Hồi còn học phổ thông có thằng bạn thân "con chí cắn đôi". Hắn học giỏi,
lanh lợi, hai anh em trai nhà hắn không biết có phải vì thế không mà
tên cũng được bố mẹ đặt là Linh, Lợi. Hết lớp 12, hắn chẳng học tiếp mà ở
nhà hành nghề mộc cho đến tận bây giờ. Đó cũng chẳng phải là nghề gia
truyền vì cha mẹ hắn vốn người Hải Hưng (Nay là Hải Dương), lên làm công
nhân xí nghiệp khai thác đá Trúc Mai để làm cầu Thăng Long mà dân tình
quen gọi là Mỏ đá Trúc Mai.
Giờ, quá hai thập niên gặp lại, hắn một
nách 2 con, tiền bạc đủ tiêu, 2,3 người làm công cho hắn chưa kể gia
nhân, con hầu. Ấy mà hắn không sướng bởi lo toan đủ điều. Người hắn gầy
gò, răng trắng, miệng rộng, da đen, mắt sâu râu rậm nhìn qua ngỡ có họ
hàng với trùm khủng bố Bin Laden! Cũng bởi vì cuộc sống sao mà lắm
chuyện quá!
Hắn là người bình thường cũng chẳng xuất chúng, không thiên tài gì về triết học. Hắn nói thường nói "Với trẻ con khóc là xong mọi chuyện",
người lớn đánh hay mắng: khóc; Đói, khát: khóc; sợ ma: khóc.... và trẻ
con khóc xong là hết chuyện, hết giận hờn, sợ hãi tiêu tan. Rồi mình và
mọi người cũng quên đi không ai nhớ hắn nói vậy. Giờ chợt nghĩ lại thấy
hắn nói vậy mà đúng!
Nếu người lớn là trẻ con thì người lớn phải khóc nhiều hơn trẻ con vì người lớn lắm chuyện quá!
Toàn
những chuyện do người lớn tự gây ra...Tiếc rằng, người lớn không khóc
được như trẻ con và người lớn có khóc cũng chả ích gì...
Từ thị trấn
Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên rẽ vào thị trấn Trại Cau chừng
6-7km có cơ sở mộc bên phải đường chính là tư dinh của Phạm Chí Linh,
cầm tinh con lợn, năm nay vừa vặn tứ tuần và là nhân vật trong câu
chuyện mỗ đây vừa kể ở trên.
Chúng đang cười với nhau đấy chứ?
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG ĐIỀN DÃ QUAN SÁT NGÀY LỄ HỘI CHÙA THẦY
Bất kỳ một khoa học nào nếu ta muốn tiếp cận
và nghiên cứu đều phải có phương pháp. Đó có thể là những phương pháp chung
nhất cho các ngành khoa học hoặc những phương pháp chỉ áp dụng cho một lĩnh vực
chuyên biệt, một chuyên môn hẹp. Hoặc chỉ là một khía cạnh của một khoa học thì
cũng phải có một phương pháp thích hợp thì mới đem lại hiệu quả, không cứng
nhắc dùng một phương pháp cho chung mọi lĩnh vực mọi ngành nghiên cứu.
Đám rước lễ hội đền Tả Phủ (Chụp bằng ĐT Nokia 7610 nên hơi mờ)
Y đang ngồi thuyền máy tiến về lễ hội chùa Hương 26/3/2009
Nghiên cứu lễ hội cho ta thấy phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gia, trò chơi dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian..v..v.Tiếp cận với lễ hội biện pháp tốt nhất là điền dã quan sát.
Quan sát cũng cần phải có phương pháp, có hai cách là quan sát tự do và quan sát thâm nhập.
Quan sát tự do hay còn gọi là quan sát không thâm nhập tức là người nghiên cứu ngồi một mình để quan sát lễ hội diễn ra theo thời gian, không gian…Mục đích của người đi lễ hội, các trò chơi, nghi lễ diễn ra nắm bắt ngôn ngữ dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian. Kết quả là thu được một hệ thống thông tin khách quan bên ngoài về lễ hội.
Cách thứ hai cũng đem lại hiệu quả cao cho nhà nghiên cứu là quan sát thâm nhập thực tế, có nghĩa là nhà nghiên cứu ngoài các thao tác quan sát, ghi chép thu thập thông tin quan sát tự do như đã nói ở trên thì còn đóng vai trò là môth người đi dự lễ hội đích thực. Hòa mình vào dòng người đi hội người nghiên cứu thấy rõ hơn mục đích, nội dung của lễ hội, của những người đi dự hội.
Người quan sát có thể phỏng vấn các lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp để tìm ra mục đích đi dự hội của họ. Ví dụ như đi lễ cầu may hay đi vui chơi giải trí hay đi nghiên cứu.v..v Phương pháp này có thể nắm bắt được thông tin sâu hơn và có con số cụ thể có thể lập được các biểu mẫu thống kê, so sánh, quan sát thâm nhập có thể nghiên cứu, miêu tả kỹ lưỡng các sinh hoạt văn hóa dân gian diễn ra trong hội. Tuy nhiên phương pháp quan sát tự do cũng có thế mạnh nhất định, đó là có cái nhìn tổng thể về lễ hội rút ra những nhận xét tổng quát và để nhận xét các mặt mạnh, yếu, đặc sắc của lễ hội, kết quả quan sát cũng mang tính khách quan hơn. Do không phải thâm nhập thực tế nên có nhiều thời gian quan sát hơn.
Cách tốt nhất để nghiên cứu là chúng ta nghiên cứu tập thể và phối hợp cả hai phương pháp hoặc nếu một người mà lễ hội mà ta quan sát trong hai hay nhiều kỳ lễ hội, từ đó tập hợp tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu lễ hội.
Mới đây nhất chúng tôi tiến hành đi quan sát lễ hội khi điền dã Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Hội chùa Thầy diễn ra vào ngày 7 tháng 3 âm lịch hàng năm (Dương lịch năm nay rơi vào 22/4/1999).
Theo lời thượng tọa Thích Viên Thành hiện trụ trì chùa Thầy thì tương truyền rằng ngày 7 tháng 3 là ngày pháp sư hóa Phật. Để kỷ niệm pháp sư Từ Đạo Hạnh nhân dân đã mở hội chùa Thầy.
Chùa Thầy hiện nay có quy mô lớn ở chân núi đá Phật Tích có tên chữ là “Thiên Phúc tự”. Hệ thống chùa với kiến trúc cổ truyền Việt Nam với những đường nét của những nghệ nhân dân gian tạo nên một cách tinh tế cầu kỳ. Trước chùa có (hồ) Long trì, dưới hồ có Thủy đình là nơi biểu diễn múa rối trong hội. Hai bên chùa có hai chiếc cầu lợp theo kiểu “thượng gia hạ kiều”.
Ngoài hệ thống chùa, đền, đình, am rải rác trên dãy núi đá kỳ thú phủ đầy hoa dại còn có các hang động rất đẹp như hang Gió, hang Cắc Cớ…nơi mà hầu hết trai gái đến hội đều phải leo lên cho kỳ được:
“Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”
(Ca dao)
Đám rước lễ hội đền Tả Phủ (Chụp bằng ĐT Nokia 7610 nên hơi mờ)
Y đang ngồi thuyền máy tiến về lễ hội chùa Hương 26/3/2009
Đối với ngành
văn hóa dân gian học cũng vậy (folkloriticque), đặc biệt văn hóa dân gian lại
là một nghệ thuật nguyên hợp. Môi trường của văn hóa dân gian (Folklore) rất
rộng lớn. Sinh hoạt văn hóa dân gian diễn ra mọi nơi, mọi lúc. Trong các sinh
hoạt văn hóa dân gian đó thì có thể nói lễ hội dân gian (Giáo sư Đinh Gia Khánh
gọi là Hội lễ dân gian) là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian rất đặc sắc
và được tổ chức ở một mức độ cao. Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian còn gọi
đây là “thời điểm mạnh” trong đời sống văn hóa xã hội của quần chúng nhân dân.
Đúng như vậy,
nước ta là một nước nông nghiệp lễ hội có một sức lôi cuốn cực kỳ lớn đối với
dân chúng, ở đó con người ta được tham gia được hưởng thụ văn hóa của bản thân
cộng đồng mình được hòa mình và sáng tạo ra những giá trị văn hóa. Chính bởi vì
vậy mà nghiên cứu lễ hội truyền thống dân gian có một vai trò rất lớn trong
nghiên cứu văn hóa dân gian.Nghiên cứu lễ hội cho ta thấy phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gia, trò chơi dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian..v..v.Tiếp cận với lễ hội biện pháp tốt nhất là điền dã quan sát.
Quan sát cũng cần phải có phương pháp, có hai cách là quan sát tự do và quan sát thâm nhập.
Quan sát tự do hay còn gọi là quan sát không thâm nhập tức là người nghiên cứu ngồi một mình để quan sát lễ hội diễn ra theo thời gian, không gian…Mục đích của người đi lễ hội, các trò chơi, nghi lễ diễn ra nắm bắt ngôn ngữ dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian. Kết quả là thu được một hệ thống thông tin khách quan bên ngoài về lễ hội.
Cách thứ hai cũng đem lại hiệu quả cao cho nhà nghiên cứu là quan sát thâm nhập thực tế, có nghĩa là nhà nghiên cứu ngoài các thao tác quan sát, ghi chép thu thập thông tin quan sát tự do như đã nói ở trên thì còn đóng vai trò là môth người đi dự lễ hội đích thực. Hòa mình vào dòng người đi hội người nghiên cứu thấy rõ hơn mục đích, nội dung của lễ hội, của những người đi dự hội.
Người quan sát có thể phỏng vấn các lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp để tìm ra mục đích đi dự hội của họ. Ví dụ như đi lễ cầu may hay đi vui chơi giải trí hay đi nghiên cứu.v..v Phương pháp này có thể nắm bắt được thông tin sâu hơn và có con số cụ thể có thể lập được các biểu mẫu thống kê, so sánh, quan sát thâm nhập có thể nghiên cứu, miêu tả kỹ lưỡng các sinh hoạt văn hóa dân gian diễn ra trong hội. Tuy nhiên phương pháp quan sát tự do cũng có thế mạnh nhất định, đó là có cái nhìn tổng thể về lễ hội rút ra những nhận xét tổng quát và để nhận xét các mặt mạnh, yếu, đặc sắc của lễ hội, kết quả quan sát cũng mang tính khách quan hơn. Do không phải thâm nhập thực tế nên có nhiều thời gian quan sát hơn.
Cách tốt nhất để nghiên cứu là chúng ta nghiên cứu tập thể và phối hợp cả hai phương pháp hoặc nếu một người mà lễ hội mà ta quan sát trong hai hay nhiều kỳ lễ hội, từ đó tập hợp tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu lễ hội.
Mới đây nhất chúng tôi tiến hành đi quan sát lễ hội khi điền dã Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Hội chùa Thầy diễn ra vào ngày 7 tháng 3 âm lịch hàng năm (Dương lịch năm nay rơi vào 22/4/1999).
Theo lời thượng tọa Thích Viên Thành hiện trụ trì chùa Thầy thì tương truyền rằng ngày 7 tháng 3 là ngày pháp sư hóa Phật. Để kỷ niệm pháp sư Từ Đạo Hạnh nhân dân đã mở hội chùa Thầy.
Chùa Thầy hiện nay có quy mô lớn ở chân núi đá Phật Tích có tên chữ là “Thiên Phúc tự”. Hệ thống chùa với kiến trúc cổ truyền Việt Nam với những đường nét của những nghệ nhân dân gian tạo nên một cách tinh tế cầu kỳ. Trước chùa có (hồ) Long trì, dưới hồ có Thủy đình là nơi biểu diễn múa rối trong hội. Hai bên chùa có hai chiếc cầu lợp theo kiểu “thượng gia hạ kiều”.
Ngoài hệ thống chùa, đền, đình, am rải rác trên dãy núi đá kỳ thú phủ đầy hoa dại còn có các hang động rất đẹp như hang Gió, hang Cắc Cớ…nơi mà hầu hết trai gái đến hội đều phải leo lên cho kỳ được:
“Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”
(Ca dao)
Hội Chùa Thầy
được mở trong 3 ngày từ ngày 6/3 đến 9/3 âm lịch hàng năm và ngày 7 là ngày
chính lễ với các nghi lễ tín ngưỡng như tắm tượng, lau rửa bàn thờ, lễ cúng
Phật, chạy đàn, lễ rước…
Đây là lễ hội
tín ngưỡng nhưng hiện nay đã dân gian hóa nhiều, hai yếu tố đó đan xen hòa
quyện với nhau rất khó phân định ranh giới.
Lễ tắm tượng ở
Chùa Thầy được tiến hành với sự tham gia của đông đảo các nhà sư, tăng, ni,
phật tử, nhân dân với tất cả lòng thành kính nghiêm trang và cầu khẩn. Không
khí lúc này rất trang nghiêm, thiêng liêng và huyền bí, người tham dự và người
xem như được thoát tục trút hết những lo âu đời thường tâm trí trở nên thảnh
thơi trong sáng hơn.
Các đồ tế khí
cũng được lau rửa kỹ lưỡng. Một nghi lễ lớn nữa là lễ cúng Phật và chạy đàn
được tổ chức trang nghiêm và lộng lẫy. Nghi lễ này là một màn diễn xướng mang
tính chất tôn giáo. Đây cũng là nghi lễ lôi cuốn được nhiều người xem nhất, hấp
dẫn nhất.
Các trò chơi
dân gian trong hội năm nay ít, chỉ còn trò tiêu biểu truyền thống là trò múa
rối nước ở thủy đình diễn ra vào buổi tối.
Người đi trảy
hội chùa Thầy năm nay rất đông với đủ mọi thành phần khác nhau nam, phụ, lão,
ấu. Có nhiều người hành hương từ nơi xa đến, có nhiều khách tham quan du lịch
và có cả những người đến nghiên cứu như chúng tôi. Nhưng đại đa số vẫn là các
tăng ni phật tử và trai gái trong vùng đến trảy hội.
Các tăng, ni,
phật tử đến cử Phật để lễ bái với tất cả lòng thành tâm cầu mong cho một năm
mới an khang thịnh vượng.
Có thể nói đại
đa số người đến hội
là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi. Họ đi hội để thỏa không
khí ngày hội dù rằng có thể năm nào họ cũng đi. Đường từ chùa lên núi đông cứng
người chen chúc nhau đúng là “vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội…” đến
nỗi chúng tôi không thể đi thăm được hết các chùa-động. Người đi chen nhau như
sợ không kịp một cái gì đó. Không khí lễ hội làm cho người ta chan hòa cởi mở
với nhau hơn như hưng phấn hơn. Chính vì vậy mà việc phỏng vấn của chúng tôi dễ
dàng hơn. Nhiều đôi trai gái đều trả lời họ đi hội để xem các trò chơi dân gian để
gắn thêm tình cảm với nhau và trong sâu thâm tâm của họ tuy không nói rõ nhưng
đều cầu mong một điều gì đó tuy rất mơ hồ rằng sẽ có may mắn đến với mình.
Nhiều đôi vợ
chồng đem theo cả con cái đến hội, họ nói rằng đây là một dịp picnic của gia đình
để cho con cái biết lễ hội. Các trò chơi dân gian trong hội không còn phong phú
như xưa cho nên người đi dự hội ít được tham gia vào các trò chơi đó nên mặc dù
số lượng người đi hội rất đông nhưng thời gian ở hội của họ không nhiều. Nhiều
người chỉ đi một vòng các chùa động sau đó là ra về luôn vì không biết còn làm
gì hơn.
Hàng quán,
dịch vụ được mở ra rất nhiều và ở tất cả các nơi trong khu vực lễ hội trong đó
chủ yếu là dịch vụ ăn uống và hàng lưu niệm tạo thuận lợi cho người đi hội. Năm
nay số người nước ngoài đến lễ hội cùng đông, họ đến để chiêm ngưỡng lễ hội,
kiến trúc chùa và phong cảnh của chùa.
Tóm lại, từ
các phương pháp quan sát điền dã trong lễ hội chùa Thầy chúng tôi đã thu thập được
một số thông tin như vừa nêu trên. Đây là tiền đề, là cơ sở cho việc nghiên cứu
tiếp theo với những mục tiêu định hướng khác nhau. Để đi sâu nghiên cứu một
khía cạnh nào đó thì cần phải có những phương pháp khác tiếp theo. Nhưng để
tiếp cận với vấn đề thì quan sát trong điền dã folkore là rất cần thiết.
Y cùng các nhà nghiên cứu VHDG đi điền dã chùa Hương 2009
Xem thêm:
Georges Condominas qua đời.
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
"RẮN GIÀ RẮN LỘT..."
Người ta ai cũng phải trải qua quy luật: sinh, lão, bệnh, tử. Ấy cũng
chỉ vì câu chuyện cái thằng đi xin Ngọc Hoàng đọc nhầm câu thần chú.
Đáng lẽ phải đọc là "Người già người lột, rắn già rắn tụt vào hang" thì nó nghe chẳng ra nên đọc rằng: "Rắn già rắn lột, người già người tụt vào săng"
(Săng là cái hòm hay là cái quan tài). Vậy là từ đó con người hết cái
cơ hội trường sinh bất lão nên thời gian qua đi tạo hóa buộc con người
ta phải già, phải sinh bệnh, phải cáu bẳn, phải khó tính để chóng ..tụt
vào săng theo ý chỉ Ngọc Hoàng. Điều đó làm cho những người trẻ không
bao giờ nghĩ tới, nhất là trong thời buổi nhịp sống gấp gáp thế này. Thế
nhưng ít ai nghĩ rằng rồi cũng sẽ đến lượt mình, liệu mình có bao dung,
tĩnh tâm, trẻ mãi được không? Cho nên cuộc sống là đáng quý, thời giờ
là vàng ngọc cái đó không của riêng ai, ai cũng có chỉ có điều sử dụng
chúng như thế nào mà thôi.
Mẹ ơi, mẹ đang nghĩ gì?
Mẹ ơi, mẹ đang nghĩ gì?
Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011
Y được kỹ sư chăn nuôi tặng sách lịch sử
Ha ha ha, y mới được một bác lân bàng
(Không phải lân bang nhé) vốn là kỹ sư chăn nuôi tặng cuốn sách Lịch sử
Đền Tả Phủ mà bác là soạn giả (Có lời đề tặng đàng hoàng) Sách in trên
giấy đẹp 40 trang, khuôn khổ 14,5 x 21 do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn
hành tháng 6 năm 2011. Hiện ông lân bàng này vẫn theo đuổi nghề chăn
nuôi, mà rất là nhân bản nhé (nhân
bản theo đúng nghĩa đen chớ không phải nghĩa bóng đâu - dịch vụ này mà ở
người thì nhà thương Từ Dũ người ta lấy trăm triệu một lần là rẻ rồi
đó) thị phần của ông rất lớn trong tỉnh. Con cái phương trưởng
ông đâm ra thích thú viết sách lịch sử. Đoạn trường xin giấy phép xuất
bản của ông với các cơ quan công quyền cũng lắm gian truân. Đầu tiên ông
đến gõ cửa Sở 4 T, ở đó người ta rất nhiệt tình tiếp đón và sẵn sàng
giúp ông toại ý (Bộ phận một cửa cơ mà) Cơ mà, họ yêu cầu ông sang cái
Sở chuyên ngành xin cho cái ý hiệp thông, thẩm định gì đó; ông vui vẻ ra
về và đến Sở nọ. Nơi một cửa sở ấy tận tình giảng giải lại còn
photocopy miễn phí cho ông cái văn bản quy định chi chi đó rằng cái nỳ
giờ chuyển phứt sang Sở 4 T đứt đuôi con nòng nọc rồi bác ạ bọn cháu
không có trách nhiệm gì đâu, thật đấy!
Ông ra về mang theo cái giấy được cho không ấy quay trở lại Sở 4T; người tiếp nghe đâu cũng cỡ Trưởng phòng lại rất vui vẻ thanh minh rằng bác ới, cái sở kia họ hiểu sai văn bản rồi, nhưng thôi được bác cứ về phường nơi bác ở và có cái đền đó xin cái xác nhận có áp triện nhé, sang đây chúng cháu sẽ cấp cho tắp lự, một cửa mà!, bác yên tâm đi. Ông lại lủi thủi về phường xin cái giấy, giải thích, nằn nỳ mãi rồi cũng được chấp nhận, ông hả hê ra về và đến thẳng Sở 4T, chắc mẩm lần này Ngài Hán Quận công đã phù hộ, nhưng vừa vào đến cửa Sở thì cái mô bai trong túi ông lại rung lên, đầu dây bên kia quan chức phường thỏ thẻ xin lỗi và xin bác cho cháu lấy lại cái giấy đó (cái giấy cháu vừa cấp cho bác í) vì chúng cháu không có thẩm quyền!
Tức khí, ông ra đền thắp hương rồi bảo con cháu đưa thẳng về Kinh thành xin xuất bản, ông vào Nhà xuất bản Hội Nhà văn, ở đó, chao ôi là ân cần, niềm nở ở đó người ta đón tiếp ông như người ông đi xa lâu ngày mới trở về, hỏi han, dặn dò...chừng độ một tháng sau cuốn sách dưới đây chào đời...
Hu hu, các cơ quan, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa gạo cội của tỉnh nhà đi đâu cả rồi, để cho ông kỹ sư chăn nuôi tuổi ngoài thất thập vất vả đến nhường này...Còn nhiều chi tiết ly kỳ lắm để khi nào nhàn cư mỗ đây biên tiếp hầu bà con....
À quên, sách chắc là sẽ có bán hoặc biếu tại Bản đền, chợ Kỳ Lừa, phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn.
Bìa cuốn sách
Bìa lót có lời đề tặng của tác giả cho Mỗ
Lời giới thiệu của NXB Hội nhà văn
Thân thế, sự nghiệp của tác giả
Đang viết tiếp...
Ông ra về mang theo cái giấy được cho không ấy quay trở lại Sở 4T; người tiếp nghe đâu cũng cỡ Trưởng phòng lại rất vui vẻ thanh minh rằng bác ới, cái sở kia họ hiểu sai văn bản rồi, nhưng thôi được bác cứ về phường nơi bác ở và có cái đền đó xin cái xác nhận có áp triện nhé, sang đây chúng cháu sẽ cấp cho tắp lự, một cửa mà!, bác yên tâm đi. Ông lại lủi thủi về phường xin cái giấy, giải thích, nằn nỳ mãi rồi cũng được chấp nhận, ông hả hê ra về và đến thẳng Sở 4T, chắc mẩm lần này Ngài Hán Quận công đã phù hộ, nhưng vừa vào đến cửa Sở thì cái mô bai trong túi ông lại rung lên, đầu dây bên kia quan chức phường thỏ thẻ xin lỗi và xin bác cho cháu lấy lại cái giấy đó (cái giấy cháu vừa cấp cho bác í) vì chúng cháu không có thẩm quyền!
Tức khí, ông ra đền thắp hương rồi bảo con cháu đưa thẳng về Kinh thành xin xuất bản, ông vào Nhà xuất bản Hội Nhà văn, ở đó, chao ôi là ân cần, niềm nở ở đó người ta đón tiếp ông như người ông đi xa lâu ngày mới trở về, hỏi han, dặn dò...chừng độ một tháng sau cuốn sách dưới đây chào đời...
Hu hu, các cơ quan, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa gạo cội của tỉnh nhà đi đâu cả rồi, để cho ông kỹ sư chăn nuôi tuổi ngoài thất thập vất vả đến nhường này...Còn nhiều chi tiết ly kỳ lắm để khi nào nhàn cư mỗ đây biên tiếp hầu bà con....
À quên, sách chắc là sẽ có bán hoặc biếu tại Bản đền, chợ Kỳ Lừa, phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn.
Bìa cuốn sách
Bìa lót có lời đề tặng của tác giả cho Mỗ
Lời giới thiệu của NXB Hội nhà văn
Thân thế, sự nghiệp của tác giả
Đang viết tiếp...
Georges Condominas qua đời.
Những
ai đã học hay quan tâm đến văn hóa dân gian không thể không biết đến
Georges Condominas, cây đại thụ văn hóa dân gian và sử thi, dân tộc
học...về Tây Nguyên đã trút hơi thở cuối cùng ngày 17/7/2011. Những năm
học ở Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian (Nay là Viện nghiên cứu văn hóa) Georges Condominas là cái tên lớn đầy ngưỡng mộ đối với mỗ. Nay ông đã về cói vĩnh hằng, xin thắp một nén nhang tưởng nhớ đến ông!
Cuộc trò chuyện sôi nổi, song cũng nhiều lúc chùng xuống, chúng tôi chia sẻ cùng nhau niềm nhớ và nhất là nỗi lo đau đáu về vùng đất xiết bao ruột thịt với cả hai chúng tôi, đang trải qua những thử thách có lẽ là lớn nhất, nặng nề nhất trong suốt lịch lâu dài của nó. Rừng và con người ở đó đang và rồi sẽ ra sao? “Anh biết đấy”, Condo bảo, tôi từng viết “Chúng tôi ăn rừng…”. Ăn rừng, người Tây Nguyên “ăn rừng”, xin thức ăn cho sự sống của mình từ rừng, cũng như chúng ta nói chúng ta bú sữa mẹ mà lớn lên thành người. Tây Nguyên không còn rừng thì rồi sẽ ra sao? …”.
Chính nỗi ưu tư đeo đẳng và ngày càng thống thiết ấy gắn kết chúng tôi. Mỗi lần ông sang Việt Nam, chúng tôi đều gặp nhau, cùng đi Tây Nguyên, cùng đi miền núi Quảng Nam. Lần ông cũng bảo: “Tôi luôn thèm về đấy. Ở nơi ấy tôi đã học làm người”. Và ở cuộc triển lãm đặc sắc “Chúng tôi ăn rừng – G. Condominas ở Sar Luk” được trưng bày ở Paris, rồi ở Hà Nội tháng 12/2007, giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của ông, có một băng rôn ghi một câu của Condominas, có thể coi là châm ngôn của đời ông, nghe hơi lạ và rất đáng chú ý: “L’ethnographie est un genre de vie”. Có thể dịch: “Dân tộc học là một kiểu sống” hay “Dân tộc học là một lối sống”. Riêng tôi muốn dịch “Dân tộc học là một loại hình sống”. Loại hình, như các loại hình thực vật, động vật … Một loại hình, chứ không phải một nghề.
Năm 1948 anh thanh niên Condominas vừa mới ra trường, sang Đông Dương, lên Tây Nguyên, tìm đến tộc người Mnông Gar ở làng Sar Luk hoang vắng, và ngay từ đầu ý thức sâu sắc “mặc cảm” đó, hiểu rằng anh phải khắc phục được nó, phải thay đổi toàn bộ cuộc đời mình, nhập thân được vào “loại hình” dân tộc học của mình. Hiểu Mnông Gar ư? Anh phải hiểu nó từ bên trong. Sau này anh sẽ nói, giản dị - vậy đó, chân lý thì bao giờ cũng giản dị - chẳng hạn, “để biết một món ăn Mnông Gar có ngon không thì nhất thiết phải là một người Mnông Gar”. Anh phải thành một người Mnông Gar. Condo vào làng Sar Luk, xin làm một căn nhà chen giữa làng, thành một hộ như bao nhiêu hộ của làng.
Đang thiêm thiếp, chợt Condo giật mình thức dậy, hỏi: “Cậu vừa nói gì đấy? Nói lại xem!”. Lơ mơ ngủ nhưng ông vừa nghe được hai tiếng “mau prum”. “Nhắc lại đi!”, ông khẩn khoản. Vì, đã quên mình là người lạ, người Pháp, hết sức thông thạo đến ăn sâu trong máu thịt tiếng Mnông Gar, nhưng đồng thời ông vẫn là nhà dân tộc học, tỉnh táo và sắc sảo, để chỉ cần hai tiếng “mau prum” nghe như trong mơ đã đánh thức ngay nhà dân tộc học trong ông dậy. “Mau prum” có nghĩa là đá Chàm. Và là nhà dân tộc học thành thạo, ông biết người Chàm chưa bao giờ đặt chân lên vùng đất Krông Nô này suốt lịch sử. Nghĩa là người thanh niên kia đã thấy một điều gì đó rất lạ mà anh ta không hiểu được trong ngày đi làm đường hôm nay.
Tiễn đưa Condo của Tây Nguyên
Ăn
rừng, người Tây Nguyên “ăn rừng”, xin thức ăn cho sự sống của mình từ
rừng, cũng như chúng ta nói chúng ta bú sữa mẹ mà lớn lên thành
người. Tây Nguyên không còn rừng thì rồi sẽ ra sao?” - Georges
Condominas.
Yoo Condo thân thiết của người Mnông Gar. |
Georges Condominas đã ra đi trong đêm
thứ bảy 16 rạng sáng chủ nhật 17/7/2011. Thế giới vừa mất một trong
những nhà dân tộc học lớn nhất của mình. Chắc chắn trong những ngày
đến sự kiện này sẽ gây xao động không chỉ ở Pháp, và ở Việt Nam, nơi
nhà bác học này đặc biệt gắn bó. Và tôi chắc ở một nơi sâu tít trong
tận cùng Tây Nguyên, tại cái làng nhỏ có tên là Sar Luk bên bờ con
sông Krong Nô hoang vắng, dưới chân dãy Chư Yang Sin hùng vĩ, một dân
tộc rất nhỏ tên là dân tộc Mnông Gar sẽ làm lễ bỏ mả cho ông, Yoo
Condo thân thiết của họ - Yoo là cách người Mnông Gar gọi người nơi
khác đến mà đã trở nên ruột thịt.
Tôi đã may mắn được là một người bạn
nhỏ của con người vĩ đại ấy, và cách tôi được gặp và quen ông thật lạ,
cũng có thể là tiêu biểu cho một trong những tính cách độc đáo của ông.
Hơn 30 năm trước, một hôm đang ngồi làm việc ở nhà, tôi nghe điện
thoại reo và bên kia đầu dây một người nói với tôi bằng tiếng Pháp:
“Tôi vừa từ Paris sang, một chị bạn của anh bên ấy nhờ mang cho anh mấy
cuốn sách, làm sao trao được cho anh?”. Tôi cám ơn và xin ông cho biết
tôi có thể đến gặp ông ở đâu để nhận sách. Ông trả lời: “Tôi là Geoges
Condominas, hiện ở khách sạn X, anh có thể đến khoảng 2 giờ chiều nay
không?”
Không thể nói hết sửng sốt của tôi,
hóa ra một nhà bác học lớn, mà tôi đã được đọc một số tác phẩm nổi
tiếng, vừa gọi điện cho tôi và chỉ mấy tiếng nữa tôi sẽ được gặp ông!
Mươi phút sau, điện thoại lại reo. Vẫn là Condominas. “Thôi, anh không
cần đến khách sạn đâu. Tôi có một người bạn ở Hà Nội biết nhà anh, tôi
sẽ đến chỗ anh ngay bây giờ, được không?”.
Tả sao hết hồi hộp. Mươi
lăm phút sau một chiếc xe máy đổ xịch trước thềm: nhà dân tộc học lừng
danh thế giới, người thầy của bao thế hệ dân tộc học khắp năm châu, đến
nhà tôi bằng xe ôm! Tôi còn nhớ mãi hình ảnh Condo hôm ấy, cũng sẽ là
hình ảnh quen thuộc những người biết ông hẳn còn mãi ghi nhớ: chiếc áo
vét tông lụng thụng và hơi nhàu, không hề có cà vạt, chiếc mũ phớt hơi
rộng vành màu nâu nhạt. Ông ở chơi với tôi gần suốt buổi, say sưa trò
chuyện về Tây Nguyên, ông hỏi tôi lên Tây Nguyên từ năm nào, cười bảo
“Thế là thua tôi rồi, tôi đến Tây Nguyên trước anh một năm cơ …”.Cuộc trò chuyện sôi nổi, song cũng nhiều lúc chùng xuống, chúng tôi chia sẻ cùng nhau niềm nhớ và nhất là nỗi lo đau đáu về vùng đất xiết bao ruột thịt với cả hai chúng tôi, đang trải qua những thử thách có lẽ là lớn nhất, nặng nề nhất trong suốt lịch lâu dài của nó. Rừng và con người ở đó đang và rồi sẽ ra sao? “Anh biết đấy”, Condo bảo, tôi từng viết “Chúng tôi ăn rừng…”. Ăn rừng, người Tây Nguyên “ăn rừng”, xin thức ăn cho sự sống của mình từ rừng, cũng như chúng ta nói chúng ta bú sữa mẹ mà lớn lên thành người. Tây Nguyên không còn rừng thì rồi sẽ ra sao? …”.
Chính nỗi ưu tư đeo đẳng và ngày càng thống thiết ấy gắn kết chúng tôi. Mỗi lần ông sang Việt Nam, chúng tôi đều gặp nhau, cùng đi Tây Nguyên, cùng đi miền núi Quảng Nam. Lần ông cũng bảo: “Tôi luôn thèm về đấy. Ở nơi ấy tôi đã học làm người”. Và ở cuộc triển lãm đặc sắc “Chúng tôi ăn rừng – G. Condominas ở Sar Luk” được trưng bày ở Paris, rồi ở Hà Nội tháng 12/2007, giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của ông, có một băng rôn ghi một câu của Condominas, có thể coi là châm ngôn của đời ông, nghe hơi lạ và rất đáng chú ý: “L’ethnographie est un genre de vie”. Có thể dịch: “Dân tộc học là một kiểu sống” hay “Dân tộc học là một lối sống”. Riêng tôi muốn dịch “Dân tộc học là một loại hình sống”. Loại hình, như các loại hình thực vật, động vật … Một loại hình, chứ không phải một nghề.
Giáo sư Georges Condominas
sinh năm 1921 tại Hải Phòng, cha người Pháp còn mẹ mang ba dòng máu Bồ
Đào Nha, Hoa và Việt. Từ nhỏ ông đã theo cha sống ở Pháp, Tunisia và
Việt Nam. Ông vừa học luật vừa học hội hoạ ở trường cao đẳng Mỹ thuật
Đông Đương (Hà Nội), sau đó về Paris học để lấy bằng cử nhân văn khoa
(1947) và bằng của trung tâm Đào tạo nghiên cứu dân tộc học (1948). Năm
1970 ông trình luận án tiến sĩ khoa học nhân văn ở đại học Sorbonne
(Paris). Năm 2007, ông được bầu làm thành viên danh dự viện Viễn Đông
Bác cổ (EFEO). Ông đã nhiều lần là giáo sư thỉnh giảng ở các đại học
hàng đầu thế giới. Năm 2006, viện Khoa học xã hội Việt Nam tặng ông huy
chương của viện. Năm 2010, ông nhận giải Việt Nam học của quỹ văn hoá
Phan Châu Trinh.
Hai cuốn sách của ông: Nous avons mangé la forêt (Chúng tôi đã ăn rừng) và L’exotique est quotidien (Cái xa lạ là hằng ngày) được nhà dân tộc học André Leroi-Gourhan xếp vào số “các cuốn sách kinh điển của ngành dân tộc học”. |
Condominas được đào tạo
bởi những con người không chỉ là những nhà nhân học, dân tộc học lớn,
mà còn là những nhân cách lớn, rất đặc biệt, hay đúng hơn nữa, thuộc
một “loại hình” riêng, những Marcel Mauss, Paul Mus, Claude và Paul
Lévy-Strauss, André Leroi-Gourhan, André-George Haudricourt, Pierre
Edouard Mestre, Maurice Leenhardt… cùng với Georges Balandier, Jean
Guiart, Paul Mercier …
Có thể hiểu một cách vắn
tắt “loại hình” ấy như thế này: một nhà khoa học bất kỳ có thể có hai
cuộc đời, cuộc đời của người làm khoa học, và một cuộc đời riêng, không
nhất thiết gắn làm một. Nhà dân tộc học thì không, anh ta chỉ có một,
không thể tách rời, dân tộc học là cuộc đời anh, cuộc đời anh là dân
tộc học, không chừa lại chút gì; anh đồng hóa với đối tượng của mình
đến cùng, cùng một số phận, cùng một số mệnh, cùng một loại hình, anh
không ở bên ngoài mà bên trong nó, anh chính là nó, thành bại, mất còn.
Chúng ta biết dân tộc học,
nói cho đúng, trước hết là một sản phẩm của châu Âu, của chủ nghĩa
thực dân. Nó sinh ra khi chủ nghĩa thực dân châu Âu đi chinh phục và
biết đến các dân tộc “lạc hậu”, tìm hiểu chúng. Vì vậy nhà dân tộc hầu
như bao giờ cũng từ một nền văn hóa được tự coi là cao hơn đến quan
sát, nghiên cứu một nền văn hóa bị coi là thấp hơn, từ bên ngoài nhìn
vào và từ bên trên nhìn xuống…Năm 1948 anh thanh niên Condominas vừa mới ra trường, sang Đông Dương, lên Tây Nguyên, tìm đến tộc người Mnông Gar ở làng Sar Luk hoang vắng, và ngay từ đầu ý thức sâu sắc “mặc cảm” đó, hiểu rằng anh phải khắc phục được nó, phải thay đổi toàn bộ cuộc đời mình, nhập thân được vào “loại hình” dân tộc học của mình. Hiểu Mnông Gar ư? Anh phải hiểu nó từ bên trong. Sau này anh sẽ nói, giản dị - vậy đó, chân lý thì bao giờ cũng giản dị - chẳng hạn, “để biết một món ăn Mnông Gar có ngon không thì nhất thiết phải là một người Mnông Gar”. Anh phải thành một người Mnông Gar. Condo vào làng Sar Luk, xin làm một căn nhà chen giữa làng, thành một hộ như bao nhiêu hộ của làng.
Thời gian ngắn đầu, anh
còn phải nhờ một phiên dịch, nhưng rồi anh nhanh chóng học thạo tiếng,
đến mức đêm nằm mơ toàn bằng tiếng Mnông Gar – nghĩa là anh tư duy
không phải bằng tiếng Pháp nữa mà bằng tiếng Mnông Gar; anh “tư duy
Mnông Gar”. Anh sống cùng số phận của làng, vui mừng, đau khổ, thành
bại, sống chết cùng làng Mnông Gar đến tối đa, để sự hiện diện của một
người ngoài, lại là một da trắng, lại là một nhà dân tộc học nữa, không
làm biến dạng hiện thực như hằng có của làng, làm biến dạng một cách
tất yếu ứng xử của người làng với nhau và với người lạ khi làng có
“khách” lạ...
Tác giả và Georges Condominas. Ảnh: Đoàn Huy Giao |
Song ở đây còn có chỗ rất tế nhị: nhà
dân tộc học hết sức “quên” mình đi, để cho làng cũng “quên” sự hiện
diện của anh đi, nhưng đồng thời anh vẫn phải là nhà dân tộc học, tỉnh
táo và sắc sảo quan sát. Có mâu thuẫn không, và nhà dân tộc học phải
giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào? Có lần tôi đã hỏi Condominas về
điều ấy.
Rất ngạc nhiên là ông cũng… rất ngạc
nhiên. Ông bảo ông không để ý, hay đúng hơn không cảm thấy khó khăn. Có
lẽ, ông nói, vì mình sống thật tình đến cùng với bà con.
Ta biết ít ra một ví dụ về
thành công này của Condominas, trong việc ông tìm ra được bộ đàn đá
tiền sử đầu tiên trên thế giới… Đêm ở làng Sar Luk, như mọi đêm, sau
một ngày sống và lao động cùng bà con, Condo ngồi hút rượu cần và rít
tẩu thuốc với các già làng bên bếp lửa nhà sàn, lơ mơ ngủ, chợt thức
dậy lại hút rượu và rít thuốc, lại lơ mơ ngủ, không hề để ý một thanh
niên ngày hôm ấy được điều đi sửa con đường từ Sar Luk đi Đầm Ròn đang
lầm rầm kể chuyện…Đang thiêm thiếp, chợt Condo giật mình thức dậy, hỏi: “Cậu vừa nói gì đấy? Nói lại xem!”. Lơ mơ ngủ nhưng ông vừa nghe được hai tiếng “mau prum”. “Nhắc lại đi!”, ông khẩn khoản. Vì, đã quên mình là người lạ, người Pháp, hết sức thông thạo đến ăn sâu trong máu thịt tiếng Mnông Gar, nhưng đồng thời ông vẫn là nhà dân tộc học, tỉnh táo và sắc sảo, để chỉ cần hai tiếng “mau prum” nghe như trong mơ đã đánh thức ngay nhà dân tộc học trong ông dậy. “Mau prum” có nghĩa là đá Chàm. Và là nhà dân tộc học thành thạo, ông biết người Chàm chưa bao giờ đặt chân lên vùng đất Krông Nô này suốt lịch sử. Nghĩa là người thanh niên kia đã thấy một điều gì đó rất lạ mà anh ta không hiểu được trong ngày đi làm đường hôm nay.
Anh kể: trong khi lao
động sáng nay, các anh đã phá một ụ đất để nắn lại con đường trước đây
bị uốn cong, và tìm thấy trong ấy mười một phiên đá lạ, rất dài, mà
người Mnông khi gặp bất cứ vật cổ nào mà họ không thể hiểu và họ tin là
bí ẩn, thiêng liêng thì đều coi đó là của người Chàm xưa… Sáng hôm sau
Condo cùng người thanh niên đi đến hiện trường, quan sát kỹ, nhận ra
đấy là những phiến đá đã được đẽo gọt bởi bàn tay con người, một vật
cổ, có thể là tiền sử… Những phiến đá ở làng Dnut Lieng Krak, cách Sar
Luk khoảng 10 km, được Condominas phát hiện năm 1949, gửi về viện Nhân
chủng học Paris, được các chuyên gia nhân học, khảo cổ học, nhạc học
nghiên cứu tỉ mỉ, xác nhận là một bộ đàn đá tiền sử (đúng ra là hai bộ,
thiếu mất một thanh), cực kỳ đặc sắc, là bộ đàn đá tiền sử đầu tiên
tìm được trên thế giới, có niên đại khoảng ba nghìn năm …
Condominas rất ít khi nhắc
lại chiến công khảo cổ học từng làm chấn động thế giới ấy của ông. Ông
chỉ nói: “Dân tộc học là một loại hình sống”, vậy thôi. Thế đấy!
… Từ Sar Luk, Condominas mang về cho
thế giới khoa học (và cả văn học) tác phẩm “Chúng tôi ăn rừng Đá Thần
Gô”, ra mắt ở nhà xuất bản Mercure de France, nơi chỉ chuyên in tác
phẩm văn học của những văn hào lớn như Verlaine và Rimbaud, và cuốn
sách lập tức được nhà nhân học hàng đầu Claude Lévy-Strauss coi là
“đánh dấu sự đăng quang trong nền văn học dân tộc học của một thể loại
hoàn toàn mới, nổi bật vì sự gắn bó với hiện thực bản địa, sâu sắc hơn
tất cả những gì đã từng có trước nay”. Ít lâu sau, cuốn sách thứ hai về
Sar Luk của ông ra đời, cũng hết sức độc đáo, cuốn “L’exotique est
quotidien” (có thể dịch là “Kỳ lạ mỗi ngày”), bút ký tự thuật cảm động
và uyên bác về sự nghiệp hay cuộc đời “dân tộc học là một loại hình
sống” của ông …
Hôm nay chúng ta tiễn đưa về cõi vĩnh
hằng một nhà bác học lớn, một người bạn lớn của Việt Nam, đặc biệt của
các dân tộc Tây Nguyên, người, tôi tin vậy, cho đến giờ phút cuối cùng
vẫn không ngớt nỗi nhớ dằng dặc và nội lo đau đáu về Tây Nguyên của
chúng ta, của ông. Vì Tây Nguyên đối với ông đã trở thành “một loại
hình sống”.
Hãy biết yêu và lo như ông.
19/7/2011
Nguyên Ngọc (Theo SGTT)
Xuân thu nhị kỳ...
Xuân thu nhị kỳ, những đổng lý văn phòng cũ có, mới có, trẻ ranh có, già
cỗi có ở muôn phương lại hội ngộ ở kinh thành ca bài ca muôn thuở
"bưng, bê, kê, đặt..." lại hỏi nhau đã (chuyển) đi đâu chưa? Rồi tự trả
lời, nếu đi thì còn gặp nhau ở đây làm gì, nụ cười trở nên gượng gạo,
méo mó, đôi ba anh cau có. Lại tụ bạ, lại cùng nhau kể chuyện mình,
chuyện đời...
Kỳ này khác hơn những kỳ trước là bắt đầu một đợt khách (hay là chủ) mới...
Một số hình ảnh gặp gỡ nơi kinh thành giữa muôn hồng, ngàn tía (không chú thích, không bình luận)
Kỳ này khác hơn những kỳ trước là bắt đầu một đợt khách (hay là chủ) mới...
Một số hình ảnh gặp gỡ nơi kinh thành giữa muôn hồng, ngàn tía (không chú thích, không bình luận)
Xuân thu nhị kỳ...
Xuân thu nhị kỳ, những đổng lý văn phòng cũ có, mới có, trẻ ranh có, già
cỗi có ở muôn phương lại hội ngộ ở kinh thành ca bài ca muôn thuở
"bưng, bê, kê, đặt..." lại hỏi nhau đã (chuyển) đi đâu chưa? Rồi tự trả
lời, nếu đi thì còn gặp nhau ở đây làm gì, nụ cười trở nên gượng gạo,
méo mó, đôi ba anh cau có. Lại tụ bạ, lại cùng nhau kể chuyện mình,
chuyện đời...
Kỳ này khác hơn những kỳ trước là bắt đầu một đợt khách (hay là chủ) mới...
Một số hình ảnh gặp gỡ nơi kinh thành giữa muôn hồng, ngàn tía (không chú thích, không bình luận)
Kỳ này khác hơn những kỳ trước là bắt đầu một đợt khách (hay là chủ) mới...
Một số hình ảnh gặp gỡ nơi kinh thành giữa muôn hồng, ngàn tía (không chú thích, không bình luận)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)