Người theo dõi

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam gửi Điều lệ cho Hội viên

HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM (Tên đầy đủ là HỘI NHỮNG NGƯỜI SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU, PHỔ BIẾN VÀ TRUYỀN DẠY VĂN HÓA VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM, Tên Tiếng Anh là ASSOCIATION OF VIETNAMESE FOLKLORISTS, viết tắt là AVF) vừa gửi Điều lệ Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam khóa VI (2010-2015) cho các Hội viên.
Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) gồm 7 Chương, 29 Điều đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI nhiệm kỳ 2010-2015 của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thông qua ngày 11 tháng 5 năm 2010 tại thành phố Hà Nội và được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 1337/QĐ-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2010.

Điều lệ Hội 





 Đại hội Chi hội Lạng Sơn ngày 06/3/2011 (hix, Y cũng được ngồi Đoàn Chủ tịch cơ đấy)



GS-TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội dự Đại hội Chi hội Lạng Sơn



Trò chuyện lúc giải lao



Y với thầy giáo cũ Tô Ngọc Thanh



Huyền thoại Langbiang - Đà Lạt



Giữa khung trời Đà Lạt (21/4/2006)



Biệt thự cổ Đà Lạt (21/4/2006)



Những con "chiến mã" trên đỉnh Langbiang huyền thoại.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Hôm nay 14/7 Quốc khánh Cộng hòa Pháp

Nhân ngày Quốc khánh Cộng hòa Pháp 14/7, mỗ đây kể câu chuyện phá ngục Bastille hầu bà con:

Pháo đài Bastille nằm ở ngoại ô gần khu Xanh - ăng - toan, khu vực của công nhân và thợ thủ công. Những khẩu đại bác ở pháo đài đe dọa công nhân và nông dân ở vùng này. Muốn thắng quân đội nhà vua trước hết phải phá ngục thành trì này. Cướp được Baxti là một đòn chí mạng giáng vào chế độ quân chủ chuyên chế.
Sáng tinh mơ ngày 14/7, hàng vạn quần chúng từ các nẻo kéo về bao vây pháo đài trong muôn ngàn tiếng thét. Người ta vang lên một điệp khúc "Bọn chỉ huy hãy hạ vũ khí đầu hàng đi" tên chỉ huy bác bỏ yêu cầu của quần chúng ra lệnh bắn vào đoàn người. Nhân dân hiểu ngay rằng phải dùng bạo lực cướp Bastille, trừng trị bọn đao phủ khát máu. Cuộc chiến đấu khốc liệt diễn ra trong từng ngõ chân thành. Máu đã loang lổ khắp đó đây, tiếng súng chen lẫn tiếng la thét, quần chúng không chùn bước, lớp người này ngã xuống, lớp người khác vùng lên. Trong những người đứng ở hàng đầu cuộc đấu người ta thấy có đầy đủ các tầng lớp nhân dân lao động, có nam nữ, có già trẻ khí thế quần chúng áp đảo vũ khí và tinh thần bọn giữ súng. Đến gần trưa, pháo đài bị hạ quần chúng reo mừng nhảy múa tượng trưng cho chế độ chuyên chế bị đập tan và đến lượt nó chế độ quân chủ bị sụp đổ, quần chúng ca khúc khải hoàn song vẫn chuẩn bị đối phó với sự phản công của nhà vua. Nhưng nhà vua đã khiếp đảm trước lực lượng hùng hậu của quần chúng nên tuyên bố ở hội nghị quốc dân quân là đã hạ lệnh cho quân đội rút khỏi Pari. Âm mưu của triều đình chống lại cách mạng quần chúng bị đập tan.
Nhà thơ Tố Hữu đã mô tả sự bắt đầu của cách mạng ở Pháp ngày 14/7:
"Và lớn bé đàn ông, đàn bà
Tất cả chiếm mỗi người một khí giới
Anh hàng thịt vung con dao sáng loáng
Người lính già quắc thước năm chuôi gươm
Và anh hàng giày quần áo rách bươm
Anh hàng dệt đang nằm sau cửa xưởng
Cũng nổi dậy oai nghi như võ tướng
Giật thanh đao khẩu súng nhảy ra ngoài
Những thằng con bé bỏng cũng dương oai
Phồng má thổi kèn vang sau gót bố"
Pháo đài Bastille xây dựng từ thế kỷ XIV nó đứng sừng sững trên đường dẫn tới Pari. Tường pháo đài xây bằng đá, cao 24m, dày 3m. Có 8 tháp canh cao 30m xung quanh thành có hào sâu bao bọc, chỉ có một chiếc cầu treo làm bằng những xích sắt dẫn tới dinh lũy.
Trưa hôm đó ngục Bastille bị hạ, quần chúng nhảy múa vui xướng. Với nỗi căm thù chất chứa họ phá ngục Bastille. Sau này trên nền cũ của pháo đài người ta xây dựng một quảng trường lớn có ghi dòng chữ "Ở ĐÂY NGƯỜI TA NHẢY MÚA"
Lúc đầu người ta xây pháo đài Bastille làm nhiệm vụ bảo vệ thành phố chống lại sự tấn công của địch. Nhiều năm trôi qua Pari phát triển nhanh chóng, phố xá đông đúc Bastille trở nên nằm giữa thành phố, chẳng bao lâu nó mất hết ý nghĩa quân sự, các vua Pháp biến nó thành nhà tù quốc gia.

Hoa Lê-ki-ma là hoa cây Trứng gà?

KỶ NIỆM 64 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27/7/1947 - 27/7/2011
  • Nhớ hồi kỷ niệm 50 năm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức rộng rãi cho đoàn viên, thanh niên, cán bộ, công chức và nhân dân tham gia cuộc thi tìm hiểu về ngày Thương binh liệt sỹ 27/7. Đề cương cho sẵn, tài liệu tham khảo thì phong phú. Ai cũng sôi nổi tham gia vì lúc ấy các cuộc thi tuy đã có nhiều nhưng chưa nở rộ như sau này. Chi đoàn của y cử hẳn một "Bộ tham mưu" để làm đề cương riêng quyết ẵm giải. Câu hỏi cuộc thi có đề cập đến một nhạc phẩm của nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn là bài hát "Biết ơn chị Võ Thị Sáu" trong đó có câu mở đầu là "mùa hoa Lê-ki-ma nở". Một đồng nghiệp bây giờ đang công tác ở một cơ quan trung ương có sáng kiến là mở ngoặc chú thích luôn sau câu đó hoa Lê-ki-ma miền Bắc gọi là cây Trứng gà. Cả "Bộ tham mưu" đều nhất trí cao. Chẳng biết có phải chi tiết vô cùng "đắt giá" đó không mà sau đó mưa giải đã ập xuống Chi đoàn BTTH-TV tỉnh. Một giải ba và 3 giải khuyến khích đã thuộc về các đoàn viên Chi đoàn. Thấm thoắt, đến giờ một số đoàn viên khi ấy nay đã và sắp trở thành bố, mẹ đoàn viên rồi. Một kỷ niệm y còn nhớ mãi.
Viếng nghĩa trang liệt sỹ Hàng Dương, Côn Đảo Bà Rịa - Vũng Tàu (02/01/2009)






Thắp hương tưởng nhớ các liệt sỹ quê Lạng Sơn yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn (18/4/2010)


Lịch sử ngày Thương binh liệt sỹ 27/7
Cách mạng tháng tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Núp sau quân Anh - Ấn, chúng trắng trợn gây nên những vụ xung đột vũ trang ở nhiều nơi thuộc Nam Bộ, Trung Bộ. Tiếp đó, khi vào thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ, thực dân Pháp gây ra những vụ bắn phá giết hại dân ta ở Hải Phòng, Hà Nội….. mở đường cho việc xâm lược cả nước ta.

Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập, tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã chiến đấu anh dũng, chặn bàn tay đẫm máu của thực dân xâm lược. Trong cuộc chiến đấu này, một số chiến sĩ, đồng bào ta bị thương và hi sinh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dành tình yêu thương của mình, góp phần chăm sóc các gia đình liệt sĩ, anh em thương binh, bênh binh một cách tận tình chu đáo.

Đầu năm 1946, “Hội giúp binh sĩ tử nạn” sau đổi tên “Hội giúp binh sĩ bị thương” được thành lập ở Thuận Hoá (Bình Trị Thiên) ở Hà Nội và một số nơi khác. Hồ Chủ tịch là hội trưởng danh dự của hội.

Ngày 28/5/1946, “hội giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ chủ tịch đã đến dự. Ngày 7/11/1946, cũng tại nhà hát thành phố Hà Nội, buổi quyên góp ủng hộ quần áo giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận đã được tổ chức, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông chiến sĩ”, tại đây Hồ chủ tịch đã cởi chiếc áo rét của Người đang mặc để tặng binh sĩ.

Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến tranh lan rộng ra nhiều vùng. Số người bị thương, hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trong tình hình ấy, Đảng và nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống tinh thần và vật chất của thương binh, gia đình liệt sĩ trong thời kỳ đầu của cuốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 6/1947, đại biểu của tổng bộ Việt Minh, Trung Ương hội phụ nữ cứu quốc, Trung Ương đoàn thanh niên cứu quốc, cục Chính Trị Quân Đội quốc gia Việt Nam, nhà thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Hồ chủ tịch chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh liệt sĩ. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, hội nghị nhất trí đề nghị Trung Ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ – ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý Uống Nước Nhớ Nguồn.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

ĐBQH Lạng Sơn Nguyễn Minh Thuyết nói gì về việc phát ấn?

Sáng nay, TTO đăng bài phỏng vấn ĐBQH tỉnh Lạng  Sơn Nguyễn Minh Thuyết về việc phát ấn đầy tai tiếng tại Đền Trần Nam Định mấy năm gần đây. Mỗ đây nhanh tay nhặt về treo tạm cho bà con xem. À, mà năm trước mỗ đây cũng có được một cái ấn Đền Trần, nhưng chắc là hàng chợ thôi vì của các quan chức hàng tỉnh của NĐ "biếu" chứ không được cái vinh hạnh do ông PTT trực tiếp đóng, vì ngài chỉ đóng có mấy cái lúc nửa đêm thôi. Rồi năm đó hoạn lộ, lương lậu của mỗ vẫn không thấy có biến chuyển gì. Năm nay mỗ quyết chí ở nhà bái vọng, và bất ngờ chưa...giữa năm mỗ đây lại được lên lương do...đã đến niên hạn!

Hic! Mỗ cũng tóm được một đùm lộc to bằng quả bưởi!



Lễ hội đền Trần:
Quan chức không nên tham gia phát ấn
TT - LTS: Sau bài viết “Chưa chứng minh được tục phát ấn” nói về đề án tổ chức lễ hội đền Trần Nam Định năm 2012, Tuổi Trẻ ghi nhận thêm ý kiến của ông NGUYỄN MINH THUYẾT - phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội:
Ông Nguyễn Minh Thuyết - Ảnh: V.Dũng
- Tôi nghĩ rằng việc Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch giao cho Viện Văn hóa nghệ thuật VN phối hợp với một số đơn vị chức năng có liên quan tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá và nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức lễ hội đền Trần Nam Định năm 2012 và những năm tiếp theo đã thể hiện một thái độ thận trọng, cầu thị nhằm giải quyết những vấn đề mà dư luận quan tâm (tuy ở cấp độ địa phương), liên quan đến đời sống văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của nhiều người.
Qua theo dõi trên báo, tôi thấy Viện Văn hóa nghệ thuật VN đã đề xuất hai phương án tổ chức lễ hội đền Trần Nam Định năm 2012 và những năm tiếp theo. Tôi rất chia sẻ với đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng đề án này, bởi ngay lập tức chúng ta không tổ chức phát ấn nữa sẽ khiến nhiều người đi lễ bao năm nay cảm thấy băn khoăn, hơn nữa sẽ xuất hiện tình trạng phát ấn ngầm. Và điều này cũng đã xảy ra trên thực tế.
Trong tình hình hiện nay có thể thực hiện phương án 2 nhưng cần phải làm tốt những việc như tổ chức tuyên truyền để mọi người dân về dự lễ hiểu rằng đây không phải là ấn của các vua Trần mà là ấn của đền Trần Nam Định; các quan chức nhà nước không nên tham gia việc tổ chức khai ấn và phát ấn; không tổ chức thu tiền khi phát ấn mà để người dân và người đi lễ thể hiện sự công đức của mình; nghiên cứu và xây dựng thật tốt các phương án nhằm đảm bảo tổ chức lễ hội sao cho an toàn, trật tự và văn minh.
Ngoài ra, không nhất thiết “khóa” việc phát ấn chỉ diễn ra trong một, hai ngày mà nên kéo dài thời gian. Ban tổ chức và nhà đền cần làm những nhà chờ tại những địa điểm thích hợp để phục vụ người dân mỗi khi chờ đến lượt mình nhận ấn trong khuôn viên nội tự di tích. Nhà đền cũng tính đến phương án tiết chế số lượng người mỗi khi vào khu vực di tích nhận ấn nhằm tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy...
YÊN TÙNG ghi
Y cùng với ĐBQH - GS Nguyễn Minh Thuyết được tặng hoa nhân ngày nhà giáo Việt  Nam 20/11/2010

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Đám cưới út nam nhà Giáo sư Khúc

"Thế là cuối cùng Khởi cũng đã tìm được cái nửa kia của cuộc đời mình và phá kỷ lục của bố nó. Anh 35 tuối mới cưới vợ vì còn mải đi kháng chiến còn cháu hòa bình đề huề mà 37 mới cưới vợ..." Đó là phần mở đầu  bức thư của GS.TSKH Đặng Vũ Khúc gửi cô em gái ở Thái Nguyên (đã 79 tuổi) mời dự đám cưới út nam Đặng Vũ Khởi (ở nhà gọi là Cò bé) ngày 02/7 tại Khách sạn Hòa Bình, 27 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm Hà Nội. (Hôn lễ và tiệc cưới chính thức đã được tổ chức ngày 11/6 tại TP Hồ Chí Minh, nơi công tác của chú rể và cô dâu)

Dưới đây là một số bức ảnh đám cưới tại khách sạn Hòa Bình:
 Cùng vợ chồng GS Đặng  Vũ Khúc đón khách tại tiền sảnh



Cùng cô dâu, chú rể



GS.TSKH Đặng  Hùng Võ (Cháu ruột GS Khúc) cũng có mặt






Đại gia đình






Lúc về đến Mẹt gặp cái chợ vải, tắc cả đường



Xem thêm: GS.TSKH Đặng Vũ Khúc đến Làng Chiềng Bộ ảnh đám cưới GS Đặng Hùng Võ