
Vào mùa tưới cà phê cho bung hoa nếu gặp cơn mưa thì họ cho là gặp cơn mưa vàng, mưa tiền do đó nếu họ đã chuẩn bị sẵn tiền để thuê tưới thì có nghĩa là số tiền đó được trời cho nên hôm đó các quán bia không đủ chỗ phục vụ.
Vào đây, y đến thăm người bà con làng Chiềng đang lập nghiệp ở đây, hóa ra làng Chiềng nhỏ vậy cũng nhiều kẻ tha phương cầu thực xa ra phết
Chú voi này khoảng 6 tuổi, được săn bắt khi 4 tuổi ở Bình Thuận, nay địa vực sinh sống của Voi bị thu hẹp đến chóng mặt, không có biện pháp khắc phục (mà chắc là chả có đâu) thì chỉ ít chục năm nữa có lẽ loài voi chỉ còn trong ký ức và hình ảnh, một hai thế hệ nữa thì chỉ biết voi như hình ảnh con Rồng bây giờ mà thôi (Khi đó y sẽ bán đấu giá bức ảnh này, he he...)
Cùng Mr Liêm dân tộc Dzao , Chủ tịch UBND xã Ba Vì, thủ đô Hà Nội
Một nữ khách đến quán cà phê còn mang theo cả sách để đọc
Non bộ trong quán cà phê Xưa và nay
Gặp người bà con làng Chiềng tại tư gia cư ngụ trong Daklak
Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột ở trung tâm thành phố
Như quán cà phê Xưa và nay chẳng hạn tọa lạc ở một vị trí rất đẹp và rộng đến không ngờ với không gian thơ mộng có giả sơn, non bộ cao chừng mái nhà, có ăn sáng nhẹ có cà phê tập thể và chốn riêng tư hẹn hò, lối vào và ngoài phố mới 7h sáng đã chật cứng xe.
Tập quán ở đây là họ đi làm cả ngày trong tuần nhưng thứ 7, Chủ Nhật là ngày nghỉ đúng nghĩa, cả nhà kéo nhau đi ăn sáng rồi cà phê có khi đến trưa (not rượu MS như trên chỗ y ở). Nhậu trong này thì hầu hết là bia, ra nhà hàng họ mang mỗi bàn một két và mỗi người một chai uống hết theo loạt rồi lấy loạt khác, dễ thấy là dùng đá rất nhiều, có lẽ là do nóng.
Vào mùa tưới cà phê cho bung hoa nếu gặp cơn mưa thì họ cho là gặp cơn mưa vàng, mưa tiền do đó nếu họ đã chuẩn bị sẵn tiền để thuê tưới thì có nghĩa là số tiền đó được trời cho nên hôm đó các quán bia không đủ chỗ phục vụ.
Vào đây, y đến thăm người bà con làng Chiềng đang lập nghiệp ở đây, hóa ra làng Chiềng nhỏ vậy cũng nhiều kẻ tha phương cầu thực xa ra phết
Chú voi này khoảng 6 tuổi, được săn bắt khi 4 tuổi ở Bình Thuận, nay địa vực sinh sống của Voi bị thu hẹp đến chóng mặt, không có biện pháp khắc phục (mà chắc là chả có đâu) thì chỉ ít chục năm nữa có lẽ loài voi chỉ còn trong ký ức và hình ảnh, một hai thế hệ nữa thì chỉ biết voi như hình ảnh con Rồng bây giờ mà thôi (Khi đó y sẽ bán đấu giá bức ảnh này, he he...)
Cùng Mr Liêm dân tộc Dzao , Chủ tịch UBND xã Ba Vì, thủ đô Hà Nội
Một nữ khách đến quán cà phê còn mang theo cả sách để đọc
Non bộ trong quán cà phê Xưa và nay
Gặp người bà con làng Chiềng tại tư gia cư ngụ trong Daklak
Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột ở trung tâm thành phố
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)