Người theo dõi

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Hội đồng hương Thái Nguyên tại Lạng Sơn họp mặt đầu xuân

Ngày 12/02, tại Nhà nghỉ Công đoàn, Hội đồng hương Thái Nguyên tại Lạng Sơn đã tổ chức họp mặt đầu xuân Nhâm Thìn theo thông lệ.
Hội đồng hương Thái Nguyên tại Lạng Sơn hiện có 102 hội viên chia thành 5 cụm gồm Cụm phường Chi Lăng và xã Mai Pha; Cụm phường Tam Thanh; Cụm phường Hoàng Văn Thụ và các thị trấn Cao Lộc, Lộc Bình; Cụm phường Đông Kinh, Vĩnh Trại; Cụm thị trấn Đồng Đăng.
Ban liên lạc gồm 7 người do ông Nguyễn Đức Dương làm Trưởng Ban.

Chụp ảnh lưu niệm trước Nhà nghỉ Công đoàn



Quang cảnh buổi gặp mặt



Thăm Cột mốc Biên giới

Tiếng sli bên bờ sông Kỳ Cùng

Hội đầu pháo Kỳ Lừa hay còn gọi là Hội đầu pháo đền Kỳ Cùng gắn với di tích đền Kỳ Cùng và Đền Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27 tháng giêng âm lịch hàng năm (Xin xem thêm luận văn thạc sỹ của Vương Đắc Huy về Lễ hội Đền Kỳ Cùng tại Thư viện của Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn). Đền Kỳ Cùng gắn với truyện ông Cộc, ông Dài và truyền thuyết quan Tuần Tranh năm trên bờ sông Kỳ Cùng và là điểm nút giao của các quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B
Lễ hội năm nay diễn ra có nhiều khác biệt không ngờ đó là cảnh hát sli bao năm vắng bóng nay lại quay lại bên bờ sông Kỳ Cùng, mà không rõ là tự nhiên hay là có bàn tay nâng đỡ của nhà chức trách, tiếc rằng đó là tiếng sli của những lớp U40, 50 mà không thấy sli của những người đang yêu khi ngày Lễ tình nhân mới du nhập 14/2 đã cận kề nhưng dù sao đó cũng là những tín hiệu đáng mừng về sức sống của các làn điệu dân ca tưởng rằng đã mai một hẳn.





Tác giả luận văn thạc sỹ văn hóa về Đền Kỳ cùng Vương Đắc Huy đi du xuân với bà con bản địa



Y cùng hát sli với bà con dân tộc Nùng xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc







Alô về nhà: Hội đang rất đông vui, mẹ còn đi hát sli về muộn, bố con mày cứ ăn cơm trước đi nhé

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Du xuân, du xuân, í a...

"Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay" Y vô công rỗi nghề thấy bâng khuâng nên cũng a dua, a tòng theo chúng bạn đi du xuân.
Điểm đầu Y đến là Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh, Y vốn thân phận tôi đòi chẳng màng giàu sang phú quý, không buôn bán nên chỉ đi xem và có lộc rơi, lộc vãi thì nhón lấy cầm về. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, Y tin như thế, chả biết có đúng không.
Cảm giác đầu tiên trên đường đến đền ở thành phố Bắc Ninh là hàng mã vô thiên lủng được bày bán dọc hai bên đường vào đền đến cả cây số; người đông đúc chen nhau đi lấy được, vãi tiền lẻ (Tiền Cụ Hồ mệnh giá 500 đồng con đến 10k) khắp nơi bất cứ chỗ nào thích và có người đã nhét vào và rác thì nhiều vô kể vương vãi khắp nơi. Loa phóng thanh không rõ của chính quyền hay của bản đền liên tục phát oang oang nhắc nhở bà con đi lễ đề phòng mất cắp, móc túi, khấn thuê lễ mướn bắt chẹt. Ai cũng hăm hở nhăm nhăm bó tiền lẻ để rải khắp nơi, mọi chỗ có thể kể cả cành cây, đồ tế khí, ...



Đề cao cảnh giác!



Y tỏ vẻ mãn nguyện, sau khi đã chen chúc xô đẩy một vòng tả tơi



Rời đền Bà Chúa Kho, Y trảy hội Lim đêm trước ngày khai mạc. Cũng vẫn là cảnh chen chúc lên chùa Lim đỉnh đồi để thắp hương cầu khấn. Năm nay Hội Lim rình rang với màn phấn đấu Ghi-nét đông người mặc quần áo quan họ hát quan họ, theo Ban Tổ chức thì lên đến 2.500 người. Buổi tối trên đồi Lim đã thấy thấp thoáng các bọn quan họ liền anh, liền chị khăn đóng áo the ẩn trong các áo khoác made in China tránh cái rét thấu người. Sân khấu vẫn cứ hát, trò chơi diễn ra, các khoảng không được dân sở tại trải chiếu cho thuê để ăn uống rất chi là tiểu nông, làm như đi hội chỉ có để ăn không bằng. Các nam thanh nữ tú chốc chốc lại ré lên cười hoặc dzo dzo rất chi là náo động.

Đồi Lim đêm trước ngày khai hội




Các "liền cụ" đang rất phấn khởi chuẩn bị cho Ghi-nét


Nhìn cây đu chợt nhớ câu thơ của nữ sỹ họ Hồ:
"Chơi xuân có biết xuân chăng tá

Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không"
Lại nhớ truyện Quê Nội của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, ngày ấy hội làng có đôi nam nữ đánh đu, không may đứt mất dây lưng quần, chị chàng xấu hổ bỏ tay ra túm thế là ngã nhào rồi đi mãi, chàng trai cũng vì thế mà bỏ làng mà đi biệt xứ. Hội làng năm ấy buồn thê thảm...Buồn thế nhỉ! ka ka



Quan họ mời gọi "người ở đừng về" nhưng Y vẫn quyết định dứt áo ra đi nhằm hướng Chùa Tiên, Lạc Thủy Hòa Bình. Đi theo Quốc lộ 1 đến Phủ Lý thì rẽ lên chừng 30 km là đến. Quần thể Chùa Tiên ở trên núi đá gần với Chùa Hương Hà Nội. Lễ hội mở suốt 3 tháng từ ngày 4 Tết. Người giới thiệu nói là chùa này mới là Chùa gốc, he he
Khách cũng khá đông đúng là "tháng Giêng là tháng ăn chơi..." Giống các nơi khác cảm nhận ban đầu là vàng mã, tiền lẻ và ...rác

Đền Mẫu Âu Cơ




Chùa Tiên phía ngoài đền Mẫu Âu Cơ đang được xây dựng mới


Xe ngựa vào chùa, chở khách bộ hành vời giá 10k/người


Dê tươi



Trước khi rời Chùa Tiên chúng tôi đi thăm đồn điền Chi Nê nơi có di tích nhà máy in tiền của ta sơ tán vào những năm 1946, 1947 gắn liền với tên tuổi ông Đỗ Đình Thiện người đã từng giúp việc cho Bác Hồ, từng là đảng viên đảng cộng sản Pháp và là người đã mua lại đồn điền Chi Nê của người Pháp.

Chụp ảnh lưu niệm với cán bộ nhân viên Ban Quản lý Khu di tích




Tạm biệt Chùa Tiên, Lạc Thủy, Hòa Bình, Y hành hương xuống chùa Bà Đanh, Kim Bảng Hà Nam. Chùa này to, đẹp, và ít thấy cảnh mua bán chèo kéo, ồn ào như những điểm Y vừa đi, không có các dịch vụ nặng bụi trần. Đoàn của Y được ưu tiên vào cung cấm.

Chùa Bà Đanh "không cao nhưng Y vẫn phải ngước nhìn
"



Sân chùa bà Đanh (có câu "Vắng như chùa Bà Đanh" là sao nhỉ?)



Ra khỏi Chùa Bà Đanh Y dông thẳng xuống Đền Trần Nam Định để xin cái ấn đầu năm những là mong quốc thái, dân an, gia đình thịnh vượng..(tham thế không biết) hi hi

Từ chiều 14 đã tấp nập du khách trảy hội




Và cuối cùng thì Y cũng đã xin được Ấn rồi, năm nay nhà đền in Ấn bằng giấy chứ không bằng lụa như năm trước và phát dài dài trong tháng Giêng nên không xảy ra tranh cướp. Mà không hiểu các bà các cô buôn thúng bán bưng hay hàng rong xe kéo thì xin Ấn làm cái gì nhể???



Ấn đền Trần bằng vải năm Canh Dần 2010

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Chặng về đầy ắp kỷ niệm

Dù thời gian chỉ 2 tuần nhưng như là đã đi xa lâu lắm, giữa tuần thứ hai là đã sôi nổi không khí cho ngày về. Ai cũng tích cực mua sắm bởi ai cũng mang một số tiền nhỏ (Nhưng quy ra tiền ta thì cũng không nhỏ). Chỉ có 2 bác ở xa là mua rất ít còn lại ai cũng hồ hởi mua sắm theo tâm lý đám đông và cũng vì thủ đô Wellington nhiều thứ hàng hiệu chính hiệu của Ý, Mỹ, Anh...và hàng thực thẩm chức năng, thuốc, các sản phẩm từ Cừu của New Zealand. Anh bạn cùng phòng mua một đôi giày của Ý chỉ có 149 NZ$, mình cũng ham nhưng hành lý đã nặng quá. Đã định hạn chế số tiền nhất định nhưng cũng phải đổi tiền Mỹ ra tiền New Zealand đến 2 lần mới xong
Khi đi Ban tổ chức thông báo hành lý gửi được phép tối đa 20kg và xách tay là 2 túi trong đó có 1 carry on và không quá 7kg cho 1 túi nhưng không ai để ý vì cũng có một số mới đi nước ngoài lần đầu mà sau này thực tế cũng không phải vậy.
Nhiều người hành lý đi đã nặng tròm trèm số đó, lại cứ nghĩ như mình đi ô tô nhà về vậy nên ào ạt mua sắm mà toàn hàng nặng và chất lỏng như thuốc, kem cừu, mỹ phẩm của Mỹ, Anh, Úc..toàn những thứ bên nhà không có mà tiền thì đầy ví. Thế là cuối đợt cứ nhặng lên tính toán cái này gửi anh A, cái kia gửi chị B mà ai cũng mua nhiều. Cô thông ngôn vốn đi nhiều và chắc mẩm là mua ít nhưng rốt cục thì cũng bị sân bay Wellington tuýt còi bắt bớt hàng và gửi mình 2 lọ dầu cá cỡ trên 1kg và hành lý của mình vì thế vừa khít maximum 23,01kg!
Ngày cuối là chiến dịch mượn cân để cân hành lý. Ai có mối quan hệ bạn bè ở Wellington thì vận dụng hết khả năng để mượn, kể cả đại sứ quán.
Cuối cùng thì 1 anh ở tỉnh QT mượn được chiếc cân điện tử vốn để cân sức khỏe nhưng khổ nỗi lâu không dùng nên hết pin nên phải mua pin mới tuy nhiên nó giở chứng, cân nhẹ phèo, trèo lên 5 lần thì trả 5 kết quả khác nhau với sai số đến nửa yến lận mà kết quả cao nhất còn kém kết quả thực đến nửa tá kg! Bó tay chấm com!
Một anh khác cuối cùng thì cũng mượn được cái cân cơ khác tạm coi là đúng vì trèo lên 5 lần thì 5 lần như một và ít sai số so với trọng lượng thực tế.
Thế là chờ đợi, nói dối để được sử dụng cân. Một số chi em đành lòng phải mang mỹ phẩm đi ra siêu thị trả lại, may mà họ còn nhận lại chứ nới khác thì...còn lâu bà mới nhận lại nhé, hàng đã qua cửa là thôi, quay lại thì bà đốt vía..vía dữ bay đi, vía lành ở lại cho bà được đời đời sung văn sướng, he he.
Chưa hết đâu nhé, thoát ở sân bay nội địa, đến sân bay quốc tế thì gặp vấn đề. Họ bắt cân hành lý trước khi vào khu kiểm tra an ninh. Vậy là ai quá 7kg thì xin vui lòng gửi hành lý chậm với đơn giá 33$/1kg. Xem ra những quần đùi áo cộc cũ mà gửi thì hơi đắt nên cả bọn bàn nhau tương cả vào hố rác để đủ cân. Vì thế có một số quần áo và đồ dùng của Y bị vứt lại sân bay Auckland trong đó có cái áo kẻ màu hồng mà y kể ở bài trước. Rồi thì sạc mobile, hộp đựng công cụ nghiền thức ăn, v v, vứt hết! cả đồ ăn đã cất công chuẩn bị và mang từ Wellington về cũng ở lại nhé, vào trong khu cách lý lại đi mua với giá trên giời (theo bên ta chứ bên đó cũng là bình thường).
Đầu giờ chiều thì bay về Thái Lan, đêm đó phải dài cỡ gần 20 tiếng bởi trái múi giờ, ngủ chán chê trên máy bay rồi mới đến Bangkoc khi đó lại đi bộ, lại soi hành lý đến nhà nghỉ của nhà tàu thì đã 10h đêm, không ngủ được nên lại lang thang mua sắm nhưng chẳng dám mua nhiều vì sợ bị bỏ lại; đâu ngờ khi về nước đã có người đón làm thủ tục nhập cảnh qua cổng VIP, nhẹ nhàng, chu đáo, ấm tình quê hương, đồng nghiệp, đồng bào!, biết thế mua thêm vài thứ nữa. ka ka..
Đồ đạc hành lý gửi còn nguyên vẹn bên ngoài nhưng bên trong thì kem cừu đã vỡ vài hộp do không được chèn chặt. Thôi, cũng là kỷ niệm đáng nhớ, biết có dịp nào mà quay lại Wellington nữa không. Quay lại thì muốn chứ định cư thì không bao giờ, chả đâu hơn Việt Nam mình đối với người Việt Nam.

Chờ ở sân bay Auckland để đi tiếp




Đường xa nên người ta dễ làm quen đồng loại, các bà, các cô làm quen ngay với một em, à cháu người Việt 15 tuổi quê Hải Dương về nước nghỉ hè (Bên đó bắt đầu vào mùa hè) Em bé đi một mình về nước bởi đã quen rồi, em kể tên là Linh, sinh ra ở Nga rồi về nước lúc 5 tuổi rồi làm con nuôi cô chú ruột bên New Zealand và sang đó định cư từ năm lên lớp 8 và lấy tên tiếng Anh là Linda, sang 2012 là em có quốc tịch New Zealand. Em bảo ở bên đó điều kiện, môi trường tốt hơn ta nhưng buồn lắm. Đúng quá! mỗ sang có hai tuần mà đã muốn nhảy bổ về rồi. Không có nơi nào hơn Đất mẹ!

Hành lý của Y, bay được một chặng rồi cũng phải vứt bớt đi khoảng 5kg, dĩ nhiên là bộ da và lông cừu thì không thể vứt được rồi. Chiếc áo kẻ màu hồng ở bài đầu đã kể với bà con cũng được hô biến ở thùng rác sân bay Auckland.




Không khí Noel ngập tràn dù rằng còn nửa tháng sau mới tới




Hoàng hôn buông xuống




Trăng treo đầu cánh máy bay




Chuyện kể New Zealand đến đây kết thúc, hẹn gặp lại!

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Rose garden

Thủ đô Wellington có Vườn hồng ngay sau phố Terrace khoảng chưa đầy 1km, giữa bốn bề núi đồi như một công viên đẹp man dại, hoang sơ đầy hấp dẫn. Những chú vịt trời phơi mình tắm nắng ở bồn nước, hàng trăm loại hoa hồng đủ các màu sắc, kích cỡ thơm ngào ngạt. Du khách thỏa sức ngắm hoa và chụp ảnh. Mỗi ngày cũng có hàng ngàn lượt khách đến đây thưởng ngoạn và tất nhiên cũng free. Cũng tại đây bọn tôi gặp vài tốp du học sinh Việt Nam cũng đi tham quan Vườn hồng. Gặp đồng hương lại tranh thủ chụp ảnh, trò chuyện. Điều dễ thấy là các nơi vui chơi công cộng, toillet ở đây đều không thu phí nhưng rất sạch sẽ ngăn nắp. Phía bãi cỏ nhiều tốp khách picnic ngả đồ ăn ra quây quần nhưng không thấy có xả rác bừa bãi. Góc vườn là quán bia đông tấp nập nhưng không ồn ào bắt nhịp dzo dzo, kế đó là WC nhưng có cả một vườn hoa như ảnh dưới mỗ đã khoe.

Đường xuống Vườn hồng




Vịt trời nô đùa dưới nước, con trẻ nô đùa trên bờ






Rất nhiều các loại hoa hồng đẹp và lạ. Nơi hội tụ của kỳ hoa, dị thảo



Ghế gỗ ngồi trong vườn hồng có tên của đôi vợ chồng OSWALD CHETTLE MAZENGARB (1890 - 1963) và MARGARET ISABEL (1891 - 1979). Có rất nhiều ghế gỗ được ghi tên như vậy, cả người đang sống và người đã chết như đôi vợ chồng này.




Bên cạnh Đại lão Mộc mấy trăm năm tuổi, cũng chưa rõ là loại cây gì phía đằng sau cũng có kẻ hai tay chống nách muốn ghi lại dấu ấn như Y




Y đứng giữa rừng hoa, trong nắng vàng Wellington



Trước cửa Vườn hồng



Vườn hồng khoe sắc trong nắng mai