Nhớ câu ca dao xưa:
"Tháng Tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
..."
Klq (Netizen gọi là không liên quan) nhưng hôm nay giáo Làng Chiềng chẳng có Chiếu của Vua ra nhưng có trát của quan tỉnh sức về thu hồi cái thẻ bài của y đã dùng hai năm có lẻ
Nó đây bà con
Thôi từ nay thoát kiếp bưng bê kê dọn rồi.
"Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...". (Lời con trai lão Hạc)
Người theo dõi
Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018
Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018
Chuồng trâu làng Chiềng
Làng Chiềng ai lớn lên cũng phải trải qua thời trẻ trâu, đứa lớn thì ít hơn vì 1,2 năm là đứa kế tiếp còn con út như y thì chăn trâu thâm niên đến tận lúc rời quê ra thành phố vẫn chưa thoát hẳn mỗi khi hè về. Lúc đó chân y dài quết đất vẫn cưỡi con trâu mộng bụng báng có khi từ cửa chuồng suốt buổi và trâu lại đưa về cửa chuồng mới xuống lúc chiều tà, người khét lẹt mùi nắng và mùi da trâu ám vào người tắm gột cũng không sạch hết. Con trâu là đầu cơ nghiệp, làng làm nông nên hầu như nhà nào cũng có trâu và chuồng trâu. Chuồng trâu không chỉ là nơi nhốt trâu mà còn là nơi chứa rơm, là nơi ngủ trưa của trẻ trâu trên đống rơm. gác trên áp mái. Chuồng trâu chủ yếu làm bằng gỗ lợp rơm hoặc cỏ tranh. Có hai giam một gian nhốt trâu và gian kia là bẫu phân bón ruộng và xa nhà ở chứ k phải nhốt dưới gầm nhà sàn dù rằng khi đó 90% nhà ở làng Chiềng là nhà sàn. Có chuồng trâu như nhà ông Tép cột bằng cây mai các toang chạy bằng cây hóp lại ỏ giữa đỉnh làng nới buổi trưa chúng hay chơi bi, chơi sảng và chuồng trâu là nơi trú nắng và chạy trên các toang đuổi bắt hò ro lý tưởng có khi cả người lớn cũng tham gia.
Trâu thiến người làng Chiềng gọi là trâu mộng, trâu cái có con gọi là trâu tháu, trâu nghé con thì gọi trâu nhe, chăn trâu thì gọi là đi trâu, trâu đực trưởng thành cổ to thì gọi là lên lăm hay dậy lăm.
Trâu thiến người làng Chiềng gọi là trâu mộng, trâu cái có con gọi là trâu tháu, trâu nghé con thì gọi trâu nhe, chăn trâu thì gọi là đi trâu, trâu đực trưởng thành cổ to thì gọi là lên lăm hay dậy lăm.
Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018
Chào tháng Mười
Tháng Mười hình như đi vào thơ ca nhiều hơn:
"Bao giờ cho đến tháng Mười
Bát cơm đầy ắp con cá chuồi nằm ngang"
Nghe đã thấy no đủ
Thàng Mười là giữa thu, thời tiết khi hậu chiều lòng người mát mẻ mà không rét, mặc sao cũng được, tháng Mười là mùa gặt hái, thu về thành quả và để bắt đầu cho một chu trình mới đầy hứa hẹn. Tháng Mười cũng ít thiên tai khắc nghiệt, là tháng vào mùa thành đôi lứa, sinh sôi nảy nở
Tháng Mười này y cũng sang ngang bỏ nghề thư lại, chửa đi mà ông bạn đã lẩy Kiều:
"Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san...
Đi là để trở về
Đi là để mở ra một hành trình mới, chính là sự phát triển như Tháng Mười và no đủ ấm yên như tháng Mười vậy
Đi thôi...
"Bao giờ cho đến tháng Mười
Bát cơm đầy ắp con cá chuồi nằm ngang"
Nghe đã thấy no đủ
Thàng Mười là giữa thu, thời tiết khi hậu chiều lòng người mát mẻ mà không rét, mặc sao cũng được, tháng Mười là mùa gặt hái, thu về thành quả và để bắt đầu cho một chu trình mới đầy hứa hẹn. Tháng Mười cũng ít thiên tai khắc nghiệt, là tháng vào mùa thành đôi lứa, sinh sôi nảy nở
Tháng Mười này y cũng sang ngang bỏ nghề thư lại, chửa đi mà ông bạn đã lẩy Kiều:
"Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san...
Đi là để trở về
Đi là để mở ra một hành trình mới, chính là sự phát triển như Tháng Mười và no đủ ấm yên như tháng Mười vậy
Đi thôi...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)