Người theo dõi

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Tháng cô hồn

Tháng 7 người ta gọi là tháng ngâu hay tháng cô hồn
Ừ thì tháng cô hồn
Mưa, lúc thì ầm ào, khi thì rả rích khó chịu
Nhất là những ai đang làm gì mà ghét mưa (tất nhiên là đi ngược với ước nguyện của người nông dân là mưa thuận gió hòa)
Ngâu thì ngâu nhưng mà cũng hay phết
Hình như mưa lại có lộc
Mưa làm mát giời
Mưa, cô hồn mà vẫn có tý nhúc nhắc sau quãng đường dài tưởng như vô tận trên sa mạc!
Thì các cụ đã chả bảo, không ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời mà
Làng Chiềng hình con Rùa lại thấy nhúc nhích, hay ra phết, he he

Chiều làng Chiềng ảm đạm

 

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

Ông Nhỏ làng Chiềng

Gọi là ông Nhỏ nhưng ông chả nhỏ chút nào, cao lớn, da ngăm đen, hay mặc quần soóc màu cháo lòng. Trẻ con thì sợ nhưng mẹ y bảo ông bà rất hiền thi thoảng còn cho anh em nhà y đu đủ chín hái từ vườn nữa, mỗi khi mẹ y đi cắt gianh hay hái chè về qua đó, khi máy bay Mỹ đã cút, nhà y không còn ở lán trong hang nữa. Ông bà Nhỏ dựng ngôi nhà nhỏ, cạnh gốc mít bên bờ ao Mỏ, con cái chả thấy đâu, trâu bò chả có, chỉ có vài con gà với con lợn còi, đói ăn kêu eng éc cả ngày. Ông bà có mấy mảnh ruộng đầu hươu mõm nai dưới gò gianh, bới đất lật cỏ qua ngày, sau này ruộng ấy nghe nói cho nhà Liên đen làm thì phải. Giờ thì nhà Tý Chuột thấy ở mé đó, vài chục năm không về làng y cũng chẳng rõ ai làm ruộng của bà Nhỏ. Rau quả hái ở vườn, lươn ốc khe suối khiến cuộc sống cứ thế trôi đi, gần chân hang nên máy bay Mỹ đánh đận năm 1972 ông bà cũng chẳng phải sơ tán chạy chọt gì.
Mãi sau năm 1979 lúc Tàu đánh mới thấy đôi vợ chồng trung niên lam lũ thấy bảo là con gái từ Bình Gia trên mạn Lạng Sơn chạy giặc về sống chung nhưng cũng chẳng được mấy nả vì hình như không hạp tính thì phải. Ông con rể tên là Phú quen nói tiếng dân tộc, tiếng Kinh phèng phẹng, trông gầy gò, khắc khổ, cũng mặc quần soóc, hay nói đúng hơn là quần dài chắc lủng gối nên cắt đi mà thành, thời đó ai mặc quần dài là xa xỉ lắm chắc chỉ có mấy ông giáo học hay Chủ tịch xã mà thôi. Có lần người ta thấy ông Phú đứng đỉnh gò gianh chửi đổng ai đó, vọng đến tận tróc ông Bình, chắc là chửi bố vợ (cũng không biết vợ ông ấy là con nuôi hay con đẻ ông bà Nhỏ nữa, làng Chiềng cũng không ai biết)
- Trâu ăn hết gieng (gianh) rồi, người ta bảo đủi lại không đủi (đổi, ý ông ấy là đổi vị trí khác cho thuận lợi trông coi hơn) người ta đủi lại còn đe đéng (đánh) người ta à, đéng mà đợc (được) à!
Từ đó làng Chiềng phong và gọi là Phú Nhỏ Anh hùng, bởi ông Nhỏ khá dữ đòn
Vợ chồng ông Phú (đúng ra giáo làng Chiềng gọi là chú vì gọi bố vợ là ông Nhỏ) có hai cô con gái là Tuyết và Xuyến hay gọi là Tuyết Nhỏ và Xuyến Nhỏ, tuổi cô Tuyết chừng trăng rằm gì đó, trông cứ hây hây, còn cô Xuyến hình như sêm sêm với y, trông khá xinh, mắt nâu như lai tây, chả biết có lai hay không, Khi ông bà Phú hồi cư lúc quân bành trướng rút khỏi biên giới về bên kia chỉ còn hai cô con gái ở lại làng Chiềng với bà Nhỏ. Cô Xuyến khi ấy vẫn hay thấy cởi truồng ra trầm mình ở mương ao Mỏ chảy ra vực cây Dẻ, lúc chiều hè chạng vạng chỗ cầu gỗ đi lên C11 cũ, dù đã 12, 13 tuổi, vả lại con gái làng Chiềng lúc đó lớn tướng y vẫn thấy họ tắm truồng ở vực Là Lìu, chẳng ai thấy xấu hổ cả.
Thế rồi chiều nọ nghe tin cô Tuyết bị chết ở ao Mỏ, chỗ ao cũ. Cả làng xôn xao, người bảo bị chết đuối, người bảo có án mạng, người thì lại bảo cô ấy bị hiếp dâm. Công an về vớt lên khám nghiệm xác đã trương phình, kiến bu đầy. Người làng Chiềng và cả làng bên đứng đầy đỉnh gò gianh bịt mũi theo dõi công an khám nghiệm và bình luận, đoán già, đoán non. Các anh trai làng có tình ý lo lắng ra mặt chỉ sợ bị nghi oan hay đồn đại.
Mấy cô bạn cùng lứa như Hương Vang, Tích Cò Vân thi thoảng gạt nước mắt rắc tro xung quanh thi thể cho kiến khỏi bu và thắp nhang cho người bạc mệnh, mãi vẫn chưa thấy bố mẹ từ Bình Gia về dự tang con, bà Nhỏ khóc ư ử trong căn nhà tồi tàn, ẩm thấp. Cỗ hậu sự của bà được nhường cho cô cháu gái, sau khi khám nghiệm xong làng đưa thẳng đi chôn trên bài đất hoang Bãi Lai gần chỗ ông Huynh treo cổ tự tử thời đánh Pháp, chẳng có tang lễ gì, không có tiếng chập choang, pheng pheng như đám ma ông Nhỏ khi y còn học lớp ba trường làng trên gò Tràng Bia. Mọi người đưa ma như chạy trong buổi chiều tà. Mà cứ chiều xuống là thấy khu ao Mỏ âm u, bí ẩn và ..rất sợ. Người ta đã từng kháo nhau có con rắn thần dài chục mét có mào hay nổi lên ở ao Mỏ nên chiều chiều không mấy ai dám đi qua nơi này, có người còn bảo hay cô Tuyết bị rắn thần hại chăng?
Gần 40 năm từ ngày ấy, cô Xuyến cũng đi đâu mất chẳng bao giờ thấy quay lại làng Chiềng, giờ chắc bà ấy cũng phải ngót ngũ tuần rồi chứ chả chơi.
Bán xới khỏi làng Chiềng cũng đã vài thập niên, y cũng chẳng hay bà Nhỏ cũng đã chết tự bao giờ...

Bên bờ ao Mỏ, nơi có nhà ông Nhỏ

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Quẳng gánh lo đi mà sống

Mùa hè đỏ lửa
Nóng đổ mỡ
Chính trường cũng nóng
Giá cả cũng nóng
Thôi, đi biển nghỉ ngơi cho hết âu lo phiền muộn
Vậy là cả nhà anh giáo làng Chiềng đi Trà Cổ xả stress
Âu cũng là quên đi mọi ưu phiền
Đức Dalai Lama (Đạt - Lai - Lạt - Ma) đã nói đại ý rằng Nếu một vấn đề có thể giải quyết được thì chả có gì mà phải lo lắng. Nếu một vấn đề không thể giải quyết được thì lo cũng chẳng có ích gì, vậy thì tại sao phải lo lắng?

Nào có lo lắng gì đâu! he he


Ba năm trước cũng tại nơi này





Bao giờ em nó mới về?

 

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Cũng gọi là có tí ti

30/5/2016

http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-dia-phuong/58-nguoi-trung-cu-dai-bieu-HDND-tinh-Lang-Son-khoa-XVI/255238.vgp

http://www.langson.gov.vn/node/51921

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Vĩnh biệt một người bạn

Vừa hôm kia hay tin một bạn nữ cùng lớp 23k2 bị K thì hôm qua bạn Trịnh Thu học cùng 3 năm cấp 3 và cùng trường ĐHSP Việt Bắc đã lìa trần cũng bởi căn bệnh quái ác đó!
Vĩnh biệt một người bạn!
Klq nhưng chiến tranh đã lùi xa mà giờ đây cứ lâu lâu mở báo ra đọc lại thấy tai nạn giao thông và nhiều người bị ung thư đến thế!
Người mình đang từng giờ từng phút tiêu diệt người mình bằng thực phẩm bẩn và môi trường cùng thói tranh cướp nhau đi đường, khi xảy ra va chạm thì trừng mắt sửng cồ...bất biết mình đúng hay sai...
Vãi cả môi trường và văn hóa giao thông xứ mình...

Bạn Thu - người ngồi hàng đầu tiên ngoài cùng bên phải (Ảnh chụp năm 1986)

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Công dân nghiêm túc

Ngày mai 22/5/2016 là ngày toàn dân đi bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp
Giáo làng Chiềng tự nhận là Công dân nghiêm túc, he he





Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Phương pháp tăng cân nhanh nhất

Tơn - cậu út của anh giáo làng Chiềng có sáng kiến để tăng cân một cách nhanh nhất
!!!


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Thăm thành nhà Hồ

Đây là lần thứ hai y trở lại thăm thành nhà Hồ bởi y có ông bác ruột bên mẹ vừa qua đời tại thôn Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Thôn Bèo ngay gần cửa đông của thành
Đây còn gọi là thành Tây Đô thời Hồ Quý Ly, xây dựng năm 1397 và sử chép rằng thành chỉ xây trong 3 tháng, và như gì chúng ta thấy phế tích trong ảnh thì quả là kỳ tích bởi thời đó làm gì có máy móc như bây giờ, và đó cũng là thành quách quy mô tầm cỡ trong khu vực Đông Nam Á.
So với năm 2006, lần này trở lại thành đã được xếp hạng di sản thế giới, con đường lên Cẩm Thủy đã được nắn đi qua thôn Bèo để nơi đây thành khu di tích thu vé tham quan 10k (10 thì làm được cái gì nhỉ? chắc chỉ đủ trả lương cho người thu vé)

Cận cảnh thành nhà Hồ hiện nay


Cổng thành


Phía trong thành



Với anh con nhà bác - chủ nhân thôn Bèo


Và anh chị trước tư gia cạnh Quốc lộ 45



Di tích


Sau lưng là lịch sử



Nén hương nhân tuần tứ cửu cho bác chiều muộn ngày đầu hạ 2016


Người đã an nghỉ dưới 3 tấc đất



Mộ con trai bác cùng ở nghĩa trang nhân dân thôn Bèo


 
Người ở lại...



Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, ..."

Vậy mà đã tháng 5 rồi đấy
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, đời con người ta không mấy chốc mà chiều tà, xế bóng
Tháng 5 có ngày bầu cử, có ngày kỵ vào cuối tháng
Tháng tư qua đầy bất ổn
Không phải chen chúc, xếp hàng nhưng rồi y cũng có được tờ 100 đồng mới, điềm may cho tháng 5 chăng? Vậy là lời nguyền "Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, ..." đã được hoá giải, rồi y sẽ ngẩng đầu trở về làng Chiềng....ít ra không bi kịch như cha con lão Hạc!
Tháng 5 vui vầy đoàn tụ, thăm thú người thân họ hàng
Tháng 5 trong cái rủi có cái may, biết đâu quý nhân phù trợ
Tháng 5 khởi đầu của những chặng đường gian nan nhưng tin chắc sẽ may mắn hơn tháng 4
Tháng 4 và tháng 5, chỉ có y mới tự thấu hiểu nỗi tran truân và thành quả còn đang ở phía trước!




Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Ơi Cao Bằng yêu thương

Bài hát Trở lại Cao Bằng của nhạc sỹ Tân Huyền, ca từ ngọt ngào, xao xuyến
Suýt nữa y lập nghiệp ở Cao Bằng vì có ông cậu ruột trên đó. Nếu không xin được việc ở Xứ Lạng chắc giờ này giáo làng Chiềng cũng đang gõ đầu trẻ ở Cao Bằng yêu thương.
Sau một năm y lại trở lại Cao Bằng yêu thương

Thác Bản Giốc




Chùa Trúc Lâm Phật Tích Bản Giốc


Với cậu mợ, người miền xuôi gắn bó cả đời với Cao Bằng yêu thương






Bản đồ đá Tổ quốc



Cổng trời Trà Lĩnh, Cao Bằng


Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Núi làng Chiềng và núi Phú Sỹ

Núi làng Chiềng ở tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam còn núi Phú Sỹ (Fuji) ở tỉnh Hakone, Nhật Bản
Núi làng Chiềng dài, cây cối tốt tươi, nhiều sản vật chim thú, cây cối, thực phẩm, lương thực, dược phẩm...
Núi Phú Sỹ tròn chu vi chân khoảng 90 km trên núi mùa đông tuyết trắng, núi là niềm tự hào, là chốn tâm linh của người dân Nhật Bản
Núi làng Chiềng là nơi chắn gió, là chốn mưu sinh của dân làng Chiềng, nơi ẩn náu thời kỳ đánh tây, đuổi Nhật, nơi cung cấp thức ăn mỗi mùa giáp hạt, nơi có nhiều vị thuốc cứu người
Núi Phú Sỹ bao đời nay vẫn phủ trắng tuyết huyền diệu
Núi làng Chiềng bao đời nay vẫn lầm lụi cưu mang dân làng Chiềng đến xác xơ
Đi xa kiếm bát cơm manh áo, mỗi khi về đến đầu làng nhìn ngọn núi thấy nao nao. Không còn những cây nghiến cổ thụ, những mãnh thú thậm chí cả mãnh chúa rừng xanh như hồi đầu thế kỷ trước, vì thế mà chuyện cổ tích cho trẻ em cũng không còn hấp dẫn bởi sự liên tưởng nghèo nàn. Thấy núi làng Chiềng không còn cao và vĩ đại nữa
Người ta giết núi chết dần chết mòn...

Ngồi tựa cửa nhìn rặng núi làng Chiềng



Núi Phú Sỹ nhìn từ khung cửa ô tô


Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Gặp nguyên thủ quốc gia

Là anh giáo làng yêu trẻ, chuyên cần mẫn cán, lên lớp đủ giờ, về nhà kính vợ, ra đường nhường bạn, hiền lành tử tế, Nhờ vậy 5 năm liền Anh giáo làng Chiềng được công nhận là gia đình văn hóa ở khu dân cư.
Một người như vậy xứng đáng được bình chọn đi thăm quan thủ đô trong Đoàn già làng trưởng bản có uy tín và chụp ảnh lưu niệm với các vị lãnh đạo cao nhất của đất nước nhân dịp các vị vừa được bầu vào các chức vụ mới.
Xem đây nhé:

Y đứng chầu rìa bên trái, hàng thứ hai sau Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân









Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Tranh cổ Nhật Bản về sex

Có bộ tranh cổ Nhật Bản về sex trên Blog Giao, Viện nghiên cứu văn hoá, bạn học của anh giáo làng Chiềng, mời bà con cùng vào xem, y không copy lại nữa:

Tranh cổ về chuyện trăng gió, trai gái, và sex - 2 (Nhật Bản, xuân họa)


Tác giả: KIESAI Eisen (1790-1848)
Tác giả: Chikanobu (attrib.) (1832-1912)
Tác giả: Utamaro KITAGAWA (1753-1806)
Tác giả: TOMIOKA Eisen (1864-1905)
---