"Đường xa, gánh nặng..."
Linh hoạt trong tổ chức kỳ họp HĐND
25/04/2007
Sau
các kỳ họp, HĐND thường tổ chức rút kinh nghiệm. Ngoài những khiếm
khuyết liên quan đến công tác phục vụ của văn phòng dễ mắc và cũng dễ
khắc phục, còn có nhiều vấn đề kỳ họp nào cũng vướng mà rất khó thay
đổi, đặc biệt là việc sử dụng quỹ thời gian thế nào để bảo đảm việc điều
hành ngân sách theo quy định, tại các kỳ họp cuối năm.
Luật
Tổ chức HĐND và UBND quy định, HĐND họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ vào giữa
năm và cuối năm. Kỳ họp giữa năm thường được tổ chức vào trung tuần
tháng 7. Lúc đó, kỳ họp Quốc hội cũng vừa kết thúc, các ĐBQH là lãnh đạo
chủ chốt của tỉnh cũng đã trở về địa phương để tham dự kỳ họp; Việc xê
dịch thời gian trong một, hai tuần cũng không ảnh hưởng gì lớn. Rắc rối
là ở kỳ họp cuối năm, theo Điều 45 Luật Ngân sách Nhà nước thì HĐND cấp
tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh
năm sau trước ngày 10.12 năm trước. Cũng theo đó thì HĐND cấp dưới
quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của
cấp mình chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết
định dự toán và phân bổ ngân sách.
Việc quy định như vậy là để thực hiện tốt việc điều hành ngân sách ở địa phương, nhưng khi thực hiện thì rất khó bảo đảm về thời gian, vì việc phân bổ ngân sách phải chờ kỳ họp cuối năm, sau khi QH phân bổ NS cho các địa phương. Trên cơ sở đó, các địa phương mới tiến hành cân đối ngân sách của địa phương và phân bổ tiếp cho cấp huyện và các ngành. Sau khi có phương án phân bổ ngân sách cũng như kế hoạch năm triển khai đến các địa phương, ngành thì các ngành tham mưu của UBND tỉnh phải trình lãnh đạo UBND và Thường trực Tỉnh ủy xem xét. Có những vấn đề cần phải đưa ra Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thậm chí sau khi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến thì mới trở thành phương án chính thức. Chỉ khi có văn bản chính thức thì các Ban HĐND tỉnh mới tiến hành thẩm tra. Sau khi thẩm tra các báo cáo, tài liệu mới được gửi đến từng đại biểu. Phải rập khuôn theo quy trình như vậy nên xảy ra tình trạng ngày họp đã cận kề mà báo cáo, tài liệu vẫn chưa hoàn tất. Đại biểu hỏi, Văn phòng giục nhưng các ngành hình như cũng đã quá quen với hoàn cảnh, nên cứ bình tĩnh rà soát cho kỹ lưỡng để tránh sai sót, mặc dù... sáng mai đã khai mạc kỳ họp! Đã có tiền lệ, kỳ họp nào cũng vướng như vậy nên cũng có tỉnh sáng kiến chia kỳ họp làm hai đợt: Cứ khai mạc, phân bổ ngân sách trước, rồi có thời gian hoàn thành nốt các công việc khác và tiếp tục kỳ họp. Cũng là một ý hay. Có tỉnh cứ phân bổ ngầm với nhau qua một cuộc họp nào đó, hoặc qua văn bản mà không nhất thiết là kỳ họp HĐND. Khi tiến hành kỳ họp thì coi như việc đã rồi, vừa thong thả để lo chu đáo những việc khác lại vừa “lách” được luật. Những tỉnh có lãnh đạo chủ chốt (Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND) là đại biểu Quốc hội thì thường phải chờ Quốc hội họp xong mới tiến hành họp HĐND. Kỳ họp Quốc hội thường kết thúc vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 nên việc chuẩn bị cho kỳ họp HĐND ở địa phương lại càng phải khẩn trương gấp rút và tranh thủ xin ý kiến của lãnh đạo. Cũng vì vậy, các kỳ họp cuối năm của QH có phiên thường vắng nhiều do lãnh đạo địa phương phải về để chỉ đạo họp HĐND tỉnh.
Các dự thảo nghị quyết, các báo cáo về tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản của UBND tỉnh cũng không nằm ngoài tình trạng chung. Sau khi Thường trực HĐND tỉnh họp liên tịch với UBND, các Ban của HĐND và UBMTTQ, ra thông báo dự kiến nội dung kỳ họp là các cơ quan hữu quan bắt tay ngay vào chuẩn bị nội dung kỳ họp. Các báo cáo chuyên ngành (không phải của TAND và VKSND) được UBND giao cho các cơ quan chuyên môn và đôn đốc thực hiện đúng thời gian nhưng cũng phải đúng trình tự, thủ tục. Các báo cáo, đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết của tài chính, kế hoạch đều phải được trình UBND trước khi chuyển sang cho các Ban của HĐND tỉnh để thẩm tra. Rất nhiều người, nhiều khâu phải “vận hành” để thực hiện cho xong các báo cáo với yêu cầu bất di bất dịch là số liệu và cách đánh giá phải thống nhất trong mọi văn bản về cùng một lĩnh vực. Thời gian chỉ có trên dưới một tháng, trong khi Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định: “Tài liệu cần thiết của kỳ họp HĐND phải được gửi đến đại biểu HĐND chậm nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp”. Vì vậy, đòi hỏi các ngành tham mưu phải nhanh nhạy, chính xác trong việc chuẩn bị.
Có cách nào để khắc phục được tình trạng trên? Câu trả lời ở đây chỉ có thể là các ngành tham mưu, các Văn phòng phục vụ HĐND, UBND và Văn phòng Tỉnh ủy phải phối hợp nhịp nhàng để các nội dung được chuẩn bị nhanh và sớm thông qua UBND; Những vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo, chỉ đạo tầm vĩ mô cần sớm được Thường trực hoặc Ban Thường vụ thông qua đúng quy định. Thực tế cho thấy, vừa qua có tỉnh rất uyển chuyển, linh hoạt, chia kỳ họp làm hai đợt hoặc phân bổ ngân sách trước kỳ họp. Dù làm theo cách nào thì mục đích cũng là thực hiện đúng pháp luật mà vẫn hiệu quả, không cứng nhắc.
Đặng Ân
Việc quy định như vậy là để thực hiện tốt việc điều hành ngân sách ở địa phương, nhưng khi thực hiện thì rất khó bảo đảm về thời gian, vì việc phân bổ ngân sách phải chờ kỳ họp cuối năm, sau khi QH phân bổ NS cho các địa phương. Trên cơ sở đó, các địa phương mới tiến hành cân đối ngân sách của địa phương và phân bổ tiếp cho cấp huyện và các ngành. Sau khi có phương án phân bổ ngân sách cũng như kế hoạch năm triển khai đến các địa phương, ngành thì các ngành tham mưu của UBND tỉnh phải trình lãnh đạo UBND và Thường trực Tỉnh ủy xem xét. Có những vấn đề cần phải đưa ra Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thậm chí sau khi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến thì mới trở thành phương án chính thức. Chỉ khi có văn bản chính thức thì các Ban HĐND tỉnh mới tiến hành thẩm tra. Sau khi thẩm tra các báo cáo, tài liệu mới được gửi đến từng đại biểu. Phải rập khuôn theo quy trình như vậy nên xảy ra tình trạng ngày họp đã cận kề mà báo cáo, tài liệu vẫn chưa hoàn tất. Đại biểu hỏi, Văn phòng giục nhưng các ngành hình như cũng đã quá quen với hoàn cảnh, nên cứ bình tĩnh rà soát cho kỹ lưỡng để tránh sai sót, mặc dù... sáng mai đã khai mạc kỳ họp! Đã có tiền lệ, kỳ họp nào cũng vướng như vậy nên cũng có tỉnh sáng kiến chia kỳ họp làm hai đợt: Cứ khai mạc, phân bổ ngân sách trước, rồi có thời gian hoàn thành nốt các công việc khác và tiếp tục kỳ họp. Cũng là một ý hay. Có tỉnh cứ phân bổ ngầm với nhau qua một cuộc họp nào đó, hoặc qua văn bản mà không nhất thiết là kỳ họp HĐND. Khi tiến hành kỳ họp thì coi như việc đã rồi, vừa thong thả để lo chu đáo những việc khác lại vừa “lách” được luật. Những tỉnh có lãnh đạo chủ chốt (Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND) là đại biểu Quốc hội thì thường phải chờ Quốc hội họp xong mới tiến hành họp HĐND. Kỳ họp Quốc hội thường kết thúc vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 nên việc chuẩn bị cho kỳ họp HĐND ở địa phương lại càng phải khẩn trương gấp rút và tranh thủ xin ý kiến của lãnh đạo. Cũng vì vậy, các kỳ họp cuối năm của QH có phiên thường vắng nhiều do lãnh đạo địa phương phải về để chỉ đạo họp HĐND tỉnh.
Các dự thảo nghị quyết, các báo cáo về tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản của UBND tỉnh cũng không nằm ngoài tình trạng chung. Sau khi Thường trực HĐND tỉnh họp liên tịch với UBND, các Ban của HĐND và UBMTTQ, ra thông báo dự kiến nội dung kỳ họp là các cơ quan hữu quan bắt tay ngay vào chuẩn bị nội dung kỳ họp. Các báo cáo chuyên ngành (không phải của TAND và VKSND) được UBND giao cho các cơ quan chuyên môn và đôn đốc thực hiện đúng thời gian nhưng cũng phải đúng trình tự, thủ tục. Các báo cáo, đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết của tài chính, kế hoạch đều phải được trình UBND trước khi chuyển sang cho các Ban của HĐND tỉnh để thẩm tra. Rất nhiều người, nhiều khâu phải “vận hành” để thực hiện cho xong các báo cáo với yêu cầu bất di bất dịch là số liệu và cách đánh giá phải thống nhất trong mọi văn bản về cùng một lĩnh vực. Thời gian chỉ có trên dưới một tháng, trong khi Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định: “Tài liệu cần thiết của kỳ họp HĐND phải được gửi đến đại biểu HĐND chậm nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp”. Vì vậy, đòi hỏi các ngành tham mưu phải nhanh nhạy, chính xác trong việc chuẩn bị.
Có cách nào để khắc phục được tình trạng trên? Câu trả lời ở đây chỉ có thể là các ngành tham mưu, các Văn phòng phục vụ HĐND, UBND và Văn phòng Tỉnh ủy phải phối hợp nhịp nhàng để các nội dung được chuẩn bị nhanh và sớm thông qua UBND; Những vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo, chỉ đạo tầm vĩ mô cần sớm được Thường trực hoặc Ban Thường vụ thông qua đúng quy định. Thực tế cho thấy, vừa qua có tỉnh rất uyển chuyển, linh hoạt, chia kỳ họp làm hai đợt hoặc phân bổ ngân sách trước kỳ họp. Dù làm theo cách nào thì mục đích cũng là thực hiện đúng pháp luật mà vẫn hiệu quả, không cứng nhắc.