Người theo dõi

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Mấy năm mới có một lần

Anh bạn đồng môn lâu ngày gặp lại kể chuyện. Có một ông cán bộ trong Viện nghiên cứu nọ, đường tình duyên lận đận đã ba lần lên kết duyên nhưng con đò vẫn lật vì nhiều lý do chỉ có ông Tơ bà Nguyệt mới biết. Lần đó sau khi vợ mất, ông tục huyền với người phụ nữ khác (gần hết một bàn tay đếm) vừa văn nghệ vừa chua xót ông đi mời tiệc cưới của mình và bảo
- Thôi, mấy năm mới có một lần, mong các bạn cố gắng đến dự với bọn mình.
Chẳng dè cũng gặp phải ông thích đùa bèn đối đáp:
- Thôi, ông ạ nếu bọn tôi bận thì chẳng lần này thì lần sau vậy.
!!!

Lẻ bóng...



Xe ba bánh chở hàng ở Tân Thanh

Tân Thanh - Pò Chài chỉ là một cặp chợ đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Chợ Tân Thanh thuộc xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng Tỉnh Lạng Sơn. Vậy mà đã có nhiều cơ quan, nhà báo, tổ chức, cá nhân nhầm nó là thị trấn biên giới, cửa khẩu quốc gia... với bao nhiêu là hệ lụy vì Tân Thanh không phải là...như vậy. Nhầm lẫn là bởi đây là cửa khẩu nhộn nhịp giao thương có ngày hàng ngàn lượt xe qua lại xuất nhập khẩu hàng hóa.
Tuy vậy Tân Thanh vẫn có chỗ cho nhưng lao động mưu sinh bình thường, lam lũ vất vả kiếm từng đồng bạc lẻ. Đó là loại xe đạp ba bánh lốp bơm hơi chở hàng có thùng phía sau cơ chế truyền động bằng xích do người đạp bằng chân.
Xe đạp lôi có thể chở hàng đến trên 1 tạ (1000kg) của cư dân biên giới.
Xe này có nguồn gốc sản xuất từ Trung Quốc thường do cư dân biên giới có giấy thông hành chở hàng (có khi là hàng lậu) tạp hóa sang ta hoặc chở bia, xì dầu (nước tương), bia Hà Nội, thuốc lá, bánh kẹo Việt Nam sang phía đối diện). Mỗi ngày cửu vạn có giấy thông hành qua lại biên giới chở hàng cũng có thể kiếm hai đến ba trăm ngàn đồng nếu như hàng hóa về nhiều (Bằng lương của chuyên viên chính hoặc quan chức hàng tỉnh nhưng cũng vất vả lắm lắm, bon chen "đổ mồ hôi, sôi nước mắt")  Xem:Đìu hiu chợ cửa khẩu Tân Thanh

Trong ảnh là một thằng cửu vạn xe ba bánh quê Thái Nguyên đang mưu sinh giữa trưa hè nắng gắt ở chợ Tân Thanh 27/5/2011 (Lạng Sơn)



Gã cửu vạn này có vẻ đang học việc vì trông ..lớ ngớ lắm, ế khách vì chưa thấy có hàng phía sau.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Xe ba bánh chở hàng ở Tân Thanh

Tân Thanh - Pò Chài chỉ là một cặp chợ đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Chợ Tân Thanh thuộc xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng Tỉnh Lạng Sơn. Vậy mà đã có nhiều cơ quan, nhà báo, tổ chức, cá nhân nhầm nó là thị trấn biên giới, cửa khẩu quốc gia... với bao nhiêu là hệ lụy vì Tân Thanh không phải là...như vậy. Nhầm lẫn là bởi đây là cửa khẩu nhộn nhịp giao thương có ngày hàng ngàn lượt xe qua lại xuất nhập khẩu hàng hóa.
Tuy vậy Tân Thanh vẫn có chỗ cho nhưng lao động mưu sinh bình thường, lam lũ vất vả kiếm từng đồng bạc lẻ. Đó là loại xe đạp ba bánh lốp bơm hơi chở hàng có thùng phía sau cơ chế truyền động bằng xích do người đạp bằng chân.
Xe đạp lôi có thể chở hàng đến trên 1 tạ (1000kg) của cư dân biên giới.
Xe này có nguồn gốc sản xuất từ Trung Quốc thường do cư dân biên giới có giấy thông hành chở hàng (có khi là hàng lậu) tạp hóa sang ta hoặc chở bia, xì dầu (nước tương), bia Hà Nội, thuốc lá, bánh kẹo Việt Nam sang phía đối diện). Mỗi ngày cửu vạn có giấy thông hành qua lại biên giới chở hàng cũng có thể kiếm hai đến ba trăm ngàn đồng nếu như hàng hóa về nhiều (Bằng lương của chuyên viên chính hoặc quan chức hàng tỉnh nhưng cũng vất vả lắm lắm, bon chen "đổ mồ hôi, sôi nước mắt")  Xem:Đìu hiu chợ cửa khẩu Tân Thanh

Trong ảnh là một thằng cửu vạn xe ba bánh quê Thái Nguyên đang mưu sinh giữa trưa hè nắng gắt ở chợ Tân Thanh 27/5/2011 (Lạng Sơn)



Gã cửu vạn này có vẻ đang học việc vì trông ..lớ ngớ lắm, ế khách vì chưa thấy có hàng phía sau.

Trò chuyện với ĐBQH tỉnh Lạng Sơn

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết là ĐBQH ứng cử ở đơn vị tỉnh Lạng Sơn hai khóa liền, khóa XI 2002-2007 và khóa XII 20007-2011. ĐB Nguyễn Minh Thuyết đã để lại nhiều ấn tượng với cử tri và giới truyền thông. Năm nay 63 tuổi, trong danh sách những người ứng cử ĐBQH khóa XIII người ta không thấy có tên ông.
Mời bà con xem bài phỏng vấn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết trên Bee.net.vn  


 GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Dạy thụ động, HS làm sao sáng tạo?
"Trong gia đình, người lớn áp đặt trẻ con. Ngoài xã hội, cấp trên bao giờ cũng áp đặt cấp dưới, không thích cấp dưới cãi mình. Cái đó đã tạo thành một sức ì của cả xã hội và trong nhà trường của chúng ta" - GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội trao đổi.

Cả xã hội chạy đua

Ông suy nghĩ thế nào về nền giáo dục Việt Nam hiện nay?

Hiện nay, đang có tình trạng ganh đua của phụ huynh rất ghê gớm buộc các cháu phải học quá nhiều. Học chính khóa, bán trú không đủ còn học thêm rất tràn lan. Ở đây, có tác động xấu của cơ chế thì trường vào trong trường học. Các thầy các cô kêu lương thấp, muốn có thu nhập cao hơn. Nhưng lương các thầy cô bậc tiểu học là 2 - 3 triệu đồng, chưa kể thu nhập khác ở trường, thì mức lương đó cũng không phải là thấp so với mức chung của xã hội. Bây giờ dường như trong cuộc sống mới ai cũng chạy đua với nhau.

Nhưng tôi nghĩ nếu chỉ là chạy đua hay đua tranh nhau thì ít nhiều nó cũng có ý nghĩa tích cực. Nhưng đằng này lại là nạn "chạy điểm", "chạy chỗ", "chạy trường"!.

Chuyện này do nhiều nguyên nhân nhưng không phải chỉ do ngành giáo dục. Bởi khi đời sống khá hơn, bố mẹ có điều kiện quan tâm đến con nhiều hơn.
 
 

Vậy ông có thấy nền giáo dục đang có quá nhiều bức xúc: Đầu năm học là nạn chạy trường, chạy lớp, đóng góp quá nhiều; Cuối năm là chuyện thi cử...?

Thực ra ngành giáo dục cũng không đến mức tệ như thế đâu. Nhưng phải nói những năm qua ngành này như là một chỗ để xả, để xì hơi của những những bức xúc. Bây giờ có tâm lý học xong cứ có tiền là được bố trí công tác, người học giỏi lại rất khó xin việc. Tâm lý đó làm hỏng cả một nền giáo dục và đó cũng là cái khổ của ngành giáo dục.

Tôi được biết, có địa phương, để được về dạy tại một trường cấp huyện thôi anh phải bỏ ra tám chục triệu. Hay ở một thành phố miền Trung chẳng phải ghê gớm gì cũng phải mất một trăm, trăm rưỡi mới vào được. Chuyện này đều là thực tế và nguy hiểm hơn, nó tạo ra tiêu cực. Bởi những thầy cô giáo bỏ ra mấy chục triệu hay cả trăm triệu đồng để về dạy ở thành phố anh sẽ phải tìm cách "bóp", "nặn" học sinh, phụ huynh để bù lại khoản đã "đầu tư". 

Chậm đổi mới

Việc tạo kỹ năng cho các em chưa tốt có một phần lỗi rất lớn ở phía các thầy cô. Vừa qua, có cô giáo tiếng Anh còn mắng chửi học sinh khi học sinh này góp ý về cách phát âm của cô?

Đúng thế, ngay trong chương trình đại học, nhiều thầy nói tiếng Anh sai bét. Nhưng nguyên nhân của tất cả những vấn đề đó ở đâu? Tôi cho rằng, có nguyên nhân đó là do đổi mới chậm. Chính thầy cô vẫn phải tuyệt đối trung thành với giáo trình, phải theo đúng chương trình sách giáo khoa. Thầy vẫn đóng vai giảng bài cho học sinh, không thoát được ra khỏi giáo án, thì sao học sinh có thể sáng tạo.

Theo dõi tất các cấp học, tôi thấy càng lên cấp cao đổi mới càng mờ nhạt. Giáo viên dạy văn ở phổ thông hiện nay dạy chẳng khác gì mấy chục năm trước. May ra thì có  thêm vài cái máy chiếu, có thêm hình ảnh thôi, nhưng cái đó không phải là bản chất của đổi mới.

Nhưng rõ ràng tôi thấy ngành giáo dục của ta kêu gào "thảm thiết" nhiều năm nay rằng: phải đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm?

Sức ì quá lớn của một đội ngũ quá lớn. Tôi vẫn nói, dạy theo kiểu thầy chủ động trò thụ động thì  dễ hơn. Còn nếu trò chủ động, thầy thụ động thì khó hơn. Ở đại học có thầy cô nào dám để cho trò chủ động đâu. Nếu để trò chủ động, trên mạng có chuyện gì đó trò đọc được đưa ra hỏi mà thầy không biết là thầy chịu "chết".

Bản thân Bộ Giáo dục & Đào tạo khi đặt ra yêu cầu đổi mới thì nhiều khi cũng lúng túng, chưa biết đổi mới là đổi mới ở khâu nào, đổi mới thế nào. Mở  sách giáo viên ra sẽ thấy là chúng ta chưa hướng dẫn được gì nhiều để đổi mới, mà  chỉ mới là hướng dẫn nội dung, cách đặt câu hỏi để học sinh trả lời theo hướng này hay hướng kia. Hỏi đáp chưa phải là đổi mới, hỏi đáp thì từ thời tôi đi học đã có rồi. Hơn nữa hỏi đáp và hướng dẫn học sinh phải trả lời theo hướng này, hướng kia chính là một thứ áp đặt.

Chính các cơ quan chịu trách nhiệm hướng dẫn các thầy cô đổi mới cũng đang băn khoăn, chưa biết đổi mới thế nào. Mới chỉ là hô hào đổi mới chung chung chứ chưa đưa ra được những cái cụ thể. 

Làm dự án giáo dục
Có thể thấy rất rõ, kỹ năng thực hành của học sinh cả phổ thông lẫn đại học còn yếu. Các em học giỏi toán nhưng bảo đo diện tích cái bàn chưa chắc đã làm được, vì không có kỹ năng khái quát hóa để tính. Hay nhiều em học xong không viết nổi một cái đơn. Đấy là do kỹ năng thực tế, thực hành yếu. Có rất nhiều kỹ năng sống các em đã không được dạy, hoặc dạy không đến nơi đến chốn.
Dư luận cho rằng, bây giờ  những người làm giáo dục không còn tâm huyết như trước. Sách giáo khoa thì năm nào cũng phải thay đổi, nhưng vẫn có nhiều sai sót, rồi có những người chuyên làm dự án về giáo dục?

Thực ra thì nói như vậy cũng chưa đúng. Bởi khi có biến đổi về  mặt xã hội thì phải chỉnh lý sách giáo khoa, như chỗ này ngày xưa là Hà Tây giờ là Hà Nội thì phải thay đổi chứ. Hay những sai sót phụ huynh, dư luận phát hiện thì phải điều chỉnh. Tôi nghĩ sách giáo khoa thì không đến mức là làm tiền học sinh đâu vì giá rẻ lắm.

Còn câu chuyện về dự  án giáo dục thì có đấy. Đó là đưa vào học đường các dự án về phòng chống HIV, về giao thông, kỹ năng sống... Những dự án này làm chương trình nặng lên. Nhưng muốn gì cũng phải có thời gian cho học sinh thở chứ. Bây giờ xã hội có quá nhiều đơn đặt hàng với ngành giáo dục. Tôi cũng có lần nói: sao các vị nhồi nhét học sinh nhiều thế, thì họ nói đấy là dự án. Mà dự án thì có tài trợ.

Xã hội hóa giáo dục thời gian qua đã đem lại một số kết quả đáng khích lệ, bản thân ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Ở nước ta có một nghịch lý, cái đáng xã hội hóa nhanh nhất là kinh tế - tức là sản xuất thì lại rất chậm. Chúng ta đã vào WTO rồi nhưng vẫn ôm ấp, nâng đỡ các tập đoàn sử dụng vốn Nhà nước, bất chấp cả lỗ lãi và nguyên tắc cạnh tranh. Những lĩnh vực Nhà nước phải chịu trách nhiệm bao cấp là chính như giáo dục, văn hóa, y tế... thì mình lại chưa được quan tâm đúng mức. Giáo dục mà làm theo kiểu buông cho thị trường sẽ sinh ra những trường kém chất lượng.

Tất nhiên, chúng ta không ngăn cản người dân bỏ tiền mở mang giáo dục, nhưng không nên buông hẳn ra. Phải đầu tư trường công thật tốt. Ngay Hà Nội có 6 phường ở khu vực phố cổ không có trường tiểu học, có trường mấy chục năm phải học nhờ trong đình làng... Bởi hình như tất cả những địa điểm đẹp nhất của thành phố là nhà hàng khách sạn, những chỗ thu được nhiều tiền...

Vâng. Đúng là như vậy nhưng như ông đã nói ở trên thì để thay đổi được điều đó còn rất khó. Xin cảm  ơn ông đã trò chuyện.

Bảo Ngân (Thực hiện)

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

GS.TSKH Đặng Vũ Khúc đến Làng Chiềng

GS.TSKH Đặng Vũ Khúc là nhà khoa học địa chất đầu ngành, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin tư liệu địa chất, Giám đốc Bảo tàng Địa chất. (Xin xem Chị thấy con cúc đá này có đẹp không?)
Ngày 26/5/2011, GS Khúc đã đến Làng Chiềng dự lễ giỗ lần thứ 24 của người em rể là nhà giáo Nguyễn Vỵ, Huân chương kháng chiến Hạng Nhất, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. GS.TSKH Đặng Hùng Võ cũng có trong chương trình đi nhưng đến phút chót lại bận nên không lên dự giỗ ông chú được.
Dangan BLOG xin giới thiệu một số hình ảnh về GS.TSKH Đặng Vũ Khúc ở Làng Chiềng (xem thêm bài

Đánh sảng ở làng Chiềng ( List of villages in Chiang)

trên Blog này ngày 19/4/2011).

GS Khúc mời rượu các lão nông làng Chiềng...



GS Khúc chụp ảnh với 3 người em ruột (Từ trái sang: Đặng Đồng Tài, Đặng Thị Nhàn, Đặng Thị Đắc và GS)



Với cháu nhỏ...



Phút chia tay trở về Hà Nội ...



Với chủ blog...



Trước mộ phần nhà giáo Nguyễn Vỵ...



Hỏi han các cháu...



Ông Đặng Đồng Tài tại danh thắng hang Phượng Hoàng (Phú Thượng, Võ Nhai)

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

No dồn đói góp

Xưa. Cái thưở đất nước loạn lạc, mất mùa đói kém "gạo châu, củi quế" nên người ta chỉ lo đút cái ăn vào dạ dày cho đủ không nghĩ đến lễ nghĩa, tết nhất. Những ngày tết may lắm thì được mấy cái kẹo cháy nấu bằng bột mì và đường phên, gói bằng thứ giấy xanh, đỏ người ta vẫn dùng trong đám ma. Mấy năm gần đây, đất nước thanh bình, của cải dồi dào "phú quý sinh lễ nghĩa", bọn trẻ mục đồng nhà quê cũng như chốn thị thành cũng được quan tâm, chăm bẵm nhiều hơn. Tết thiếu nhi1/6, tết Trung thu không còn là của trẻ con nữa mà là của người lớn để so bì, suy tỵ, tranh thủ hối lộ quan trên... Ở thành thị, bọn choai choai cũng đi rước đèn, hò hét, uống ruơụ chật cả phố. Mấy con nặc nô ngồi sau xe đi một bánh gầm rú điên loạn đến tận nửa đêm.
Xưa chả có mà đút vào mồm, nay thì bánh kẹo cao cấp ê hề, nhà nào cũng đẻ ít con nên có đứa chia ngày ra đi liên hoan không hết nào là cơ quan bố, cơ quan mẹ, nhà trường, khối phố, rồi thì tổ liên gia, hội đồng hương vân vân và vân vân..đều tổ chức liên hoan, phát quà rồi thì bọn chưa chồng cũng đưa cháu, đưa em ...đến cơ quan góp vui. Cơ man nào là quà và phần thưởng....he he, giá mà mình bé lại để làm mục đồng, ôi! sướng!

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai...(16/02/2008)

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 ra đời như thế nào?

Ngày nay, cứ đến 1/6 hàng năm, chúng ta làm thật nhiều điều để được thấy các em nhỏ nở những nụ cười rạng rỡ. Bởi vì vào ngày 1/6/1942, một tội ác không thể dung thứ được đã giáng lên số phận của hàng trăm trẻ em. Nhân loại tiến bộ rơi nước mắt. Nhân loại quyết định rằng: cần phải có một ngày nhắc nhở Thế giới Hành động vì Trẻ em!
Vào rạng sáng ngày 1-6-1942, bọn phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xe (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xe không còn một bóng người. Hai năm sau, ngày 10-6-1944, bọn phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.
Căm phẫn trước tội ác dã man của phát xít Đức, cả loài người tiến bộ trên toàn thế giới đã kịch liệt lên án và đấu tranh để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Sau khi phát xít Đức bị đánh bại, Nhà nước Tiệp Khắc đã cho xây dựng lại làng Li-đi-xe và Đài tưởng niệm để khắc sâu tội ác của bọn phát xít. Tháng 12-1949, Liên hiệp Hội phụ nữ Á Phi họp ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đề nghị và được Liên đoàn phụ nữ Dân chủ thế giới nhất trí chọn ngày 1-6 hàng năm làm ngày Quốc tế Thiếu nhi, nhằm nhắc nhở nhân dân toàn thế giới nhớ đến vụ thảm sát Li-đi-xe và Ô-ra-đua của bọn phát xít, và hành động để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Nào ta cùng bay lên...!


Tiếp theo, tháng 4 năm 1952 tại Viên ( thủ đô nước Áo) đã có cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Hội nghị này đã yêu cầu tất cả Chính phủ các nước đặt ra những Pháp luật cho nước mình nhằm đảm bảo hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em, đòi cấm dùng những phát minh khoa học vào mục đích chiến tranh.


Đến năm 1955, Đại hội các bà mẹ của hầu hết các nước trên thế giới họp tại Moskva đã tố cáo bọn đế quốc âm mưu gây lại chiến tranh và kêu gọi các bà mẹ khắp năm châu xiết chặt thêm hàng ngũ đấu tranh cho một nền hòa bình bền vững trên đất nước.
Từ đó đến nay, những tổ chức phụ nữ thanh niên ở các nước đã lấy ngày 1 - 6 làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới.
Ở nước ta, từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 1- 6 đã được tổ chức hàng năm và trở thành ngày hội chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ măng non cho Tổ Quốc. Nhà nước ta cũng ban hành Pháp lệnh về chăm sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng coi trách nhiệm vẻ vang ấy là của toàn dân.


Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em- Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Từ 15/5 đến 30/6 được coi là Tháng Hành động vì trẻ em Việt Nam. Năm 2004, Quốc hội nước ta ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em  (Gồm: những quy định chung, các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các điều khoản thi hành.)

Bể bơi dành cho thiếu nhi

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Đố ai bằng tớ!

He he, sắp bầu cử các kiểu rồi nhể, bởi nhà y sát với địa điểm bầu cử (cách khoảng trên 10 mét) nên khỏi nói bà con cũng biết y sẽ đi thực hiện cái quyền của y vào lúc nào. (Loa ầm ĩ từ hôm nay rồi)
Y rất tự hào vì còn giữ được tất cả các Thẻ cử tri từ khi đủ tuổi à mà quên, cái thẻ đầu tiên được cầm là vào năm 1989 khi còn là sinh viên đã bị thu lại rùi. Không phải cái đứa nào cũng chấp hành pháp luật tốt như Y đây đâu nhá! Nói cho mà biết!
Ke ke...sau này thể nào bọn Bảo tàng lại chả tìm y để xin mấy cái thẻ này làm sưu tập hiện vật.

Một số hình ảnh bầu cử sáng 22/5 ở khu của y.

Kiểm tra thùng phiếu trước khi bầu.



Chờ lấy phiếu bầu



Xem tiểu sử các ứng viên




Năm 1994



Năm 1997




Năm 2007






Năm 2011


Lại còn được mời khai mạc nữa nhá.