Thuở bao cấp, làng Chiềng cũng có một bãi chiếu bóng, thường thì tháng một lần hoặc khi có bộ đội về thì hơn. Các cụ già thì dùng từ lối cổ gọi là xem chớp bóng, người biết tý tiếng Pháp hay tây học thì gọi là đi coi xi - nê chắc ở từ cinema mà ra. Ai làm cái gì nhanh mà điêu luyện khác người thì các cụ bảo làm như xi - nê.
Thời ấy xe chiếu bóng là xe bò, buổi chiều cứ thấy xe bò lộc cộc và có tấm giấy màu dán ở gốc cây xà cừ đầu làng là y rằng tối đó có chiếu bóng ở ngoài Đồn (Đồn tây cũ).
Thời phim nhựa, phải căng cái phông to hơn cả cái cót phơi thóc từ buổi chiều. Loa buộc ở góc phông và í ới hát từ khi ông mặt trời chưa lặn kia. Cả làng râm ran rủ nhau đi làm đồng về sớm để đi xem. Vé xem chiếu bóng hồi ấy chỉ 1 đồng về sau (vài năm gì đó) tăng lên 2 đồng. Bọn trẻ con thì hay chui rào, trốn vé hoặc nhặt các vé chú gác cổng đã xé nhưng chưa rách hoặc còn sót để vào cổng. Chúng chân đất chui qua bụi gai tre, gai găng luồn lách qua lũy đất cây mọc um tùm để nhè lúc dân quân, bảo vệ của đội chiếu bóng không để ý là a - lê - hấp chạy lốc nhốc trà trộn vào đám đông đã mua vé. Tất nhiên trong đám ấy không thể thiếu y vì có khi bố mẹ không cho tiền vì chưa đến chợ phiên, cũng có khi tiền bố mẹ cho để dành cất đi mua sách trên Đình Cả. Cũng có đứa chậm chân vào gần đến nơi thì bị bắt lại tống ra ngoài, rất xấu hổ vì cả bãi chiếu bóng ai chả biết mặt biết tên con cái nhà nào.
Từ chiều khi mặt trời chưa xuống núi máy nổ đã chạy xình xịch thắp sáng cả vùng đồng mạ trên, đồng mạ dưới, tiếng loa ông ổng phát những bài cải lương buồn nẫu ruột hoặc những bài hát cách mạng bừng bừng khí thế. Mấy thằng láo toét đi lừa bọn con gái hay mấy người già là hôm nay ở Đồn có phim "Tam anh hùng dải đế và ngũ cô công chúa lổn đề", bị các cô nguýt cho cháy cả lông mày, còn các cụ già thì cứ tưởng thật, ôi giời nghe tên như phim kiếm hiệp 3 xu của Tàu ấy, lạ thế! he he
Loa liên tục thúc giục: Đồng bào chú ý đã sắp đến giờ chiếu rồi, xin mới bà con cô bác còn ở ngoài khẩn trương mua vé ổn định chỗ ngồi để buổi chiếu được bắt đầu. Hồi ấy giờ giấc là nghiêm lắm, cấm có sai, một số không chịu vào ở ngoài nghe chờ đến lúc "tháo khoán" mới vào. Số anh chị lớn thì mải chim chuột nhau, mua kẹo lẻ, thuốc lá lẻ bên các mẹt đèn dầu ngoài cửa Đồn. Thỉnh thoảng cũng có người nhờ các anh nhắn tin: "Alô, alô chúng tôi xin mời chị Khoai ra cổng ngay có anh Mắm tìm gặp" hay "Alô yêu cầu anh Tũn về ngay đưa vợ đi đẻ"...vui ra phết!
Hôm nào có phim màu mà nhất là phim truyện chiến đấu của Liên Xô thì càng hấp dẫn. Sau 2, 3 cuốn phim tài liệu là đến phim truyện. Y còn nhớ mấy phim như Hoa ăn thịt người, X30 phá lưới hay Ván bài lật ngửa, Cánh đồng hoang, Em bé Hà Nội, Rừng lạnh, Thị xã trong tầm tay, Chom và Sa, Cô Nhíp, Thị trấn yên tĩnh...
Có những hôm đội chiếu bóng chỉ có một máy mà phim cũ hay đứt thì rất sốt ruột nhưng rất trật tự chứ không có la ó, chửi bới hay mất trật tự gây lộn gì cả. Hôm nào mà có chiếu bóng của bộ đội thì thích hơn vì có ô tô Giải phóng hay Gát 69 chở máy đến và máy móc rất tốt và các chú bộ đội làm rất nhanh, chỉ đến trước giờ chiếu 1 tiếng là đâu vào đấy, thu dọn cũng rất nhanh, người cuối cùng ra về thì các chú cũng nổ máy chạy biến vào màn đêm. Tiếng chó sủa râm ran, tiếng chẫu chuộc, ếch nhái kêu váng đồng, tiếng bàn luận về bộ phim rầm rì theo ánh đuốc lập lòe về tít nơi bản xa.
Thường thì sắp hết phim thì đều biết và khi màn hình đã có chứ hết trắng toát rồi nhưng phải chờ đến người thuyết minh đọc câu "Alô, hết phim đêm nay" thì người xem mới lục tục đứng lên như còn gì tiếc nuối lắm.
Còn nhớ có lần bộ đội chiếu phim Cánh đồng hoang ở sân ông Hoan ngay gần cổng nhà y, mọi người chen nhau lên giàn (để phơi thóc, lúa) đang chiếu thì giàn đổ, cả đống ngời được phen hú vía cười nghiêng ngả, buổi chiếu phải dừng lại một lúc...
Đến khi y ra tỉnh đi học về làm anh giáo làng thì ngành chiếu bóng quê y cũng chết hẳn, có lẽ cà chục năm nay bọn trẻ con không biết màn ảnh rộng là gì....
Từ xứ đồng Là Tin nhìn ra Đồn Pháp cũ - bãi chiếu bóng Đông Bắc (Hợp tác xã Đông Bắc) nay vật đổi sao dời không còn nhận ra nữa
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013
Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013
Tết ta ở làng Chiềng
Làng Chiềng nay đã khác thời bao cấp xưa nhiều, từ chỗ chỉ có khoảng ba chục nóc nhà nay đã lên đến ngót trăm nóc nhà, đường làng ngõ xóm đã bê tông hóa, không còn đàn trâu đủng đỉnh về chuồng khi chiều tối với khói lam chiều trên nóc rạ nữa, làng đã chuyển dần theo cuộc sống hiện đại. Làng Chiềng nằm trên thế đất đồi thấp hình con rùa đầu hướng về phía vực Cây Cơi, Cây Dẻ, hai chân trước xõa về phía soi Trũng và cống Bồ Câm mà theo phong thủy gọi là thế Kim Quy ẩm thủy, tức rùa vàng uống nước. Rùa có thể sống trên cạn có thể sống dưới nước nên các cụ bảo rằng thế đất ấy là linh lắm, nhưng người làm to nhất làng cũng chưa ai với tới chức tri huyện, chánh tổng, lý trưởng thì nhiều.
Tuy thế nếp xưa vẫn còn giữ được ít nhiều. Tết vẫn còn háo hức với con trẻ, dù rằng chúng không còn đánh sảng, đánh khăng và ngượng ngùng với tà áo mới.
Tết xưa, chúng (trong đó có y) rất thích đi chợ tết để chen nhau, để tìm mua pháo với sách, những cuốn sách mà y vẫn còn hoặc nhớ đến tận bây giờ như Ti - Mua và đồng đội, Mùa thu ở Ca - Khốp - Ca, Quê nội của Võ Quảng, Không Gia đình của Hecto Malo, Lũ trẻ Ngã ba Bùng của Phùng Nguyễn, Bến tàu trong thành phố của Xuân Quỳnh hay đơn giản chỉ là tuyện tranh lịch sử như Lá cờ thêu 6 chữ vàng, Sát Thát...nay thì tìm cả phố huyện không còn nơi nào bán sách nữa, ngoại trừ sách giáo khoa, sách tham khảo bán ở ngay ngã tư nhưng cũng rất hiếm.
Nồi bánh chưng các nhà cũng không chờ đến 30 tết mà luộc từ 26, 27 tết sau khi đã quét chạp xong. Tục đụng lợn vẫn còn, cây nêu và cờ Tổ quốc vẫn được các nhà treo đều đặn, duy có xác pháo đã lùi vào dĩ vãng, cũng nhớ thật đấy nhưng người ta hay lạm dụng quá, nếu cho đốt pháo thì chính những ông bố trẻ con như mình lại lo trước nhất. Tục mừng tuổi, tục đi tết tổ tiên vẫn duy trì như một nét văn hóa cội nguồn rất đáng để giáo dục con cháu mai sau.
Ngày 3 là hầu hết đã cúng đưa đảng rồi vào vụ chiêm dù rằng vật chất, hơi hướng tết có khi hết cả tháng Giêng.
Làng Chiềng tuy là làng lớn có gốc từ Nam Định và các tỉnh dưới xuôi nhưng do không cùng một họ nên Chùa và Đình cũng bị mai một mà không khôi phục lại được, bởi thế tính cộng đồng làng xã có phần bị lỏng lẻo.
Làng Chiềng nằm trên đường bay của VN airline thì phải, một ngày vài lần tiếng máy bay ù ù qua làng, ban đêm có khi bây thấp ánh đèn chớp nhấp nháy nhìn rõ cả cánh đồng làng. Thời siêu máy bay Airbus A380 bay trình diễn cách đây vài năm cũng bay qua làng rất thấp, cả làng ra xem, có lẽ không cao hơn ngọn tre là mấy. Tiếng máy bay ù ù hàng ngày gợi lại không khí chiến tranh chống Mỹ 1972 với người già làng Chiềng
Y về quê quét chạp tổ tiên ngày 26 tết
Bọn trẻ con làng Chiềng chơi xe rùa thay cho trò đánh sảng, đánh khăng khi xưa...
Không thừa thãi thiếp chúc mừng như ở thành phố, thiệp mừng tết trẻ con ở quê tự làm để trang trí cành đào
Rửa xe độc đáo kiểu ... làng Chiềng!
Tuy thế nếp xưa vẫn còn giữ được ít nhiều. Tết vẫn còn háo hức với con trẻ, dù rằng chúng không còn đánh sảng, đánh khăng và ngượng ngùng với tà áo mới.
Tết xưa, chúng (trong đó có y) rất thích đi chợ tết để chen nhau, để tìm mua pháo với sách, những cuốn sách mà y vẫn còn hoặc nhớ đến tận bây giờ như Ti - Mua và đồng đội, Mùa thu ở Ca - Khốp - Ca, Quê nội của Võ Quảng, Không Gia đình của Hecto Malo, Lũ trẻ Ngã ba Bùng của Phùng Nguyễn, Bến tàu trong thành phố của Xuân Quỳnh hay đơn giản chỉ là tuyện tranh lịch sử như Lá cờ thêu 6 chữ vàng, Sát Thát...nay thì tìm cả phố huyện không còn nơi nào bán sách nữa, ngoại trừ sách giáo khoa, sách tham khảo bán ở ngay ngã tư nhưng cũng rất hiếm.
Nồi bánh chưng các nhà cũng không chờ đến 30 tết mà luộc từ 26, 27 tết sau khi đã quét chạp xong. Tục đụng lợn vẫn còn, cây nêu và cờ Tổ quốc vẫn được các nhà treo đều đặn, duy có xác pháo đã lùi vào dĩ vãng, cũng nhớ thật đấy nhưng người ta hay lạm dụng quá, nếu cho đốt pháo thì chính những ông bố trẻ con như mình lại lo trước nhất. Tục mừng tuổi, tục đi tết tổ tiên vẫn duy trì như một nét văn hóa cội nguồn rất đáng để giáo dục con cháu mai sau.
Ngày 3 là hầu hết đã cúng đưa đảng rồi vào vụ chiêm dù rằng vật chất, hơi hướng tết có khi hết cả tháng Giêng.
Làng Chiềng tuy là làng lớn có gốc từ Nam Định và các tỉnh dưới xuôi nhưng do không cùng một họ nên Chùa và Đình cũng bị mai một mà không khôi phục lại được, bởi thế tính cộng đồng làng xã có phần bị lỏng lẻo.
Làng Chiềng nằm trên đường bay của VN airline thì phải, một ngày vài lần tiếng máy bay ù ù qua làng, ban đêm có khi bây thấp ánh đèn chớp nhấp nháy nhìn rõ cả cánh đồng làng. Thời siêu máy bay Airbus A380 bay trình diễn cách đây vài năm cũng bay qua làng rất thấp, cả làng ra xem, có lẽ không cao hơn ngọn tre là mấy. Tiếng máy bay ù ù hàng ngày gợi lại không khí chiến tranh chống Mỹ 1972 với người già làng Chiềng
Y về quê quét chạp tổ tiên ngày 26 tết
Bọn trẻ con làng Chiềng chơi xe rùa thay cho trò đánh sảng, đánh khăng khi xưa...
Không thừa thãi thiếp chúc mừng như ở thành phố, thiệp mừng tết trẻ con ở quê tự làm để trang trí cành đào
Rửa xe độc đáo kiểu ... làng Chiềng!
Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013
Cô giáo chủ nhiệm
Đây là hình cô giáo chủ nhiệm và là người hướng dẫn tiểu luận môn Lịch sử thế giới năm thứ 3 của y
Nay cô là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch
Nhặt cái hình trên báo, thông báo cho các bạn 23k2 cùng biết (link đây: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/du-lich/2012/12/du-lich-viet-nam-thieu-tien-lam-clip-quang-ba/)
Hôm vừa rồi tình cờ y gặp em Hà Thị Lan GV Sử trường THPT Lục Nam, BG mới hay đó là con thầy Hà Việt đã dạy lịch sử thế giới cận đại lớp y năm thứ hai.
Nhanh thật hồi đó em còn bé tý, vậy mà giờ đã chồng con và nghe đâu còn là nghị sỹ Quốc hội nữa.
Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013
Con trâu mộng bụng báng
Cha
mẹ sinh con...y đâu có được chọn. Y cầm tinh con vật mà hễ bị ghét là
người ta rủa, ai ngu thì cũng ví với nó. Y không rồng vàng, lợn vàng gì
cả. Cả thời thơ ấu và kể cả vị thành niên của y gắn với con trâu mông
bụng báng.
Đó là một con trâu khá to không biết cha mẹ đã mua từ bao giờ, chỉ biết lớn lên đã có con trâu ấy rồi, trông nó to cân đối và đã bị thiến nên gọi là trâu mộng. Mỗi khi ăn no, bụng nó căng tròn, cái đầu to với hai cái sừng cân đối trông rất hiên ngang. Lũ mục đồng làng Chiềng thường gọi là con trâu mộng bụng báng, ý là nó chỉ ăn hại không biết húc nhau dữ dội như trâu nhà chúng nó. Từ lúc học cấp I y đã gắn bó với chú trâu mộng của mình. Hàng ngày sau khi đi học về, ăn cơm xong là y có nhiệm vụ đưa trâu đi chăn, gọi là đi trâu. Không có chuyện như trong Tấm cám, chăn đồng gần làng bắt mất trâu nhưng tôi vẫn phải đưa đi chăn đồng xa vì đồng làng đã hết cỏ, mà phải giữ cho nó sao không ăn lúa, chỉ được ăn cỏ già cụt trên bờ đã nhẵn bóng chân trâu. Trời mưa cũng như nắng, rét cũng như ấm tôi đều phải gắn bó với lưng trâu sặc nồng mùi bùn. Không biết nó ghét phải tha nó trên lưng hay nóng mà cứ ra khỏi chuồng là nó chạy lồng lên rồi lao xuống ruộng đằm bùn, tung tóe chỉ hở hai cái mắt nhưng sau đó khô bùn là y lại trèo lên ngồi cho đỡ mỏi, cưỡi một lúc thì mồ hôi ra lưng trâu lại đen bóng tối về người hôi toàn mùi trâu mùi bùn rồi cũng cứ thế rúc vào chăn bông mà ngủ, hôm sau lại thế. Cuộc đời cứ vậy mà không bao giờ nghĩ sau này lại đi làm anh giáo học như bây giờ, công không mơ ước gì nào công hầu, nào khanh tướng, bởi làng Chiềng là làng hình con rùa. Nhiều hôm y cưỡi trâu từ chuồng đi chăn lúc ăn cơm trưa xong và lại đưa trầu về chuồng lúc xẩm tối mà chân không hề bén đất. Y cưỡi trâu đến tận năm đi ra tỉnh nuôi giấc mộng đèn sách. Con trâu của y là trâu mộng nhưng cũng rất hung hăng không kém gì trâu dái dậy lăm. Mỗi khi ra khỏi chuồng là mắt nó đỏ vằn lên và nhẩy quẫng quanh dây thừng cái thằng tôi đang cầm, có vẻ như sắn sàng lao vào chiến đấu với đồng loại.
Con trâu mộng bụng báng nhà y rất "kỵ" với con trâu nhà ông Phán và con trâu sừng vòng nhà ông Chương còn gọi là cụ cố, nó gầy đít tóp nhưng có lợi thế là sừng vòng nên móc mắt đối phương rất hiểm.
Lần nào húc nhau xong cũng rách mắt, máu me be bét, y lại phải lấy nước muối rửa cho nó vì con trâu là đầu cơ nghiệp, nồi cơm và cái sự học của anh em nhà y trông vào nó.
Có lần nghênh chiến với con trâu nhà ông Phán, nó đánh thần tốc trong 4 phút rồi đuổi con trâu nhà ông Phán chạy qua mấy cây số, đến làng Áng nó chạy qua sân nhà ông Nhỡ, nhảy qua đầu tay Ngô Chí Trai đang đóng cối xay ở sân, rồi tút ra phía xứ đồng Tu Luông, báo hại cho Y cả buổi chiều đông tìm trâu trong bê bết bùn đất và nước mắt, tối về trâu vẫn đói, bụng lép kẹp...
Còn nữa
Cánh đồng tôi vẫn chăn trâu thời bé nay đã khác nhiều, chợt nhớ câu thơ của Tú Xương:
Sông kia rày đã nên đồng
Nơi thì trồng lúa, nơi trồng ngô khoai
Bỗng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò
Con trâu mộng bụng báng ngày xưa đã được thay bằng con trâu sắt này
Đó là một con trâu khá to không biết cha mẹ đã mua từ bao giờ, chỉ biết lớn lên đã có con trâu ấy rồi, trông nó to cân đối và đã bị thiến nên gọi là trâu mộng. Mỗi khi ăn no, bụng nó căng tròn, cái đầu to với hai cái sừng cân đối trông rất hiên ngang. Lũ mục đồng làng Chiềng thường gọi là con trâu mộng bụng báng, ý là nó chỉ ăn hại không biết húc nhau dữ dội như trâu nhà chúng nó. Từ lúc học cấp I y đã gắn bó với chú trâu mộng của mình. Hàng ngày sau khi đi học về, ăn cơm xong là y có nhiệm vụ đưa trâu đi chăn, gọi là đi trâu. Không có chuyện như trong Tấm cám, chăn đồng gần làng bắt mất trâu nhưng tôi vẫn phải đưa đi chăn đồng xa vì đồng làng đã hết cỏ, mà phải giữ cho nó sao không ăn lúa, chỉ được ăn cỏ già cụt trên bờ đã nhẵn bóng chân trâu. Trời mưa cũng như nắng, rét cũng như ấm tôi đều phải gắn bó với lưng trâu sặc nồng mùi bùn. Không biết nó ghét phải tha nó trên lưng hay nóng mà cứ ra khỏi chuồng là nó chạy lồng lên rồi lao xuống ruộng đằm bùn, tung tóe chỉ hở hai cái mắt nhưng sau đó khô bùn là y lại trèo lên ngồi cho đỡ mỏi, cưỡi một lúc thì mồ hôi ra lưng trâu lại đen bóng tối về người hôi toàn mùi trâu mùi bùn rồi cũng cứ thế rúc vào chăn bông mà ngủ, hôm sau lại thế. Cuộc đời cứ vậy mà không bao giờ nghĩ sau này lại đi làm anh giáo học như bây giờ, công không mơ ước gì nào công hầu, nào khanh tướng, bởi làng Chiềng là làng hình con rùa. Nhiều hôm y cưỡi trâu từ chuồng đi chăn lúc ăn cơm trưa xong và lại đưa trầu về chuồng lúc xẩm tối mà chân không hề bén đất. Y cưỡi trâu đến tận năm đi ra tỉnh nuôi giấc mộng đèn sách. Con trâu của y là trâu mộng nhưng cũng rất hung hăng không kém gì trâu dái dậy lăm. Mỗi khi ra khỏi chuồng là mắt nó đỏ vằn lên và nhẩy quẫng quanh dây thừng cái thằng tôi đang cầm, có vẻ như sắn sàng lao vào chiến đấu với đồng loại.
Con trâu mộng bụng báng nhà y rất "kỵ" với con trâu nhà ông Phán và con trâu sừng vòng nhà ông Chương còn gọi là cụ cố, nó gầy đít tóp nhưng có lợi thế là sừng vòng nên móc mắt đối phương rất hiểm.
Lần nào húc nhau xong cũng rách mắt, máu me be bét, y lại phải lấy nước muối rửa cho nó vì con trâu là đầu cơ nghiệp, nồi cơm và cái sự học của anh em nhà y trông vào nó.
Có lần nghênh chiến với con trâu nhà ông Phán, nó đánh thần tốc trong 4 phút rồi đuổi con trâu nhà ông Phán chạy qua mấy cây số, đến làng Áng nó chạy qua sân nhà ông Nhỡ, nhảy qua đầu tay Ngô Chí Trai đang đóng cối xay ở sân, rồi tút ra phía xứ đồng Tu Luông, báo hại cho Y cả buổi chiều đông tìm trâu trong bê bết bùn đất và nước mắt, tối về trâu vẫn đói, bụng lép kẹp...
Còn nữa
Cánh đồng tôi vẫn chăn trâu thời bé nay đã khác nhiều, chợt nhớ câu thơ của Tú Xương:
Sông kia rày đã nên đồng
Nơi thì trồng lúa, nơi trồng ngô khoai
Bỗng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò
Con trâu mộng bụng báng ngày xưa đã được thay bằng con trâu sắt này
Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013
Tết tây ở làng Chiềng
Được nghỉ Tết mấy ngày, y mò về làng Chiềng của y, nhưng y về chơi thôi, thăm mẹ già và bà con chòm xóm chứ không về hẳn. "Bao giờ có bạc trăm" thì y mới về, he he
Đường làng phong quang sạch sẽ, nhà nào cũng có đường bê tông vào đến sân, thóc lúa đầy nhà, vịt gà đầy sân, phong lưu lắm lắm so với hồi y còn bé ở nhà chỉ luôn mong không phải ăn cơm độn ngô, sắn mà thôi.
Tiếc rằng đường bê tông không phải là chỗ đánh sảng nữa. Đánh sảng phải ở bãi đất và có bụi tre rậm rạp để đưa sảng của đối phương vào giữa bụi tre gai rậm rạp mới thích!
Nay về làng Chiềng có gạo ngon, rau cỏ lợn gà không lo hóa chất...Hạt gạo một nắng hai sương làng tôi quả có ngon hơn rất nhiều cao lương mỹ vị chết người...
Đường vào nhà y, nơi đánh sảng ở ảnh dưới mấy năm trước
Năm 2011
Đánh sảng đầu ngõ
Ao Mỏ huyền thoại
Cây Cơi ở Mỏ Lấu hồi bé bọn y hay trèo lên nhảy xuống vực sâu, nay chỉ còn là con mương nhỏ
Đường về quê
Lối nhỏ vào nhà y
Đường làng phong quang sạch sẽ, nhà nào cũng có đường bê tông vào đến sân, thóc lúa đầy nhà, vịt gà đầy sân, phong lưu lắm lắm so với hồi y còn bé ở nhà chỉ luôn mong không phải ăn cơm độn ngô, sắn mà thôi.
Tiếc rằng đường bê tông không phải là chỗ đánh sảng nữa. Đánh sảng phải ở bãi đất và có bụi tre rậm rạp để đưa sảng của đối phương vào giữa bụi tre gai rậm rạp mới thích!
Nay về làng Chiềng có gạo ngon, rau cỏ lợn gà không lo hóa chất...Hạt gạo một nắng hai sương làng tôi quả có ngon hơn rất nhiều cao lương mỹ vị chết người...
Đường vào nhà y, nơi đánh sảng ở ảnh dưới mấy năm trước
Năm 2011
Đánh sảng đầu ngõ
Ao Mỏ huyền thoại
Cầu tre lắt lẻo
Cây Cơi ở Mỏ Lấu hồi bé bọn y hay trèo lên nhảy xuống vực sâu, nay chỉ còn là con mương nhỏ
Đường về quê
Lối nhỏ vào nhà y
Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012
Ngộ nghĩnh trẻ thơ
1. Cu Tơn thế mà đã sắp 6 tuổi
Mỗi khi Tơn hư, mẹ hay mắng Tơn là Nhóc con, hư quá
Tơn đáp trả ngay: Nhóc mẹ
Ở đây Tơn đã có sự lẫn lộn ở từ "con" trong cụm từ nhóc con là một danh từ không phải từ ghép
2. Cu Tơn chuẩn bị thay răng. Một hôm đi Mẫu giáo về khoe "Mẹ ơi răng con lung linh rồi"
Chắc là định nói răng lung lay
Ba ngày sau: Buổi tối đang ăn mỳ tôm, Tơn khóc hu hu mẹ ơi con ra một cái rằng rồi, chắc là sợ quá!
3. Sáng ra mặt trời chiếu qua cửa sổ cu Tơn không ngủ được nên bảo mẹ
Mẹ ơi, nhốt ông mặt trời lại, con chói mắt không ngủ được
4. Tơn ngủ dậy, thấy một quả quýt to và một quả quýt nhỏ trên bàn bèn reo lên:
A! hai bố con quả quýt
Xuống tấn!
Mỗi khi Tơn hư, mẹ hay mắng Tơn là Nhóc con, hư quá
Tơn đáp trả ngay: Nhóc mẹ
Ở đây Tơn đã có sự lẫn lộn ở từ "con" trong cụm từ nhóc con là một danh từ không phải từ ghép
2. Cu Tơn chuẩn bị thay răng. Một hôm đi Mẫu giáo về khoe "Mẹ ơi răng con lung linh rồi"
Chắc là định nói răng lung lay
Ba ngày sau: Buổi tối đang ăn mỳ tôm, Tơn khóc hu hu mẹ ơi con ra một cái rằng rồi, chắc là sợ quá!
3. Sáng ra mặt trời chiếu qua cửa sổ cu Tơn không ngủ được nên bảo mẹ
Mẹ ơi, nhốt ông mặt trời lại, con chói mắt không ngủ được
4. Tơn ngủ dậy, thấy một quả quýt to và một quả quýt nhỏ trên bàn bèn reo lên:
A! hai bố con quả quýt
Xuống tấn!
Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012
"U ơi U lấy vợ hai cho thầy.."
Ngày bé, tôi vẫn nghe bà, mẹ tôi và các bà mẹ ở làng Chiềng thường hát ru con mỗi trưa hè nắng gắt:
"Ầu ơ, ...ơ...ơ
Cái Cò mà mổ cái Trai
U ơi U lấy vợ hai cho thầy..."
Giờ nghe thì lạ tai nhưng bà tôi kể ngày xưa phụ nữ, đàn bà trong làng khổ lắm làm gì được tự do tìm hiểu, kết hôn và lại ly hôn...chóng vánh như các anh các chị bây giờ. Thời ấy cha mẹ đặt đâu, con cái ngồi đấy. Con gái 13, 14 tuổi đầu đã tấp tểnh lấy chồng. 17, 18 mà chưa gì là có nguy cơ ... ê sắc rồi. Có khi các bậc cha mẹ giao ước với nhau từ thuở con cái mới lọt lòng. Phụ nữ không có con và không có con trai là một tội tày đình, có thể người chồng thông cảm nhưng với họ hàng gia tộc thì không thể tha thứ. Ngày ấy trai thiếu gái thừa nên đa thê cũng là lẽ thường cho nên những người phụ nữ không con không còn cách nào khác là phải ngậm đắng, nuốt cay chịu cảnh chồng chung mà không dám hé răng than vãn nửa lời. Kiếp người mà lầm lũi như trâu bò, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho giời; một nắng hai sương mà không có lúc nào được an nhàn hạnh phúc kể cả trong giấc ngủ.
Phụ nữ làng tôi nay cũng đã đổi thay, nhiều chị học hành tử tế, đi thoát ly cũng nhiều, câu hát ru bi ai, sầu muộn xưa không còn, thay vào đó là tiếng ầu ơ cất lên réo rắt sau bờ tre mỗi trưa hè:
"Ầu ơ...ơ...
Con ngoan con ngủ với bà
Mẹ nằm với bố cho nhà đông em..."
Tiếng trẻ nín tắp, chỉ còn tiếng ru thi gan với tiếng ve kêu...
Chiều đông phố huyện (ĐC-VN-TN)
"Ầu ơ, ...ơ...ơ
Cái Cò mà mổ cái Trai
U ơi U lấy vợ hai cho thầy..."
Giờ nghe thì lạ tai nhưng bà tôi kể ngày xưa phụ nữ, đàn bà trong làng khổ lắm làm gì được tự do tìm hiểu, kết hôn và lại ly hôn...chóng vánh như các anh các chị bây giờ. Thời ấy cha mẹ đặt đâu, con cái ngồi đấy. Con gái 13, 14 tuổi đầu đã tấp tểnh lấy chồng. 17, 18 mà chưa gì là có nguy cơ ... ê sắc rồi. Có khi các bậc cha mẹ giao ước với nhau từ thuở con cái mới lọt lòng. Phụ nữ không có con và không có con trai là một tội tày đình, có thể người chồng thông cảm nhưng với họ hàng gia tộc thì không thể tha thứ. Ngày ấy trai thiếu gái thừa nên đa thê cũng là lẽ thường cho nên những người phụ nữ không con không còn cách nào khác là phải ngậm đắng, nuốt cay chịu cảnh chồng chung mà không dám hé răng than vãn nửa lời. Kiếp người mà lầm lũi như trâu bò, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho giời; một nắng hai sương mà không có lúc nào được an nhàn hạnh phúc kể cả trong giấc ngủ.
Phụ nữ làng tôi nay cũng đã đổi thay, nhiều chị học hành tử tế, đi thoát ly cũng nhiều, câu hát ru bi ai, sầu muộn xưa không còn, thay vào đó là tiếng ầu ơ cất lên réo rắt sau bờ tre mỗi trưa hè:
"Ầu ơ...ơ...
Con ngoan con ngủ với bà
Mẹ nằm với bố cho nhà đông em..."
Tiếng trẻ nín tắp, chỉ còn tiếng ru thi gan với tiếng ve kêu...
Chiều đông phố huyện (ĐC-VN-TN)
Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012
Khi thầy click chuột...
Khi xưa, lúc học đại
học sư phạm y cũng từng rất thích bài hát Bụi phấn với những ca từ không
thể đẹp hơn về hình ảnh người thầy: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi
rơi..."nhất là nó lại được ngân lên từ các em học trò ngây thơ trong
sáng lúc y đi thực tập.
Hai mươi năm sau, thầy ít viết bảng, chữ cũng cẩu thả dần không biết ít viết hay do tuổi tác, hay do ỷ lại vào máy móc (Projector). Mấy cô hành chính thường hỏi trước khi y lên lớp: "Hôm nay anh có dùng máy chiếu không"?
Không dùng thì sợ bọn trẻ bảo mấy ông bà giáo già cổ hủ, không "pờ - rồ", dùng thì cũng tiện nhưng y vẫn thích viết bảng. Thôi thì đành dùng cả hai vậy...
Phấn không bụi nữa nhưng không có bụi phấn thì bụi thời gian cũng đã vương trên tóc y rồi...nhanh thật. Mới đó mà...
Hai mươi năm sau, thầy ít viết bảng, chữ cũng cẩu thả dần không biết ít viết hay do tuổi tác, hay do ỷ lại vào máy móc (Projector). Mấy cô hành chính thường hỏi trước khi y lên lớp: "Hôm nay anh có dùng máy chiếu không"?
Không dùng thì sợ bọn trẻ bảo mấy ông bà giáo già cổ hủ, không "pờ - rồ", dùng thì cũng tiện nhưng y vẫn thích viết bảng. Thôi thì đành dùng cả hai vậy...
Phấn không bụi nữa nhưng không có bụi phấn thì bụi thời gian cũng đã vương trên tóc y rồi...nhanh thật. Mới đó mà...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)