"Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay" Y vô công rỗi nghề thấy bâng khuâng nên cũng a dua, a tòng theo chúng bạn đi du xuân.
Điểm
đầu Y đến là Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh, Y vốn thân phận tôi đòi chẳng
màng giàu sang phú quý, không buôn bán nên chỉ đi xem và có lộc rơi, lộc
vãi thì nhón lấy cầm về. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, Y tin như thế, chả biết có đúng không.
Cảm
giác đầu tiên trên đường đến đền ở thành phố Bắc Ninh là hàng mã vô
thiên lủng được bày bán dọc hai bên đường vào đền đến cả cây số; người
đông đúc chen nhau đi lấy được, vãi tiền lẻ (Tiền Cụ Hồ mệnh giá 500
đồng con đến 10k) khắp nơi bất cứ chỗ nào thích và có người đã nhét vào
và rác thì nhiều vô kể vương vãi khắp nơi. Loa phóng thanh không rõ của
chính quyền hay của bản đền liên tục phát oang oang nhắc nhở bà con đi
lễ đề phòng mất cắp, móc túi, khấn thuê lễ mướn bắt chẹt. Ai cũng hăm hở
nhăm nhăm bó tiền lẻ để rải khắp nơi, mọi chỗ có thể kể cả cành cây, đồ
tế khí, ...
Đề cao cảnh giác!
Y tỏ vẻ mãn nguyện, sau khi đã chen chúc xô đẩy một vòng tả tơi
Rời
đền Bà Chúa Kho, Y trảy hội Lim đêm trước ngày khai mạc. Cũng vẫn là
cảnh chen chúc lên chùa Lim đỉnh đồi để thắp hương cầu khấn. Năm nay Hội
Lim rình rang với màn phấn đấu Ghi-nét đông người mặc quần áo quan họ
hát quan họ, theo Ban Tổ chức thì lên đến 2.500 người. Buổi tối trên đồi
Lim đã thấy thấp thoáng các bọn quan họ liền anh, liền chị khăn đóng áo
the ẩn trong các áo khoác made in China tránh cái rét thấu người. Sân
khấu vẫn cứ hát, trò chơi diễn ra, các khoảng không được dân sở tại trải
chiếu cho thuê để ăn uống rất chi là tiểu nông, làm như đi hội chỉ có
để ăn không bằng. Các nam thanh nữ tú chốc chốc lại ré lên cười hoặc dzo
dzo rất chi là náo động.
Đồi Lim đêm trước ngày khai hội
Các "liền cụ" đang rất phấn khởi chuẩn bị cho Ghi-nét
Nhìn cây đu chợt nhớ câu thơ của nữ sỹ họ Hồ:
"Chơi xuân có biết xuân chăng tá
Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không"
Lại
nhớ truyện Quê Nội của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, ngày ấy hội làng có
đôi nam nữ đánh đu, không may đứt mất dây lưng quần, chị chàng xấu hổ bỏ
tay ra túm thế là ngã nhào rồi đi mãi, chàng trai cũng vì thế mà bỏ
làng mà đi biệt xứ. Hội làng năm ấy buồn thê thảm...Buồn thế nhỉ! ka ka
Quan
họ mời gọi "người ở đừng về" nhưng Y vẫn quyết định dứt áo ra đi nhằm
hướng Chùa Tiên, Lạc Thủy Hòa Bình. Đi theo Quốc lộ 1 đến Phủ Lý thì rẽ
lên chừng 30 km là đến. Quần thể Chùa Tiên ở trên núi đá gần với Chùa
Hương Hà Nội. Lễ hội mở suốt 3 tháng từ ngày 4 Tết. Người giới thiệu nói
là chùa này mới là Chùa gốc, he he
Khách cũng khá đông đúng là "tháng Giêng là tháng ăn chơi..." Giống các nơi khác cảm nhận ban đầu là vàng mã, tiền lẻ và ...rác
Đền Mẫu Âu Cơ
Chùa Tiên phía ngoài đền Mẫu Âu Cơ đang được xây dựng mới
Xe ngựa vào chùa, chở khách bộ hành vời giá 10k/người
Dê tươi
Trước
khi rời Chùa Tiên chúng tôi đi thăm đồn điền Chi Nê nơi có di tích nhà
máy in tiền của ta sơ tán vào những năm 1946, 1947 gắn liền với tên tuổi
ông Đỗ Đình Thiện người đã từng giúp việc cho Bác Hồ, từng là đảng viên
đảng cộng sản Pháp và là người đã mua lại đồn điền Chi Nê của người
Pháp.
Chụp ảnh lưu niệm với cán bộ nhân viên Ban Quản lý Khu di tích
Tạm
biệt Chùa Tiên, Lạc Thủy, Hòa Bình, Y hành hương xuống chùa Bà Đanh,
Kim Bảng Hà Nam. Chùa này to, đẹp, và ít thấy cảnh mua bán chèo kéo, ồn
ào như những điểm Y vừa đi, không có các dịch vụ nặng bụi trần. Đoàn của
Y được ưu tiên vào cung cấm.
Chùa Bà Đanh "không cao nhưng Y vẫn phải ngước nhìn"
Sân chùa bà Đanh (có câu "Vắng như chùa Bà Đanh" là sao nhỉ?)
Ra
khỏi Chùa Bà Đanh Y dông thẳng xuống Đền Trần Nam Định để xin cái ấn
đầu năm những là mong quốc thái, dân an, gia đình thịnh vượng..(tham thế
không biết) hi hi
Từ chiều 14 đã tấp nập du khách trảy hội
Và cuối cùng thì Y cũng đã xin được Ấn rồi, năm
nay nhà đền in Ấn bằng giấy chứ không bằng lụa như năm trước và phát
dài dài trong tháng Giêng nên không xảy ra tranh cướp. Mà không hiểu các
bà các cô buôn thúng bán bưng hay hàng rong xe kéo thì xin Ấn làm cái
gì nhể???
Ấn đền Trần bằng vải năm Canh Dần 2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét